Quư Anh Chị Em thân mến,

 

Trưa Chủ Nhật, ngày 15 tháng 5, 2022, tại nhà hàng Grand Garden, anh chị Vơ Văn Cầu, #2, có nhă ư thực hiện một buổi Mini Reunion không ngoài mục đích để nh́n thấy quư Thầy Cô của Viện Đại Học Huế lẫn Y Khoa Huế sau gần 3 năm bị ngăn trở v́ Covid, đồng thời mừng tuổi thọ quư Thầy Cô, trước sự hiện diện của một số thân hữu và đồng môn trong quận Cam và phụ cận.

 

Về phía Viện Đại học Huế có Thầy Cô Lê Thanh Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, cùng Thầy Cô Nguyễn Thanh Trang và Thầy Cô Lê Đ́nh Cai. YKhoa Huế chúng ta có Thầy cựu Khoa Trưởng Lê Bá Vận đến từ Toronto, Canada, Thầy Cô Nguyễn Văn Tự đến từ Boston, Thầy Cô Vơ Đăng Đài, Cô Nguyễn Văn Vĩnh từ Houston, và Cô Vơ Văn Tùng.

 

V́ đây là một Mini Reunion – không phải là một Đại Hội do Ban Chấp Hành Hội đứng ra tổ chức - do anh chị Vơ Văn Cầu thực hiện, nên con số tham dự khiêm nhường chỉ 90 người, thiếu rất nhiều những khuôn mặt thân thương khác của Hội.

 

Một lần nữa BBT xin cám ơn quư Thầy Cô, anh chị Vơ Văn Cầu và anh Chị Châu Lam Sơn-Thanh Trúc, dù ở nơi xa nhưng vẫn nhớ đến t́nh thầy tṛ, gởi tặng những chai rượu đỏ làm ấm ḷng người tham dự.

 

Trong khi chờ đợi một bản tường thuật dài hơn của BBT, chúng tôi thân ái mời quư Anh Chị Em đọc lời phát biểu của GS. Lê Bá Vận, và xem một số những h́nh ảnh có được trong ngày vui đó.

 

Thân mến.

 BBT

 

Bài phát biểu của GS Lê Bá Vận, cựu khoa trưởng trường ĐHYK Huế trong buổi hội ngộ ngày chủ nhật 15 tháng 5, 2022 tại quận Cam, Cali,  Hoa Kỳ.

 

 

CÁC BƯỚC THĂNG TRẦM CỦA TRƯỜNG ĐH Y KHOA HUẾ XƯA.

 

Thưa các quan khách, ông bà GS Viện trưởng ĐHHuế, các thầy cô, các anh chị cựu sinh viên trong Hội Ái hữu YKHuế Hải ngoại và các thân hữu.

Tôi xin cám ơn BTC đă dành cho tôi phát biểu trong buổi gặp mặt thân mật đặc biệt này, hôm nay. Năm nay là năm thứ ba, kể từ năm 2020, Hội YKHuế Hải ngoại, do dịch Covid-19 đă phải hủy bỏ các Đại hội thường niên được tổ chức đều đặn vào cuối tháng 7 đầu tháng 8.

 

Anh chị  BS Vơ Văn Cầu (YK2) hôm nay có nhă ư mời quư Thầy Cô cùng một số anh chị em thân quen trong YKH và trong Viện Đại Học Huế tham dự một buổi hội ngộ thân mật giữa thầy tṛ chúng ta.

 

Lặn lội từ xa đến dự buổi hội ngộ, vượt qua các hàng rào y tế, thuyết phục hăng bảo hiểm chịu bán ‘travel insurance’, bảo hiểm du lịch bao gồm tất cả các bệnh cho người già trên 80 tuổi và thử test Covid-19 có kết quả âm tính ngày trước hôm đáp máy bay từ Canada vào Hoa Kỳ, các cố gắng được đền bù và hôm nay tôi rất cảm xúc được gặp lại các thầy cô, nhất là các anh chị cựu sinh viên YKHuế cư ngụ đông đảo tại quận Cam này.

Chúng ta đă chia sẻ cùng nhau biết bao kỷ niệm ở Huế cũng như ở hải ngoại, gặp mặt hàng ngày trên diễn đàn mạng và hàng năm ở Đại hội thường niên.

 

Phải nói ĐHHuế, đặc biệt trường YKH đă có những trải nghiệm đau thương hơn bất cứ trường Đại học nào ở miền Nam Việt Nam.

Hầu hết thầy tṛ ở ĐHYK Huế bị tổn thất nặng nề hơn ai cả trong giới Đại Học trong 3 thảm trạng lịch sử:

1) biến cố Tết Mậu Thân năm 1968  mà nhiều sinh viên và giáo sư của trường YK bị Việt cọng chôn sống như được mô tả trong bài viết đầy xúc động nổi tiếng “Đi Nhận Xác Thầy” của các sinh viên Y khoa ơi ới gọi nhau đi nhận xác các thầy, tác giả Tôn Thất Sang YK3.

2) Mùa Hè đỏ lửa Quảng Trị năm 1972, ĐHHuế và trường YK trước ai cả, hối hả mang xe di tản toàn bộ nhân viên và sổ sách tài sản vào Đà Nẵng, một số nhân viên giảng huấn bay tuốt vào Sài G̣n, ở luôn. Sợ hăi thảm sát Mậu Thân tái diễn, dân chúng và các công chức, nhân viên trong địa bàn thành phố tiếp đó cũng cho vợ con theo chân cuốn gói ùn ùn chạy tạm vào Đà Nẵng và chỉ trở về Huế sau ngày 16 tháng 9 lúc thành cổ Quảng Trị được TQLC của VNCH tái chiếm.

3) Huế rơi vào tay Cọng sản ngày 3 tháng 3, 1975, dân chúng tháo chạy tán loạn vào Đà Nẵng để rồi cuối tháng 3 Đà Nẵng cũng thất thủ.

-----

Đại Học Huế đă chịu biết bao thảm họa của chiến tranh mà không tiên liệu được bởi v́ lúc thành lập năm 1957 tại cố đô Huế và trường ĐH YKhoa năm 1959 th́ bối cảnh là thanh b́nh tuyệt đối của đất nước từ Đông Hà, Quảng Trị đến mũi Cà Mau.

Vào năm 1957 Huế vẫn c̣n là thành phố lớn thứ nh́, sau thủ đô Sài G̣n ở miền nam Việt Nam. Đà Nẵng chẳng hạn vẫn chưa được mở mang, chỉ bằng đường Trần Hưng Đạo, Huế cọng thêm Hàng Bè, Gia Hội và An Cựu hoặc Bến Ngự.  

 

Trường Đại Học YK Huế ngay từ đầu đă được Đại Học Freiburg Tây Đức bảo trợ. Các bác sĩ, giáo sư Đức đến Huế giảng dạy lắm vị mang theo cả gia đ́nh. Phái đoàn hợp tác kỹ thuật của Pháp cũng góp phần viện trợ cung cấp các bác sĩ, giáo sư chuyên ngành ngoại khoa, phẫu thuật. Như vậy trường YK Huế phát khởi với những thế mạnh rơ rệt. Thầy đông, tṛ ít, kết quả giảng dạy rất tốt đẹp. Sinh viên các khóa đầu đă chia sẻ những kỷ niệm êm đẹp khó quên được ghi lại trong các hồi kư, dồi dào.

 

Song Huế từ năm 1962 “đất bằng bỗng nổi phong ba” với các bạo động xảy ra hầu như liên miên: đấu tranh Phật giáo, thảm sát Mậu Thân 1968, di tản mùa hè đỏ lửa 1972. Trường YK Huế có lúc hầu như bị đánh gục song lại nhanh chóng hồi sinh, ngang nhiên đứng vững và phát triển đều đặn cho đến ngày miền Nam bại trận năm 1975, nền cọng ḥa sụp đổ. Các giáo sư và sinh viên một số khá đông lần lượt chạy thoát ra nước ngoài.

-----

Mười năm sau các bạn trốn ra nước ngoài ổn định được t́nh cảnh, t́m gặp lại nhau và tại Hoa Kỳ năm 1986 các cựu sinh viên YKHuế các khóa đàn anh hội họp để thành lập Hội Ái hữu các Cựu Sinh viên ĐHYK Huế Hải Ngoại. Điểm quan trọng đáng chú ư là hội bao gồm mọi cựu sinh viên, các khóa trước cũng như sau năm 1975. Nhờ đó hội luôn có những khuôn mặt trẻ. 

Ban Chấp hành của hội có nhiệm kỳ 2 năm theo nội quy và đại hội thường niên hội ngộ được tổ chức mỗi năm vào cuối tháng 7, đầu tháng 8.

 

Như vậy trường YKHuế trưởng thành mạnh mẽ trong khói lửa, đă là một thực thể rất khác biệt thời trước năm 1975, nay tại hải ngoại cũng tỏ ra độc đáo, khác thường. Bởi v́ đă có một hội Ái hữu ĐH YK Huế hải ngoại ra đời rất sớm, trong khi không có hội ái hữu ở các trường ĐHYK Sài G̣n, Cần Thơ, Đà Lạt. Tuy thế ở mọi trường YK đều có các buổi gặp mặt của các cựu sinh viên đồng khóa, như ở Huế th́ có các khóa 12, khóa 13 v.v...

 

Hội Ái hữu ĐHYK Huế có một diễn đàn chung để chúng ta gặp mặt chuyện tṛ hàng ngày và một trang Web với một BBT hùng hậu, năng nổ mà rất hiếm các hội đoàn khác có đầy đủ cả hai tiện nghi đó.

 

Thưa các bạn, đă 36 năm qua từ lúc hội thành lập, nay là lăo làng, hội chúng ta đă sinh hoạt đều đặn, đă làm mối dây nối kết hữu hiệu giữa chúng ta, đă là mái nhà đầm ấm che chở chúng ta.

Chúng ta hăy yêu thương, trân quư ngôi nhà đó, giữ nó vững bền cho đến lúc chúng ta măn đời.

 

Như vừa qua năm 2019 chúng ta đă đă mất mát BS Nguyễn Thị Tinh Châu YK2 là một cột trụ của hội. Đầu năm 2022 chúng ta lại mất BS Lê Đức Tâm, YK 10,  Montréal. Đó là 2 mất mát lớn của hội. Nhiều bạn  khác cũng đă ra đi. Nh́n lại cách đây chỉ trên 10 năm, những phân ưu, cáo phó trên diễn đàn hội chỉ liên quan đến các bậc tứ thân phụ mẫu của hội viên.

Bù lại nay chúng ta luôn nhận được tin vui, lễ thành hôn, sự thành đạt của thế hệ thứ hai.

 

Song trên hết vẫn là sự quan tâm đến vận mệnh nước nhà.

Ngày Quốc Hận 30/4 năm nay trên các diễn đàn đột nhiên số lượng các bài viết, phân tích, nhận định, hồi kư tăng lên dồi dào vạch rơ sự dă man, tráo trở của cọng sản trong cuộc chiến trước 1975, trong lúc chiến cuộc giữa Nga và Ukraina đang kéo dài.

Diễn đàn của hội cũng sôi động náo nhiệt góp lời và trang Web của hội YKHuế đă đóng góp 2 bài viết: “Tháng tư đen, Tháng tư quang vinh” và bài “Sau làn vạch trắng”.

 

Chắc chắn Cọng Sản Việt Nam sẽ bị loại bỏ và sẽ là ngày về thăm trông đợi của chúng ta đầy cảm xúc trên quê hương yêu dấu muôn thuở.

 

Xin cám ơn và kính chào các bạn.

 

Lê Bá Vận.

-----                        

 

H́nh ảnh Hội Ngộ YKHHN ngày 5/15/2022. (Cám ơn phó nḥm Nguyễn Văn Ḥa YKH-13).

Bấm vào link phía dưới:

 

https://photos.app.goo.gl/PKuKxCxMzXysNtaC8