GIÁO HỘI CÔNG GIÁO và VATICAN – MỘT NĂM NH̀N LẠI

      Cứ mỗi cuối năm hay đầu năm, các cơ quan lớn nhỏ thường có một buổi họp phân tích những thành quả hay thất bại để rút kinh nghiệm cho năm tới được tốt đẹp hơn. Ngay cả gia đ́nh cũng chia sẻ những vui buồn, hoặc nhắc nhau về những người thân xa hay gần, c̣n sống hay qua đời trong năm vừa qua. Trong chiều hướng ấy, với sự hiểu biết rất thiển cận, tôi xin mạn phép tŕnh bày những sự kiện, những tiến tŕnh của Giáo Hội Công Giáo và Ṭa Thánh Vatican trong năm 2023 vừa qua, không ngoài mục đích tối trọng là củng cố và mở rộng niềm tin qua sự hiệp thông cầu nguyện Giáo Hội Công Giáo luôn vững vàng trước mọi thử thách, qua sự lănh đạo sáng suốt của Đức Thánh Cha Phanxicô và trợ giúp thánh linh của Chúa Thánh Thần.

       Trước tiên, xin được dâng lên lời cầu nguyện cho linh hồn 20 vị truyền giáo bị thảm sát trong 2023 – nhiều hơn con số 18 vị trong năm 2022 - Với 9 vị tại Châu Phi; 6 vị tại Bắc Mỹ, trong đó có Đức Giám Mục O’Connel, Giám Mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Los Angeles, và linh mục Stephen Gutgsell của TB Nebraska; 4 vị tại Á Châu và 1 vị tại Âu Châu.

       Sau đây là những tin không mấy tốt đẹp và có tầm quan trọng xẩy ra trong hàng giáo phẩm Công Giáo: Đức Giám Mục Joseph E. Strickland của giáo phận Tyler, Texas, buộc phải rời chức sau khi chống đối sự khuyến cáo từ chức của Vatican, v́ tranh căi gay gắt với Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và chính quyền TT Biden về chính sách phá thai. Đức Hồng Y Raymond Burke được giải nhiệm khỏi cương vị chủ động trong Ban tuyển chọn các giám mục cho hội đồng Giám Mục Thế Giới, để nhận một chức vụ mới có tính cách nghi lễ của hiệp Hội thiện nguyện Malta, v́ thúc đẩy và cỗ vũ hàng giáo sĩ Công Giáo không trao Ḿnh Thánh Chúa cho những chính trị gia Hoa Kỳ kêu gọi và ủng hộ phá thai. Linh mục Marko Rupnik, một nghệ nhân nổi tiếng khắp thế giới và ngay cả tại Vatican về nghệ thuật Mosaic và thuộc Ḍng Tên xứ Slovania, chỉ bị sa thải khỏi Ḍng Tên sau những chứng cớ lạm dụng t́nh dục nhiều phụ nữ trong khoảng thời gian 30 năm nhưng không một ngày tù. Đức Hồng Y Angelo Becciu, một nhân vật quan trọng làm việc trong bộ Ngoại Giao của Vatican, bị kêu án 5 năm rưỡi tù v́ tội biển thủ công quỹ và tham nhũng trong phần vụ trách nhiệm về địa ốc do chính Ngài đảm nhận, trong một phiên ṭa đầu tiên xử một hồng y ngay tại Vatican được xem rất trung lập và công b́nh, không chịu áp lực của bất cứ từ nơi nào. Ṭa Tổng Giáo Phận San Francisco tuyên bố phá sản v́ hệ lụy của nhiều vụ kiện tụng chưa giải quyết gây ra do sự lạm dụng t́nh dục trẻ em và người lớn của một số linh mục khi c̣n tại chức trong Tổng Giáo Phận. Là giáo dân, chúng ta luôn thành khẩn cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng Đức Thánh Cha Phanxicô vững mạnh vượt qua được những thử thách để tiếp tục dẫn dắt giáo hội toàn cầu tiến bước trên con đường Chúa chọn.

Trên b́nh diện chính trị quốc tế với cuộc chiến tại Âu Châu, giữa Nga và Ukraine, Vatican hoàn toàn thất bại trong nỗ lực kêu gọi ḥa b́nh giữa Nga và Ukarine dù Đức Giáo Hoàng có cử một phái đoàn cao cấp do Đức Hồng Y Matteo Zuppi cầm đầu viếng thăm Kiew, Mạc Tư Khoa, Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh cho một dàn xếp hoà giải. Và  sau đó khi chiến tranh xẩy ra giữa Do Thái và quân khủng bố Hamas với sự hổ trợ của nhiều nước Hồi Giáo, sự kêu gọi chấm dứt cuộc chiến và thả con tin của Vatican cũng không có tác dụng giữa 2 phe lâm chiến.

Thực tế, muốn có ḥa b́nh, không những cần phải có thiện tâm và ḥa hoản của cả 2 phía, mà thật sự phải cần sự hiệp thông cầu nguyện xin Thiên Chúa hoán cải con người cho được hoàn thiện hơn. Xin Chúa soi sáng lương tâm của những người có trách nhiệm, và xin Chúa xoa dịu các vết thương chiến tranh. Là người Công Giáo, chúng ta cần phải Lần Hạt Mân Côi với một kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng và 1 kinh Sáng Danh - như lời khuyên của Đức Mẹ Fatima trước đây - đồng thời dâng sự hảm ḿnh của cá nhân lên cho Chúa, tập tha thứ, tập yêu thương kẻ thù để từ đó xóa bỏ hận thù. V́ phải chăng Chúa từng nói với các môn đệ: Thầy bảo các anh em: HĂY YÊU KẺ THÙ và cầu nguyện cho những kẻ từng ngược đăi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời. V́ Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như kẻ tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như bất chính. V́ nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương ḿnh, th́ anh em nào có công chi?. Gần đây, Vatican lên tiếng cổ động cho sự công nhận chính thức 2 nước Do Thái và Palestine là một thích hợp cho tiến tŕnh ḥa b́nh lâu dài tại Trung Đông. Cho đến nay, nước Palestine chưa được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia độc lập và chỉ có đại diện tham dự dưới tính cách quan sát viên, không có quyền bỏ phiếu.   

 Dù ở tuổi 87 với sức khỏe không mấy khả quan, bị nhập viện 3 lần, v́ sưng phổi, v́ giải phẫu chứng sa ruột thoát vị, rồi bị viêm cuống phổi, và quan trọng nhất là chứng đau dây thần kinh tọa kinh niên khiến Ngài phải thường xuyên xử dụng xe lăn, Đức Thánh Cha vẫn thực hiện 6 chuyến tông du ở 3 lục địa khác nhau trong năm 2023.

Trong một chuyến tông du 6 ngày vào cuối tháng Giêng 2023, Ngài đến thăm 2 nước Cộng Ḥa Congo và Nam Sudan tại Châu Phi, nơi mà con số giáo dân tăng rất nhanh và lượng giáo dân thường xuyên dự lễ nhà thờ luôn ở mức cao, dù đất nước này bị chiến tranh tàn phá trong nhiều năm qua và hiện tượng bức hại và ngược đăi tín đồ Công Giáo vẫn tồn tại. Trong buổi lễ làm ngoài trời tại thủ đô Kingshasa của nước Congo vào ngày 1 tháng Hai, 2023, trên 1 triệu giáo dân đă tụ tập, nhảy múa, ca hát, hân hoan đón chào Người Cha Yêu Dấu. Tại đây, sau khi dâng lời cầu nguyện, Đức Thánh Cha tâm sự “tôi từng mong ước đến nơi này và bây giờ tại nơi đây, tôi muốn bày tỏ và chia sẻ sự thương mến và cảm thông của giáo hội Công Giáo hoàn vũ với anh chị em. Tôi muốn ôm tất cả vào ḷng và nhắc nhở rằng tất cả anh chị em là một kho tàng vô giá, rằng giáo Hội cùng cá nhân tôi đặt ḷng tin cậy vào anh chị em, và tin tưởng tương lai giáo hội luôn ở trong tay anh chị em, trong tay anh chị em…” Đồng thời Ngài cũng lên án bạo lực vẫn tiếp tục tại Châu Phi và lên tiếng chống đối các thế lực quốc tế vẫn manh tâm tiếp tục bóc lột lục địa này.

       Cuối tháng 4, 2023, Đức Thánh Cha viếng thăm thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi. Với chủ đề “Chúa GiêSu Là Tương lai Của Chúng Ta”, và dựa vào vị trí của Hung Gia Lợi nằm giữa Châu Âu, Ngài kêu gọi sự hợp tác của các quốc gia tại Âu Châu trong tinh thần huynh đệ và đoàn kết, đồng thời tiếp tục sáng tạo trong mọi cố gắng giúp chấm dứt cuộc chiến Nga – Ukkraine. Ngài cũng không quên cám ơn Hung Gia Lợi và các nước Âu Châu khác đă cùng nhau tương trợ các nạn nhân chiến tranh. Xin được nhắc có trên 4 triệu người dân Ukraine đă phải bỏ nước của ḿnh xin vào tỵ nạn tạm thời tại Hung Gia Lợi. Trước sự gia tăng mất đức tin kèm theo sự vô tín ngưỡng của xă hội Hung Gia Lợi trong hiện tại, Ngài cổ vũ và động viên hàng giáo phẩm Hung Gia Lợi hăy cầu nguyện và nh́n vào nơi đựng bánh thánh để giải quyết vấn đề đức tin thay v́ thao tác trên máy diện toán, ḥng tránh tinh thần ù ĺ dễ dàng chấp nhận tuân thủ theo những thói quen cũ, hay quá thụ động hoặc dửng dưng chú trọng vào thể thức bên ngoài mà quên ư niệm thiêng liêng trong  mục vụ.

       Trong 5 ngày đầu tháng 8, 2023, Đức Phanxicô tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tổ chức tại thủ đô Lisbon của nước Bồ Đào Nha, hiện diện trong buổi tŕnh diễn Những Chặng Đường của Thánh Giá (The Stations of the Cross) với sự có mặt của trên 8 trăm ngàn thanh thiếu niên Công Giáo đến từ khắp nhiều nước cùng một số lănh đạo cao cấp tôn giáo và chính quyền. Ngài cũng đến cầu nguyện tại nhà thờ Đức Mẹ Fatima và hành lễ bế mạc cho trên một triệu rưởi tín đồ. Trong bài diễn văn cho các thanh thiếu niên, Ngài đă lập lại lời nói bất hủ của Cố Giáo Hoàng John Paul II, người sáng lập Ngày Giới Trẻ Thế Giới “Hỡi các bạn trẻ thân mến, tôi muốn nh́n vào mắt từng bạn một, và nói: chớ lo sợ- Chớ lo sợ. Không phải tôi đang nh́n các bạn, mà chính Đức Giêsu đang nh́n các bạn trong giờ phút này. Ngài biết bạn, biết con tim công chính của từng bạn một, Ngài biết cuộc sống của từng bạn một, với từng niềm vui, nỗi buồn, thành công và thất bại…Các bạn là hiện thân của ḥa b́nh, của tha thứ, của t́nh tha nhân và vị tha; dù khác tiếng nói, khác chủng tộc, khác lịch sử, nhưng các bạn là chứng nhân của sự đoàn kết thay v́ chia rẽ. Các bạn thật sự là hy vọng của thế giới. Hăy mang hy vọng, ánh sáng đức tin và thiện tâm đến cho mọi người.

Pope Francis adjusts his skull cap at the end of his weekly general audience in St. Peter's Square at The Vatican, Wednesday, March 15, 2023. Francis passed his 10th anniversary as pope on March 13. (AP Photo/Alessandra Tarantino)Ngày 31 tháng 8, 2023, sự kiện Đức Thánh Cha Phanxicô vượt qua một hành tŕnh dài 5,600 dặm đến thăm giáo hội công giáo nước Mông Cổ trong chuyến tông du 5 ngày, nói lên được sự quan tâm đặc biệt của Ngài đối với một giáo hội có số con chiên ít đến nỗi tất cả cùng đứng chụp chung với Ngài trong một tấm h́nh kỷ niệm.

H́nh ảnh cùng tin tức truyền thông cho thấy chuyến tông du của Đức Phanxicô tại Mông Cổ căn bản là một chuyến thăm rất “gia đ́nh”, không rầm rộ nghi lễ ngoại giao, không có hàng ngh́n người đứng chật 2  bên đường tung hô. Đây là một chuyến tông du, không những để thừa nhận và tưởng thưởng thành tích vượt bực của sức mạnh truyền giáo đưa đến sự trưởng thành mầu nhiệm của một giáo hội trẻ chỉ mới ra đời 31 năm qua, nhưng quan trọng trên hết cho thấy sự quan tâm của người Chủ Chiên không bỏ sót một con cừu nào, đặc biệt với con chiên c̣n non nớt này, Ngài đă ôm vào tay, vác trên vai với đầy tŕu mến và che chở. Lẻ đương nhiên người công giáo Mông Cổ quá ngạc nhiên, rất phấn khởi, rất cảm động, rất hạnh phúc và rất biết ơn khi khó tưởng tượng được Người Cha của giáo hội Công Giáo, người mục tử của cả tỷ con chiên, lại đến thăm một giáo hội chỉ có chưa đến 1,500 tín hữu. Đó là con người thật, là phong cách của Đức Phanxico khi hăy c̣n làm mục vụ tại xứ Argentina của Ngài: đến thăm từng xóm đạo, gần gũi với con chiên, t́m đến những vùng xa xôi hẻo lánh để t́m hiểu đời sống vật chất và thiêng liêng của bổn đạo… Và đây là thông điệp của Ngài cho người công giáo Mông Cổ: các anh chị em ở vùng ngoại vi xa xôi, không v́ thế mà Tôi không Đến với anh chị em- cho dù số lượng anh chị em công giáo rất khiêm nhường, nhưng chứng từ cuộc sống đạo của anh chị em, dù trong khó khăn, vẫn là một dấu hiệu hiện diện của Giáo Hội. Tấm h́nh chụp chung của Ngài với tất cả tín đồ công giáo Mông Cổ trong Nhà thờ chính ṭa tại thủ đô thủ đô Ulaanbaatar của nước Mông Cổ mang ư nghĩa: toàn bộ giáo hội Mông Cổ sẽ vĩnh viễn ở trong một bức ảnh luôn nằm trong t́nh yêu thương của Ngài.

       Chưa đến 3 tuần sau chuyến tông du Mông Cổ, Đức Thánh Cha Phanxicô lại lên đường tham dự cuộc họp “Gặp Gỡ tại vùng Địa Trung Hải” (Recontres Méditerrranéennes) trong 3 ngày, tại thành phố Marseille, nước Pháp, cùng với một số giám mục và thanh thiếu niên vào cuối tháng 9, 2023. Đây là một cuộc hội thảo về di trú quốc tế và sinh thái học (international migration and ecological issues). Trước tượng đài tưởng nhớ các nạn nhân chết trên biển Địa Trung Hải, Ngài lên tiếng “Nhân loại đang đứng trước ngă tư đường, do dự giữa t́nh nghĩa anh em và sự thờ ơ dửng dưng trước các nạn nhân lây lất trên các con tàu ngoài  biển…Họ cần phải được cứu sống và đây là trách nhiệm của nhân loại, của nền văn minh nhân bản…” Trong buổi lễ cầu nguyện chung với trên 50 ngàn người, Ngài nhắn nhủ “Hăy nhảy trong vui mừng khi phải đối đầu với thử thách v́ chính lúc ấy các bạn sẽ may mắn bắt gặp Đấng Kitô ban sức mạnh cho các bạn hoàn thành sứ mạng và được Chúa Thánh Thần hướng dẫn cứu độ những tiếng la khóc cầu cứu ngoài biển khơi”.

       Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô khiến chúng ta liên tưởng đến người Việt hải ngoại chúng ta đă từng vượt biên vượt biển t́m tự do sau 1975. Biết bao nhiêu người là nạn nhân trên Biển Đông, bao trăm ngàn người khác bỏ xác dưới ḷng đại dương, một số đông thoát được trên những chiếc thuyền nhỏ bé mong manh và đến được các trại tỵ nạn ở Mă Lai, Nam Dương, Thái Lan, Hồng Kông và Phi Luật Tân, và một số nhỏ khác may mắn hơn được vớt lên các tàu hàng quốc tế, tàu Hải Quân Mỹ và ngay cả những tàu tư nhân đa quốc gia, theo tiếng gọi của lương tâm thế giới, đă thực hiện chiến dịch “Mission Rescue”, như các con tàu: Iles de Lumière I và II, MS Goele, Cap Anamur I, II. Jean Charcot, Rose Scaffino, Mary Lingstown I và II…trong suốt thập nên 80 của thiên niên kỷ trước. Vào thời điểm ấy, có một số bác sĩ người Việt, như quư bác sĩ Lê Trang Châu (Canada), Nguyễn Ngọc Kỳ (Hoa Kỳ, tham dự rất nhiều chuyến), Nguyễn Thượng Vũ (Hoa Kỳ), Đường Thiện Đồng (Hoa Kỳ), Đinh Xuân Anh Tuấn (Pháp), bỏ pḥng mạch tự nguyện đi theo các con tàu nói trên để chăm sóc sức khỏe cho các thuyền nhân. Giúp người, nhất là những người gặp hoạn nạn, là một đạo lư căn bản của mọi người từng thấm nhuần giáo dục nhân bản và ḷng bác ái.

Tuy nhiên, xét cho cùng, sự kiện thuyền nhân Việt Nam liều mạng đi t́m tự do, trong đó có cả tự do tín ngưỡng, hoàn toàn khác với các thuyền nhân vượt Địa Trung Hải đến Âu Châu chỉ v́ kinh tế, giống như trường hợp những người Việt về sau này làm đủ mọi cách để trốn chui bất hợp pháp vào các nước Âu Châu và Mỹ. Ngoài ra, ngay chính nước Mỹ cũng bị tràn ngập với cả mấy triệu người di dân bất hợp pháp từ Trung Mỹ, Nam Mỹ, Trung Quốc, Trung Đông…dẫn nhau một cách quy mô vượt biên giới vào nước Mỹ trong thời gian gần đây. Đây thật là một vấn đề nan giải, khó giải quyết- khi ḷng bác ái muốn mở rộng cửa đón nhận tất cả bị thử thách bởi tính cách pháp lư của một quốc gia bị bỏ ngỏ, tuy có biên giới mà cũng như không. Đó là chưa kể đến những hệ lụy theo sau làn sóng di dân bất hợp pháp, đưa đến bất an xă hội, tệ nạn phạm pháp, khủng hoảng chính trị, ngân quỹ thâm hụt…

Tháng 10, 2023, hội nghị Thượng Hội Đồng Giám Mục về một Giáo Hội Hiệp Hành (Synod on Synodality) tại Vatican, với sự hiện diện lần đầu của một số người thế tục không thuộc hàng tu sĩ, gồm cả nam lẫn nữ, không những có quyền tranh căi, đưa ra ư kiến mà c̣n có quyền bỏ phiếu  – đối với cá nhân tôi - được xem như là một thành công trong xây dựng hướng đi của Giáo Hội Toàn Cẩu nói chung và sự lănh đạo cao cả của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói riêng. Tôi cũng không mấy rỏ cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục về một Giáo Hội Hiệp Hành bắt đầu từ năm nào, nhưng biết vào mùa Thu năm 2024 sẽ có tiếp Thương Hội Đồng Giám Mục về Giáo Hội Hiệp Hành phần 2.

Trước đây, tôi từng biết các danh từ, như Song Hành = 2 người hay một cặp vợ chồng đi bên cạnh nhau; Đồng Hành = một nhóm người cùng nhau bước đi trên một quăng đường, hay cùng làm việc với nhau v́ chung một ư hướng – như một nhóm thanh niên thiện chí hay các hướng đạo viên; Lữ Hành = một cách du lịch có tổ chức; Hành Hiệp: một nhóm người có tâm hồn trượng nghĩa, các Hiệp sĩ, cùng rủ nhau hành động diệt tà , diệt các quan tham ô, các cường hào ác bá ḥng đem lại trật tự, b́nh an và công bằng cho người dân; Hiệp Định = một thỏa thuận bằng văn bản được kư kết giữa các nước, các tỗ chức quốc tế; Hiệp Thông  = sự quan hệ trong tâm linh, trong lời cầu nguyện, giữa tín hữu và Thiên Chúa, hay giữa những tín đồ với nhau.

Pope Francis poses for a picture with participants of the Synod of Bishops’ 16th General Assembly in the Paul VI Hall at the Vatican, Oct. 23, 2023. (AP Photo/Gregorio Borgia)Vậy th́ HIỆP HÀNH là ǵ? Và một GIÁO HỘI HIỆP HÀNH có ư nghĩa như thế nào? CON ĐƯỜNG (với ư nghĩa Chúa Giê Su chính là CON ĐƯỜNG, là SỰ THẬT và SỰ SỐNG) nào để giáo hội vẫn là chứng nhân chân chính của Đức Ki-Tô với những thách đố của thời đại hôm nay và mai sau?

 

Để có một sự hiểu biết cho cá nhân, tôi t́m đọc các bài giảng: Hiệp Hành Là Lối Sống Của Hội Thánh (Đức Cha Nguyễn Năng), Vài Nét Gợi Ư Để Hướng Tới Một Giáo Hội Hiệp Hành (Đức Cha Đỗ Quang Khang), Chúng Tôi Cùng Đi Với Anh ( Linh Mục Trương Đ́nh Hiền), Giáo Hội Hiệp Hành (Linh Mục Ngô Công Sứ)…

Hiệp Hành được hiểu cùng đi cùng bước trên một con đường có Chúa bên cạnh. Là đi từ chữ Tôi đến chữ Chúng Ta – Là từ Một người đến Một Số người và cuối cùng là Mọi Người. Kết hợp mật thiết với nhau, chia vui buồn trong mọi hoàn cảnh (hiệp thông), cùng nhau bàn bạc và chia sẻ gánh vác trách nhiệm, hoàn chỉnh sứ vụ từ trong gia đ́nh ra đến nhóm nhỏ, rồi bên ngoài xă hội. Đức Thánh Cha minh luận như sau “Đề tài Hiệp Hành không phải là một chương trong khảo luận Giáo Hội Học, và càng không phải là một kiểu thời trang, một khẩu hiệu hay một từ ngữ mới cần xử dụng hoặc lèo lái trong các cuộc gặp gỡ giữa chúng ta. Hiệp Hành là một cách thức, h́nh thể, một biểu lộ lối sống và sứ mạng của Hội Thánh.

Qua hiệp hành, đoàn mục tử sẽ đồng hành với nhau, kẻ trước người sau; người đi trước để hướng dẫn, đi giữa để khuyến khích nâng đở, đi sau để chắc không bỏ sót người anh em nào, hay để t́m những con chiên lạc đàn để đưa về lại với đàn, cùng bước trên con đường hướng về Đức Ki Tô, trong tinh thần không ai tự cho ḿnh vượt trội hơn người khác, mà cần hạ ḿnh nhập vào tập thể gánh vác trách nhiệm chung với nhau, trong sự hiệp thông cầu nguyện, trông cậy vào sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Để xây dựng lối sống Hiệp Hành trong Hội Thánh, Thượng Hội Đồng quy tụ và nghiên cứu 3 chủ đề quan trong: Hiệp Thông – Tham Gia - Sứ Vụ.

1/ Hiệp Thông - Dù khác nhau về màu da tiếng nói, về thể xác với những dị biệt tâm lư hay t́nh dục,  hoặc khác nhau về chức năng, dù là giáo sĩ tu sĩ hay giáo dân, mọi kitô hữu đều b́nh đẳng về phẩm giá. Để có sự hiệp thông, cần phải giữ 2 điều: tôn trọng sự khác biệt và duy tŕ hơp nhất. Cần phải kiên nhẫn, khiêm tốn, bao dung và bác ái.  Chớ nên chỉ nh́n thấy rác trong mắt người mà quên ḿnh cũng có rác, đôi khi c̣n nhiều hơn.

2/ Tham Gia - Sau khi xác tín cộng đồng giáo hội là của mọi người, gia đ́nh giáo xứ, cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn trong giáo xứ là trách nhiệm của mọi tín hữu trong giáo xứ, thời tất cả mọi kitô hữu đều có quyền và có bổn phận tham gia vào sự hoạt dộng và tăng trưởng của Hội Thánh và giáo xứ, tùy theo chức năng và đặc ơn của Chúa ban cho ḿnh, không những làm tṛn và làm đúng vai tṛ của ḿnh, mà c̣n phải tôn trọng vai tṛ của người khác. Trong Nhà Chúa, không ai được độc quyền, không ai bị loại trừ, và nhất là không một ai có quyền coi thường vai tṛ của người khác.

3/ Sứ Vụ - Mỗi chúng ta không ít th́ nhiều đểu nhận ơn kêu gọi từ Chúa Thánh Thần. Biết vậy đễ chúng ta đừng e ngại khi thi hành sứ vụ xây dựng Hội Thánh trong nhiều lănh vực khác nhau tùy khả năng cá nhân, dù khó khăn bao nhiêu. Ai có công sức th́ góp công sức trong điều hành giáo xứ, có tài năng th́ góp tài năng (ca đoàn, văn nghệ…), ai có tiền th́ đóng góp phần ḿnh…Với cá nhân, mỗi chúng ta nên dành th́ giờ đọc kinh cầu nguyện, sống bác ái, yêu thương thuận ḥa, thật thà… Không ngoài mục đích xây dựng gia đ́nh là một tổ ấm, từ đó giáo xứ ḿnh sẽ sống động và đạo đức hơn.

Muốn được như vậy, chúng ta cần dành thời gian cho việc gặp gở, gặp Chúa và gặp anh chị em trong chân t́nh, đến thăm hỏi nhau, mặt đối mặt cùng nhau chia sẻ tâm t́nh, đời sống tâm linh.

Chúng ta cũng cần biết lắng nghe lời kêu gọi của Chúa, lắng nghe lời đọc kinh thánh, lắng nghe nhau… V́ chính lắng nghe sẽ giúp ta hiểu người khác để cảm thông với họ, hơn là chỉ muốn nói để mong người khác hiểu và cảm thông với ḿnh.

Gặp gở và lắng nghe không chưa đủ, v́ chúng ta cần phải có phân định vấn đề. Sự việc quan trọng nằm ở chổ nào? Nếu cần thay đổi th́ thay đổi như thế nào và bằt đầu từ đâu? Phân định phải được đúc kết theo đa số, và phải cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng trọng tâm hướng đi ḥng tránh khuynh hướng độc tài quá bảo thủ, hay ngược lại, quá tự do phóng túng.

Bộ ba chân vạc – gặp gỡ, lắng nghe và phân định – chính là phương thế giúp mỗi Kitô hữu chúng ta hướng tới một giáo hội hiệp hành: nghĩa là cùng nhau hiệp thông, cùng nhau tham gia và cùng nhau sứ vụ.

Từ ngàn xưa cho đến nay, biết bao nhiêu người tốt riêng rẻ hay kéo theo một nhóm bạn tốt đă nhân danh Thiên Chúa cùng nhau làm việc tốt, và cùng chung sức thực hiện thánh ư tạo nhiều việc to lớn và tốt hơn nửa. Nay Vatican đặc trọng tâm vào huấn dụ giúp mọi thành phần trong giáo hội, từ giáo dân cho đến các tu sĩ, cùng nắm tay nhau thực hiện điều tốt, hiệp thông, tham gia và mục vụ với nhau. Đấy là bước đường chính thức cho một Giáo Hội Công Giáo Hiệp Hành hiện tại và trong tương lai.

Nguyên tắc chính yếu vô cùng quan trọng mà dựa vào đó hội thánh công giáo được xây dựng là “Sống theo Sự Thật và trong t́nh Bác Ái” (Thánh Phaolô). Chúa Giê Su vùa là Sự THẬT vừa là T̀NH YÊU. Nếu chỉ dừng ở Sự Thật, cuộc gặp gỡ sẽ biến thành ṭa án, nếu chỉ có ḷng thương xót và bao dung, th́ khó mà canh tân, sửa sai, theo sự tiến triển của nhân loại. Hội Thánh đang chịu áp lực và không thể tránh né những sự thật đau thương. Chớ nên biện luận che chở những điều sai lầm của một số thừa tác viên. Mà phải đối diện và nh́n thẳng vào sự thật. V́ chỉ có cách duy nhất là can đảm nh́n vào sự thật đau ḷng mới có thể giải thoát Hội Thánh, để Hội Thánh không những lấy lại uy tín mà c̣n để các tín đồ trông cậy vào Hội Thánh để giữ vững đức tin. V́ vậy con đường Hiệp Hành đ̣i hỏi thời gian, cần kiên tŕ – như Chúa Giê Su từng kiên nhẫn chờ đợi mỗi chúng ta hoán cải.

Hăy đi và hăy làm như thế.’ (Lc 10,37). Lời Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta điều ǵ? Đă đến lúc, mỗi chúng ta hăy xắn tay áo lên, nhập cuộc và làm cho giáo hội tại mỗi địa phương ḿnh đang sống trở thành một giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ.

Nhiều chuyên đề đă được bàn cải trong Thượng Hội Đồng Giám Mục trong tinh thần xây dựng và lạc quan, như t́m hiểu nhóm người LGBTQ, tức là đồng t́nh luyến ái nữ và nam, song tính luyến ái, chuyển giới và queer (để nguyên chữ) sinh hoạt trong nhà thờ, dù giáo hội không chấp nhận cách sống dẫn đến tội lỗi. Đức Giáo Hoàng lên tiếng như sau “Tôi là ai mà có thể phán xét” (Who I am to judge) và “Người Đồng Tính Luyến Ái không phải là một tội phạm (Being Homosexesual isn’t a crime). Bàn cải về vấn đề ban “Phép Lành” cho những người đồng t́nh luyến ái sống cặp với nhau– mà chúng ta cần phải hiểu Ban Phép hoàn toàn khác với Bí Tích hôn phối mà hội thánh vẫn đứng vững bảo vệ sự quư báu và thánh thiện của hôn nhân giữa người nam và nữ. Thượng Hội Đồng cũng phân tích việc nên hay không nên, và nếu th́ khi nào sẽ có chuyện thụ phong linh mục cho giới nữ tu.

Dù kết quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục về một giáo hội hiệp hành c̣n sơ khai, và nhất là chưa thực sự dám “chạm” vào những chuyên đề quan trọng. Tuy nhiên ai cũng hiểu đây là cách hay nhất để lănh đạo và quản lư giáo hội qua đối thoại trong tương lai. Rất nhiều kỳ vọng đặt vào Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ  mùa Thu 2024 này, ước mong sẽ đón nhận kết quả cụ thể hơn.

Không biết thế hệ chúng ta có nh́n thấy được các linh mục ḍng Triều lấy vợ? Hay rồi đây chỉ sẽ gặp các người ngoài hành tinh xuất hiện, trong những h́nh thái vô cùng kỳ dị, nhưng chúng ta vẫn sẽ phải thân thiện để chung sống ḥa b́nh với nhau.

Có điều chắc chắn là Đức Giáo Hoàng sẽ viếng thăm giáo dân tại Việt Nam CS trong thời gian sắp đến. Nếu Ngài vẫn c̣n đủ sức khỏe – Là điều chúng ta luôn cầu nguyện.

Vĩnh Chánh

Tháng Giêng, 2024