Thông Tin Y Học và Giới Thiệu Dược Phẩm mới

Thời sự Y Học - Số 25

 

1/ GHÉP ĐĨA LIÊN ĐỐT SỐNG ĐIỀU TRỊ CHỐNG THOÁT VỊ .

Các thầy thuốc Trung Quốc đã thành công ghép các đĩa liên đốt sống (disques intervertébraux) trên các bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đốt sống (hernie intervertébrale).Đây là một tiến bộ có tính chất quyết định.
Đó là một kỳ công đầu tiên trên thế giới.Ghép một đĩa liên đốt sống lấy trên một người cho là điều từ trước đến nay chưa bao giờ thành công.Nhóm của Dike Ruan thuộc Bệnh viện toàn khoa hải quân Bắc Kinh đã ghép thành công các đĩa đốt sống trên 5 bệnh nhân từ 41 đến 56 tuổi bị thoát vị đĩa đốt sống cổ.Những bệnh nhân này đã không cần phải điều trị chống loại bỏ (traitement anti-rejet) bởi vì không có tiếp vận máu (tức là không có các tế bào miễn dịch) đến trung tâm các đĩa liên đốt sống.Mãi cho đến ngày nay,phẫu thuật ngoại khoa là nhằm lấy đi các đĩa liên đốt sống bị hư hỏng và hợp nhất hai đốt sống kề cận lại với nhau. Thế mà sự « vá viu » này thường làm gia tốc sự thoái hóa các đĩa đốt sống kế cận còn các đĩa giả nhân tạo thì luôn luôn không có hiệu quả.Do đó nảy sinh ra ý nghĩ ghép đĩa đốt sống lấy ở các người cho bị chết.
Từ tháng 3 năm 2000 đến tháng giêng năm 2001,các thầy thuốc Trung Quốc đã thực hiện 5 phẫu thuật ghép đĩa đốt sống đầu tiên,rồi đã chờ đợi trước khi công bố các kết quả để đảm bảo sự thành công hoàn toàn của phẫu thuật. Không có bệnh nhân nào bị phản ứng loại bỏ(réaction de rejet) và tất cả thấy rằng chứng đau dữ dội ở cổ biến mất.

(SCIENCE ET VIE 5/2007)

2/ NGHIỀN TỎI GIẢI PHÓNG HIỆU LỰC ĐIỀU TRỊ.

Để đảm bảo tỏi được nấu chín có cùng tính chất có lợi như tỏi sống,cần phải ép tỏi trước khi đưa lên chảo rán.Đó là điều mà những công trình của Claudio Galmarini thuộc phân khoa Nông Học của Cuyo(Argentine) tiết lộ.Theo ông ta,tác dụng cơ học của sự nghiền ép làm phóng thich một enzyme gây nên sự tạo thành thiosulfinates,những chất chống đông có lợi cho tim.Tỏi vẫn còn bảo tồn được hiệu quả có lợi trong 10 phút đầu sau khi được nấu chín.Sau đó,nhiệt làm mất tác dụng dần dần các thiosulfinates.

(SCIENCES ET VIE 5/2007)

3/ TIGETTE XÉT NGHIỆM NHANH TÌM SHIGELLOSE

Trong các nước đang phát triển nằm trong vùng nhiệt đới,shigellose,một trong những dạng lâm sàng đáng sợ nhất của viêm ruột non do vi khuẩn(entérite bactérienne),là một tai ương quan trọng.Trên bình diện thế giới,bệnh gây nên 1 triệu tử vong mỗi năm.Điều quan trọng là phải biết loại vi khuẩn nào mà ta gặp phải để chọn điều trị thích hợp nhất.Trong các nước nghèo, một xét nghiệm vi khuẩn học cổ điển tiếc thay khó thực hiện được trong thực tế.Từ đó nảy sinh lợi ích có được những xét nghiệm chẩn đoán dễ dàng thực hiện và đáng tin cậy.
Các nhà nghiên cứu của Viện Pasteur đã hiệu chính một kỹ thuật dựa trên immunochromatographie cho phép nhận dạng dạng viêm ruột non thông thường nhất gây nên bởi Shigella flexneri của nhóm 2a.Kỹ thuật này được thực hiện với một tigette được đưa vào trong một ống nghiệm chứa bệnh phẩm cần phân tích. Một kỹ thuật tương tự đã cho phép chẩn đoán nhanh chóng bệnh dịch hạch,bệnh dịch tả và viêm màng não do vi khuẩn.Với xét nghiệm này chẩn đoán được thực hiện trong vòng 15 phút.Để hợp thức hóa xét nghiệm chẩn đoán này,các nhà nghiên cứu của Viện Pasteur Paris và Hồ Chí Minh đã cùng nhau hợp lực.Một xét nghiệm tương tự đã được phát triển để chẩn đoán Shigella dysenteriae nhưng còn cần phải được xác nhận kiểm chứng trên hiện trường.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục công trình để có thể chỉ cần một tigette duy nhất là có khả năng chẩn đoán các vi khuẩn thường gặp nhất trong vùng nhiệt đới.

(LE JOURNAL DU MEDECIN 27/4/2007)

4/ UNG THƯ VÚ VÀ PROGESTATIFS.

         Các phụ nữ đã sử dụng trong hơn 4 năm rưỡi một progestatif duy nhất (không được kết hợp với oestrogènes), bằng đường miệng, trong điều trị thay thế bằng hormone (traitement hormonal substitutif) và trước thời kỳ mãn kinh sẽ có nguy cơ bị ung thư vú gia tăng 1,44 lần.Một công trinh nghiên cứu được thực hiện bởi Françoise Clavel-Chapelon và được công bố trong British Journal of Cancer đã xác nhận như thế.Mặt khác,nguy cơ giảm đi khi ngừng thuốc,dầu cho thời gian điều trị là bao lâu chăng nữa.

(SCIENCES ET AVENIR 5/2007)

5/ TẠI SAO TUỔI THỌ GIA TĂNG Ở LOÀI NGƯỜI TRONG CÁC NƯỚC CÔNG NGHIỆP HOÁ?

       Từ 150 năm trở lại đây,tuổi thọ(espérance de vie) lúc sinh tiếp tục gia tăng. Năm 1850,trung bình tuổi thọ là 40 tuổi,năm 1950 tăng lên 65 tuổi và ngày nay biến thiên tử 75 đến 80 tuổi.Yếu tố đầu tiên là sự giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em. Nhưng từ 50 năm nay,có một hiện tượng khác: đó là sự gia tăng tuổi thọ ở tuổi trưởng thành.Ở Nhật Bản, đối với mỗi phụ nữ 65 tuổi,xác suất sống vượt quá 80 tuổi là 50 lần cao hơn so với xác suất vào năm 1950.Ở Nhật Bản,cách nay 25 năm có 1000 bách niên giai lão còn giờ đây số người này là 28.000.Ở Pháp,cách nay 35 năm có 1000 người sống đến 100 tuổi và bây giờ là 15.000 người.Phải chăng sự gia tăng tuổi thọ sẽ có một giới hạn nào đó? Chắc là như thế nhưng hiện nay chúng ta không biết được sự giới hạn đó là gì.Sự gia tăng tuổi thọ này phải chăng chủ yếu là do tiến bộ của y học,của vệ sinh, của những biến đổi về mặt dinh dưỡng, môi trường sống, lối sống của chúng ta ? Chắc là do một sự kết hợp của các yếu tố này.Nhưng điều lý thú, đó là một kết quả bất ngờ : việc kéo dài liên tục tuổi thọ này đã không được tích cực tìm kiếm bởi y học.

(POUR LA SCIENCE 5/2007)


6/ YAOURT LÀM DỄ PHÁT SINH UNG THU TIỀN LIỆT TUYỂN.

Ở Pháp,trong khi 3 sản phẩm sửa dùng hàng ngày được khuyên sử dụng,một nhóm nhà nghiên cứu năm 2006 đã phân tích mối liên hệ giữa sự tiêu thụ do ăn sửa và ung thư tuyến tiền liệt trên 2776 người đàn ông từ công trinh nghiên cứu lâm sàng Suvimax về các chất bổ sung dinh dưỡng, được thực hiện từ 1994 đến năm 2002. Các kết quả,được công bố trong British Journal of Clinical Nutrition, gợi ý rằng những người đàn ông ăn nhiều đồ ăn sữa,và chủ yếu là yaourt,trên 3 lần mỗi ngày,sẽ có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến cao hơn những người khác. Mỗi lọ được ăn thêm mỗi ngày tuồng như làm gia tăng nguy cơ 60%. Nguyên nhân dường như là do nồng độ tăng cao chất calcium được ăn vào.Năm 2004, một tổng hợp 11 công trình nghiên cứu dịch tể được tiến hành từ 1984 đến 2003 cũng đã tìm thấy mối liên hệ này.Nhưng những công trình khác cũng phát hiện những kết quả mâu thuẫn.

(SCIENCES ET AVENIR 5/2007)

7/ BỆNH LẬU VÀ UNG THƯ BÀNG QUAN

Bệnh lậu (gonococcie hay blennorragie),là một nhiễm trùng được lây truyền bằng đường sinh dục, có tần số gây bệnh gia tăng từ vài năm nay,với số giống gốc (souches) lậu cậu đề kháng với kháng sinh gia tăng.Theo một công trình nghiên cứu trên 51.000 người đàn ông, nguy cơ bi ung thư bàng quang sẽ 2 lần cao hơn trong trường hợp có tiền sử bệnh lậu.Phản ứng viêm tại chỗ và sự tồn lưu của cặn nước tiểu sau khi tiểu tiện giải thích sự liên kết giữa nhiễm trùng thường gây đau đớn này và nguy cơ xuất hiện u bàng quang.

(SCIENCES ET AVENIR 5/2007)

8/ MỘT HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu của Institut de recherche pour le dévelopement đã phát hiện những cơ chế sinh học chịu trách nhiệm bệnh Dengue.Tuồng như một bước quan trọng đã được thực hiện nhằm điều trị bệnh sốt xuất huyết này.
Bắt đầu từ một công trình nghiên cứu trên chuột,một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã nhận diện được những enzymes là nguyên nhân gây nên thoát huyết tương ra ngoài mạch máu,một đặc điểm của bệnh Dengue.Nhưng những phân tử khả dĩ cản tác dụng của những enzymes này cũng đã được xác định. 
Như thế đây là lần đầu tiên một hướng điều trị chống lại bệnh này được mở ra.Hiện tại các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định xem có thể phát triển các điều trị chống lại các bệnh sốt xuất huyết khác như Sốt Ebola,Fièvre de Marburg hay Fièvre à Hanta virus.Hiện này không có điều trị lẫn thuốc chủng chống lại bệnh Dengue.Bệnh này được lấy truyền bởi muỗi loại Aedes.Phép phòng ngừa duy nhất là chống lại vecteur truyền bệnh này bằng cách loại trừ muỗi.

9/ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI TRÙNG C BẰNG 3 THỨ THUỐC KET HOP?

Việc xuất hiện các thuốc đặc hiệu hơn chống siêu vi trùng C đem lại hy vọng chữa lành cho những bệnh nhân hiện nay đề kháng với điều trị.
Viêm gan C là một trong những nguyên nhân đầu tiên của ung thư và ghép gan. Loại viêm gan này trở nên khó chữa lành hơn khi virus thuộc vào giống gốc (souche) phổ biến nhất ở Tây Phương,được gọi là kiểu gène 1(génotype 1)   .       Tuy nhiên một niềm hy vọng về điều trị được mở ra cho các bệnh nhân với những kết quả của các thử nghiệm giai đoạn III (tính hiệu quả) của một thuốc chống siêu vi trùng mới,được thực hiện trên 74 bệnh nhân.”Với telaprevir, năm nay chúng tôi sẽ biết là chúng tôi có thể chữa lành gần 80% bệnh nhân mang virus kiểu gène 1 thay vì 50-55% như hiện nay hay không.” Jean-Pierre Zarski thuộc CHU Grenoble đã nói rõ như thế.”.” Trong trường hợp này chúng tôi sẽ kết hợp telaprevir với phép điều trị cổ điển (bằng 2 thứ thuốc kết hợp) trong 3 tháng đầu điều trị”
Siêu vi trùng của viêm gan C đã được khám phá nơi những người được truyền máu năm 1989 và từ đó những tiến bộ chống lại bệnh này đã không ngừng tiến triển.Trước hết điều trị được thực hiện bằng tiêm interféron alpha, một chất chống siêu vi khuẩn được sản xuất bởi các tế bào.Hiệu quả của interféron alpha được nhân lên hơn gấp ba lần nhờ sự tăng cường vào năm 1998 bởi một thuốc chống siêu vi khác là ribavirine.Hiệu quả lại còn được cải thiện hơn với sự xuất hiện của interféron pégylé năm 2001.Interféron này là một dạng được biến đổi để làm chậm lai sự huỷ hoại trong cơ thể.Hiện nay, hơn 85% các bệnh nhân mang các kiểu gène 2 hoặc 3 của virus được chữa lành sau 6 tháng điều trị.
Sau cùng,cuối năm 2003,một chất ức chế (inhibiteur) siêu vi trùng viêm gan C làm biến mất virus ra khỏi máu trong vài ngày thay vì nhiều tuần trên những bệnh nhân mang kiểu gène 1. Thuốc này được chế tạo nhằm phong tỏa một enzyme quan trọng của siêu vi trùng,protéase NS3.Enzyme này chịu trách nhiệm về sự tăng sinh của siêu vi trùng và vô hiệu hoá các phương tiện phòng ngự của tế bào chống lại virus.Telaprevir được chế biến theo cùng nguyên tắc: thuốc ngăn cản tác dụng của enzyme này và phục hồi các khả năng phòng ngự bị tê liệt.Đó là enzyme chống lại protéase (antiprotéase) đầu tiên được thương mãi hóa.
Từ nay các nhà lâm sàng hồi hộp chờ đợi:” Còn cần phải biết việc sử dụng thuốc chống siêu vi này trên bệnh nhân có dẫn đến sự xuất hiện các virus đề kháng hay không.Nhưng các virus đề kháng này tuồng như sẽ bị loại bỏ với điều trị kết hợp 3 thứ thuốc(trithérapie) kết hợp telaprevir,interféron pégylé và ribavirine.Chúng ta hy vọng rằng vài phản ứng phụ ngoài da sẽ không xảy ra nhiều lắm”.Jean-Pierre Zarski nói thêm như vậy

(LA RECHERCHE 5/2007)

10/ MUỐI VÀ NGUY CƠ TIM MẠCH

Nếu giảm ăn muối làm giảm nguy cơ bị cao huyết áp và cao huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim,thế thì ăn ít muối có cải thiện sức khỏe tim của chúng ta hay không?

Một công trình nghiên cứu được công bố online trong The British Medical Journal, theo dõi 2 nhóm người trong hơn 1 thập niên sau khi những người này được yêu cầu giảm ăn muối trong 48 tháng.Có hơn 3000 người tham dự,từ 30 đến 50 tuổi,và tất cả đều nằm trong tình trạng có nguy cơ đặc biệt gây cao huyết áp.
Hai nhà nghiên cứu,được lãnh đạo bởi Nancy Cook thuộc Brigham and Women’s Hospital,đã nhận thấy rằng những người đã giảm nhiều lượng muối ăn vào thì có nguy cơ bị bệnh tim mạch giảm 20%.Nguy cơ tử vong của họ cũng được giảm đến 1/5.
Những nghiên cứu trước đây đã nhận thấy rằng ăn ít muối trong khẩu phần liên kết với huyết áp thấp hơn,nhưng các nhà nghiên cứu đã nới rằng để xác định điều này có ý nghĩa như thế nào đối với bệnh tim  là điều khó hơn.

(INTERNATIONAL HERALD TRIBUNE 3/5/2007)

                          BS NGUYỄN VĂN THỊNH
(6/5/2007)

 
 

Thông Tin Y Học

  • Thông tin Y học - Số 39 - Đại Linh
  • Thông tin Y học - Số 36 - Đại Linh
  • Cấp cứu Nội khoa số 5 -  BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 4 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 3 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 2 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Giới thiệu Dược phẩm mới số 1 -  Võ Đăng Đài
  •  Thông tin Y học - Số 35 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 34 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 33 - Đại Linh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 1 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Thông tin Y học - Số 32 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 31 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 30 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 29 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 28 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 27 -Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 26 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 25 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 24 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 23 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 22 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 21 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 20 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 19 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 18  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 17 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 16 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 15 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 14 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 13 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 12 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 11 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 10 -  Đại Linh
  •  La Circulation ExtraCorporelle - Bùi Phương
  • Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
    Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.