CẢM NGHĨ VỀ GÂY QUỸ LÀM PHIM “VIET NAM WAR”

 

Trong tháng vừa qua, trên nhiều mạng lưới chính trị cũng như thân hữu và ngay trên diễn đàn của Hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại của tôi, vấn đề Gây Quỹ làm Phim Giáo Dục “The Vietnam War” đã và đang gây sôi động trong sinh hoạt của nhiều hội đoàn và trong lòng nhiều cá nhân. Nhất là từ khi vào sáng Thứ Tư ngày 25 tháng 4, 2018 vừa qua, hơn 75 thành viên Cộng Đồng Người Việt khắp Tiểu Bang California đã có mặt tại Quốc Hội Sacramento để ủng hộ Dự Luật SB 895 do Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đề ra. Dự luật này nhằm đòi hỏi Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy Tiểu Bang California (IQC) thiết lập mô hình Chương Trình Giảng Dạy về Cuộc Chiến Việt Nam Cộng Hòa, Thời Hậu Chiến và những đau thương mất mát của người Tỵ Nạn Cộng Sản Việt Nam trên đường đi tìm Tự Do.  Sau khi Ủy Ban Điều Trần nghe được các lý do ủng hộ Dự Luật SB 895 từ các thành viên trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn, các Cựu Chiến Binh, các Nhà Giáo và các Gia Đình Tử Sĩ, Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện đã đồng chuẩn thuận thông qua Dự Luật SB 895.

Dự Luật SB 895 này được đệ trình vào Tháng Giêng, 2018, nhằm đòi hỏi thiết lập một Chương Trình Giảng Dạy trong các học khu khắp tiểu bang, từ lớp mẫu giáo đến lớp 12, hầu các học khu có một mô hình trung thực để có thể noi theo khi giảng dạy về Cuộc Chiến Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Tự Do, thời hậu Chiến Tranh Việt Nam và những đau thương mất mát của các thuyền nhân và bộ nhân trên đường đi tìm Tự Do. Dự Luật SB 895 cũng đòi hỏi Chương Trình Giảng Dạy phải bao gồm các truyền khẩu và bài viết trung thực của các chứng nhân về các kinh nghiệm trải qua trong Cuộc Chiến Việt Nam Cộng Hòa, thời hậu chiến, và những đau thương trên đường đi tìm Tự Do.

Ngay sau buổi điều trần này, Dự Luật SB 895 sẽ được chuyển sang Ủy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện để xem xét vào Tháng Năm. Đây là bước kế tiếp không kém phần quan trọng trong tiến trình lập pháp, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tha thiết kêu gọi đồng hương tiếp tục ký Bản Kiến Nghị trên trang mạng. Song song với sự kiện một chương trình về cuộc chiến Việt Nam bao gồm thời hậu chiến, những đau Thương mất mát của người Tỵ Nạn sẽ được giảng dạy tại các trường Trung Tiểu Học của Tiểu Bang California, sự cần thiết có mặt của một tập Phim Giáo Dục về cuộc chiến Việt Nam cũng sẽ vô cùng quan trọng.

Phim Giáo Dục này bao gồm 2 tập. Tập đầu tiên phản bác lại bộ phim của Ken Burns & Lynn Novick do Ông James McLeroy, một cựu chiến binh Mỹ và đại diện cho Hội bất vụ lợi VVFH (tức Vietnam Veterans for Factual History), cùng ông Fred Koster, đạo diễn phim “Ride the Thunder”, thực hiện. Phần kế tiếp nói về chiến tranh Việt Nam cùng những hậu quả do cuộc chiến gây ra trên cái nhìn của Miền Nam Việt Nam, do Trung Tâm Văn Hóa và Định Cư Người Việt Tỵ Nạn, tức Việt Museum IRCC (The immigrant Resettlement & Cultural Center, San Jose, CA) và Đài truyền hình SBTN.

Sau đây, tôi xin có vài nhận định cùng cảm nghĩ của mình, được chia làm hai phần: phần đầu về Ý Nghĩa của một phim Giáo Dục chính thức cho “The Vietnam War”, và phần sau về Gây Quỹ làm phim.

I/ Chiến tranh VN luôn là một đề tài gay cấn và được nhìn dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ phía bên thắng cuộc và bên thua cuộc, bên phản chiến cực tả và bên ủng hộ cực hữu, bên cấp tiến và bên bảo thủ, bên hippie tóc dài make love not war của giới sinh viên trẻ của các thành phố lớn, bên tóc ngắn của các thành phần thanh niên nam nữ thuộc vùng thôn quê luôn giữ vững tinh thần yêu nước, bên hòa hợp hòa giải có tính thiên cộng, bên quốc gia chống cộng… trong nước VN từ xưa cho đến ra hải ngoại,và ngay cả trong nước Mỹ khiến cho xã hội cùng chính trị bị phân hóa và văn hóa giáo dục có phần nào bị ảnh hưởng.

Trước hết, tôi xin tóm lược những con số trong cuộc chiến Việt Nam: có 2,7 triệu quân nhân Mỹ (chiếm 9.7% của lứa tuổi trong nước) phục vụ trong bộ máy chiến tranh, trực tiếp trong cuộc chiến hay gián tiếp phụ giúp từ bên ngoài, trong đó có 58,220 binh sĩ hy sinh, và 304 ngàn thương binh bao gồm luôn 75 ngàn cựu chiến binh trở thành phế nhân. Dựa theo tài liệu Bộ Quốc Phòng Mỹ, chi phí cho cuộc chiến VN lên tới 173 tỷ mỹ kim trong thời gian 10 năm (1963-1973), tức khoảng 777 tỷ mỹ kim tính vào năm 2003, chưa kể 250 tỷ mỹ kim cho việc săn sóc về sau cho 75 ngàn cựu chiến binh hoàn toàn bị tàn phế. Về phía VNCH gần 250 ngàn quân nhân hy sinh; về phía CS Bắc Việt có 1,1 triệu bộ đội bị chết. Và cho cả 2 miền Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam, trên 2 triệu dân bị chết, với đa số trên mảnh đất của Miền Nam Việt Nam vì chính phủ Miền Nam không đem quân ra chiếm phá Miền Bắc. Con số này kể luôn 500 ngàn cán binh Việt Cộng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam; 586 ngàn là nạn nhân của chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất tại Miền Bắc (dựa theo báo Thanh Niên VN, ngày 25 tháng 8, 2012), 587 ngàn thường dân Miền Nam bị chết giữa 2 lằn đạn, 222 ngàn dân bị sát thương bởi pháo kích bừa bãi, mìn, và tấn chiếm vào các thị xã thành phố; 40 ngàn dân Miền Nam bị ám sát hoặc hành quyết bởi Việt Cộng, đặc biệt tại các hạ tầng cơ sở làng xã, và cả trên trăm ngàn người bị mất tích; và cuối cùng chúng ta phải kể luôn là khoảng cả 100 ngàn dân sự VC, cảm tình viên VC hoặc bị nghi ngờ VC đã bị giết trong các chiến dịch càn quét của chính phủ Miền Nam VN. Ngoài ra, có cả 1,2 triệu dân Miền Nam phải di tản và tái định cư (Wikipedia/VN war Casualties/ RJ. Rummels & Lewy).

Nói về vấn đề tù binh chiến tranh, Mỹ có 130 tù binh bị chết, 591 tù binh được trao trả, và khoảng 2500 quân nhân bị mất tích mà trong số đó chỉ có 1200 người được xác nhận tử trận. Với VNCH, có 3,250 tù binh chiến tranh được trao trả trong 4 đợt vào năm 1973, trong khi đó có đến 16 ngàn tù binh chiến tranh bị chết trong thời gian bị CS giam cầm. Về phía CS, có 21,313 tù binh vừa cả VC lẫn CS Bắc Việt được trao trả trong 1973, và có 5 ngàn tù binh của chúng bị chết trong tù tại Miền Nam, bao gồm cả trăm người bị chính đồng đội thủ tiêu vì nghi ngờ thay đổi hướng chính trị. Trong các cuộc trao trả tù binh, có tất cả 240 cán binh CS xin được ở lại Miền Nam và hưởng quy chế hồi chánh. Trong một buổi trao trả tù binh vào ngày 21 tháng 3, 1973 tại bờ sông Thạch Hãn, 1,200 cán binh CS được trao trả trong khi ta chỉ nhận vỏn vẹn chỉ 3 tù binh nhưng phải được khiêng bằng cáng. Cũng xin nhắc lại là các tù binh VNCH trong cuộc hành quân Hạ Lào 1971 và các Biệt Kích nhảy vào Miền Bắc bị phía CS từ chối trao trả, và có 216 ngàn VC tự động ra chiêu hồi với chính quyền Miền Nam VN.  

Có 3 biến cố quan trọng về chiến tranh VN cũng đáng nhắc nhở: biến cố Mậu Thân 1968, tuy CS bị mất 45,267 cán binh với đa số là VC, nhưng CS Bắc Việt có được chiến thắng trên bình diện về tuyên truyền chính trị và chiến thuật; Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, khoảng từ 50 ngàn – 75 ngàn binh sĩ với đa số là chính quy CS BV bị thiệt mạng và quân đội VNCH tái chiếm lại được Quảng Trị, nhưng quân CS BV chiếm được giải đất từ Bến Hải tới bờ Bắc sông Thạch Hãn và nhóm VC & BV chiếm được Lộc Ninh làm thủ phủ cho MTGPMN. Biến cố cuối cùng đau thương nhất của đất nước là ngày 30 tháng 4, 1975 khi Miền Nam VN chúng ta bị mất vào tay CS, kéo theo bao nhiêu hệ lụy với cả triệu quân dân cán chính bị giam trong nhà tù CS, với 185 ngàn người trong số này bị mất mạng trong khi ở tù, 65 ngàn người khác bị hành quyết bên ngoài trại tù, và mấy trăm ngàn người chết trên biển trên đường bộ trên đường vượt thoát tìm tự do.

Từ khi nhóm Ken Burns / Lynn Novick, trong đó bao gồm nhiều cá nhân của CSVN và thân cộng hợp tác dựng phim “The Vietnam War” trình chiếu trên màn ảnh của PBS vào 2017, quá nhiều người trong nước Mỹ và trong cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn CS chúng ta đã nhìn thấy sự xuyên tạc một chiều trắng trợn của kẻ dựng phim không ngoài với mục đích duy nhất là bóp méo sự thật và làm lợi cho phía CS. Và chính nó đã nói lên được vị trí thiên tả cố định của hầu hết các hãng truyền thông lớn của nước Mỹ.

Nhóm làm phim của Ken Burns đã mời và phỏng vấn rất nhiều nhân vật gốc người Việt Tỵ Nạn CS. Nhưng sự thật đằng sau các cuộc phỏng vấn là họ đã không tôn trọng sự thật do chính các nhân chứng được phỏng vấn trả lời. Như trường hợp BS. Lê Đình Thương được mời phỏng vấn (có lẽ do cuốn truyện A Life Changed của anh xuất bản năm 2005). Sau khi BS. Thương, hiện hành nghề tại NJ, và đương kim Chủ Tịch Hội Ái Hữu YK Huế Hải Ngoại, được đón tiếp lịch sự và mời ăn trưa, cuộc phỏng vấn bắt đầu. BS. Thương một mực trả lời các câu hỏi hoàn toàn theo đúng những gì mắt thấy tai nghe và theo đúng lương tâm công chính của mình vốn là công dân của VNCH, một nước có chủ quyền, có quốc hội, có quốc ca, có quốc kỳ, có quân đội, và hoàn toàn được thế giới công nhận, đã bị một nước khác xâm lăng chứ không phải giải phóng vì nước CS độc đảng này cũng có một quốc kỳ, một quốc ca, một quốc hội và một quân đội riêng và cũng được một số nước khác công nhận. Cho nên trong cuộc chiến tranh VN, nước Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam VN phải chiến đấu chống kẻ xâm lược là Miền Bắc Cộng Sản. Chính Nghĩa thuộc về Miền Nam bị xâm chiếm nên phải tự vệ, Miền Bắc là kẻ xâm lăng giết người, gieo rắc tang thương và tàn phá Miền Nam. Và cái gọi là mặt trận giải phóng Miền Nam chỉ là một tổ chức chính trị bù nhìn của CS Bắc Việt nhằm phá rối trị an, lung lạc và gây chia rẽ Miền Nam Việt Nam. Vì vậy mà mọi người đều chứng kiến MTGPMN bị ông chủ của nó là CSBV xóa tên ngay sau khi chiếm được Miền Nam. Có lẽ vì những câu trả lời của BS. Thương hoàn toàn ngược với sự chờ đợi của nhóm Ken Burns, nên chúng đã thay đổi thái độ, chấm dứt ngang cuộc phỏng vấn có quay phim và tiễn ra về không một lời cám ơn. Tuy sau đó BS. Thương không thấy hình ảnh của mình cùng các câu trả lời của mình trong bộ phim The VN War của Ken Burn, nhưng anh cảm thấy an lòng vì ít ra thì nhóm làm phim đã không thể lợi dụng được một chút gì trong cuộc phỏng vấn có tính toán của chúng.

Trường hợp của Luật Sư Phan Quang Tuệ, nguyên Thẩm Phán Liên Bang về Di Trú của tòa án San Francisco, thì lại khác. Nghĩ mình là luật sư và cựu thẩm phán, nên ông thẩm phán Phan Quang Tuệ đã thoải mái trả lời các câu hỏi và cho thêm ý kiến riêng của mình trong cuộc phỏng vấn dài hơn nửa giờ. Để bây giờ Thẩm Phán Tuệ rất ân hận và đành ngậm đắng nuốt cay khi thấy trong phim trình chiếu, nhóm làm phim chỉ cho vào những đoạn phim có lợi cho mục đích đen tối của chúng sau khi cắt bỏ hoàn toàn những lời quan trọng kết tội VC và CS Bắc Việt của mình. Theo Vietnam Veteran for Factual History: “Phan Quang Tue is the son of Dr. Phan Quang Dan, a prominent opposition figure during the war. Dan was a hard-working, charismatic guy who had his own designs on the Palace, but his son was a lawyer in Saigon during the war, and then became an immigration judge in SF while in the States. He was the absolutely worst person to pick to represent the South Vietnamese voice. Several senior leaders in the Vietnamese community agreed.” Và theo V. Chánh biết thì cũng có những người được phỏng vấn đã bị nhóm Ken Burn lừa như trường hợp trên, theo lời kể / viết trên các nhận định của các cá nhân đó từ các trang báo điện tử hay các diễn đàn chính trị.

Quý vị thân mến, trong thời cổ của nước Tàu, triều đình vua nào cũng có một vị quan với bổn phận ghi lại lời vua phán trong các lần chầu triều, công việc của vua làm và dân chúng đói khổ ấm no như thế nào, chiến tranh ra làm sao… Thấy thì tưởng chức vụ đó tầm thường, nhưng thật sự trách nhiệm viết và ghi lại lịch sử của những vị quan đó rất quan trọng. Vào một thời điểm nào, vị vua trong nước rất ác độc, hại dân, làm toàn chuyện xấu xa khiến dân tình ta thán; quan viết sử ghi chép đúng sự thật. Vua giận sai lính đem đi chặt đầu. Người quan khác vào thay thế, và hàng chục quan kế tiếp cũng ghi sự thật rồi cũng bị vua giết. Cho đến ngày ông vua gian ác đó bị thí quân thì câu chuyện giết quan ghi sử mới thôi. Và lịch sử vẫn tiếp tục được ghi lại trung thật.

Từ câu chuyện trên, chúng ta đều biết lịch sử, rất quan trọng cho sự hình thành và xây dựng của một dân tộc, phải hoàn toàn công bình theo đúng sự thật, hoàn toàn khách quan. Không vị nể, không phe phái, không trục lợi, và nhất là không phải bị bóp méo làm tay sai cho bất cứ một quyền lực nào. Bao nhiêu vụ thảm sát dân lành, bao nhiêu cuộc pháo kích không thương tiếc vào dân thành phố, bao nhiêu đánh phá, bỏ bom, đặc mìn giết hại vô số người dân, thủ tiêu ám sát, chôn sống…và bao nhiêu tội ác chiến tranh do chính quân xâm lược CS Bắc Việt chủ trương… đã không hề được nhắc đến trong cuốn phim của Ken Burns, hoặc nếu có thì chỉ phớt qua.

Hiện tình của nước VN từ ngày chúng chiếm lấy càng ngày càng đau buồn, thối nát, tham nhũng tràn lan, đàn áp dã man, ức hiếp người dân yếu thế, chiếm đất của dân lành làm giàu cho chúng trong khi lại dâng đất, dâng biển và đảo cho Tàu, buôn bán con gái VN ra bên ngoài như một món hàng có thể trả lại nếu không vừa ý, một hiện tượng chưa bao giờ có trong lịch sử nước Việt từ xưa cho đến khi CS lên nắm chính quyền… Bên cạnh đó, không thiếu những người trong nước, những anh thư hào kiệt trong mọi tầng lớp xã hội, đã can đảm hy sinh chịu lụy vào thân để nói lên tiếng nói yêu nước chân chính, đòi hỏi quyền làm người với sự tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo… đã bị chính quyền giam hãm, gia đình bị phong tỏa kinh tế… sự kiện lịch sử cho thấy sau hiệp định Geneve 1954 cả triệu người miền Bắc di cư vào Nam, sau 1975, cả triệu người phải vượt biên vượt biển tìm tự do. Trong khi ấy với Pháp đô hộ, Nhật nắm chính quyền, Mỹ nhảy vào chẳng có một làn sóng di cư đáng nói nào cả.

II/ Nếu chúng ta, những người rời VN vì bất cứ lý do gì, tỵ nạn từ thuở VNCH rơi vào tay CS, đã từng lớn lên và trưởng thành trong Miền Nam VN, đã từng phục vụ hay không cho chính quyền VNCH, hoặc theo cha mẹ ông bà định cư H.O, được bảo lãnh diện ODP, hoặc theo diện vợ chồng, và hiện tại đang sinh sống bên ngoài nước VN CS, chúng ta nên có một cái nhìn đứng đắn hơn để biết chính chúng, CSVN và đám truyền thông thiên tả tại Mỹ, đã và luôn cố gắng viết lại trang sử về chiến tranh VN theo cái nhìn có lợi của chúng. Cho dù chúng tuyên bố và hô hào rằng mục đích phim The Vietnam War là để đem lại sự thông cảm cho nhiều phía và hàn gắn vết thương chiến tranh. Vì cũng chính chúng là những người CS vô thần, vô lương tâm, chuyên môn lật lọng, lừa đảo gian dối, mưu mô, ác độc hơn quỷ dữ và quỷ quyệt còn hơn cả rắn độc. Phải chăng chúng từng lên tiếng “nhà ngụy ta ở, vợ ngụy ta lấy, con ngụy ta sai”? Phải chăng chúng từng chửi rủa dân tỵ nạn rồi lại quay ra đón chào khúc ruột ngàn dặm một cách trơ trẽn mà không hề biết xấu hổ? Phải chăng chúng vẫn “ngoan cố” chối bỏ sự kiện giết hàng ngàn người tại Huế, kể luôn cả bốn vị GS. người Đức dạy các sinh viên chúng tôi trong trường YK Huế? Còn đâu nữa là những câu nằm lòng “tiên học lễ, hậu học văn” khi phong cách tử tế và lương thiện của con người xứ Việt dạo nào hoàn toàn biến mất. Mất luôn là ý nghĩa cao quý của những câu “tương thân tương ái”, tự do, bác ái, công bằng, từ tâm, nhân phẩm, danh dự, trách nhiệm, đạo đức, hạnh kiểm…

Vì vậy bọn Cộng Sản không ngại xử dụng cả mấy chục triệu đô la để xây dựng cuốn phim thô bỉ và lừa bịp nói trên.
Khi phim Vietnam War của Ken Burns xuất hiện, rất nhiều người trong chúng ta đã tức giận, đã phản đối bằng cách không mở đài PBS ra xem, sau khi biết rõ nội dung xuyên tạc của chuyện phim cùng mục đích của nó. Cũng có rất nhiều nhân vật, VN có, Mỹ có, viết những bài phản biện đăng trên hệ thống báo chí hay phát hình trên truyền hình của Mỹ. Sau đây tôi xin sao lại những tài liệu dẫn chứng dưới đây:

Trước tiên xin mời quý vị đọc một phần bài viết của cựu Tr. Tá KQ VNCH Trần Bá Hợi viết trong diễn đàn của Vietnam Veterans for Factual History:
“…Communist members are no longer poor communists. They have all become Red Capitalist! These Red Capitalists and their children are living an ultra-luxurious life over their miserable and poor people in Vietnam. Never in the former RVN did I see politicians and high-ranking generals have multi-million dollar mansions or vacation houses like today’s Red Capitalists. Never did I see children of high-ranking officials of the RVN driving cars that even in the U.S. only some affluent people could afford like Rolls Royces, Ferraris and Maseratis! Just out of curiosity, I was wondering where are those journalists of the 1960 era? Why don’t they come out to criticize the current cruel communist dictators, the corrupt and immoral Red capitalists like they did during the Ngo Dinh Diem or Nguyen Van Thieu government? Where have these hypocrites been hiding?
It is outrageous to see some unconscionable people who reaped benefits and opportunities America afforded them to become rich and famous, yet for one reason or another they turned anti American. To these sick people, everything America does is wrong and the enemy is always right. The last advice I wish to convey to my younger generation is: “Never trust the Vietnamese Communists”!!! They have been proven to be evils of the worst kind all through the last half of the 20th Century until the present! They have changed their name from the Vietnamese Communist Party to the Vietnamese Workers Party and from the Democratic Republic of Vietnam to the Socialist Republic of Vietnam. They have transformed from poor peasants before 1975 to multi-millionaires and billionaires through plundering and stealing after April 30, 1975. In the bottom of their soul, they have not changed. They are still the inhumane, immoral, deceptive, dangerous, cruel and unpredictable communists. Don’t ever trust or believe them regardless of how sweet or conciliatory they try to convince you.”

Tiếp theo là lời viết mở đầu của anh Nguyễn Văn Phúc cho bản dịch thuật “The Forgotten South Vietnamese Airborne” của Đại Tướng Barry McCaffrey trong Đặc San Mũ Đỏ số 77:
Vào năm 1993, trong quyển tự truyện “It Doesn’t Take a Hero”, Đại Tướng Norman H. Schwazkopf đã dành nguyên một chương để viết về cảm nghĩ, thời gian ông phục vụ trong Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam; Năm 1995, tác giả Michael Martin (Command Sergeant) xuất bản quyển Angels in Red Hats: Paratroopers of the Second Indochina War,” gồm nhiều hình ảnh và bài viết của các cựu cố vấn Hoa Kỳ phục vụ trong Sư Đoàn Nhảy Dù; Năm 2009, Đại Tá hồi hưu Robert L. Tonsetic viết quyển “Forsaken Warriors: The Story of an American Advisor who Fought with the South Vietnamese Rangers and Airborne, về những kỷ niệm thời chinh chiến, phục vụ trong vai trò cố vấn với hai binh chủng này, Tiểu Đoàn 44 BĐQ, và Tiểu Đoàn 2 Dù; Đến năm 2012, Đại tá hồi hưu Mike McDermott viết quyển sách “True Faith and Allegiance: An American Paratrooper and the 1972 Battle for An Loc, về thời gian ông có mặt với Tiểu Đoàn 5 Dù trong trận đánh An Lộc; Vào tháng 5 năm 2014, Thiếu Tá hồi hưu John J. Duffy viết tập thơ “The Battle for ‘Charlie”, về trận đánh Đồi Charlie của Tiểu Đoàn 11 Dù; Cuối năm 2014, Đại Úy Gary N. Willis phi công Hoa Kỳ, từng bay biệt phái cho Sư Đoàn Nhảy Dù viết quyển “Red Markers, Close Air Support for the Vietnamese Airborne, 1962-1975, về các phi công bay yểm trợ không yểm, liên lạc với các cố vấn Hoa Kỳ trong các tiểu đoàn Nhảy Dù, cho những trận đánh của binh chủng Nhảy Dù. Cả sáuquyển sách này đều đề cao sự chiến đấu dũng mãnh của các người lính Nhảy Dù Việt Nam.

Những tưởng các quyển sách vừa nêu trên đủ nói lên được tấm lòng của các viên cố vấn Hoa Kỳ, dành cho các người bạn Nhảy Dù Việt Nam của họ. Nhưng, mới ngày hôm qua, ngày 8 tháng Tám, Đại Tướng hồi hưu Barry McCaffrey đã dành một sự ngạc nhiên cho người Việt tị nạn chúng ta, khi ông viết một bài viết ngắn trên báo New York Times [cho độc giả Hoa Kỳ], viết về những người lính Nhảy Dù Việt Nam, với tấm lòng cảm phục và sự tiếc nuối vô bờ.”          

Xin trích vài đoạn của ĐT McCaffrey viết trong “Có Một Binh Chủng Nhảy Dù Bị Lãng Quên” như sau:

Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam, mà tôi đã tham gia với tính cách là viên cố vấn phụ tá cho tiểu đoàn, là một đơn vị chiến đấu ưu tú. Cho đến năm 1967, các người lính Nhảy Dù, với quân phục ngụy trang và mũ đỏ riêng biệt, đã lên đến 13,000 quân nhân, tất cả đều là lính tình nguyện. Những người như chúng tôi được vinh dự làm việc với họ, rất kinh ngạc bởi lòng dũng cảm và chiến thuật táo bạo của họ. Các viên sĩ quan và các hạ sĩ quan thâm niên là những người lính rất tài năng và có đầy kinh nghiệm chiến trường; thật là một điều dễ quên khi biết các người lính Hoa Kỳ là mới mẻ đối với đất nước Việt Nam, trong khi nhiều người trong bọn họ đã có mặt với cuộc chiến từ năm 1951…
Sau bốn tháng trong ‘tua’ với Nhảy Dù, chúng tôi liên quan đến một trận đánh lớn và đm máu, tiếp sức cho các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ phía bắc Đông Hà, gần bờ biển, nằm về hướng bắc của Nam Việt Nam. Hai trong các tiểu đoàn của chúng tôi được trực thăng vận vào vùng Phi Quân Sự, tìm kiếm và chận đứng một đoàn quân quan trọng của Bắc Việt, đang di chuyển về hướng Nam. Công tác này trở thành ba ngày chiến trận khốc liệt và đầy máu. Viên cố vấn trưởng bị hy sinh. Người hạ sĩ quan dũng cảm, Thượng Sĩ Rudy Ortiz bị trúng đạn đầy người. Anh kêu tôi lắp băng đạn vào khẩu súng M-16 của anh và đặt súng lên ngực, để cho anh có thể “chiến đấu cho tới chết” như những người lính còn lại của chúng tôi (may mắn, anh thoát chết)

Chúng tôi có cả trăm thương vong và gần như bị tràn ngập. Nhưng những người lính Nhảy Dù chiến đấu dũng mãnh và bền bỉ. Trong lần nguy khẩn, với sự yểm trợ của không yểm vàhải pháo, chúng tôi tái phản công. Viên tiểu đoàn phó vẫn bước thẳng người trong lúc đạn bay đầy quanhđể đến ngay hố cá nhân tôi. “Trung Úy”, ông bảo tôi, “đây là giờ phút chúng ta mất mạng”. Tôi vẫn cảm thấy rợn da khi nhớ tới những lời nói của ông…

Trong chiến trận, lính Nhảy Dù không bỏ rơi đồng đội đã chết hay bị thương trên chiến trường, ngay cả võ khí cũng vậy. Trong một trận đánh khác, Tommy Kerns, người bạn cùng khóa tại trường West Point là một người to lớn, chơi football cho trường, bị thương nặng và bị kẹt trong một cái rãnh hẹp. Những người lính Nhảy Dù Việt Nam đang ở với anh, nhỏ con hơn anh nhiều, đã cố gắng nhưng không thể kéo anh ra khỏi rãnh. Thay vì rút lui và bỏ mặc anh, họ giữ vững tuyến và chiến thắng cuộc chiến đấu hung tợn cho cái thân xác to lớn của anh. Anh thoát chết nhờ vào lòng dũng cảm của các chiến binh Dù ấy.

Tất cả các sự việc này đã biến mất đi 50 năm trước đây. Các người lính trong Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam, những người đã may mắn thoát khỏi việc sụp đổ của miền Nam Việt Nam, hoặc là trốn thoát qua ngã Cam Bốt [Thái Lan] hay trải qua cả một thập niên trong các trại “cải tạo” tàn bạo kia. Gần như hầu hết những người đó rồi cũng đến được Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chúng tôi có một hội cố vấn người Mỹ cùng các chiến hữu người Việt, và có cả một Bia Đá Tưởng Niệm cho các Cố Gắng của chúng tôi tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington. Tại nơi ấy, chúng tôi gặp gỡ mỗi năm và nhớ lại những kỷ niệm đã cùng nhau chiến đấu, như thế nào. Chúng tôi đội Mũ Đỏ. Chúng tôi cười vang với các câu chuyện xưa kia, nhưng có một điều rất đau lòng là chúng tôi đã mất mát quá nhiều, và điều ấy lại là con số không, không có được một sự đền bù, tưởng thưởng nào.

Nhiều người đã luôn hỏi tôi về các bài học trong chiến trận tại Việt Nam. Những người trong chúng ta đã từng chiến đấu chung với Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam là những người không bao giờ lên tiếng. Tất cả những điều chúng ta luôn nhớ và biết đến là sự chịu đựng dũng cảm và lòng quyết tâm của các Binh Nhì Nhảy Dù Việt Nam, những người lính trẻ luôn thẳng bước vào chiến trận. Họ không có được các tượng đài vinh danh, chỉ trừ trong tâm tưởng và ký ức của chúng ta.”

Đại Tướng Schwazkopf sang Việt Nam năm 1965 khi còn là Đại úy, được chỉ định về Toán Cố Vấn 162, làm việc chung với các người lính Nhảy Dù Việt Nam. Năm 1992, cùng với Peter Petre, ông viết quyển tự truyện “It Doesn’t Take A Hero”,trong sách, ông dành nguyên một chương viết về thời gian ông làm cố vấn cho một Chiến đoàn Dù. Nguyên chương này cho thấy ông có một tấm lòng quý mến, cảm phục khi được vinh dự chiến đấu chung với những người lính Nhảy Dù Việt Nam. Xin được trích dẫn vài đoạn trong bản dịch của anh Nguyễn Văn Phúc dành cho Đặc San Mũ Đỏ số 76:

Chiến Đoàn Dù Việt Nam là đơn vị chiến đấu giỏi và vững chắc nhất của miền Nam Việt Nam, gồm có sáu tiểu đoàn và năm ngàn người lính. Chính quyền Sài Gòn dùng họ và Chiến Đoàn Thủy Quân Lục Chiến làm lực lượng “Tổng Trừ Bị”, và cho tất cả những mục đích khác: bất cứ khi nào tình hình nguy khẩn ở các tỉnh quan trọng có dính dáng đến các trận đánh nhau của bộ binh, Nhảy Dù hay Thủy Quân Lục Chiến sẽ được mang đến để giải cứu – và điều nầy vẫn thường xảy ra. Nhiều sĩ quan và hạ sĩ quan của binh chủng là những người lính nhà nghề, rất cứng cỏi và đã chiến đấu với bọn cộng sản từ trước trận đánh Điện Biên Phủ. Trong lúc họ chào mừng sự hiện diện của chúng tôi và quân viện của Quân đội Hoa Kỳ, họ chưa bao giờ để lỡ một cơ hội, nhắc cho chúng tôi biết, đây là cuộc chiến của họ. Đêm đầu tiên trong rừng, Đại Úy Hợp, trưởng ban hành quân chiến đoàn, nói với tôi, ông thà nhìn thấy mấy người con của ông chết hơn là để chúng lọt vào tay đám cộng sản, và nói mà trong lòng không có chút hận thù, “Các anh đến nơi nầy và chiến đấu, nhưng chỉ sau một năm, các anh trở về lại quê hương yên ấm của các anh. Nhưng đây là đất nước của chúng tôi và chúng tôi chiến đấu để sống còn.”Một vài sĩ quan Nhảy Dù xem người Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến với cách nhìn mỉa mai.

Ba trung đoàn chính quy – khoảng bảy ngàn lính – tập trung vào vùng cao nguyên (chúng tôi đã tình cờ chạm trán hai trong ba trung đoàn nầy tại Đức Cơ khi họ băng qua biên giới Cambodia để vào Nam Việt Nam). Kế hoạch của họ là đánh thẳng từ vùng cao nguyên xuống vùng bờ biển đông dân cư gần Qui Nhơn, do đó, sẽ cắt đứt miền Nam làm hai mảnh. Cuộc tấn công bị chận đứng vào giữa tháng Mười Một, khi Sư Đoàn 1 Không Kỵ đánh tan một thành phần lớn của lực lượng cộng quân dọc theo con sông Ia Drang, nằm ở phía nam Đức Cơ. Được biết đến với chiến dịch Thung Lũng Ia Drang, lần đầu tiên, trực thăng được dùng để mang một lực lượng lớn quân Hoa Kỳ vào trận địa. Đấy là một bước ngoặc trong chiến tranh cận đại và cũng là một bước ngoặc cho tôi, bởi vì tôi được gặp gỡ một người chỉ huy chiến thuật tài giỏi nhất mà tôi từng được biết…

Đại Tá Ngô Quang Trưởng là tham mưu trưởng của Tướng Đống. Ông trông không giống với ý tưởng của tôi về một thiên tài quân sự: chỉ cao có 5 ft 7, vào tuổi tứ tuần, rất là gầy, với đôi vai cong và cái đầu nhìn quá to so với thân hình. Gương mặt nhăn, cáu kỉnh, chả có đẹp trai tí nào, và lúc nào cũng có điếu thuốc trên môi. Vậy mà ông luôn được các sĩ quan và quân lính kính nể - và lo sợ bởi những tên chỉ huy Bắc Việt, những kẻ biết rõ khả năng của ông. Khi có cuộc hành quân khó khăn đặc biệt là Tướng Đống giao cho ông chỉ huy…

Khi chúng tôi dựng căn lều chỉ huy buổi tối ấy, ông mở bản đồ, mồi điếu thuốc và phát thảo kế hoạch hành quân. Di rừng giữa vị trí chúng tôi ngay những di đồi và con sông, ông giải thích, làm thành một hành lang tự nhiên – gần như con đường mà quân đội Bắc Việt phải chọn. Ông nói, “Khi hừng sáng, chúng ta sẽ gởi một tiểu đoàn và đặt nằm nơi đây, ngay bên trái chúng ta, là thành phần ngăn chận, giữa dải núi và con sông. Khoảng tám giờ sáng ngày mai, họ sẽ chạm nặng với địch. Khi ấy, tôi sẽ gởi một tiểu đoàn khác tới nơi đây, nằm bên phải chúng ta. Họ sẽ chạm địch khoảng mười một giờ. Tôi muốn anh cho pháo binh chuẩn bị khai hỏa vào vị trí nầy, ngay trước mặt chúng ta,” ông nói, “và khi ấy, chúng ta sẽ dùng tiểu đoàn thứ ba và thứ tư tấn công thẳng xuống con sông. Lúc đó, quân địch sẽ bị lùa vào bẫy, bọn chúng sẽ bị dồn xuống dòng sông.”

Tôi chưa bao giờ nghe những việc nầy khi còn học trong trường West Point. Lúc ấy, tôi nghĩ, “Việc gì mà lại tám giờ và mười một giờ? Bằng cách nào mà ông đưa ra kế hoạch kiểu đó?” Nhưng tôi cũng nhận ra kế hoạch mà ông đang phác thảo ra: Trưởng đã tái lập lại chiến thuật mà Hannibal đã từng dùng vào 217 B.C. khi ông bao vây và tiêu diệt quân La Mã dọc theo hồ Lake Trasimene.

Ít lâu sau khi ông ra mệnh lệnh, Trưởng ngồi hút thuốc và xem lại bản đồ. Chúng tôi kiểm soát lại kế hoạch nhiều lần, mường tượng từng chi tiết cho đến khuya. Khi trời sáng, chúng tôi gởi Tiểu Đoàn 3. Họ di chuyển đến vị trí và, thật là đúng, lúc tám giờ, họ gọi và báo cáo đụng nặng với địch. Trưởng gởi Tiểu Đoàn 5 đi về hướng phải. Lúc mười một giờ, họ cho biết đang chạm trán mạnh. Đúng như Trưởng đã dự đoán, khu rừng nằm bên dưới chúng tôi, quân địch di chuyển ngay vào Tiểu Đoàn 3 sát biên giới và lựa chọn, “Chúng ta không thể chạy thoát bằng con đường đó. Phải di chuyển ngược lại thôi.” Quyết định ấy vi phạm nguyên tắc cơ bản về lẫn tránh và trốn thoát. Nếu bọn chúng leo qua thung lũng, lên trên ngọn núi Chu Pong, bọn chúng có thể thoát khỏi. Nhưng chúng lại chọn di chuyển bên dưới thung lũng đứng như Trưởng đã dự đoán, và giờ thì chúng tôi đã bao vây chúng. Ông nhìn tôi và nói, “Cho pháo binh khai hỏa.” Chúng tôi bắn phá khu vực bên dưới trong vòng nửa giờ. Rồi ông cho lệnh hai tiểu đoàn còn lại tấn công thẳng xuống dưới đồi; tiếng súng nổ liên hồi khi chúng tôi theo họ di chuyển xuống đồi…

Khoảng một giờ trưa,Trưởng bảo,“Okay. Chúng ta ngưng tay.” Ông chọn một nơi thật lý tưởng, và tôi ngồi dùng cơm trưa với bộ tham mưu của ông! Đang lúc dùng cơm, Trưởng bỏ chén xuống và cho thêm vài lệnh trong máy truyền tin, “Ông đang làm gì vậy?” Tôi hỏi. Ông ta ra lệnh cho lính của ông lục soát chiến trường để tịch thu chiến lợi phẩm: “Chúng ta tiêu diệt nhiều quân địch, và đám mà chúng ta không giết được, bọn chúng quăng khí giới chạy mất

Ngay khi ấy, ông vẫn chưa thật sự thấy điều gì. Tất cả những sự việc điều diễn ra trong rừng. Và chúng tôi tiếp tục ở lại nơi ấy, các người lính mang đến hàng đống, hàng đống vũ khí, và chất đầy trước mắt chúng tôi. Tôi quá thích thú – chúng tôi đã chiến thắng một trận đánh quyết định! Nhưng Trưởng vẫn ngồi đó, hút thuốc lá…
Buổi sáng hôm tôi rời Việt Nam, khi tôi nói lời chào giã biệt với Trung Sĩ Hùng, mắt anh đm lệ. Tôi chưa từng bao giờ trông thấy một người lính miền Nam khóc. Tôi đưa cho anh khẩu súng lục của tôi, một hành động vi phạm cả trăm chỉ thị của Hoa Kỳ về những sự việc thân thiện với người Việt. Nhưng tôi đếch ngán. Khi tôi đến phi trường, một phần của binh chủng Dù đang được gởi đến một trận đánh nằm ở phía bắc thành phố Huế, và Tướng Trưởng đã có mặt ở chiến trường trước rồi. Khi phi cơ vừa chạy trên phi đạo, những người lính Mỹ quanh tôi khoái trá, hoan hô ầm ĩ, nhưng tôi bị nghẹn ở cổ họng. Bên ngoài cửa sổ, tôi có thể thấy được những người lính Nhảy Dù của tôi đang được đưa lên chiếc C-130. Rất đau lòng khi phải rời bỏ những người đàn ông mà tôi đã cùng chiến đấu, tôi nghĩ giống như tôi đã bỏ rơi họ….”

Colin Powell, viên cố vấn Hoa Kỳ và Đại Úy Võ Công Hiệu

Đây là một đoạn ngắn trong quyển sách “My American Journey” của Đại Tướng Colin Powell. Vào tháng Giêng năm 1963, với chức vụ đại úy, ông là cố vấn trưởng cho Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 3 Sư Đoàn 1 Bộ Binh mà viên sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn là Đại Úy Võ Công Hiệu. Vài tháng sau, Đại Úy Hiệu thuyên chuyển đến một đơn vị mới. Đại Úy Colin Powell vẫn ở lại đơn vị, và về sau, trong lúc đi đầu, ông bị đạp phải hầm chông, được di tản và không trở về lại với Tiểu Đoàn 2 Bộ Binh.

Năm 1968, Colin Powell sang lại Việt Nam, chức vụ Thiếu Tá tiểu đoàn phó, và thời gian ngắn sau, tạm thời làm Trưởng ban 3 trong Sư Đoàn 23 Bộ Binh Hoa Kỳ trong nhiều tháng. Năm 1989, chỉ vài tháng sau trận chiến Desert Storm, ông nhận được bức thơ của Đại Úy Hiệu, cho ông biết Hiệu ở tù mười ba năm, đang gặp khó khăn về hồ sơ nhập cảnh Hoa Kỳ. Đại Úy Colin Powell nay đã trở thành Đại Tướng, làm Tổng Tham Mưu Trưởng cho Bộ Tổng Tham Mưu [Liên Quân] của Quân Đội Hoa Kỳ. Ông nhờ Rick Armitage, người bạn đang làm việc tại Washington giúp lo hồ sơ cho gia đình Đại Úy Hiệu. Hồ sơ được chấp nhận, và gia đình Đại Úy Hiệu đến Hoa Kỳ trong năm 1991. Năm 1975, Đại Tá Võ Công Hiệu làm Trưởng phòng 3, Quân đoàn III. Ông không di tản, chịu mười ba năm ngục tù cộng sản.
Khoảng một năm rưỡi sau, trong tháng 10 năm 1991, tôi đang ở Minneapolis để nói chuyện cho một chương trình gọi là Minnesota Meeting, khi tôi bước vào phòng khách của khách sạn, ngay nơi sự việc đang diễn ra; và nơi ấy, có một người đàn ông nhỏ bé đang đứng đấy, bị bao trùm bằng một cái áo choàng không thích hợp, nhìn lạc lõng. Tôi nhận ra Hiệu ngay tức khắc. Ông đã đứng chờ tôi, và ông cười bẽn lẽn. Tôi ôm lấy ông. Đôi mắt chúng tôi ướt lệ. Ông cảm ơn về sự giúp đỡ của tôi và cho biết bằng cách nào mà ông tìm được một người bảo trợ cho gia đình ông tại Minnesota. Tôi mời Hiệu cho cuộc nói chuyện của tôi và sắp xếp cho ông ngồi trong một cái bàn ngay trước bệ đài. Tôi bắt đầu bằng câu nói, “Tôi vừa gặp lại một người bạn cũ ngay tại đây, người mà tôi đã không trông thấy gần ba mươi năm. Tôi muốn các bạn gặp g ông, một người hàng xóm mới và cũng là một công dân mới của Hoa Kỳ, Võ Công Hiệu.” Hiệu đứng lên trong sự cổ võ nồng nhiệt, nhìn ngơ ngác bởi số mạng đã mang ông đến một quê hương mới, ngay trung tâm Hoa Kỳ, quá xa và quá khác xa quê quán của ông; nhưng cuối cùng, ông có được tự do.Trích từ “My American Journey” Colin Powell.

Xin được tiếp tục trích dẫn vài đoạn viết của các cựu quân nhân Mỹ về chiến tranh VN như sau:

“Các phóng viên Hoa Kỳ trong Cuộc Chiến Việt Nam thường trẻ tuổi và không có kinh nghiệm tường thuật về chiến tranh. Họ có chút ít hay không biết một tí gì về lịch sử, chủ nghĩa Marx, chính trị thế giới, hay vấn đề Á Châu, vậy mà họ nghĩ rằng sẽ tường thuật, báo cáo về cuộc chiến phức tạp trên một nước người. Tương tự, họ chỉ có chút ít hiểu biết về quân sự. Peter Braestrup viết: “Chỉ một số ít, cho thí dụ, hiểu được sự việc khác nhau giữa, nói như, một khẩu súng cối và một cây đại bác, trung đoàn và sư đoàn, tiếp vận [logistic] và chiến thuật [tactic], hay tổng thể giữa sức mạnh của binh lính Hoa Kỳ (khoảng 500,000 người lính trong tháng Giêng năm 1968) và tương đối con số ít của các người lính thật sự khai hỏa võ khí vào quân địch (có lẽ là 100,000 người).
Robert Elegant gợi ý rằng, không hiểu rõ về cuộc chiến, những phóng viên trẻ bị lung lay bởi sự tàn bạo của chiến tranh, tàn phá và hủy diệt. Nhiều người bị nhầm lẫn sự dã man của tất cả các cuộc chiến với cuộc chiến riêng biệt tại Đông Dương, mà họ kết luận một cách không có suy nghĩ là độc nhứt trong lịch sử nhân loại, bởi vì đây là điều mới mẽ đối với họ.
Giống như những người lính Hoa Kỳ, các phóng viên không nhận được sự huấn luyện về văn hóa, ngôn ngữ và chánh trị của người Việt. Tuy họ dùng những người Việt nói tiếng Anh [không hợp cách], việc giao tiếp với người Việt vẫn thật là giới hạn và khó khăn. Thường xuyên, quan điểm của người Việt bị mất mát hay bị bỏ quên trong thời hạn cuối cho một câu chuyện, vấn đề hay biến cố xảy đến. Không nhận định với hay nói chuyện với người Việt, các phóng viên có xu hướng tập trung, như Braestrup dùng câu “kinh nghiệm Tây Phương” trong cuộc chiến. Dân chúng Hoa Kỳ, có thể nhìn thấy nhiều hơn, truy cập và quen thuộc; hậu quả là họ nhận nhiều nguồn thông tin trực tiếp bởi báo chí Hoa Kỳ. Trong một cuộc khảo sát, phân tích gia Lawrence Litchy tìm thấy, trong một thời điểm, trong 187 vấn đề thuộc về chiến tranh được trình chiếu mỗi tuần, chỉ có 28 là có liên hệ đến Nam Việt Nam, số lớn kia bày tỏ về các người lính Hoa Kỳ. Nói về vấn đề này, Đại Tướng Westmoreland phê bình: “Rốt cuộc, dân chúng tại quê nhà có ấn tượng sai lầm rằng chỉ có lính Hoa Kỳ, thực tế  là những người thật sự chiến đấu. Vì vậy, trong các căn phòng của đất nước Hoa Kỳ, đó chỉ là cuộc chiến của Hoa Kỳ.”
Losers Are Pirates/edited by James Banerian/1984

*****
 Tôi tiếp tục hành quân với Đại Đội Trinh Sát 302 ngày cũng như đêm, và hầu như là tôi đã thích từng phút từng giây cho những lần hành quân. Tôi đã được coi như là một người lính trong đại đội và được đối xử công bằng. Khi ở hậu cứ, chúng tôi chơi đùa, ăn nhậu chung với nhau, và khi bị mất một người bạn, chúng tôi cùng đau buồn như nhau. Tôi đã trở thành người bản xứ đến nỗi tôi tránh xa các người bạn Hoa Kỳ, vì họ không hiểu sự quan hệ giữa tôi với người Việt. Tôi không thích nhiều người Hoa Kỳ đã đối xử không tốt đẹp với người Việt, coi họ như là công dân hạng nhì ngay chính trên đất nước của họ. Hầu hết những người dân địa phương có giáo dục và đàng hoàng hơn những anh chàng GI làm việc ở thành phố Đà Lạt.
An NCO’s Story Gone Native/Alan G. Cornett/2000

*****
“Hơn hai giờ đầu, quân Bắc Việt pháo khoảng 200 viên đạn cối vào thành phố, làm cho mọi người phải kiếm chỗ trú ẩn. Khi trận pháo kích giảm đi, Thiếu Tá Nhã và Đại Uý Blair leo lên nóc một tòa cao ốc để quan sát cho rõ ràng hơn. Khi sương mù vừa tan, họ trông thấy quân địch bận đồ xanh rời khỏi cánh rừng và bắt đầu di chuyển vào thành phố.
Đại Uý Blair xoay người sang và hỏi Thiếu Tá Nhã sẽ làm gì?
“Chúng ta sẽ tấn công,” Blair cho biết Nhã đã nói với ông ta. “Lính Nhảy Dù không chết khi chiến đấu trong hố cá nhân. Họ chỉ hy sinh khi xung phong tấn công thẳng vào quân địch.”
Vậy đó, Tiểu Đoàn 9 Dù làm đúng việc đó, đại đội có viên cố vấn Smith xung phong thẳng vào quân địch, vậy mà quân địch với quân số đông gấp bội lại bỏ chạy. Về sau, cùng trong ngày, trực thăng hỏa lực trực thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ bay đến vùng giao tranh và bắt đầu bắn xuống những vật và những gì họ trông thấy được, kể cả quân bạn.
The Siege at Hue/George Smith/1999

*****

“Theo lời Đại Úy Johnson, trong số tám mươi tám người lính miền Nam trong các hố bom vào buổi sáng, ông đếm được ba mươi sáu người sống sót về lại Khe Sanh. Đó lại là điều mà giới truyền thông tường trình lại về quê nhà, với kiểu các người lính Quân đội miền Nam là những kẻ hèn nhát. Nhưng trong hệ thống chỉ huy của Hoa Kỳ lại khác, Tiểu đoàn 4 Bộ Binh đã chiến đấu suốt trong sáu tuần lễ; làm đoàn quân đoạn hậu cho trung đoàn rút lui, họ bị bao vây và hết đạn dược cho đến khi các chiếc trực thăng đến mang họ ra.”
Into Laos: The Story of Dewey Canyon II/Lam Son 719/Keith William Nolan/1986

*****

Trung Tá Hiếu ra lịnh cho người đại đội trưởng Đại Đội 51 đang phòng thủ mặt trước của tiểu đoàn. Đại đội sẽ phải nằm lại, cố thủ và làm thành phần chận hậu cho tiểu đoàn rút lui và di chuyển đến một vị trí mới. Nhiều phi cơ chiến đấu đang ở trên vùng và tôi nói với Trung Tá Hiếu rằng Trung Sĩ McCauley sẽ đi với ông; tôi muốn điều khiển cuộc dội bom và kiên quyết ở lại để làm cho xong công việc ấy. Sau khi vừa chỉ tay ra hiệu cho biết hướng phải đi, Trung Tá Hiếu nắm lấy áo tôi, kéo tôi lại sát người ông, ông nhìn thẳng vào mắt tôi và la lớn trong tiếng nổ vang của súng đạn: “Anh không ở đây lâu được. Ngày hôm nay, ngay tại nơi đây, Đại Đội 51 Dù sẽ Vị Quốc Vong Thân.”
Tôi có được cái nhìn rất rõ về những người lính của Đại đội 51 đang chạy ngược về từ những vị trí trước mặt. Cho một ít giây, tôi nghĩ họ sẽ chạy dạt về phía sau, tìm đường bỏ trốn, nhưng mắt tôi nhìn thấy một màu sắc chói sáng trên đầu họ. Họ đã liệng bỏ nón sắt, đội chiếc mũ bê-rê đỏ trên đầu và nhảy vào những hố chiến đấu đang bỏ trống, sẵn sàng cho một trận đánh mà họ biết không thể thắng được. Những chiến binh Dù nầy hiểu rõ trách nhiệm của họ và quyết định sẽ chạm địch với chiếc nón bê-rê đỏ, chiếc nón là biểu tượng cho lòng dũng cảm và tánh can trường mà họ rất hãnh diện được mang trên đầu. Tôi nhận thức rõ là họ sẵn sàng hy sinh ngay lúc ấy, ngay tại đó và ngay trên khu rừng cao su đang bị cày nát bởi súng đạn.
True Faith and Allegiance: An American Paratrooper and the 1972 Battle for An Loc/Mike McDermott/2012

April 30, 2000
Khi tôi chết, nếu Thượng Đế cho tôi một ít giây phút để tôi suy nghĩ lại một vài sự việc trước khi tôi thở hơi thở cuối cùng, những ý nghĩ đầu tiên của tôi sẽ không phải cho những người thân yêu, không phải cho đám con tôi. Tôi sẽ nghĩ đến và cảm ơn Thượng Đế đã ban cho tôi Sáu, Hiệp, Phước, Tuấn, Hùng, Sơn, Quang, Châu, Cầu và Minh. Hai Đại Úy Thịnh và Tưng, cùng hai Trung Uý Trung và Trọng sẽ luôn ngự trị trong tâm tưởng tôi. Sau đó, tôi sẽ nghĩ đến người vợ yêu dấu, những đứa con tài hoa và các bằng hữu quí mến của tôi.
Tại sao lại là những người đàn ông Việt trước các người thân của tôi?
Không có lòng dũng cảm, kiên cường, không hề biết sợ hãi của những chiến sĩ ấy trong cuộc chiến tranh bí mật của Hoa Kỳ tại Đông Nam Châu Á, tôi sẽ không bao giờ trở về được Hoa Kỳ.
Hôm nay, tưởng niệm 25 năm ngày mất Sài Gòn, tôi sẽ dành một phút để chào kính những người dũng sĩ, những người đàn ông mà hầu hết những người Hoa Kỳ sẽ không bao giờ biết đến, tính luôn cả hơn ba triệu người lính Mỹ đã được gởi đến Nam Việt Nam trong cuộc chiến dài và tốn kém nht của Hoa Kỳ.
Có quá nhiều người không tôn trọng hay thân chào những người Việt đã chiến đấu tại Việt Nam. Lý do là vì quốc gia của chúng ta đã không hướng dẫn cho họ biết về người Việt, phong tục, tập quán và về đất nước mà chính quyền đã gởi chúng ta đến. Là những người lính Green Beret, chúng tôi đã chiến đấu bên cạnh họ, vui đùa với họ và biết thêm về gia đình, những giấc mơ, hy vọng và những nỗi lo âu của họ.
John Stryker Meyer/North County Times/2000

“Năm 1975, khi được 9 tuổi, tôi phải làm cuộc vượt thoát khỏi Việt Nam, và gia đình chúng tôi rời Việt Nam một ngày trước khi Sài Gòn bị sụp đổ.” Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, viên sĩ quan cao cấp lo việc chỉ huy cơ động cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ phát biểu.”
Kinh nghiệm ấy đã mãi mãi làm thay đổi cuộc đời của Lương.
Hôm nay, thứ Tư, tại sân Cooper Field, gần 40 năm sau khi được cứu thoát, gia đình và bằng hữu ngắm nhìn ông trong buổi lễ thăng cấp, khi Lương trở thành người Việt đầu tiên lên cấp Tướng trong Quân đội Hoa Kỳ.
Lương cho biết, “Đây là một sự việc quan trọng cho gia đình và cho [di sản] của cộng đồng di tản Việt Nam, nhưng chặng đường từ một đứa trẻ tị nạn trở thành viên sĩ quan phụ tá chỉ huy cho câu chuyện Sư Đoàn 1 Không Kỵ là một câu chuyện của hiến pháp và đất nước vĩ đại của chúng ta.”
Lương nói sự việc thăng cấp không phải chỉ là của riêng ông, nhưng cho cả những nam và nữ quân nhân mà ông đã phục vụ chung trong những năm vừa qua.
Lương phát biểu, “Tôi không muốn việc thăng cấp chỉ nói nhiều về cá nhân tôi. Tôi nghĩ đây là một cống hiến lớn cho những người Lính và các viên hạ sĩ quan, những người đã gắng sức phục vụ để cho tôi được vinh thăng như bây giờ. Họ chính là những người quan trọng nhứt có dính dáng đến binh nghiệp của tôi.”
Lương đến Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trong cuộc hành quân Cơn Lốc Xoáy, kế hoạch giúp giải thoát các công dân Việt từ quốc gia của họ trong những ngày cuối của Cuộc Chiến Việt Nam.
Lương nhìn nhận người cha, [Thiếu Tá Lương Xuân Đương, cựu sĩ quan TQLC Việt Nam] là người có ảnh hưởng nhứt từ quan điểm lãnh đạo.
Lương nói, “Tất cả những gì tôi học hỏi về tổ quốc, danh dự, trách nhiệm, hy sinh và quên bản thân để phục vụ là từ người cha thân yêu của tôi.”
https://www.army.mil/article/131294/vietnamese_born_first_team_officer_makes_history_pins_star
Kính thưa quý vị, nếu chỉ chờ đón vào hậu thuẫn của một số lớn những cựu quân nhân Mỹ cùng những chính trị gia, những nhà giáo dục đã nhìn thấy và hiểu biết căn cơ của cuộc chiến VN, thì các bạn ơi, chừng ấy vẫn chưa đủ. Vì chính chúng ta cần phải tự cứu mình, tự mình nắm lấy cơ hội nói lên tiếng nói trung thật của mình, là những người đã từng sống, từng biết thế nào là CS cùng chủ nghĩa bạo tàn của nó.

Nếu chúng ta vẫn chỉ muốn làm một người quân tử tàu, ai xấu kệ ai mình biết nhưng không cần phải lên tiếng, hoặc ai đúng ai sai kệ họ mắc mớ gì đến mình, thái độ tiêu cực đó e không phù hợp với tính cách vô cùng quan trọng của vấn đề hiện tại khi mà Thiện và Ác cần phải được làm sáng tỏ. Vì rõ ràng là nếu biết sai, nếu biết là láo là giả dối, mà chẳng những mình không phủ nhận mà còn im lặng thì chẳng khác gì mình đồng ý, toa rập với kẻ xấu và mình cũng sẽ có tội với sự thật. Sự thật chính là lương tâm con người. Là tấm gương phản chiếu sự trung tín từ những gì mình đã thấy, đã nghe, đã trực tiếp chịu, đã vinh quang hay khổ nhọc, đã kinh nghiệm sống. Cho dù biết chính nghĩa tự nó có tính chất thuyết phục, cho dù biết là nhân nghĩa tự nó có tính cảm hóa, nhưng với Lịch Sử của Đất Nước thì các bạn ơi xin đừng chờ đợi, xin chớ thờ ơ. Phải đứng dậy. Phải nói lên. Phải hành động. Xin hãy ngồi lại với nhau trên cùng một chiến tuyến vì cùng một niềm tin để góp sức làm sáng tỏ sự thật. Xin đừng để những hậu chứng về chiến tranh làm tổn thương, ngờ vực và không dứt khoát, như lời viết của em sinh viên Quinton Dang/ UC Berkeley. Xin đừng tiếp tục sống tủi làm chi cho đứng chật trời. Và xin đừng im lặng vui hưởng cuộc sống mà quên đi chính nghĩa cùng khí khái của con người Miền Nam VN.

Nay tôi kêu gọi quý vị hãy cùng nhau sát cánh, đoàn kết sức mạnh đóng góp với nhau vào chuyện trọng đại này: “Gây Quỹ làm phim Giáo Dục “The Vietnam War”. Đem lại sự thật cho lịch sử về Chiến Tranh Việt Nam và bảo tồn di sản lịch sử. Không những cho chúng ta, mà chính là cho con cháu thế hệ thứ hai thứ ba sau này của chúng ta và cho nước Mỹ cùng thế giới. Để mong một ngày nào đó, không sớm thì muộn, nước CS VN cùng các chế độ CS còn lại trên thế giới cũng sẽ tan rã như khối CS Đông Âu và Liên Xô trong cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90.

Xin quý vị đọc lời tâm sự của mấy em sinh viên thế hệ thứ 3, luôn ray rức về thân phận và câu chuyện đưa đẩy các cháu sinh sống tại nước Mỹ:
“Tháng Tư Đen, đúng ra, chỉ mới năm trước.
Sau khi trông thấy đơn tuyển nhận lo việc tưởng niệm cho Tháng Tư Đen, tôi, với lý do không thể giải thích được, đã quyết định làm đơn để được là một trong những người lo việc tổ chức. Tôi nghĩ đó sẽ là một cơ hội to lớn cho tôi, để học hỏi, hiểu biết thêm về hoàn cảnh, lịch sử của cha mẹ, ông bà và cho cả cá nhân tôi trước đây.
Ông ngoại tôi, người đã vĩnh viễn ra đi một năm trước, mà tôi rất đau buồn khi phải mất ông, và tôi vẫn còn nhớ ông ngoại tôi nhiều, là điều đặc biệt làm cho tôi mong muốn xin việc nầy, để được gắn bó, gần gũi với ông hơn. Tôi muốn biết nhiều hơn về những việc mà ông tôi đã trải qua, về cuộc chiến và kinh nghiệm tị nạn, là những điều thật cần thiết cho “căn cước” của người Mỹ gốc Việt.
Là một phần, một nhân tố trong Tháng Tư Đen cho tôi thật nhiều cái nhìn, có thêm sự hiểu biết mới. Tôi có được nhiều can đảm để hỏi gia đình tôi về cuộc sống của họ trong thời chiến. Đây là một trong những điều mà tôi không bao giờ nghĩ, để mà nói đến, cũng là điều mà tôi không bao giờ chia sẻ trong gia đình.
Các bạn biết mà, chiến tranh thì đâu có bao giờ được đề cập trong buổi ăn. Nhưng điều tôi nhận thức là, gia đình tôi, gia đình của chúng ta đều có những câu chuyện để nói cho chúng ta nghe. Họ thật sự muốn kể cho chúng ta nghe. Câu chuyện [chứng nhân] của họ là câu chuyện của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta có mặt ở đất nước nầy.
Tôi biết được mẹ tôi phải đi chân trần qua biết bao nhiêu dặm đường để mang nước về cho cả nhà xài, nghe như là từ một chuyện phim vậy. Nhưng đấy là sự thật. Đã xảy ra. Xảy ra cho mẹ tôi đó. Tôi nghe từ cậu tôi, bằng cách nào mà cậu lên thuyền, trốn chạy Việt Nam để sang tới Hoa Kỳ, bị bọn hải tặc đánh bất tỉnh vì cố gắng cứu một bé gái cùng ghe.
Sau khi nghe được những câu chuyện cá nhân mà họ đã dấu kín từ bao nhiêu năm, tôi cảm thấy gần gũi với gia đình tôi nhiều hơn xưa. Giống như là, cuối cùng rồi, tôi mới biết được hết, rõ hết về người thân của mình. Một điều mà tôi tiếc nuối là tôi đã không làm điều nầy sớm hơn, rằng tôi đã không được nghe câu chuyện từ chính ông ngoại tôi, về thời gian tù đày dưới chế độ cộng sản của ông, về chuyến vượt biển của ông. Tôi thật sự muốn nói chuyện với ông và nghe chính ông kể về những sự kiện đó.
Vậy thì, nếu một điều mà tôi muốn các bạn nhận lấy về buổi lễ tưởng niệm hôm nay, là các bạn về nhà, và hỏi cha mẹ các bạn về những mẩu chuyện của họ, trước khi quá trễ. Trước khi lịch sử của chúng ta bị mai một. Chúng ta, là thế hệ người Việt gốc Mỹ thứ hai, cần phải bảo tồn những câu chuyện lịch sử của chúng ta và đó là lý do, tại sao Tháng Tư Đen lại là điều quan trọng để chúng ta phải mãi nhớ.
Tôi rất trân quí mọi người trong gia đình tôi, những người đã sống, đã tồn tại trong cuộc chiến, và phải phấn đấu mãnh liệt mới tới được nơi nầy, để cho tôi, các chị tôi, các anh chị em họ của tôi có được một đời sống tốt đẹp hơn cuộc sống mà họ đã trải qua.
Điều cuối là, mẹ tôi có mặt với chúng ta ngay đêm nay, tôi muốn tạm ngưng tại đây, và kính mời mẹ tôi lên trên sân khấu để nói một điều với bà. Mẹ, lên trên nầy với con... Cảm ơn mẹ, đã yêu thương, lo lắng và dạy dỗ con.
Luôn thương yêu mẹ.”
Black April/Kati Nguyen/sinh viên trường UCLA 

 

“Có một lần, đứa bạn thân ở trường Berkeley hỏi tôi, “Vậy thì... mầy có quen ai là dân tị nạn không?” Điều nầy, ngay lúc ấy, làm cho tôi tỉnh thức. Lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Việt mà tôi lớn lên, chả một ai biết, chỉ trừ các bạn người Việt, gia đình và trong cộng đồng.
Hôm nay, đúng bốn mươi năm tưởng niệm ngày mất Sài Gòn. Với cha mẹ, cậu dì, cô chú, ông bà nội ngoại, chỉ có một điều: ngôi nhà và đất nước mà họ biết đã trở nên một cơn ác mộng.
“Ngày 29 tháng 4 là ngày dài nhứt trong đời. Ngày 30 là ngày điên khùng nhứt.” – lời Thầy Bắc (thầy dạy tiếng Việt của tôi).
Vậy, nếu bạn đang nghĩ về câu trả lời cho câu hỏi đó: Đúng. Cha mẹ, ông bà, tất cả mọi người trong gia đình tôi, những người trên 40 tuổi đều dính dáng đến những sự việc kinh hoàng trong Cuộc Chiến Việt Nam. Nếu bạn ngạc nhiên tại sao tôi luôn cương quyết cho là tôi là người Việt – không phải là văn hóa đâu, cũng không phải do tôi thích thức ăn Việt Nam hơn, hay là tại tôi thích được khác lạ. Thật ra, chỉ vì những kinh nghiệm của người Đông Nam Châu Á khác xa với những người Á Châu khác.
Chúng tôi là một cộng đồng có quá nhiều mất mát trong chiến tranh. Gia đình tôi không đến đây vì “Giấc Mơ Hoa Kỳ”, họ đến đây vì họ mất hết nhà cửa, ruộng vườn (bị cộng sản cưỡng bức) và họ muốn được sống. Họ bị đuổi ra khỏi căn nhà họ, với một ít hành trang, hiểu biết để học hỏi, hòa nhập vào đất nước nầy.
Vậy, với tất cả những điều nầy nằm trong tâm tưởng, tôi rất hãnh diện về di sản của tôi và cho cộng đồng người Việt của tôi. Chúng ta đã vượt đến với những gì chúng ta có được. Ý chí và lòng khao khát của tôi đến từ cha mẹ tôi, người đã hy sinh và chịu nhiều mất mát – bị thương tổn, làm thay đổi cả nguyên cuộc đời của họ bởi cuộc chiến mà họ không hề muốn có.
Bạn nghe thêm nè: Những lần tù đày của mẹ tôi sẽ không bị lãng phí [tù vượt biên]. Các người dì, ngồi trên chiếc ghe nhỏ bé, tuổi chỉ bằng lúc tôi vào học lớp bảy, lớp tám, đã dám đánh đổi mạng sống để có được tự do, sẽ không bị lãng phí. Cha tôi, người đã phải ngồi trong các trại tị nạn nhiều năm dài ở nước Phi Luật Tân, đã phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rún, sẽ không bị lãng quên. Những điều mà cha mẹ, ông bà tôi và gia đình đã cố gắng, không để những căn bịnh về hậu chứng chiến tranh làm tổn thương, để nuôi nấng, dạy dỗ những đứa con trong môi trường trong lành, sẽ không bị đi vào quên lãng.
Cảm ơn ba mẹ.
Trong lúc tôi vẫn đang tiếp tục đại học và cố gắng hết mình để phụ giúp gia đình, tôi sẽ luôn cố gắng nhớ về lịch sử của chúng tôi. Tôi sẽ luôn cố gắng để được thành công, bởi vì bạn không có được những cơ hội tốt như tôi. Tôi sẽ cho người khác biết về lịch sử của chúng tôi, bởi vì nó không phải là một điều dễ bị xóa nhòa đi.”
Refugees/Quinton Dang/ sinh  viên trường UC Berkeley


Đóng góp bằng hiện kim thật tình chỉ là một đóng góp quá nhỏ nhoi, tối thiểu của chúng ta trước sự hy sinh quý báu của cả mấy triệu người đã chết trong cuộc chiến hay trên biển cả vì Tự Do. Trước sự hy sinh cao quý của bao tù nhân lương tâm đang chịu sự bắt bớ giam cầm trong nước. Xin hãy xem như chúng ta thắp lên những nén hương dâng tặng cho hồn thiêng sông núi, dâng tặng cho hàng ngàn oan hồn trong các cuộc thảm sát do CS gây ra. Để cho lịch sử VN, và chiến tranh VN có được một cái nhìn đúng và thật. Hay ít ra thì cũng cho người người một cái nhìn mới, dưới một góc cạnh mới, khác với góc nhìn áp đặt của phía thân cộng. Đây là một việc trân quý cần phải làm và đáng làm, it’s just and right, mà khi cùng nắm tay đồng lòng thực hiện chắc sẽ cho chúng ta một cảm giác hãnh diện và mãn nguyện trong sáng trong lòng.

Trước khi chấm dứt, xin mời quý ACE thưởng thức bản nhạc Cô Gái Việt để biết đến một thời chúng ta đã sống như thế. Tự do, an lành, hạnh phúc và no ấm.
http://youtu.be/WCoRvmBllss

Thân mến,
Vĩnh Chánh
April 28, 2018            

 

 

 

 

Tháng 2, 2024

Tháng 1, 2024

Tháng 12, 2023

Tháng 11, 2023

Tháng 10, 2023

Tháng 9, 2023

Tháng 8, 2023

Tháng 7, 2023

Tháng 6, 2023

Tháng 5, 2023

Tháng 4, 2023

Tháng 3, 2023

Tháng 2, 2023

Tháng 1, 2023

Bài viết từ 2021 trở về trước

Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.