KHÓA YK SAIGON 66-73 và TÔI

 

    Quư Anh Chị khóa 66-73 Saigon thân mến,

     Vợ chồng Vĩnh Chánh rất vinh dự có mặt hôm nay chia sẻ niềm vui hội ngộ của quư Anh Chị và đồng thời hân hạnh tham dự dạ tiệc mừng 50 năm Tốt Nghiệp khóa Y Khoa Saigon 66-73

     Thưa quư Anh Chị,

Quư Anh Chị và Vĩnh Chánh lớn lên cùng một thời, tuy vào học ở 2 trường khác nhau, YK Saigon và YK Huế, nhưng chúng ta tốt nghiệp trong cùng một năm, năm 1973. Ngoài ra, một số quư Anh Chị và V. Chánh có những mối quan hệ mà khi nh́n chung, cứ ngỡ như có một sự sắp xếp huyền diệu khiến cá nhân V. Chánh cảm thấy gần gũi với quư Anh Chị.

     Nay xin trưng bày những dữ kiện làm chứng cho sự liên hệ nói trên theo thứ tự thời gian tính.

     Trước hết, bạn Phạm Hiếu Liêm và V. Chánh nổi tiếng mê gái từ thuở c̣n bé tí; cả 2 từng chung lớp với nhau từ lớp Ấu Trĩ cho đến lớp Nh́ tại một trường toàn con gái nổi tiếng, là trường Nữ Tiểu Học Đồng Khánh, nằm chung trong cùng khuôn viên của trường Trung học Đồng Khánh, Huế. Liêm à, ḿnh rất ngưỡng mộ bạn khi biết bạn là tác giả cuốn sách “Ṿng Tay Học Tṛ”, một version tuyệt chiêu Liêm cho xuất bản tại Mỹ.

     Hai bạn Nguyễn Ngọc Trân và Nguyễn Duy Trường cùng học chương tŕnh Pháp liên tiếp trong 7 năm với V. Chánh tại trường Providence, Huế. Rất tiếc cả 2 bạn Trân(hành nghề tại Tampa, FL) và Trường (hành nghề tại Pháp) không có mặt hôm nay để chúng ḿnh ôm hôn nhau.

     Bạn Trương Công Phúc cũng học chung với V. Chánh ở Providence, nhưng chỉ trong nửa niên học của lớp Cinquième hay Quatrième. Chúng ḿnh vừa gặp nhau tháng 7, 2023, tại Montreal, nay lại ngày hôm nay. Quá vui!

     Bạn Nguyễn Văn Thắng và V. Chánh học chung lớp Terminale với nhau niên khóa 1965-1966 tại Lycée Blaise Pascal, Đà Nẵng. Rồi bạn vào Saigon học YK, c̣n ḿnh th́ ra Huế. Nhưng rồi chúng ḿnh cùng t́nh nguyện vào Nhảy Dù năm 1974, bạn ở tiểu đoàn 7, ḿnh ở tiểu đoàn 1. Và chúng ḿnh chỉ gặp nhau mươi phút trên đường tiến quân vào trận đánh Đồi 1062. 

     Thưa quư bạn, đâu ngờ biến cố Mậu Thân 1968 đưa đẩy chúng tôi ở Huế vào Saigon học nhờ 2 niên khóa năm thứ Nhất và năm thứ Hai tại trường YK Saigon và trường Quân Y. Lứa chúng tôi cũng vào học chung với lứa quư bạn tại các giảng đường, nhưng thực tập riêng tại các pḥng Cơ Thể Học, Sinh Hóa Học của trường YK Saigon, và cũng vào cafeteria ăn trưa. Rồi chúng ta cùng mang một nỗi đau chung khi GS. Trần Anh bị ám sát chết. Đến Hè năm 1969, chúng tôi khăn gói trở về lại Huế, học tiếp năm thứ Ba cho đến khi tốt nghiệp tháng 6, 1973. Cám ơn Trường Y Khoa Saigon, trường Quân Y cùng các vị Giáo Sư đă nhận chúng tôi, giúp đỡ chúng tôi trong giai đoạn khó khăn. Và chúng tôi cũng không quên cám ơn các bạn cùng lứa tại YK Saigon đă mở ḷng chấp nhận sự hiện diện của chúng tôi một cách thân ái.  

     Tưởng sẽ không thấy lại nhau, thế nhưng đa số nam nhi chúng ta lại gặp gỡ  tại trường Quân Y, học với nhau trong 6 tháng đầu năm 1974, rồi tốt nghiệp chung khóa 16 Trưng Tập Y Nha Dược. Để từ đó chúng ta từ giả “thơ ngây trôi theo ḍng đời”, bay nhảy khắp bốn quân khu.

     Theo chân của các bạn Nguyễn Tấn Trí, Nguyễn Kiêm và Phạm Ngọc Ẩn thuộc khóa 20 Hiện Dịch điếc không sợ súng t́nh nguyện vào Nhảy Dù, khóa Trưng Tập 16 cũng điếc theo, với 3 bạn từ YK Saigon, là Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Đức Vượng, và 4 mống từ YK Huế, trong đó có V. Chánh, giăng cả 2 tay xin trở thành Thiên Thần Mũ Đỏ.

Thưa các bạn, hơn cả 2 thập niên trước khi bạn Nguyễn Thanh Liêm “Show” nhảy saut cuối, Liêm và V. Chánh thân thiết dần theo thời gian. Với thật nhiều khích lệ, tôi thúc đẩy bạn viết lại câu chuyện ly ḱ “Cuộc Vượt Thoát Kỳ Diệu” tại mặt trận Khánh Dương vào cuối tháng 3, 1975. Hai chúng tôi đều có mặt trong ngày Hội Ngộ khóa 66-73 YK Saigon tại Little Saigon trong năm 2019. Ngậm ngùi nhớ bạn nay đă ra đi 2 năm sau đó. Mong Liêm b́nh an trong giấc ngủ ngàn thu.

Hiện diện hôm nay có bạn Phạm Ngọc Ẩn, một người điển trai, cao ráo, da sạm đen của sương gió  và có tác phong của một tướng quân , y như của Đại Tá Hoàng Cơ Lân. V. Chánh rất thích bài “Cái Đói Trong Tù” mà bất cứ ai trong chúng ta từng ở tù CS đều thử qua.  Ngoài ra c̣n có một Mũ Đỏ nửa là bạn Nguyễn Kiêm đến từ Việt Nam. Thật là quư hóa!  Mời bạn Ẩn “Khùng” và bạn Kiêm “Máu” đứng lên cùng với Chánh “Điên” la vang “Nhảy Dù Cố Gắng” cho thật hùng hồn. Cám ơn Ẩn và Kiêm.

 Không lâu sau khi chúng ta vào lính, Miền Nam VN sụp đổ. Kẻ ở người đi, hay vào tù. Trong trại tù tại Long Khánh, V. Chánh nằm đối diện với bạn Đinh Văn Khai, một con người hiền ơi là hiền, cao ốm, lưng c̣m v́ đói, tay chân thừa thăi, mặt mày đen thui v́ nắng lao động, có dáng đi lừng khừng nên các bạn trong tù âu yếm gọi “Khai đười ươi”. Chừng khoảng 6 tháng, bạn Khai được cho về. Mừng bạn về sau giữ chức giám đốc BV tại B́nh Dương.

     Đầu năm 1978, Khi được nhận vào BV Sùng Chính, V. Chánh gặp bạn Đoàn Giao Liên đă làm việc tại đây. Hồi đó, nghe tên bạn, V. Chánh có hơi e ngại, tự hỏi bạn có thật sự làm giao liên, và phụ trách cả đoàn giao liên cho bọn VC không. Nhưng sau này, từ khi biết bạn hành nghề tại Quân Cam và thỉnh thoảng gặp nhau, V. Chánh mới an tâm.

     Thưa các bạn, khi V. Chánh đến tiểu bang Louisiana, mới biết ḿnh ở khá gần với bạn Mai Phúc Am, cách nhau khoảng 45 phút lái xe. V́ vậy 2 đứa thỉnh thoảng có gặp nhau. Vẫn luôn nhớ Mai Phúc Am đậu thủ khoa khóa 16 Trưng Tập, nhưng lại chọn Phú Quốc, xa đất liền, như là Am tiên đoán viễn ảnh không tốt đẹp của Miền Nam VN, và sẵn sàng cho một cuộc di cư thứ hai?! Viết đến Mai Phúc Am, V. Chánh nhớ ngay đến một con người rất ngoan đạo, tu xuất nên ḿnh nghĩ tên thật chắc là Mai Phúc Âm, có một khuôn mặt bầu bĩnh, thánh thiện. Am là một BS chuyên môn về Phổi rất nổi tiếng trong thành phố Alexandria và lân cận. Xin Chúa đón nhận linh hồn bạn Mai Phúc Am yên nghỉ ngàn thu.

     Bạn Đỗ Doăn Trang nổi tiếng như cồn, nhưng chỉ sau khi lấy vợ là chị Trần Thị Bích Thụy, hoa khôi của trường YKH và là một siêu sao của khóa 7 YKH chúng tôi. Huế chưa bao giờ nh́n thấy anh chị cầm tay dạo phố. Mới biết, anh chị là bạn hàng xóm, 2 nhà chỉ cách nhau một vách tường. Anh Trang à, anh từng làm bao nhiêu bạn quen của V. Chánh ấm ức, hận đời đen bạc. Từ lâu, tôi ra sức t́m hiểu những ưu điểm của anh Trang, và nay vẫn tiếp tục t́m nhưng chưa ra hết. Phải chăng nick name “Trang Slow” từ các đồng nghiệp tại Montreal cho thấy ưu điểm của Trang là CHẬM – làm cái chi cũng chậm nhưng chắc và tới đích, kể luôn cả làm cái nớ?! Xin lỗi tôi viết lộn, ư muốn viết là “Tới Đỉnh” chứ không phải tới đích. Cám ơn cặp Trang & Bích Thụy đă bắt một nhịp cầu “giao duyên” giữa 2 khóa, khóa 66-73 YK Saigon và khóa 7 YK Huế.

     Bạn Lê Khắc B́nh rất đáng nể. V́ bản nhạc” Saigon Thuở Đó Làm Sao Quên” mà tôi t́m đến nhạc sĩ B́nh để thương lượng dựng một cuốn phim mà kế hoạch tạm phải bỏ v́ thủ tục đầu tiên, nhưng từ đó tôi vừa mê bản nhạc vừa mê luôn tiếng hát của bác sĩ kiêm ca nhạc sĩ Lê Khắc B́nh. Theo lời khuyên của bạn, ḿnh cũng ráng sống “Cho Đời Chút Dễ Thương” được chừng nào hay chừng đó. Thiện tai! Thiện tai! 

Bạn Nguyễn Hữu Tú nè. Ḿnh thật sự không hiểu v́ sao các bạn trong lớp tặng cho bạn cái tên Tú “Sến”. Bạn có thể là một sến nương Marie de La Fontaine khi bạn trổ tài trồng 1750 cây Avocado, dù bạn có lắp hệ thống tưới nước tự động ?! Nhớ đến Tú, là ḿnh nhớ đến câu chuyện Robinson Crusoe khi biết Tú từng sống sót trên một đảo san hô trong cả 2 tháng, không phải một ḿnh mà c̣n có thêm một ngư nữ nữa. Và ngày nào cả 2 cũng rượt nhau chạy khắp đảo cho đến khi được một tàu chiến của Hải Quân Phi Luật Tân đưa về lại trần thế.

     Anh Dương Văn Thiệt có một giọng nói rất ấm, nhỏ nhẹ trong một thân người khá cao lớn khiến tôi cảm nhận được sự thuần hậu ở anh. Cũng v́ bị quyến rũ bởi bản nhạc ”Tóc Xưa” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ từ lời thơ của anh, mà tôi t́m đến anh, từng lắng nghe những mảnh tâm sự của nhau, để thỉnh thoảng họa vài vần thơ cùng anh, những khi tôi co ro một ḿnh trong đêm v́ vợ qua hầu mẫu thân bị bệnh. Cám ơn anh Thiệt viết tặng Vĩnh Chánh một bài thơ dài và rất ư nghĩa về cảm nhận của anh sau khi đọc “Tháng Ngày Tao Loạn”, mà V. Chánh vẵn đang c̣n giữ làm của riêng. Nay xin chia sẻ với quư bạn bài thơ của V. Chánh trao đổi với anh Thiệt trong một đêm của tháng Giêng, 2021:

                 “Có quạnh hiu không người ở lại

                   Có mơ sợ tóc xơa đêm khuya

                    Có nghe th́ thầm em gọi nhớ

                    Biền biệt ngỡ ngàn khúc biệt ly?”

Rất tiếc anh Thiệt vắng mặt trong đêm Hội Ngộ 2023 nay.

Quư Anh Chị mến, V. Chánh được biết là khóa quư Anh Chị có đến 5-6 bạn tên Hùng với nick name rất tuyệt! V. Chánh cũng có quen mấy người bạn giang hồ có cùng tên Hùng; xin nêu thử tên để xem có ai trùng không nhé: Hùng Cường, Hùng Hậu, Hùng Tráng, Hùng Dũng, Hùng Hồn, Hùng Hổ và Hùng Hục. Ḿnh thích nhất là tên Hùng Hục. Hùng hục nhún nhảy, hùng hục làm việc, kể luôn cả hùng hục trong pḥng ngủ… Xin chào các bạn Hùng Xoài, Hùng Xanh, Hùng Xùi, Hùng Sato và Hùng Mode.

Ngoài ra, V. Chánh c̣n biết khá nhiều tên trong khóa 66-73 này, như các bạn Ngô Trọng Vĩnh, bạn Hậu Mạc Hưng, bạn Chế Khánh – từng là một cánh chim trời, với cái tên khiến ḿnh nhớ đến nam ca sĩ Chế Linh – và bạn Lê Văn Thu, tác giả của bộ Tự Điển Tiếng Việt Phổ Thông, mà anh đă dày công tu luyện 12 năm trong Tàng Kinh Các, trước khi tŕnh diện với bá tánh.

Ngoài ra, Vĩnh Chánh cũng muốn bày tỏ mấy lời với quư Chị của khóa 66-73 để tránh mang tiếng trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên, lục lọi trí nhớ của ḿnh th́ rơ ràng không có một bóng hồng nào của khóa lọt vào tầm quen biết gần hay xa. Nên đành chịu. 

Quư Anh Chị thân mến, trong đời người có nhiều kỷ niệm, nhưng có những kỷ niệm thật đáng nhớ mà ta gọi là hoài niệm không hề phai trong tâm cảm. Cũng vậy, chúng ta có rất nhiều lần gặp gỡ, chuyện tṛ với bạn bè, cà phê thuốc lá. Tuy nhiên có những hội ngộ đặc biệt để lại xúc cảm trân quư th́ ta gọi là đó hạnh ngộ. Tôi ước mong đêm nay xứng đáng để chúng ta măi nhớ đến như một hạnh ngộ mang theo hoài niệm măi măi của nhau.   

Từ những giấc mơ nhỏ nhoi, chúng ta đan thành những thực tế to lớn dần, thành công có, thất bại có. Để bây giờ khi mùa Thu tựa cửa cuộc đời, c̣n đâu nữa là những vấn vương t́nh cảm lẩm cẩm. Qua rồi là công danh sự nghiệp. Qua rồi là trách nhiệm với đời. Giờ đây chỉ lấy t́nh bạn làm vui và lấy niềm vui gia đ́nh con cháu làm lẽ sống qua ngày. Nếu như vậy, quư Anh cần phải ca bài “Anh C̣n Nợ Em” hằng ngày và mỗi ngày. Và đừng quên đấm bóp, nắn chân, vuốt tóc cho Nàng mỗi đêm.   

Một lần nữa, V. Chánh cám ơn quư Anh Chị.

Mong quư Anh Chị bảo trọng

Cám ơn đời giữ t́nh bạn lâu bền

 

Vĩnh Chánh,

October 5, 2023

ADDENDUM.

Sau đây là những chi tiết rực rỡ trong đêm Hội Ngộ Saigon Med. 66-63, October 6, 2023, chính thức kỷ niệm 50 năm tốt nghiệp:

** Địa điểm đêm Gala là nhà hàng  Orange Hill sang trọng và thanh lịch, nằm trên một ngọn đồi cao của thị xă Orange, có tầm nh́n xoay bốn phương cho thấy ánh sáng lấp lánh gần xa của các thị xă lân cận nằm bên dưới chân đồi,

** Có gần 50 anh chị đồng môn đồng khóa tham dự, gồm 19 chị và 29 anh. Chưa tính người phối ngẫu và khách mời.

** BTC tŕnh bày một slide show 6 phút, kèm theo nhạc mặc niệm, với tất cả anh chị và quan khách hiện diện xúc động đứng nh́n và đọc tên 43 bạn của ḿnh nay đă vĩnh viễn ra đi. Tôi nhớ đầu danh sách là Bs. Mai Phúc Am; và có tên 2 bạn đă chết v́ cuộc chiến, là Y Sĩ Trung Úy Trần Kim  Phẩn, Trưng Tập khóa 16 Y Nha Dược, tử trận khi Phước Long bị mất tháng Giêng, 1975; và Bs. Bùi Thế Cầu chết trên đường vượt biên.

** Kỷ Yếu Số Đặc Biệt – Kỷ Niệm 50 Năm Ra Trường – dài 696 trang được ra mắt trên Online, sau một năm cật lực làm việc; rất súc tích, bao gồm bài viết, tự truyện, chuyện phiếm vui cười, thi văn, h́nh ảnh. Là một đóng góp đầy thương nhớ nhau của tất cả lớp, qua sự chủ xướng, kêu gọi hô hào và biên soạn tŕnh bày của Bs. Trần Trọng Nghĩa cùng khóa 66-73.

 

** Từ Điển Việt Ngữ Phổ Thông, được Bs. Lê Văn Thu (khóa 66-73) và Dược Sĩ Nguyễn Hiền thực hiện. Là một công tŕnh tim óc mà 2 tác giả từng ôm ấp biên soạn trên 12 năm. Thật đáng ngưỡng mộ. Trong cuốn Từ Điển phi chính trị này, quư bạn đọc sẽ t́m thấy nhiều danh từ của thời Việt Nam Cộng Ḥa. Như: Khu Dinh Điền, Khu Trù Mật, Khẩn Hoang Lập Ấp, Ấp Chiến Lược, Người Cày Có Ruộng, Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng…Bên cạnh những từ mới sau 1975, như: Khu Kinh Tế Mới, Cải Cách Ruộng Đất, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố, Chủ Tịch Huyện, Tỉnh Ủy, Huyện Ủy…

** Văn Nghệ của chủ lực Cây Nhà Lá Vườn có vẻ lấn áp hơn phe các ca sĩ thuê phụ giúp vui thêm. Xin ngả nón chào Ban Nhạc “Khơi Khơi” với 2 bản Hợp Ca “Về Dưới Mái Nhà” của NS Xuân Tiên và “Thanh B́nh Ca” của NS. Nguyễn Hiền.