Thông Tin Y Học và Giới Thiệu Dược Phẩm mới

Thời sự Y Học - Số 32

 

1/ MẸ BỊ STRESS THÌ THAI NHI CŨNG BỊ STRESS.

Một nhóm nghiên cứu người Anh vừa chứng tỏ rằng bắt đầu từ 17 tuần thai nghén, nồng độ hormone du stress trong dịch ối tỷ lệ thuận với nồng độ trong máu của người mẹ.
Càng ngày càng có nhiều dữ kiện có khuynh hướng chứng tỏ rằng stress trước khi sinh có thể có những tác dụng lâu dài trên sự phát triển của trẻ em, nhưng người ta ít biết về cơ chế cũng như ở tuổi thai nghén nào trẻ sẽ bị nhạy cảm nhất.Một trong những giả thuyết được nêu ra là thai nhi chịu tác dụng cortisol của người mẹ.
Các nhà nghiên cứu, được điều khiển bởi GS Vivette Glover (Imperial College London) và BS Pampar Sarkar (Wexham Park Hospital Berkshire), đã xem xét mối liên hệ giữa các hormone du stress trong máu của người mẹ và hormone du stress hiện diện trong dịch ối. Họ đã theo dõi 267 phụ nữ có thai và đã nhận xét rằng bắt đầu khi thai được 17 tuần thì nồng độ cortisol trong máu người mẹ càng cao thì nồng độ trong dịch ối cũng vậy.
Các công trình nghiên cứu gần đây được thực hiện ở loài vật đã chứng tỏ rằng nếu người mẹ chịu nhiều stress trong thời kỳ thai nghén, điều này có thể ảnh hưởng lên các chức năng não bộ và hành vi của con cháu. Nghiên cứu được thực hiện ở đây trên người là nghiên cứu đầu tiên chứng tỏ rằng stress nơi người mẹ có thể ảnh hưởng lên trẻ em.Tuy nhiên cần phải thực hiện những nghiên cứu khác để hiểu rõ hơn các cơ chế giải thích mối liên hệ này.

ĐỪNG HOẢNG SỢ

“ Chúng ta là sản phẩm của lịch sử phát triển của chúng ta, BS Pampa Sarkar nói rõ như vậy. Lúc mà chúng ta đã bị nhạy cảm nhất đối với những ảnh hưởng của môi trường đó là lúc mà chúng ta đang phát triển như thai nhi trong tử cung người mẹ.Nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ rằng phôi thai chịu tác dụng bởi cortisol của người mẹ và điều này ngay khi thai được 17 tuần. Chúng tôi cũng đã khám phá rằng mối liên hệ này ngày càng trở nên mạnh mẽ khi tuổi thai nghén càng gia tăng. Hiện tại chúng tôi phải tiến hành những công trình khác để tìm ra những cơ chế giải thích stress nơi người mẹ ảnh hưởng lên thai nhi đồng thời trong lúc thai nghén và sau đó suốt trong thời kỳ thơ ấu.Tuy nhiên chúng tôi không muốn làm các bà mẹ có thai lo lắng thái quá.Cần phải ghi nhớ rằng một trong những phương cách tránh stress hay nhất là có một lối sống lành mạnh và quân bình.”

(LE JOURNAL DU MEDECIN 15/6/2007)

2/ SỐNG CỘNG SINH VỚI VIRUS DE L’HERPES

Tất cả con người nói chung bị nhiễm bởi một virus de l’herpès nào đó trong thời kỳ thơ ấu. Họ Herpes viridae là một họ đông đảo và bao gồm, ngoài các virus khác, những virus de l’herpès miệng và sinh dục (herpès simplex virus 1 và 2), virus gây bệnh thủy đậu và zona, virus d’Epstein-Barr gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn ( mononucléose infectieuse) và cytomégalovirus tạo các thương tổn ở thai nhi.Phải chăng những virus này chỉ là những kẻ thù gây ra những hậu quả khó chịu hoặc nghiêm trọng cho con người.? Erik Barton và cac đồng nghiệp của Đại Học Washington ở Saint-Louis Hoa Kỳ đã chứng tỏ rằng các herpesvirus cho phép chuột đề kháng với nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách kích thích hệ miễn dịch của chúng.
Sau một thời kỳ nhiễm trùng tích cực gây nên những triệu chứng khác nhau (thí dụ mụn nước do sốt = bouton de fièvre đối với herpes simplex virus 1), các herpesvirus vẫn nằm ngủ yên trong cơ thể, nghĩa là không gây triệu chứng và không sinh sản. Một vài virus đôi khi thức dậy, các virus khác thì không bao giờ tái hoạt động trở lại. Các nhà nghiên cứu đã chủng vào chuột virus gamma herpes 68 hoặc cytomégalovirus chuột (các virus tương tự với virus d’Epstein-Barr và cytomégalovirus của người). Khi virus nằm yên ngủ, chuột đề kháng với nhiễm trùng do vi khuẩn gây bệnh listériose là Listeria Monocytogenes (chuột không chết) và với nhiễm trùng gây nên bởi Yersinia pestis (gây bệnh dịch hạch). Làm sao những con chuột bị nhiễm lại sống sót trong khi những chú chuột không bị gây nhiễm lại chết ? Nhóm nghiên cứu của Erik Barton đã chứng tỏ rằng các herpesvirus nằm yên ngủ kích thích sản xuất interféron gamma và hoạt hoá các đại thực bào (macrophages), hai tác nhân chủ chốt của hệ miễn dịch cho phép chống lại các vi khuẩn ấy một cách hiệu quả. Các herpesvirus miệng và sinh dục và virus gây bệnh thủy đậu không đặc hiệu đối với loài chuột. Do đó người ta tự hỏi : phải chăng herpesvirus cũng bảo vệ con người chống lại các nhiễm trùng do vi khuẩn ? Những virus khác vẫn tồn tại trong cơ thể (ví dụ virus gây bệnh sởi) phải chăng cũng có tính chất bảo vệ ?

(POUR LA SCIENCE 7/2007)


3/ GỪNG GIẢM BUỒN NÔN NƠI NGƯỜI CÓ THAI VÀ GIẢM ĐAU DO THOÁI HÓA KHỚP.

80% phụ nữ có thai bị buồn nôn trong tam cá nguyệt đầu của thời kỳ thai nghén. Một công trình nghiên cứu, được công bố năm 2005, đã trắc nghiệm việc sử dụng gừng. 350 mg 3 lần mỗi ngày trong 3 tuần cũng có hiệu quả như 75 mg vitamine B6 mỗi ngày (thuốc được sử dụng nhiều nhất chống buồn nôn). Hai phép điều trị này cải thiện các rối loạn của hơn ½ trên tổng số phụ nữ có thai.
Một nhóm nghiên cứu của Đại Học Miami đã chứng tỏ rằng gừng cũng có hiệu quả làm giảm đau đớn nơi khớp gối của các bệnh nhân bị thoái hóa khớp(arthrose

(SCIENCES ET AVENIR 6/2007)

4/ ĐAU LƯNG VÀ YẾU TÕ DI TRUYỀN.


Với kiến thức hiện nay, đau lưng không phải là bệnh di truyền..Tuy nhiên có hàng loạt các trường hợp xảy ra trong gia đình khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ sự hiện diện của các yếu tố di truyền. Năm 2005, lần đầu tiên một nhóm nhà nghiên cứu người Nhật đã làm sáng tỏ mối liên hệ giữa sự thoái hoá của đĩa liên đốt sống và một gène được gọi là CILP ( cartilage intermediate layer proteine)
Nhóm nghiên cứu của viện Riken ở Tokyo đã nhận xét rằng sự biểu hiện của CILP là cao hơn trong trường hợp thoái hóa quan trọng của đĩa liên đốt sống. Các nhà nghiên cứu đã chứng tỏ rằng CILP cần một yếu tố tăng trưởng gọi là TGF-beta.Yếu tố này can dự trong sự tổng hợp các protéine của chất cơ bản của sụn. Nhóm nghiên cứu theo đuổi công trình với hy vọng hiệu chính một chất đối kháng với CILP và một trắc nghiệm di truyền cho phép tiên đoán nguy cơ của mỗi người đối với sự thoái hóa các đĩa liên đốt sống

(SCIENCES ET AVENIR 5/2007)

5/ KÍCH THÍCH SÂU TRONG NÃO BỘ VÀ CHỨNG HƯNG CẢM NHẸ.

Để điều trị vài trường hợp bệnh Parkinson, người ta cắm các điện cực trong các nhân dưới đồi (noyaux subthalamiques). Khi cho một dòng điện chạy qua, các triệu chứng cứng đờ (rigidité), mất vận động (akinésie) và run giảm dần. Có khi phát sinh nơi bệnh nhân một bệnh cảnh của chứng hưng cảm nhẹ   (hypomanie)  (tăng hoạt tính, mất ngủ, cáu kỉnh...).Hiện tượng này cho thấy rằng vai trò của các nhân dưới đồi không chỉ giới hạn trong việc kiểm soát hoạt động vận động mà còn can thiệp trong sự điều hoà khí chất (humeur).
Luc Mallet và Jérome Yelnik yêu cầu hai bệnh nhân đồng ý chịu một Pet-Scan trong khi kích thích điện cực làm phát khởi tình trạng hưng cảm nhẹ. Khám nghiệm này cho phép lập bản đồ não bộ và nhận diện các vùng nào bộ được hoạt hóa hay bị cản trong trạng thái hưng cảm nhẹ. Người ta nhận thấy một vùng bằng hạt đậu xử lý các thông tin vận động, nhận thức và xúc cảm.
Việc theo đuổi các nghiên cứu vùng dưới đồi này cho phép định vị các phần khác nhau của các nhân này và có lẽ cho phép thực hiện những kích thich sâu trong não bộ để tìm cách điều trị vài rối loạn về cảm xúc và hành vi.

(LE JOURNAL DU MEDECIN 22/6/2007)

6/ UNG THƯ VÚ : 5 GENES MỚI ĐƯỢC NHẬN DIỆN.

Các tạp chí Nature và Nature Genetics cả hai đã công bố việc khám phá 5 gènes mới có quan hệ trong ung thư vú.Tuy nhiên ảnh hưởng của chúng không quan trọng bằng các gènes BRCA1 và BRCA2 được khám phá cách nay 10 năm.Mặt khác tuồng như các gènes này chỉ thể hiện phần nổi của tảng băng di 
truyền trong đó còn ẩn dấu nhiều gènes khả dĩ gây ung thư.
Một nhóm khoảng 100 nhà di truyền học quốc tế vừa cho công bố mới đây trên site của tờ Nature một bài báo tường thuật việc khám phá 5 gènes được cho là đóng một vai trò trong việc xuất hiện ung thư vú. Dưới sự chỉ đạo của Douglas Easton và Bruce Ponder của Đại Hoc Cambridge, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một cuộc điều tra nơi 50.000 phụ nữ mà một nửa bị ung thư vú.
Hai bài báo trên ấn bản Nature Genetics về yếu tố di truyện của ung thư vú đã được đăng tải.Những kết luận xác định phần nào những kết luận của bài báo được công bố trên tờ Nature.

(Le Journal du Médecin 19/6/2007)

7/ MỘT BƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON BẴNG THERAPIE GENIQUE.

Một thử nghiệm sơ khởi với gène trị liệu pháp (thérapie génique), được thực hiện trên những bệnh nhân tình nguyện mắc bệnh Parkinson thể tiến triển, đã cho những kết quả đáng phấn khởi, theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ được công bố trên tạp chí y học The Lancet ngày 23 tháng 6.
Những người hữu trách của công trình ở Nữu Ước, Michael Kaplitt và Matthew During (Cornell University) qua đó nhìn thấy được một cơ sở nghiên cứu để xây dựng những mô hình gène trị liệu pháp đối với nhiều bệnh thoái hóa thần kinh.
Thử nghiệm được thực hiện trên 12 người tình nguyện,  trong đó có một phụ nữ ở vào một giai đoạn muộn của bệnh.Thử nghiệm chỉ nhằm mục đích đánh giá độ an toàn và sự dung nạp tốt của phép điều trị này, được tiêm trực tiếp vào một bên của não bộ, còn phía kia được dùng để kiểm chứng.
Tuy vậy, thử nghiệm đã cho phép chứng nhận một cải thiện đáng kể trên một nửa cơ thể được chi phối bởi vùng của não bộ được điều trị.Không có một tác dụng phụ nào được ghi nhận sau 2 đến 3 năm theo dõi bệnh nhân.
Gène trị liệu pháp nhằm « làm dịu » sự tăng hoạt tính của một vùng não bộ gọi là nhân dưới đồi  (noyau sous-thalamique).Trong bệnh Parkinson, phần nhỏ bé của não bộ này là nơi có hoạt tính gia tăng, do sự thiếu hụt một chất cản được gọi là GABA (acide glutamique décarboxylase).Điều này ảnh hưởng lên sự kiểm soát chức năng vận động.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một vecteur vô hại thuộc loại adénovirus để vận chuyển một bộ máy enzyme điều chỉnh, cần thiết để thực hiện sự tổng hợp đầy đủ GABA.Cần các thử nghiệm bổ sung trước khi dự trù áp dụng rộng rải trên lâm sàng.
Bệnh Parkinson là một bệnh thần kinh gây bệnh nơi 1-2% những người trên 65 tuổi và 3-4% những người trên 75 tuổi. Ở Pháp có 100.000 người bị bệnh Parkinson và 10.000 trường hợp mới xảy ra mỗi năm. Ngoài điều trị bằng kích thích điện não bộ (hiệu quả nhưng không  được chỉ định cho tất cả mọi người), phép điều trị hiện nay chủ yếu dựa trên thuốc và đã cải thiện nhiều tỷ lệ sống còn và chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân.Tuy vậy phép trị liệu này không chữa lành bệnh nhân cũng như không ngăn cản được tiến triển của bệnh..

(LE MONDE 23/6/2007)

8/ SỰ SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ BỆNH ALZHEIMER.

Auguste D, một nữ bệnh nhân của BS người Đức Alois Alzheimer, từ năm năm nay bị suy giảm dần dần khả năng nhận thức, hoang tưởng, mê sảng và rối loạn giao tiếp xã hội. Sau khi bệnh nhân mất, Alzheimer đã khám xét não bộ của người bệnh và khám phá những plaques amyloides và các enchevetrements neurofibrillaires. Các đám bé nhỏ bất thường và các bó sợi nhỏ rôi mù này hiện nay là đặc điểm của bệnh Alzheimer.
Gần một thế kỷ sau khi được mô tả lần đầu, bệnh Alzheimer là một bệnh vô cùng phổ biến trên toàn thế giới và không ngừng gia tăng. Bệnh Alzheimer hiện nay là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong nơi người trưởng thành trong các nước công nghiệp hoá.Tỷ lệ mắc phải bệnh luôn luôn gia tăng đáng kể với tuổi và ở phụ nữ hai lần cao hơn so với nam giới. Khoảng 70% các trường hợp sa sút trí tuệ mới là những trường hợp bệnh Alzheimer.
Năm 2006, người ta ước lượng rằng có khoảng 5,4 triệu người châu Âu mắc phải một thể nào đó của chứng sa sút trí tuệ. Do sự lão hóa của dân số châu Âu, những con số này sẽ không ngừng gia tăng.Các nhà khoa học tiên đoán rằng số bệnh nhân bị bệnh này ở Tây Âu sẽ tăng gấp đôi từ nay đến 2040. Có lẽ Đông Âu cũng sẽ theo gót chân sau đó
Tổ chức quốc tế Alzheimer Châu Âu đưa ra một lời kêu gọi đối với Liên hiệp châu Âu,Tổ chức y tế quốc tế và tất cả các giới cầm quyền của các quốc gia để bệnh Alzheimer được công nhận như là một đe dọa thật sự đối với sức khỏe công cộng.
Alzheimer Europe yêu cầu tất cả các bên liên hệ soạn thảo những kế hoạch hành động nhằm đáp ứng với con số bệnh nhân ngày càng gia tăng dưới dạng này hay dạng khác của chứng sa sút trí tuệ. Theo Alzheimer Châu Âu, các hậu quả hiện nay và nhất là trong tương lai của chứng sa sút trí tuệ đối với dân Châu Âu bị đánh giá rất thấp.Một nghiên cứu năm 2005 cho thấy rằng có một sự khác nhau đáng kể giữa nước này và nước kia về thời gian cần thiết để chẩn đoán chứng sa sút trí tuệ : từ 10 tháng ở Đức và 32 tháng ở Vương Quốc Anh. Alzheimer Europe ủng hộ việc đào tạo bổ túc cho nhân viên y tế (trong tương lai) đang trong thời gian theo học.Một trong những trở ngại chính trong việc nhận biết chứng sa sút trí tuệ là các triệu chứng nói riêng (70%) . Sau đó là sự đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (61%). Các triệu chứng này thường được xem như là một hậu quả tự nhiên của quá trình lão hóa. 
Mặc dầu quy mô của các nghiên cứu được thực hiện dành cho bệnh Alzheimer nhưng nguyên nhân thật sự của bệnh vẫn không được biết đến. Những phép điều trị hiện nay không chữa lành bệnh và cũng không làm ngừng tiến triển của bệnh. Tuy vậy, một điều trị đúng đắn có thể mang lại sự cải thiện đáng kể chất lượng sống của bệnh nhân, như vậy sẽ làm dễ công tác của nhân viên điều dưỡng. Alzheimer Europe yêu cầu tất cả các giới cầm quyền các nước đưa các điều trị này vào trong các hệ thống bảo hiểm xã hội, làm dễ sự tiếp cận điều trị và kích thích bằng tài chánh sự nghiên cứu về bệnh này.

(SEMAINE MEDICALE 14/6/2007)

9/ CHỨNG MÚA GIẬT ( DANSE DE SAINT-GUY)

Bệnh này chỉ mới được nhận diện tương đối gần đây.Thật là kỳ lạ nếu ta xét đến những triệu chứng lạ lùng gây ấn tượng biểu hiện nơi những người mắc bệnh, nhưng cũng hợp lý nếu ta gợi lại tư duy xã hội văn hóa của những thế kỷ đã qua. Những cử động không tự ý mà chúng ta nhận thấy trong chứng múa giật (danse de Saint-Guy) đã không được nói đến trong thời thượng cổ, như thể bệnh này xuất hiện đột ngột vào thời trung cổ. Những người không may mắn bị bệnh được xem như là những người bị quỷ ám. Phù phép trừ tà ma là điều trị duy nhất nhưng hầu hết các bệnh nhân cuối cùng bị đưa lên giàn hoả thiêu.  
Cũng còn được gọi là Chorée de saint Vitus ( choros tiếng hy lap có nghĩa là nhảy múa), căn bệnh này có tên như vậy là do khi thấy bệnh nhân vùng vẫy (agitation) một cách ngẫu nhiên và không tự ý khiến cho người xem  cảm tưởng là thấy bệnh nhân đang nhảy múa. Saint Vitus (hay Saint Guy) là một trong những vị thánh chửa bệnh được cầu xin nhất vào thời đó...
Trong cuốn sách của mình về căn bệnh vô hình này, Paracelse ( 1493-1541) là người đầu tiên nói về chứng múa giật (chorée)  : ông nghĩ rằng sự ám thị (suggestion) và các tín ngưỡng là những nguyên nhân của chorea sancti Viti. Đối với ông chứng múa giật này « không gì khác hơn là một bệnh tưởng tượng ». Thomas Sydenham là tác giả mô tả đầu tiên của chứng múa giật do nguyên nhân thực thể (chorée organique) vào năm 1686. Ông mô tả chứng múa giật thế nhẹ (chorée mineure), chứng múa giật xảy ra ở các trẻ em từ 10 tuổi đến cuối thời kỳ dậy thì. Do đó chứng bệnh này đã lấy tên ông (Chorée de Sydenham).
Năm 1872, G.Huntington, thầy thuốc vùng Long Island trình luận án năm 22 tuổi.Trong luận án ông lập luận rằng trong vùng nơi ông ở có bệnh múa giật xảy ra nơi người trưởng thành. Việc khám phá này gây nên nhiều tìm kiếm phả hệ trong nhiều thế kỷ.Những nghiên cứu phả hệ này đã nhanh chóng làm sáng tỏ sự kiện là căn bệnh múa giật này được nhập khẩu vào Hoa Kỳ bởi những người di dân chủ yếu đến từ Tây Âu. Căn bệnh hiện nay được biết dưới tên « Maladie de Huntington » đúng là đã hiện diện trong vùng vào thời Trung Cổ.

(SEMPER 6/2007)

10/ NHỮNG AI BỊ DỊ ỨNG ?

Dị ứng tiến triển chủ yếu trong các nước phát triển. Gần ¼ dân số của các nước này mắc phải chứng sổ mũi mùa (rhume des foins).Các trẻ nằm trong tuyến đầu và những trường hợp suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc eczéma tăng gấp đôi trên thế giới giữa những năm 70 và 90.

 SUYỄN:

- Trên thế giới có 300 triệu người bị suyễn.
- Ở Tây Âu, tỷ lệ mắc bệnh suyễn đã tăng gấp đôi giữa năm 1990 và  
2000.
- Ở Pháp,tỷ lệ mắc bệnh suyễn gia tăng từ 2-3% cách nay 20 năm lên đến   
5-7% năm 2002
- Trên thế giới, 11,5 % những trẻ em từ 13 đến 14 tuổi có những triệu       
chứng suyễn  xảy ra mỗi năm.

VIÊM MŨI DỊ ỨNG:

- Hơn 115 triệu người trên toàn thế giới bị viêm mũi dị ứng ( 25% dân số
của các nước phát triển).Tỷ lệ mắc bệnh cao ở Anh, Hoa Kỳ, Tân Tây 
Lan.
- Ở Úc, 21,9% những người từ 18 đến 55 tuổi đã bị viêm mũi dị ứng vào  
năm 1981, trong khi đó tỷ lệ này là 46,7% năm 1990.
- Ở Pháp, 6% trẻ em và từ 12 đến 25% các thiếu niên mắc phải viêm mũi   
dị ứng. 10,2% những thanh niên 21 tuổi đã bị viêm mũi dị ứng năm 
1982, trong khi đó tỷ lệ này là 28,5% năm 1992.

DỊ ỨNG DA VÀ THỨC ĂN:

- Khoảng 1-5% dân số các nước phát triển bị chàm do tiếp xúc (eczéma 
de contact).
- Tỷ lệ mắc phải eczéma atopique (mãn tính) gia tăng đều đặn giữa năm
1975 và 1995.Tỷ lệ này gia tăng gấp đôi trong các nước công nghiệp  
hoá, đạt tỷ lệ từ 12 đến 20%.  
- Ở Pháp năm 1999,tỷ lệ mắc phải dermatite atopique là 8,8 % ở trẻ 6-7 
tuổi và 10% ở thiếu niên 13-14 tuổi.Khoảng 3% dân Pháp bị dị ứng 
thức ăn.Khoảng 8% trẻ em bị dị ứng thức ăn biểu hiện bởi một
dermatite atopique.

 BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(24/6/2007)

 

Thông Tin Y Học

  • Thông tin Y học - Số 39 - Đại Linh
  • Thông tin Y học - Số 36 - Đại Linh
  • Cấp cứu Nội khoa số 5 -  BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 4 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 3 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 2 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Giới thiệu Dược phẩm mới số 1 -  Võ Đăng Đài
  •  Thông tin Y học - Số 35 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 34 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 33 - Đại Linh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 1 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Thông tin Y học - Số 32 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 31 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 30 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 29 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 28 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 27 -Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 26 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 25 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 24 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 23 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 22 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 21 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 20 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 19 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 18  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 17 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 16 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 15 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 14 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 13 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 12 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 11 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 10 -  Đại Linh
  •  La Circulation ExtraCorporelle - Bùi Phương
  • Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
    Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.