Thông Tin Y Học và Giới Thiệu Dược Phẩm mới

GIỚI THIỆU DƯỢC PHẨM MỚI

 

I. Aliskiren. THUỐC GIẢM HUYẾT ÁP ĐƯỢC FDA chấp thuận và vừa có mặt trên thị trường.

TEKTURNA (Aliskiren) là loại thuốc uống giảm huyết áp đầu tiên tác dụng ức chế trực tiếp vào renin. Renin là chất được tạo nên bởi thán khí thể tích máu hoặc lưu lượng máu qua thận bị giảm. Renin tham dự vào một giai đoạn của sự tạo thành angiotensin 2 có tính chất làm tăng huyết áp. Với liều 150 mg ngày 1 làn, hiệu ứng giảm huyết áp thấy rỏ trong vòng 2 tuần lễ. Nếu huyết áp vẫn chưa được kiểm soát hữu hiệu sau khoảng thời gian này có thể tăng lên 300 mg/ngày 1 lần. Liều trên 300 mg chỉ làm tăng khả năng bị tiêu chảy mà không tăng hiệu ứng giảm huyết áp.
Trong chuỗi biến đỗi angiotensinogen thành angiotensin 2, có 3 loại thuốc tác dụng vào 3 vị trí khác nhau. Aliskiren tác dụng ức chế renin ngăn sự biến đỗi angiotensionogen thành angiotensin 1, các loại ức chế angiotensin converting enzyme như enalapril (vasotec), lisinopril (zestril, prinivil)), captopril (capoten), fosinopril (monopril), ramipril (altace), quinapril (accupril), perindopril (aceon) v.v…ngăn sự biến đỗi angiotensin 1 thành angiotensin 2 và loại ức chế receptors của angitensin 2 (ARBs) như losartan (cozaar), valsartan (diovan), telmisartan (micardis), olmesartan (benicar), irbesartan (avapro), candesartan (atacand) v.v… làm cho angiotensin 2 không bám được vào receptors để đưa tín hiệu vào bên trong tế bào của cơ quan liên hệ nhằm tăng tiết catecholamins (norepinepjrin), làm co mạch (vasoconstriction), và tăng huyết áp hay làm tăng tiết aldosterone gây tăng giử lại sodium, và gây tăng huyết áp. Vì cơ chế phản hồi (feedback) của hệ thống renin angiotensin cần để điều hòa sự tạo thành angiotensin 2, khi angiotensin 2 tăng sẻ phản hồi lại làm giảm tạo renin, ngược lại khi angiotensin 2 giảm thì sẽ làm tăng renin. Do đó khi dùng các loại ức chế ACE thì sẽ có sự gia tăng renin, trái lại với aliskiren, sự giảm angiotensin 2 không gây nên tăng hoạt tính renin. Sự kết hợp của Aliskiren với ACE inhibitors hay ARBs tác dụng vào 3 nơi riêng biệt của chuổi angiotensin sẽ làm tăng hiệu quả giảm huyết áp của thuốc. Thuốc gây lợi tiểu như HCTZ kết hợp với aliskiren cũng có tác dụng cộng. Kết hợp với các loại calcium channel blockers như amlodipin (norvasc), nifedipin (procardia, adalat) diltiazem (cardizem) v.v. hình như không thấy tăng hiệu quả.
Aliskiren bị thoái biến bởi cytochrome P450, tất cả các thuốc tăng hoạt hay ức chế CYP 450 đều ảnh hưỡng đến hoạt tính của aliskiren.
Aliskiren phải uống mổi ngày vào cùng thời gian. Một bửa ăn nhiều chất béo sẽ làm giảm hiệu ứng của thuốc. Phụ nữ mang thai phải ngưng uống thuốc vì thuốc có hại cho thai nhi và thuốc không được dùng trong đệ nhị hay tam cá nguyệt của thai kỳ.
Phản ứng phụ của aliskiren là tiêu chảy và sưng húp tay, chân, mặt môi, khó nuốt và khó thở. Bệnh nhân uống thuốc có triệu chứng này thì phải ngưng thuốc ngay. So với nhóm thuốc ức chế ACE thì khả năng bị ho ít hơn nhiều.
Aliskiren cũng làm tăng potassium và creatinine trong máu thưòng xảy ra khi kết hợp với các thuốc lợi tiểu.

II.  THUỐC LÀM TĂNG NGUY CƠ GẢY XƯƠNG:

PIOGLITAZONE (actos) hay ROSIGLITAZONE (avandia) dùng để trị tiểu đường có thể gia tăng độ gảy xương khi so sánh với Metformin (glucophage) hay Glyburude (micronase,diabeta)  ảnh hưởng tim mạch của avandia phổ biến ỡ New England Journal of Medicine số tháng 5 ngày 21 2007 vẩn đang còn tranh cãi. Nhà sản xuất Glaxo vẩn bảo đảm sự an toàn của thuốc, FDA cũng chưa có quyết định rỏ rệt.
CÁC LOẠI THUỐC NGĂN SỰ HẤP THỤ LẠI CỦA SEROTONIN (SSRI: selective serotonine reuptake inhibitors) như citalopram: Celexa, escitalopram: Lexapro, sertraline: Zoloft v.v…). Dùng hàng ngày các loại SSRI có thể tăng 2.2 lần nguy cơ ngã té và giảm tỷ trọng khoáng của xương (bone marrow density). Theo cơ quan nghiên cứu xốp xương của Canada thì có sự liên hệ giữa liều lượng thuốc và gia tăng nguy cơ gảy xương ở bệnh nhân 50 tuổi trở lên. 

III. ẢNH HƯỞNG TIM MẠCH VÀ TÂM THẦN CỦA CAC LOẠI THUÓC TRỊ ADHD (attention deficit hyperactivity disorder.)

FDA vừa buộc các hảng bào chế loại thuốc này cung cấp tài liệu bệnh nhân đẻ cảnh báo nguy cơ tim mạch hay nhữg phản ứng tâm thần mà thuốc có thể gây nên.
Có những báo cáo cho thấy có những trường hợp các bệnh nhân bị bệnh tim mạch dùng thuốc bị chết đột ngột.
Các bệnh nhân có tiền sử về bệnh tim mạch, trầm cảm hay tâm thần không được dùng các loại thuốc này.

IV. THUỐC CHỐNG OXY HÓA (antioxidants)

Trong quá trình biến dưỡng của tế bào có sản xuất ra các nhóm chất gọi là nhóm gốc tự do (free radicals), biến dưỡng càng mạnh như khi vận động, thể dục, thể thao nhiều thì sự sản xuất free radicals lại càng nhiều, các nhóm này phải được trung hòa qua biến dưỡng, nếu không chúng có thể gây tổn hại đến DNA của tế bào và là nguồn gốc của vô số loại bệnh kinh niên (oxidative stress), tuy nhiên free radicals cũng là thành phần trong hệ thống đề kháng của cơ thể để chống sự xâm nhập của các mầm bệnh.
Trước đây người ta nghĩ rằng nếu dùng thường xuyên các loại chống oxyhoa (antioxidants) như beta-carotens, vit.A, Vit. E, Vit.C, Selenium v.v dùng riêng biệt hay kết hợp có trong viên đa sinh tố (multivitamins & minerals) thì có thể loại trừ các free radicals và tránh được những tai hại của oxidative stress làm giảm nguy cơ tim mạch và ngăn ngừa ung thư. Trung Tâm Ung Thư Quốc Gia (National Cancer Institute) đã từng cho rằng dùng các loại antioxidants có thể ngăn ngừa hay chặn đứng sụ phát triển của ung thư.
Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây lại cho những kết quả lẩn lộn. Theo nhóm BS. Goran Bjelakovic tại bệnh viện đại học Copenhague của Đan Mạch, khi nghiên cứu ở nhóm người chưa có bệnh, hay đã có bệnh đưa đến kết luận là các loại beta-carotene, vitamin A và vitamin E dùng riêng rẽ hay kết hợp với các chất khác làm tăng tỉ lệ tử vong (mortality), Vitamin C thì không thấy làm tăng tử vong nhưng cũng không làm người ta sống lâu hơn, còn selenium thì hình như có làm giảm tử vong. Theo Bjelakovic thì free radicals thật sự có tạo nên oxidative stress nhưng loại trừ free radials cũng ảnh hưởng đến hệ thống đề kháng của cơ thể. JAMA gần đây (Feb 28, 07) cho rằng thay vì làm tăng cường hệ thống miển nhiểm của cơ thể, các loại antioxidants thường được dùng còn gọi là loại thuốc phụ thêm (supplements) lại làm tăng nguy cơ tử vong.
Beta-carotene hay vitamin A theo một nhóm nghiên cứu của trường Harvard cũng không có tác dụng gì trên vỏng mạc của mắt.
Vấn đề đặt ra là có nên khuyên mọi người dùng thêm vitamin và chất khoáng hằng ngày như trước đây vẩn thường dùng?. Thật ra vấn đề đang còn nhiều tranh cãi, theo nhiều người như BS Andrew Weil (self healing) thì mổi ngày 1 viên supplement (multivitamins & minerals) vẩn tốt, và thí nghiệm của 1 nhóm BS đại học y khoa Tuff cho thấy rằng ở người lớn tuổi dùng mổi ngày 1 viên vit. E 200 mg thì độ tử vong có giảm nhẹ vả khả năng bị nhiểm trùng đường hô hấp trên (upper-respiratory infections) giảm 20%. Khảo sát dùng multivitamin cho các phụ nữ mang thai ở Tansania (New England Journal of Med. 4/2007) cho thấy làm giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân.
BS. Blumberg (đại học y khoa Tuffs) đề nghị: Ai đang uống supplements thì cứ uống, ai chưa uống thì không có lý do gì để uống.
Vì các antioxidants trong các supplements được dùng là các hóa chất tổng hợp, chúng có thể hoặc không hữu hiệu, hoặc có những tính chất không tốt mà các antioxidants thiên nhiên trong trái cây, rau quả hay thức ăn không có. Vì vậy để tăng tuổi thọ, tốt hơn hết là nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, gia tăng hoạt động thể chất, cũng như trí óc, bỏ hút thuốc lá, uống rượu chừng mực, sống vui vẽ, ít lo âu, bớt căng thẳng.

TS Võ Đăng Đài

 
 

Thông Tin Y Học

  • Thông tin Y học - Số 39 - Đại Linh
  • Thông tin Y học - Số 36 - Đại Linh
  • Cấp cứu Nội khoa số 5 -  BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 4 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 3 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 2 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Giới thiệu Dược phẩm mới số 1 -  Võ Đăng Đài
  •  Thông tin Y học - Số 35 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 34 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 33 - Đại Linh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 1 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Thông tin Y học - Số 32 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 31 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 30 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 29 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 28 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 27 -Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 26 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 25 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 24 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 23 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 22 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 21 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 20 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 19 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 18  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 17 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 16 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 15 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 14 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 13 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 12 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 11 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 10 -  Đại Linh
  •  La Circulation ExtraCorporelle - Bùi Phương
  • Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
    Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.