Thông Tin Y Học và Giới Thiệu Dược Phẩm mới

Thời sự Y Học - Số 22

 

     
1/ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRÊN HƯỚNG KHÁM PHÁ MÁU VẠN ỨNG

Các nhóm nghiên cứu Hoa Kỳ,Pháp và Thụy Điển đã « chế tạo » các hồng cầu người thuộc nhóm O ( cho vạn ứng : donneurs universels) từ máu của nhóm A. 
Các nhà nghiên cứu của Hãng Zymequest ở California Hoa Kỳ,của CNRS của Marseille và của Đại Học Copenhague ,sau khi đã nghiên cứu 2500 loại vi khuẩn và nấm, đã tách ra được các enzymes biệt hóa có khả năng loại bỏ các kháng nguyên (antigène) của các nhóm máu ABO trên bề mặt các hồng cầu người.
Sự « quét sạch » (nettoyage) này cho phép chế tạo một máu vạn ứng (sang universel) có thể truyền cho bất cứ người thuộc một nhóm máu nào. Một khám phá như thế,(vừa được công bố trong tạp chí tháng tư Biotechnology),nếu thành công vượt qua được những thử nghiệm lâm sàng trên người dang được tiến hành, sẽ là một cuộc cách mạng rất lớn trong lãnh vực truyền máu.,vì lẽ hiện nay những người cho vạn ứng thật hiếm hoi.
Vào thời kỳ đồ đá,tất cả loài người đều thuộc nhóm máu O với các hồng cầu hoàn toàn không có một kháng nguyên nào cả.Nhưng rồi các kháng nguyên A và B ( các đường phức hợp) đã dần dần xuất hiện trên bề mặt của các tế bào máu của các thế hệ con cháu về sau.
Chính vì vậy mà hệ nhóm máu quan trọng nhất ABO (là nguyên nhân của hầu hết các tai nạn truyền máu) đã được khám phá bởi Karl Landsteiner vào năm 1900. và nhờ công trình này ông đã được giải Nobel Y Học năm 1930. Nhóm A có đường galactosaminosine gắn vào bề mặt các hồng cầu, nhóm B có đường galactose gắn vào các tế bào máu,nhóm AB có cả hai loại đường còn nhóm O thì không có loại đường nào gắn vào bề mặt các hồng cầu cả.
Các tai nạn truyền máu xảy ra khi ta truyền máu nhóm A cho một bệnh nhân thuộc nhóm B,là do sự hiện diện của các kháng nguyên đường (antigènes sucrés) này,vì các kháng nguyên này bị nhận biết bởi các kháng thể anti-A hoặc anti-B.
Những sai lầm do dán nhãn vẫn còn xảy ra hàng năm mặc dầu các biện pháp cảnh giác của những trung tâm truyền máu.Vài bệnh nhân bị tử vong do tai nạn truyền máu vì các hồng cầu lúc bị vỡ ra đã phóng thích hémoglobine và gây nên viêm gan,suy thận, choáng chết người...               

CÁC THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG TRÊN NGƯỜI

Thế mà cách nay 25 năm,Jack Goldstein (Trung tâm truyền máu Nữu Ước) đã có ý nghĩ tiền phong loại bỏ các kháng nguyên ra khỏi các hồng cầu thuộc nhóm A hoặc B của chúng.Điều này có nghĩa là sẽ làm biến đổi các hồng cầu A hoặc B thành những hồng cầu thuộc nhóm O,tức là nhóm cho vạn ứng.Nhờ các enzyme trích từ hạt cà phê xanh, năm 1982 ông đã thành công biến đổi trong ống nghiệm các hồng cầu B thành những những hồng cầu O thuộc nhóm cho vạn ứng.Đã phải cần hơn ¼ thế kỷ để làm sống lại giấc mơ tiền phong này: các nhà nghiên cứu đã khám phá trong một vi khuẩn,Elisabethkingia meningosepticum,một họ enzyme (N acetylgalactosaminidase) chỉ hiện diện trong các tế bào vi khuẩn.Hai trong các ezymes này đã được phân lập,làm tinh khiết và được chế tạo trong các vị khuẩn được biến đổi về mặt di truyền.
Enzyme chuyển đổi A(enzyme để conversion A),được gọi là Azyme,đã là đối tượng của những thực nghiệm lâm sàng trên người(đã hoàn tất vào tháng 12 năm 2006).61 bệnh nhân của nhóm A đã nhận 300 mũi tiêm ( mỗi bệnh nhân nhận 5 mũi) một lượng nhỏ các hồng cầu của chính mình.Các hồng cầu này đã được xử lý bởi Azyme và do đó các kháng nguyên A của chúng đã bị loại bỏ. Không có phản ứng truyền máu nào đáng kể đã xảy ra  .

(LE FIGARO  3/4/2007)

2/ TẠO VALVE TIM TỪ TẾ BÀO GỐC


Nhật báo Anh The Guardian đã tuyên bố trong số 2/4 rằng một nhóm nhà nghiên cứu y học và khoa học đã thành công tạo nên in vitro một valve tim từ các tế bào gốc của tủy xương.
Kỳ công đầu tiên thế giới này chỉ là một giai đoạn trên bước đường hướng về sự tạo thành một cơ quan tim hoàn chỉnh đồng thời co bóp bằng phương cách sinh kỹ thuật nói trên
Lời công bố ly kỳ này tiếc thay đến nay lại không viện dẫn được một tài liệu cho phép đánh giá tính chất đáng tin cậy của nó. Tuy nhiên Sir Magdi ,một trong những chuyên gia được quốc tế công nhận trong lãnh vực giải phẫu tim,đã công khai bảo đảm cho tính xác thực của lời thông báo này.Ông tuyên bố rằng những thử nghiệm thí nghiệm đầu tiên với valve này sẽ được tiến hành trên động vật ngay từ năm nay.Ngoài ra ông tiên đoán rằng nếu những thử nghiệm này tỏ ra dương tính, thì những valve tim giả như thế có thể được ghép trên người vào trước cuối thập niên này.
Là GS Khoa Tim ở Imperial College of London,Sir Yacoub giải thích là đã nghiên cứu về vấn đề này từ gần 10 năm nay và đã hình thành ở Harefield Hospital ở Luân Đôn,một đội ngũ gồm các chuyên gia từ nhiều khoa ngành khác nhau.Trên thực tế,đội ngũ này đã thành công tạo in vitro một mô-cơ quan (tissu-organe) hoạt động như những valve đảm bảo tuần hoàn máu giữa các ngăn tim khác nhau.
Nếu lời công bố này được xác nhận thì đây là điều rất quan trọng.Mãi cho đến nay,các kỹ thuật cấy và biệt hóa các tế bào gốc đã chỉ cho phép tạo nên in vitro các mô người có tính chất gân,sụn hoặc tương tự với các mô cấu thành bàng quang.Các công trình hứa hẹn tạo các mô gan người từ các tế bào gốc của máu cuốn rốn hiện nay cũng được tiến hành ở Đại Học Newcastle của Anh trong nhóm của GS Colin McGuckin và của BS Nikolas Forraz.
Mặc dầu GS Yacoub bày tỏ một cách công khai niềm phấn khởi của mình,tuy vậy vẫn còn nhiều trở ngại cần phải được vượt qua trước khi một trái tim hoàn chỉnh phát xuất từ các tế bào gốc của người có thể kéo dài đời sống của một con người.

(LE MONDE 4/4/2007)

3/ NHỒI MÁU CƠ TIM NHÌN TỪ TRONG

Chỉ cân vài millisecondes cũng đủ cho coroscanner thuộc thế hệ mới nhất phát hiện trong các động mạch những dấu hiệu báo trước của một nhồi máu cơ tim.
Phát hiện nhồi máu cơ tim trước khi bệnh xuất hiện không còn là một giấc mơ nữa mà là một hiện thực quang tuyến.Những scanner thuộc thế hệ mới có thể phát hiện trong thời gian vài millisecondes và trong khoảng cách ½ mm các mảng xơ mỡ(plaques d’athérome)  (các ứ đọng mỡ khả dĩ gây tắc 3 động mạch vành tưới máu cơ tim).Các coronoscanner này cho phép nhìn vào bên trong cơ quan sinh tử của chúng ta và phát ra những hình ảnh màu 3 chiều.Chẩn đoán hoàn toàn xác định.Chính nhờ thế mà một bệnh nhân của BS Jean-François Paul,chuyên viên quang tuyến thuộc BV Marie Lannelongue (Plessis-Robinson,Hauts-de-Seine) đã đuợc cứu sống.Ở tuổi 37,bệnh nhân đến khoa quang tuyến để mong được xét nghiệm nhanh chóng.Tay cầm valise, bệnh nhân theo dự kiến sẽ đáp phi cơ đi nghỉ hè ở bãi biển Les Caraibes ngay sau khi xét nghiệm quang tuyến xong.Những hình ảnh của coroscanner đã gây choáng : một động mạch vành bị tắc đến 99%,hai động mạch khác 50%. Quyết định : không di tắm biển mà phải chịu phẫu thuật triple pontage.
Ngoài lợi ích phòng ngừa,các coroscanner còn có thể trong trường hợp cấp cứu phân biệt giữa một nhồi máu cơ tim và nghẽn động mạch phổi(embolie pulmonaire).Và cũng có ích trong việc theo dõi sau phẫu thuật pontage

(SCIENCES ET AVENIR 4/2007)

4/ MẤT 11% XƯƠNG

Đó là tỷ lệ trung bình mô xương mà các phi hành gia phải bị mất đi nơi xương háng của mình sau một phi vụ không gian kéo dài 6 tháng.Theo một nghiên cứu của Nasa,sau đó xương phản ứng lại với sự loãng xương gây nên bởi tình trạng vô trọng lực này bằng  quá trình phì đại tổ chức xương.Thời gian đáp ứng này kéo dài trong vòng khoảng 1 năm.Nhưng sự gia tăng kích thước này không nhất thiết kèm theo sự hồi phục hoàn toàn lực và mật độ của xương.

(SCIENCES ET AVENIR 4/2007)

5/ THỤ THAI NHÂN TẠO VÀ DỊ TẬT BẦM SINH.

3% trong số các em bé thụ thai bằng phương pháp nhân tạo (procréation médicalement assistée) sẽ bị một di tật bẩm sinh trong khi đối với các em bé được sinh tự nhiên tỷ lệ này là 2%, hay một nguy cơ tăng 58%.
Công cuộc điều tra,được tiến hành ở Canada trên 61.000 trẻ em sinh vào năm 2005,cũng chứng tỏ rằng các nguy cơ gia tăng với tính chất phức tạp của kỹ thuật được sử dụng:các nguy cơ cao hơn đối với thụ thai in vitro hon là đối với kích thích buồng trứng.Tuy nhiên,Dari El Chaar ,đồng tác giả của công trình nghiên cứu,nhấn mạnh: “Không phải vì thế mà khuyên bệnh nhân đừng dùng đến các kỹ thuật thụ thai bằng phương pháp nhân tạo này..Hiện nay, không thể gán các dị tật bẩm sinh này là do chinh kỹ thuật mà ra,nhưng cũng có thể là do cha mẹ.Các cặp vợ chồng vô sinh có thể mang nhiều bất thường nhiễm sắc thể hơn là những cặp vợ chồng bình thường »

(SCIENCE ET VIE 4/2007)

6/ LASER ĐÁNH GIÁ THÍNH GIÁC CỦA CHÚNG TA

Một phương cách cho phép đánh giá một cách rất chính xác mức độ âm thanh tối thiểu được cảm nhận: đó là kỹ thuật mà Anthony Gummer và các cộng sự viên của bệnh viện Tại Mũi Họng Tubingen ( Đức) vừa phát triển.Nội dung của kỹ thuật là gởi một chùm laser vô hại về phía tai của bệnh nhân.Khi bệnh nhân nghe một âm thanh thi những chấn động rung cua màng nhĩ sẽ biến đổi đường đi của chùm laser. Kỹ thuật này được gọi là laser doppler vibromètre cho phép thu được các thông tin về các âm được cảm nhận bởi ốc tai (cochlée) mà không phải nhờ đến những kỹ thuật mạnh.Ốc tai phụ trách về tính nhạy cảm đặc biệt của thính giác chúng ta và sự hư hại của cơ quan này sẽ đưa đến sự mất thính lực.Hệ thống nhạy cảm này có thế đo những chấn động rung với một độ dài sóng cỡ picomètre.Máy này đã được trắc nghiệm thành công trên 20 nguời.

(SCIENCE ET VIE 4/2007)

7/ VITAMINE D BẢO VỀ CHỒNG LẠI UNG THƯ VÚ

Ăn cá mỡ hoặc tiếp xúc với mặt trời 10 phút mỗi ngày làm giảm nguy cơ ung thư vú, bởi vì cơ thể được tiếp nhận một lượng cao vitamine D.
Trong hai công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ,1760 người đã nhận từ 13 đến 52 nanogrammes vitamine D cho mỗi millilitre máu.Kết quả : liều lượng vitamine D càng cao thi ung thu vú phát triển càng giảm bớt.

(SCIENCE ET VIE 4/2007)

8/ 58.000.

Loét dạ dày đã có từ lâu đời.Theo một công trình nghiên cứu quốc tế,nhân loại đã chung sống từ khoảng 58.000 năm nay với Helicobacter pylori,vi khuẩn gây bệnh loét dạ dày.Như vậy loét dạ dày trở thành một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xưa nhất của loài người.Phân tích di truyền trên khoảng 700 chất phân lập vi khuẩn,lấy trên 51 nhóm chủng tộc khác nhau,cho phép thiết lập một bản đồ địa lý về các giống gốc(souche) Helicobacter.Bản đồ cho thấy rằng tính đa dạng về mặt di truyền của vi khuẩn càng giảm khi loài người càng xa dần cái nôi của nhân loại là Châu Phi.

(LA RECHERCHE 4/2007)

9/  SỰ KHÁC NHAU VỀ THỜI GIAN NGHỈ ỐM Ở NGƯỜI HÚT THUỐC

Một nghiên cứu trên các công nhân Thụy Điển đã nhận thấy rằng những người hút thuốc có ngày nghỉ ốm hàng năm nhiều hơn một tuần so với những người không hút thuốc,ngay cả sau khi đã điều chỉnh về tình trạng sức khỏe tổng quát và khuynh hướng chọn những công việc nhiều stress hơn hoặc đòi hỏi về thế lực hơn.
Sử dụng các dữ kiện trên 14.272 công nhân tuổi từ 16 đến 65,các nhà nghiên cứu đã xem xét các báo cáo nghỉ ốm từ một điều tra toàn quốc được tiến hành từ năm 1988 đến 1991.Theo thông tin thu được,các người hút thuốc thường chọn các công việc nguy hiểm hơn so với những người không hút thuốc và có khuynh hướng theo đuổi những hoạt động có nguy cơ hơn.  
Chính khuynh hướng này hơn là việc hút thuốc có thể đã góp phần vào việc làm gia tăng số ngày nghỉ ốm lớn hơn nơi những người hút thuốc.Nhưng sau khi đã kiểm tra các yếu tố này, rõ ràng vẫn có sự cách biệt lớn giữa người hút thuốc và không hút thuốc.So với những người không bao giờ hút thuốc,những người hút thuốc trung bình có 7,67 ngày nghỉ bệnh nhiều hơn.Những người trước đây đã hút thuốc nhưng nay ngừng hút không nghỉ ốm nhiều hơn những người không hút thuốc Công trình nghiên cứu này xuất hiện trên số tháng 4 của Tobacco Control
Petter Landborg,tác giả của công trình nghiên cứu và là Phó Giáo Sư thuộc Free University of Amsterdam đã nói rằng có thể còn có những yếu tố ảnh hưởng lên việc hút thuốc và nghỉ bệnh đã không được thu lượm.Ông nói rằng ông không lấy làm chắc chắn tại sao các ngươi hút thuốc có những ngày nghỉ bệnh vì những lý đó không phải do sức khỏe.

(INTERNATIONAL HERALD TRIBUNE 12/4/2007)

10/ GIẢI PHẪU TÁI TẠO VÚ

Một bộ phận lớn các nhà phẫu thuật vú đã không bao giờ gởi bệnh nhân sau khi mổ của mình đến nhà giải phẫu tạo hình đề tái tạo vú.Một nghiên cứu mới đã báo cáo như vậy.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 365 phẫu thuật viên với 1.844 bệnh nhân ở Detroit và Los Angeles năm 2002.Chỉ có 24% các phẫu thuật viên gởi trên ¾ số bệnh nhân sau khi được giải phẫu vú đến phẫu thuật viên tạo hình và 44% đã gởi ít hơn ¼ số bệnh nhân để được tái tạo.
Tính toàn bộ, dưới 20% số bệnh nhân ung thư vú được giải phẫu tái tạo.Đó là thông tin trong một bài báo ơn-line được công bố trên số 26/3 của The Journal Cancer.
Các phẫu thuật viên có số lượng lớn bệnh nhân và làm việc ở những trung tâm ung thư chuyên môn hoá có khuynh hướng gởi bệnh nhân để được phẫu thuật tái tạo hơn là các đồng nghiệp khác.Và trong khi 62% các phẫu thuật viên nữ gởi hơn ¾ số bệnh nhân của họ để được phẫu thuật tái tạo thì chỉ có 28% phẫu thuật viên nam giới là làm điều này.
Khi các phẫu thuật viên được hỏi tại sao họ không gởi bệnh nhân để được phẫu thuật tái tạo thì 64% nói rằng bệnh nhân của họ không quan tâm,39% tin tưởng rằng các bệnh nhân của họ nghĩ rằng điều này sẽ cần thời gian quá lâu và ½ các phẫu thuật viên nói rằng các bệnh nhân của họ có những ưu tư về phí tổn,mặc dầu luật liên bang ra chỉ thị trang trải phí tổn bảo hiểm đối với các trường hợp phẫu thuật tái tạo vú ở Hoa Kỳ.
« Các phụ nữ nên biết rằng giải phẫu tái tạo vú là một lựa chọn,chứ không phải chỉ dành cho các phụ nữ giàu có mà thôi ».BS Amy Alderman,một tác giả của công trình nghiên cứu và là phó giáo sư thuộc Đaị Học Michigan đã nói như vậy.

 (INTERNATIONAL HERALD TRIBUNE 12/4/2007)

DAI LINH
(15/4/2007)

 

Thông Tin Y Học

  • Thông tin Y học - Số 39 - Đại Linh
  • Thông tin Y học - Số 36 - Đại Linh
  • Cấp cứu Nội khoa số 5 -  BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 4 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 3 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 2 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Giới thiệu Dược phẩm mới số 1 -  Võ Đăng Đài
  •  Thông tin Y học - Số 35 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 34 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 33 - Đại Linh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 1 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Thông tin Y học - Số 32 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 31 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 30 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 29 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 28 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 27 -Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 26 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 25 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 24 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 23 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 22 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 21 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 20 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 19 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 18  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 17 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 16 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 15 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 14 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 13 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 12 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 11 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 10 -  Đại Linh
  •  La Circulation ExtraCorporelle - Bùi Phương
  • Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
    Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.