Thông Tin Y Học và Giới Thiệu Dược Phẩm mới

Thời sự Y Học - Số 30

1/ BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA NAM GIỚI

Tinh dịch của các đàn ông bi bệnh đái đường có nhiều khuyết tật di truyền hơn những người không bị bệnh này. Ý tưởng cho rằng bệnh đái đường là một yếu tố nguy cơ gây vô sinh không được tán đồng bởi tất cả cộng đồng khoa học.Tuy nhiên các nghiên cứu được thực hiện trên các động vật làm sáng tỏ sự kiện sau đây: chuột,chuột nhắt và các động vật phòng thí nghiệm bị đái đường khác tạo nên một tinh dịch it chất lượng hơn và có sự sản sinh con cái bị giới hạn hoặc không có con cái gì hết. Điều chứng nhận này ít được hiển nhiên hơn ở người đàn ông bị bệnh đái đường.Dầu sao điều này mâu thuẫn với các dữ kiện của các công trình nghiên cứu có quy mô nhỏ hơn,đã đánh giá ảnh hưởng của bệnh đái đường lên sự kiểm soát nội tiết của sản xuất tính trùng.Cũng vậy, các nghiên cứu hiển vi các mẫu nghiệm tinh dịch của những bệnh nhân bị bệnh đái đường chỉ mang lại ít dữ kiện cụ thể.

CÁC TỔN HẠI ĐUỢC GÂY NÊN TRÊN ADN.

Trong tạp chí Human Reproduction, Sheena Lewis và nhóm nghiên cứu của Queen’s University de Belfast gợi ý rằng đúng là có một tác dụng lên khả năng sinh sản (fertilité) mà nguyên nhân là cac tổn hại gây nên trên ADN của các tinh trùng của những người bị bệnh đái đường. Các chuyên gia về khả năng sinh sản người Ái Nhĩ Lan đã xem xét những tinh trùng của 27 người bị bệnh đái đường có tuổi trung bình là 34 tuổi và so sánh với tinh dich của một nhóm chứng gồm 29 người không bị bệnh đái đường có tuổi trung bình là 33.Các người bi bệnh đái đường có thể tích tinh dịch hơi ít dồi dào hơn nhưng những biến số cổ điển khác(số lượng tính trùng,tính di động và hình thái của chúng) không cho thấy một khác nhau nào giữa hai nhóm .Tuy nhiên những biến đổi của ADN nhân ở người bị đái đường (hơn 50% các tinh trùng) cao hơn so với những người không bị bệnh này (dưới 30%)

CÁC GỐC TỰ DO (RADICAUX LIBRES)

Mặc dầu Lewis đã chưa có thể đưa ra một lý thuyết có sức thuyết phục về cơ chế sinh bệnh lý, tuy vậy tác giả gợi ý tac dụng có tiềm năng phá hủy của các gốc tự do (radicaux libres).Các gốc này hiện diện với số lượng nhiều nơi những người bị bệnh đái đường do nồng độ glucose cao trong màu.Các tinh trùng và các tế bào tiền thân của chúng đặc biệt nhạy cảm đối với các gốc tự do này. Nhưng đối với tác giả, công trình nghiên cứu chỉ là một giai đoạn trước khi bắt đầu những nghiên cứu sâu rộng hơn.Trước hết, phải kiểm tra xem các kết quả của tác giả có thể được xác nhận trên một nhóm bệnh nhân có số lượng lớn hơn hay không.Mãi đến hôm nay chủ yếu các bệnh nhân đái đường loại 1 là đối tượng của công trình nghiên cứu của Lewis.Nhưng những dữ kiện đầu tiên từ một công trình nghiên cứu dang được tiến hành trên những bệnh nhân đái đường loại 2 tuồng như cho thấy một hiệu quả tương tự. Trong giai đoạn về sau, cần kiểm tra xem tỷ lệ mắc bệnh đái đường có cao hơn nơi những đàn ông đang được điều trị vì vấn đề vô sinh hay không.Sau cùng Lewis tự hỏi rằng một điều trị chống lại bệnh đái đường (bằng cách ổn định nồng độ glucose trong máu) tự nó có đủ để phục hồi lại khả năng sinh sản của những bệnh nhân liên hệ hay không

(LE JOURNAL DU MEDECIN 25/5/2007)

2/ LY DỊ VÀ LY THÂN : CÁC ÔNG TRONG TÌNH TRẠNG BẤP BÊNH HƠN CAC BA.

Trong số 22/5 , báo Le Quotidien, cơ quan báo chí chính thức của « Statistique Canada », công bố những kết quả của một nghiên cứu rộng rãi được tiến hành về các hậu quả của việc ly dị (divorce) và ly thân (séparation).Trong tình huống này,chính đàn ông tuồng như là phái yếu. Theo các tác giả,tần số gia tăng các vụ ly thân/ly dị trở nên đáng quan ngại về mặt y tế công cộng.Ở canada, cứ 10 hôn nhân thì có 4 bị tan vỡ trước lần thứ 30 năm kỷ niệm cuộc sống lứa đôi, chưa tính đến những trường hợp sống chung không hôn thú. Năm 2003 có 71.000 người Canada đã ly dị (2,15 trên 1000 dân). Ổ Bỉ, có 40.434 cuộc hôn nhân đã được cử hành năm 2002 và 30.628 vụ ly dị được tuyên bố (2,8 trên 1000 dân).Ở Bỉ một hôn nhân kéo dài trung bình từ 6 đến 8 năm. Công trình phân tích sự liên kết giữa ly thân và đợt trầm uất (dépression) xảy ra 2 năm sau đó, dựa trên các dữ kiện của ENSP (Enquete nationale sur la santé de la population).Công trình nghiên cứu được bắt đầu năm 1994-1995.Dân chúng được thẩm vấn cứ 2 năm một lần. Các kết quả chứng tỏ rằng tần số mắc phải một đợt trầm uất mới gia tăng ở tất cả những người từ 20 đến 64 tuổi trong 2 năm sau khi xảy ra sự tan vỡ,và điều này rõ nét hơn ở các ông.Thật vậy, ở đàn ông nguy cơ bị trầm uất tăng gấp 6 lần trong khi con số này là 3,5 ở các phụ nữ. Hầu hết các người đã trải qua một đợt trầm uất sau khi ly thân hoặc ly dị thi 4 năm sau đó đã không còn bị vấn đề này nữa.Tuy nhiên đối với một số người khác,vấn đề này vẫn còn dai dẳng sau thời hạn này. Những khó khăn về mặt tài chánh ảnh hưởng lên các bà (43% so với 15% nơi các ông) mặc dầu mức độ hoạt động nghề nghiệp không thay đổi bao nhiêu. Nói chung các bà tạo cho mình một mạng lưới xã hội phong phú hơn các ông chỉ có khuynh hướng dựa vào vợ mình.Điều này giải thích rằng trong trường hợp tan vỡ, 19% các ông mất sự nâng đỡ xã hội so với 11% trong trường hợp các bà. Mặt khác,những vấn đề liên quan với việc giữ trẻ và trách nhiệm bố mẹ là một trong những khía cạnh căng thẳng nhất của sự tan vỡ. Các ông bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi vì 34% các ông sống với một đứa con it hơn so với các bà(3%).

(LE JOURNAL DU MEDECIN 1/6/2007).

3/ MÔI TRƯỜNG CÓ ẢNH HƯỞNG LÊN TUỔI THỌ HƠN CÁC GENES KHÔNG ?

Trong hầu hết các trường hợp, phương cách mà một sinh vật sử dụng các gènes được thừa hưởng có tầm quan trọng lên sức khỏe và tuổi thọ it nhất cũng bằng với chuỗi riêng của các gènes này.Các nghiên cứu trên người được thực hiện ở các trẻ sinh đôi « thật sự » gợi ý rằng chuỗi riêng của các gènes can dự 25% vào thời gian sống lành mạnh (durée de vie en bonne santé) và các tương tác với môi trường tác động 75%.Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng môi trường xã hội kinh tế và văn hóa có những hiệu quả rất quan trọng về mặt tuổi thọ.Ở Pháp,một công nhân lành nghề ở lứa tuổi 35, có tuổi thọ trung bình 7 năm thấp hơn tuổi thọ trung bình của một cán bộ cao cấp. Không những chỉ có sự bất bình đẳng rõ rệt theo nghề nghiệp mà cả trên bình diện địa dư, tuổi thọ cũng thay đổi tùy theo vùng của một quốc gia. Ở Anh các nghiên cứu được tiến hành trong các cơ quan hành chánh đã chứng tỏ rằng với tình hình xã hội kinh tế và văn hóa tương tự nhau, tuổi thọ trung bình giảm nhiều năm từ cao đến thấp của thang thứ bậc hành chánh . Một nghiên cứu khác được tiến hành trên nhiều ngàn người vừa phát hiện rằng tuổi trung bình xảy ra các bệnh thoái hóa thần kinh liên hệ chặt chẽ với các yếu tố xã hội kinh tế và văn hóa, và đặc biệt là với mức độ và thời gian học vấn và cao học : tuổi trung bình xảy ra chứng sa sút trí tuệ (démence) biến thiên 15 năm tùy theo các biến số nói trên.Các ý niệm thiết yếu này thường không được biết đến hoặc ít được chú ý đến. Còn các cơ chế giải thích ( mối liên hệ giữa các yếu tố xã hội này và sự vận hành của cơ thể ) không được nghiên cứu đầy đủ. Chúng ta thường có khuynh hướng không muốn thấy rằng phương cách chúng ta đang dùng để xây dựng xã hội và mối tương tác xã hội có những hậu quả quan trọng về mặt sức khỏe và tuổi thọ.

(POUR LA SANTE 5/2007).

4/ VI KHUẨN LÀ NGUỒN GỐC CỦA ĐÁI ĐƯỜNG NƠI NGƯỜI MẬP.

Ăn đồ béo làm dễ sự lên cân và xuất hiện bệnh đái đường. Đó là điều đã được biết đến.Trái lại,điều chúng ta không biết là cơ chế chính xác chịu trách nhiệm những rối loạn chuyển hóa này.Từ nhiều năm nay,các nhà nghiên cứu đặc biệt tìm hiểu hệ khuẩn ruột (flore intestinale) và các nhóm nghiên cứu của các giáo sư Rémy Burcelin (Inserm,Toulouse) và Nathalie Delzenne (Université Catholique de Louvain, Belgique) vừa chứng tỏ rằng các vi khuẩn sống trong ruột của chúng ta có thể là căn nguyên của những bệnh lý như vậy.Tuy điều này đã được chứng minh trên chuột nhưng các nhà nghiên cứu nghĩ rằng các kết luận cũng có thể được suy diễn trên người. « Yếu tố làm phát khởi bệnh đái đường và béo phì (obésité) là một nội tiết tố (endotoxine), một thành phần của thành vi khuẩn. » Rémy Burcelin đã giải thích như vậy.Thật vậy, sau khi đã cho các chú chuột một chế độ ăn uống tăng calorie, giàu chất béo bảo hoà, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy một sự biến đổi của hệ khuẩn ruột của các động vật gậm nhấm, xảy ra nơi vài vi khuẩn Gram âm. Các vi khuẩn này sản xuất các nội độc tố đi vào máu và gắn vào các tế bào máu và bề mặt của gan.Sau đó một phản ứng viêm xảy ra, dẫn đến sự phát sinh bệnh đái đường và bệnh béo phì. » Một trong những cách phòng ngứa có hiệu quả nhất là biến đổi hệ khuẩn ruột bằng một chế đó ăn uống thích hợp.”Chúng tôi đang trắc nghiệm tác dụng của các sợi dinh dưỡng (fibres alimentaires) và yaourt loại probiotique lên các bệnh nhân có nguy cơ ».G.S Burcelin tiếp tục phát biểu như thế.

(SCIENCES ET AVENIR 6/2007)

5/ GIẢI PHẪU KHÔNG GÂY SẸO.

Ở Strasbourg, các phẫu thuật viên cắt bỏ túi mật của một nữ bệnh nhân mà không cần rạch thành bụng. Hai phẫu thuật không gây sẹo mổ vừa được thực hiện: một ở Nữu Ước, một ở Strasbourg.Ở Pháp, phẫu thuật có tên mật mã là Anubis,chỉ vị thần Ai Cập đã sử dụng những dụng cụ dài và có thể uốn được đề ướp xác Osiris.Các nhà phẫu thuật đã tiến hành cắt bỏ túi mật bị sỏi bằng đường âm đạo mà không cần phải rạch thành bụng. Một ống nội soi (endoscope) được đưa vào âm đạo và thành sau của âm đạo được chọc thủng (rồi được may lại vào cuối phẫu thuật) để cho phép đưa dụng cụ đến tận xoang bụng. Sau đó phẫu thuật được tiếp diễn như bình thường với ông nội soi được trang bị dao điện, pinces và dao. Các đường thiên nhiên khác như miệng, mũi, da dày, ống thoát tiểu, trực tràng, có thể được sử dụng trong phương pháp giải phẫu mới được gọi là xuyên lòng (transluminal) bởi vì dụng cụ đi qua lòng (lumière) hay bên trong nội tạng. Sự liền sẹo xảy ra nhanh hơn, sự hồi phục diễn ra ngắn hơn, giảm đau đớn và các nhiễm trùng hậu phẫu, không có chấn thương thành bụng, ưu điểm về mỹ thuật. Đó là tất cả những lợi ích được đưa ra bởi những người tán đồng phương pháp phẫu thuật này.Tuy nhiên,thời gian phẫu thuật kéo dài ( 3 giờ thay vì 1 giờ với phương pháp cổ điển) và sự cần thiết có một nhóm đông đảo phẫu thuật viên có kinh nghiệm làm hạn chế sự phổ biến của phương pháp phẫu thuật này.

(SCIENCES ET AVENIR 6/2007)

6/ SỰ VÔ HIỆU CỦA MỘT THƯỚC CHỐNG ĐAU TRONG BỆNH THOÁI HÓA KHỚP.

Để chống lại sự đau đớn trong bệnh thoái hóa khớp (arthrose), thật là vô ích khi trông cậy vào hiệu quả của nhiều dược phẩm chứa chondroitine. Theo Stephan Reichenbach và Peter Juni thuộc Đaị Học Berne (Thụy Sĩ) thì chondroitine không có hiệu quả hơn một placebo. Để đi đến kết luận này, hai nhà dịch tể học đã xem lại 20 công trình nghiên cứu từ năm 1990 và 2006,được thực hiện trên những bệnh nhân bị thoái hóa khớp, nhằm so sánh hiệu quả của chondroitine với một placebo (hoặc hoàn toàn không điều trị chống đau).Theo họ, chỉ những công trình nghiên cứu mới đây nhất bao gồm một lượng đầy đủ các bệnh nhân nên các kết quả có thể tin cậy được. Thế mà các kết quả này lại không chứng tỏ một thuyên giảm nào của đau khớp dưới tác dụng của chondroitine. Tin hay nhất cho những người dùng loại thuốc này đó là chondroitine có vẻ không có các tác dụng phụ nhiều hơn một placebo. Tin hay nhất cho những người dùng loại thuốc này đó là chondroitine có vẻ không có các tác dụng phụ nhiều hơn một placebo.

(SCIENCE ET VIE 6/2007)

7/ HỢP CHỨNG WOLFF-PARKINSON-WHITE

Tác giả của hợp chứng Wolff-Parkinson-White chính thức được quy cho 3 người. Hợp chứng này là một dạng kích thích tâm thất xảy ra sớm,do đó một phần hay toàn bộ luồng điện từ các tâm nhĩ trái bị lệch ra khỏi nút nhĩ thất (noeud auriculo-ventriculaire) trên đường của bó His.Thật là kỳ lạ vi hợp chứng này lại không mang tên người đã mô tả hợp chứng này đầu tiên.Năm 1915, Frank Norman Wilson ( 1890-1950) đã mô tả những triệu chứng của hợp chứng này nơi một sinh viên 19 tuổi.Chỉ vào năm 1930 hợp chững mới có tên như ngày nay.sau khi 2 bài báo khoa học cua Louis Wolff, Sir John Parkinson và Paul Dudley White Cũng như mọi thầy thuốc giỏi Boston được nể vì, Louis Wolff (1898-1972) đã học ở Đaị Học Havard.Ông bắt đầu sự nghiệp ở Massachusetts General Hospital với tư cách là thầy thuốc chuyên khoa tim.Vài năm sau đó ông cũng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo của Laboratoire d’electrcardiographie của Beth Israel Hospital. Đừng lẫn lộn Parkinson trong hợp chứng Wolff-Parkinson-White với James Parkinson mà tên gắn liền với bệnh Parkinson,căn bệnh thoái hóa thần kinh nổi tiếng. Parkinson trong hợp chứng WPW là Sir John Parkinson ( 1885- 1976) ,thầy thuốc chuyên khoa bệnh tim của Đaị Học Fribourg (Đức) sau khi đã theo học ở London College .Được tuyển mộ vào Royal Army Medical Corps vào lúc đệ nhất thế chiến, ông được thăng chức thiếu tá năm 1917 và được bổ nhiệm làm trưởng trung tâm quân sự về khoa tím có căn cứ ở Rouen. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông trở lại Luân Đôn và được bổ nhiệm làm trưởng Khoa Tim. Mối quan hệ của ông với quân đội vẫn không mai một và ông đem hết khả năng chuyên khoa Tim của ông để phục vụ Không Quân Hoàng gia cho đến năm 1956. Đồng thời ông được vua George phong Hiệp Sĩ năm 1948 và năm 1952 ông chủ toạ hội nghị châu Âu đầu tiên về tim học (cardiologie). Paul Dudley White ( 1886-1973) là con cháu của một gia đình các thầy thuốc xuất thân ở Roxbury thuộc Massachusetts.Với tiền sử gia đình,White tuồng như có tiền định theo nghề thầy thuốc, nhưng có lẽ do cái chết của người em gái 12 tuổi bị bệnh sốt phong thấp cấp tính cuối cùng đã thúc đẩy ông hướng về chuyên khoa tim.Sau khi học xong ở Đại Học Havard,ông làm việc ở Bệnh Viện Toàn Khoa Massachusetts và công tác với BS Roger Lee.Cả hai đã hiệu chính một kỹ thuật đo lường sự đông máu, một kỹ thuật mà ngày nay luôn luôn được gọi là phương pháp Lee-White .Cũng như Parkinson, Paul Dudley White phục vụ dưới cờ của Hoàng Gia vào lúc đệ nhất thế chiến và đã được gọi đến vùng Bologne. Khi chiến tranh kết thúc,cộng tác với Hồng Thập Tự Hoa kỳ, ông tổ chức một cuộc cứu trợ ở Macédoine và các đảo Hy Lạp để tiệt trừ một dịch bệnh typhus ở đó.Do công trạng này ông đã được huân chương của chính phủ Hy Lạp.Trở lại Bệnh Viện Toàn Khoa Massachusetts, ông chú tâm vào tim học. Năm 1931, ông xuất bản tác phẩm tham khảo Heart Disease và vào năm 1948 ông được chọn để đảm nhiệm chức chủ tịch của hội nghị thế giới đầu tiên về tim học.Năm 1955,tên của White xuất hiện hàng đầu trên các tờ báo khắp thế giới vì ông đã ở bên cạnh giường của tổng thống Eisenhower sau khi ông này bị nhồi máu cơ tim.Sau đó Eisenhower đã tuyên bố rằng chỉ có White và bản thân ông ta là còn tin vào khả năng sống sót của ông mà thôi.Lịch sử của y khoa cũng ghi nhớ rằng White là một trong những người sáng lập của Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ

( American Heart Association). (Semper 5/2007)

8/ VITAMINE D VÀ BỆNH SUYỄN.

Các tiếng rít hô hấp (sifflements respiratoires) là một trong những triệu chứng chính của bệnh suyễn. Hai công trình nghiên cứu được tiến hành nơi 1.200 trẻ em tuổi từ 3 đến 5 tuổi cùng với các bà mẹ của chúng đã xác nhận rằng nguy cơ xuất hiện bệnh suyễn trong tuổi ấu thơ càng thấp nếu chế độ ăn uống của bà mẹ càng giàu vitamine D trong thời kỳ thai nghén. Đối với mọi gia tăng 100 ui vitamine D, nguy cơ này sẽ giảm đi 20% , dầu vitamine D được đem lại do thực phẩm hay do những thuốc bổ.

(SCIENCES ET AVENIR 6/2007)

9/ TINH DỊCH VÀ CHỬA SINH ĐÔI.

Chất lượng tinh dịch làm gia tăng khả năng song sinh (grossesse gémellaire). Đây là kết luận rút ra từ những dữ kiện thu lượm được nơi 50 người cha có con sinh đôi thật sự hoặc giả (vrais ou faux jumeaux) và nơi 50 người chứng có khả năng sinh đẻ bình thường.So sánh với tinh dịch của những người chứng, tinh dịch của những người cha có con song sinh có nồng độ tinh trùng đậm đặc hơn nhiều và có nhiều tinh trùng di động và hình thái bình thường hơn.

(SCIENCES ET AVENIR 6/2007)

10/ CAFE CÓ THỂ LÀM GIẢM NGUY CƠ BỊ BỆNH THỐNG PHONG.

Quý ông uống nhiều café có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thống phong, một bệnh viêm khớp gây đau đớn.Các nhà nghiên cứu đã phát biểu như vậy.Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng những người tham gia trong công trình nghiên cứu uống càng nhiều thi họ càng có ít khả năng bị mắc bệnh. Công trình nghiên cứu được chỉ đạo bởi BS Hyon Choi của University of British Columbia (Vancouver,Canada) được công bố trong số phát hành tháng 6 của tờ Arthritis and Rheumatism . Những người bị bệnh thống phong chịu những đợt viêm khớp xảy ra đột ngột và gây nên bởi nồng độ uric acid quá cao trong máu.Uric acid gây nên sự tích tụ các tinh thể trong khớp. Các kết quả được căn cứ trên một công trình nghiên cứu được thực hiện trên 45.000 đàn ông trong vòng 12 năm.Nghiên cứu nhận thấy rằng những người uống 4 đến 5 ly café mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh thống phong 40% thấp hơn so với những người không uống.Tỷ lệ này là 59% nếu uống 6(hoặc nhiều hơn) ly cafe mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu nói rằng có thể có một số lý do để giải thích tại sao café làm giảm nguy cơ mắc bệnh thống phong.Một trong những giải thích là café có khuynh hướng làm giảm nồng độ uric acid trong máu.Caffeine có vẻ không đóng một vai trò to lớn nhưng các cấu chất khác của café có thể có tác động lên nồng độ insulin.Các nhà nghiên cứu đã phát biểu như vậy.

(INTERNATIONAL HERALD TRIBUNE 31/5/2007)

BS NGUYỄN VĂN THỊNH (10/6/2007)

Thông Tin Y Học

  • Thông tin Y học - Số 39 - Đại Linh
  • Thông tin Y học - Số 36 - Đại Linh
  • Cấp cứu Nội khoa số 5 -  BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 4 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 3 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 2 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Giới thiệu Dược phẩm mới số 1 -  Võ Đăng Đài
  •  Thông tin Y học - Số 35 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 34 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 33 - Đại Linh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 1 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Thông tin Y học - Số 32 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 31 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 30 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 29 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 28 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 27 -Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 26 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 25 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 24 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 23 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 22 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 21 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 20 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 19 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 18  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 17 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 16 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 15 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 14 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 13 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 12 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 11 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 10 -  Đại Linh
  •  La Circulation ExtraCorporelle - Bùi Phương
  • Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
    Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.