Mục Lục

 

TÔI  NÓI  TIẾNG  CÁCH  MẠNG

“Tôi nói tiếng ba miền (3)”

           BS. Lê Bá Vận

        V́ nhà cha mẹ ở Đồng Hới, nên cũng như con cháu các gia đ́nh khá giả ở thị xă và trong tỉnh Quảng B́nh, tôi được cha mẹ gởi đi học Huế, Vinh, Sài g̣n, Hà nội từ khi lên Trung học, ‘thập tuế tại gia nhị thập tại tha’ cầu sư học đạo. Đến đâu tôi học tiếng nói nơi đó cũng khá thành thạo, không do tôi tự ti mặc cảm tiếng Quảng b́nh quê mùa, mà v́ tôi ưa thích học ngôn ngữ mới, phần nào cũng giúp dễ ḥa đồng (?). Đến khi Cách Mạng-Lên, nhất là sau ngày 30 tháng tư, 1975 kẹt ở lại trong nước khá lâu và được lưu dụng, tôi lại học và xử dụng ngữ vựng cách mạng nhuần nhuyễn ngang người bản địa ! Một lư do tôi hăng hái học là để ‘biết ḿnh biết ta’…mà tùy cơ ứng biến.

Ở Hà nội trước 1954 chia cắt vĩ tuyến tôi thấy các sinh viên miềnTrung trừ các bạn người Quảng (?) đều nói tiếng Bắc rành rẽ trong giao thiệp ở ngoài và chỉ nói tiếng Huế trong nội bộ. Ở Sài g̣n cũng tương tự. Người Việt chúng ta xưa ở với Tàu th́ học chữ Hán (chỉ học viết), ở với Tây th́ học tiếng Pháp, nói viết rồi lại học thêm tiếng Nhật (chỉ học nói), gần đây tiếng Nga tiếng Mỹ, theo gió trương buồm.

Nói đến chuyện học nói tiếng cách mạng, là phải kể từ ngày Hồ chí Minh làm Cách mạng mùa thu 19-8-1945 thành công. Những sự việc xẩy ra cho đất nước kể từ thập niên 40 của thế kỷ trước, tôi lúc đó đă đủ trí khôn để ghi nhận, nhớ và hiểu biết ít nhiều để kể lại chuyện, phần của ḿnh xẩy ra như trước mắt.

Năm 1939 Thế chiến thứ II (1939-1945) bắt đầu. Năm 1940 với sự nhượng bộ của chính quyền Pháp, quân đội Nhật vào Đông Dương, vẫn để Pháp cai trị. Tôi lúc đó thấy lính Nhật trông thấp người có lẽ v́ mập mạp, chăm chú săn sóc kỹ những con ngựa cao lớn dưới bóng cây trên các ngơ đường. Có lần tôi cùng vài người bạn ra tận sân bay nhỏ của thị xă để xem một máy bay chiến đấu của Nhật đậu lại nhiều ngày trên băi cỏ để sửa chữa, chắc chờ phụ tùng. Tụi nhỏ đứng ngắm nghía chỉ cách máy bay vài chục mét v́ đó cũng là con đường đất qua lại. Đó là lần đầu tiên tôi thấy tận mắt một máy bay đang đậu. Tụi Nhật, h́nh như chỉ một hai người, là sĩ quan phi công, thản nhiên nhen lửa, chụm củi nấu ăn trong những chiếc cà mèn, chẳng chú ư đến ai. Trên trời đôi khi cũng thấy máy bay chuồn chuồn 4 cánh c̣n gọi là bà già của Pháp bay vù vù và khi nghe c̣i báo động hụ vang báo hiệu máy bay Mỹ sắp bay ngang th́ mọi người lo nhảy xuống hầm trú ẩn được đào khắp nơi công cộng, trong nhà ngoài sân. Suốt mấy năm tôi nhớ tôi chỉ xuống hầm trú ẩn vài lần. Thường là c̣i hụ báo động giả!  C̣i hụ lại lần thứ hai là hết báo động, máy bay đă đi qua. Máy bay Mỹ chủ yếu nhắm ném bom cầu xe lửa để cắt đường tiếp vận của Nhật, như cầu Bạch hổ ở Huế cũng bị sập một vài, xe lửa đến cầu phải ‘tăng bo’, y như đổi máy bay ngày nay. Cầu Bạch Hổ đă sập, Huế không c̣n mục tiêu đánh phá. Về sau tuy cầu được tạm sửa nhưng đâm nhờn, chẳng  mấy ai sợ máy bay đến bắn phá. Hồi đó tôi trông lên trời cao tít thấy những chiếc máy bay 2 thân (P.38) bay qua trông rất lạ và đẹp.

Những năm đầu thập kỷ 40 tuy thế giới đang có chiến tranh lại có thêm quân Nhật đóng trên đất nước, song mọi nơi rất thanh b́nh, ngoại trừ nghe nói đâu ngoài Bắc có trận đói năm Ất Dậu 1945 chết đói nhiều người. Từ khi chiến tranh thế giới 1939 xẩy ra, để đề pḥng bất trắc, chính quyền an ninh, mật thám Pháp đă gắt gao bắt giữ hoặc đày đi Côn Đảo, Sơn la… toàn bộ các người làm cách mạng chống đối Nhà nước bảo hộ, cho nên cũng chẳng c̣n ai để quấy rối. Lúc đó đời sống nhân dân rất ổn định mà lại có khi vui nhộn, có nhiều du hí song cũng là lành mạnh.

Có những bài thơ, bài hát, hội chợ, xi nê ma, cải lương, kịch rất hay. Tôi tự nhiên thuộc ḷng bài thơ vè kêu gọi thanh niên Việt nam đi lính sang giúp Pháp đánh Đức: “Hỡi anh em bạn tùng chinh, V́ sao nước Pháp hưng binh (hát trẹ ra : rung rinh) phen này, Chỉ v́ người Đức cố gây, Muốn làm bá chủ đông tây một ḿnh. Bấy lâu sinh sự hoành hành, Chiếm xong Áo Tiệp lại giành Ba lan. Kể sao xiết nỗi hung tàn, Giết người cướp của dă man vô cùng…….Thù giặc Đức cũng thù chung, Nếu không chinh phạt th́ không ḥa b́nh. Đánh cho Quốc Xă tan tành, Hít le đến phải thất kinh oai trời. Anh em Nam Việt ta ơi! Vốn ḍng nghĩa khí, vốn ṇi thông minh. Trong ḷng vốn sẵn cảm t́nh, Biết ơn Bảo hộ với ḿnh xưa nay. Tùng chinh lại gặp hội này, Đền ơn ta phải giúp tay với người…” Và đă có nhiều lính Việt nam tùng chinh sang Pháp, tuy nhiên họ chủ yếu là lính thợ, lính hậu cần, và do Pháp sớm đầu hàng Đức cho nên kể như ai cũng sống sót trở về.

Tôi lại biết một số ít bài nhạc thời đó, hùng hồn hoặc lăng mạn nhưng đều rất hay : “Maréchal, nous voilà” suy tôn Thống chế P. Pétain, Quốc trưởng Pháp, “la Marseillaise” quốc ca Pháp, “Madelon, Guitare d’ amour, J’ai deux amours, Tango chinois (tiếng Việt), ”Tiếng gọi sinh viên, Nước non Lam sơn, Buồn tàn thu”…hát măi, nhất là bài Tango chinois du dương.

Song quan trọng nhất là các phong trào thanh niên, thể thao thời đó do Đại tá Ducoroy được cử phụ trách. Vẫn nhiều đá banh nhưng thật đặc biệt là các giải bơi lội ở sông Sài g̣n mà các danh thủ Nguyễn văn Củ, Nguyễn văn Mủn ở Quảng Yên là những con cá ḱnh luôn đoạt giải. C̣n nữa, các giải đua xe đạp ṿng quanh Đông Dương rất hào hứng với thần mă Vũ văn Thân (Bắc), phượng hoàng-Lê thành Các (Nam), và đèn đỏ Nguyễn văn Lầu (Trung).

Trường ESEPIC (école supérieure d’éducation physique indochinoise) ở Dalat và ESEJIC (éducation jeunesse) ở Huế được mở ra để đào tạo các thầy giáo phụ trách thêm về phong trào thể dục hoặc thanh niên. Các học sinh đứng trong hàng ngũ khi nghe thầy hô to “Jeunesse” th́ đều đưa tay phải lên ngực và hô trả lời “France-Annam”, rất oai vệ, thầy tṛ lặp lại 3 lần. Tuy vui nhộn hào hứng nhưng nhiều người nghĩ Pháp mượn các phong trào đó để đánh lạc hướng ḷng yêu nước của dân ta trong thời điểm Pháp đang bị suy yếu. Song rốt cuộc cái ǵ phải đến đă đến: Đêm mồng 9/3/1945 Nhật lật đổ Chính quyền Pháp trên toàn cơi Đông Dương. Lúc đó tôi đang học tại Huế, nghỉ chưa đến một tuần th́ đi học lại.

Nhật lật đổ Pháp do nghi ngờ Pháp hai ḷng, Nhật phải bất ngờ ra  tay trước, không nhằm thay thế Pháp v́ vào năm 1944, 1945 Đức, Ư, Nhật đă có viễn ảnh bại trận trước Đồng Minh Anh Mỹ. Tôi nhớ lúc đó nhiều người bàn tán Kỳ ngoại hầu Cường Để đang sống lưu vong tại Nhật sẽ về làm vua hoặc Quốc trưởng ở Việt nam. Việc này đă không xẩy ra làm họ tiếc măi (?) v́ vua Bảo Đại tuy thật ḷng yêu nước thương dân nhưng bị trách cứ thiếu trí dũng (?). Ngày 31-3-1945 vua Bảo Đại tuyên cáo hủy bỏ Ḥa ước bảo hộ Patenôtre kư với Pháp năm Giáp Thân 1884, và Đại xá các tù nhân chính trị. Ân sủng này lại được nhiều người nhận định có thể là nguyên nhân (?) thúc đẩy nhanh sự sụp đổ cơ đồ mấy trăm năm triều Nguyễn. Hàng chục ngàn lănh tụ và đảng viên cốt cán đảng phái từ Côn đảo, Ban mê thuột, Sơn la, Lao bảo… được phóng thích vô điều kiện, không theo dơi, trở về địa phương tích cực tiếp tục kết nối, hoạt động và đến ngày 19-8-1945 sau khi Nhật đầu hàng v́ đất Nhật bị thả bom nguyên tử, th́ Mặt trận Việt Minh có đủ cán bộ đă nhanh chóng phỗng tay trên, làm cách mạng cướp chính quyền ở Hà nội và một số tỉnh. Điều này làm nhiều người liên tưởng đến truyện ”Thạch Sanh, Lư Thụy (Lư Thông)”. Ở Huế vẫn yên song vua Bảo Đại t́nh nguyện thoái vị. Ngày 2-9 Hồ chí Minh tuyên bố Việt nam độc lập và thành lập nước VN Dân Chủ Cộng Ḥa. Thời điểm này tôi đang về nghỉ hè tại Đồng Hới.

Sau Cách Mạng tháng 8 Đồng Hới cũng đổi chủ, và tôi bắt đầu làm quen với ngữ vựng cách mạng qua sinh hoạt xă hội, học tập, ca nhạc văn nghệ…Mới đầu nghe nói nhà nước mới là Cộng sản, có nghĩa góp chung tài sản do Nhà nước giữ, không ai được làm giàu, có của riêng. Nói vậy chứ trong thị xă cũng chưa thấy ǵ thay đổi, phố xá chợ búa như cũ. Song tên nước là VNDCCH và các ông lănh đạo (từ ngữ mới) nay là Chủ tịch nước và ở Đồng Hới th́ là Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban hành chánh kháng chiến của tỉnh. Ngữ vựng cách mạng phong phú dần : đồng chí, chiến khu, du kích, đấu tranh, tuyên truyền, hoan hô, đả đảo, mít tinh, liên hoan, phản động, phản cách mạng …Việt Minh có tổ chức một khóa học chính trị nhập môn trong 3 ngày địa điểm tại trường tiểu học, người lớn, con nít ngồi cả pḥng học. Tôi cũng có vào nghe một hai lần, người giảng nói hay nhưng tôi chỉ vào ngồi v́ thấy c̣n chỗ và ham vui. Nào là vô sản quốc tế, chuyên chính, nông nô, phong kiến, tư sản mại bản, rẫy chết, đấu tranh giai cấp, bôn sơ vít, men sơ vít, đệ tam đệ tứ quốc tế, Tờ rốt Kít, thực dân, đế quốc, Xô viết Nghệ tĩnh…nói chung nghe như vịt nghe sấm. Tôi c̣n tưởng thực dân cũng như thực khách. Có một đêm liên hoan mít tinh cũng ở trường tiểu học có một chiến sĩ từ Nam bộ ra, mặc đồ bộ đội oai vệ được giới thiệu tên Huỳnh thiện Nghệ kể chuyện quá là hay ta đánh Pháp ở Nam bộ giết được vô số giặc, bắt hàng trăm tù binh, bắn rơi hàng tá máy bay phá hủy cả trăm xe bọc sắt làm mọi người nghe cũng như tôi đều hiểu cặn kẻ và rất phục tài, tin tưởng. Một lần khác tôi đi nghe đồng chí Vơ thuần Nho, em đồng chí Vơ nguyên Giáp nói chuyện ở Ủy ban, tại dinh Công sứ cũ. Ông đứng trên bao lơn nói xuống, không có micro nên tôi chỉ nghe lơm bơm, không hiểu ông nói ǵ. Trong năm 1946 ở Đồng Hới có phát động ‘tuần lễ đồng’, học sinh trung học tham gia đẩy xe ḅ đi quyên đồng : thau nồi, đèn hư nát v.v… được nửa xe, ở khắp nơi quanh thị xă, rất vui. Nghe nói đồng dùng đúc đạn bắn giặc Pháp. ‘Tuần lễ vàng’ th́ được tổ chức kín đáo, học sinh không tham dự quyên góp. Được biết  Chính phủ cần nhiều vàng để mua súng đạn giết Pháp.

Đầu năm 1947 từ Huế Pháp tiến ra đánh chiếm Đồng Hới và toàn tỉnh Quảng B́nh. Tôi tản cư lên rẫy rồi hồi cư về thị xă, thôi sống với chính quyền Ủy ban bây giờ rút vội lên chiến khu. Tôi lại đi học xa nhà, rồi ra làm việc ở Huế măi cho đến ngày 30-4-1975, chính quyền miền Nam sụp đổ, tôi kẹt lại trong nước và được lưu dụng làm việc tại cơ quan cũ mà trước đó tôi là trưởng cơ quan; làm việc với Cách Mạng giúp tôi học được ngôn ngữ văn chương của họ.

Sau ngày 30-4-1975 các ngụy quyền trong mấy tháng đầu sống trong thấp thỏm lo sợ, chưa biết tai họa giáng xuống lúc nào, sa thải, buộc đi kinh tế mới, thậm chí đi học tập cải tạo, gia đ́nh ly tán, con cái thất học, sau đó dần chuyển qua những năm tháng dài dẵng thở vắn than dài, uất hận, cho dầu được đi làm lại với đồng lương ít cách biệt nhưng quá ít ỏi. Cách mạng là vậy, là đổi mới, lối sống, tư duy và c̣n nữa, ngôn từ.

Ngôn ngữ Cách Mạng Cộng sản nói viết ra là nhận biết liền, như những nốt nhạc lạc phím. Cách Mạng dùng những danh từ, tính từ, động từ và ghép từ độc đáo mang tính tuyên tuyền, khoa trương; ‘mang tính...’ là một thí dụ về ghép từ điển h́nh ngôn ngữ cách mạng : “ưu điểm/ quyết định mang tính vượt trội/ kế thừa/ thuyết phục/ sáng tạo/ qui luật/ chiến lược…” Ngụy quyền, ngụy dân dù tránh dùng từ ngữ và lối nói của kẻ địch ‘gần bùn quyết chẳng hôi tanh mùi bùn’ nhưng có rất nhiều trường hợp bất khả kháng. Đó là những danh từ, tức là các danh xưng của chế độ mới, về chính trị, hành chánh, chuyên môn, xă hội...

1) Các Danh từ.

a- Chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị Đảng CSVN, Tổng Bí thư, Ủy viên bộ Chính trị, Ủy viên dự khuyết BCT, Ủy viên thường trực BCT, Ủy viên Trung ương Đảng, các Bí thư, phó bí thư và Ủy viên Tỉnh ủy – Thành ủy - Huyện ủy – Xă ủy – Đảng ủy (tại cơ quan, xí nghiệp), cuối cùng là đảng viên. Tuy vậy “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” cũng như “Ư Đảng ḷng dân là những tục ngữ hẳn hoi. Ban cán sự đảng, Ban tuyên giáo, Bí thư đoàn Thanh niên CS Hồ chí Minh, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Thư kư Công đoàn...

Cháu ngoan bác Hồ, bộ đội cụ Hồ, bộ đội phục viên. Trí phú địa hào (đào tận gốc trốc tận rễ), đối tượng chính sách, diện gia đ́nh liệt sĩ, diệt Mỹ, có công với Cách Mạng, diện Rô 1, Rô 2 (01, 02, ngụy quân, ngụy quyền)… Lại c̣n đường lối chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, pháp lệnh, mục tiêu yêu cầu, quá độ, lư lịch, bản tự phê/kiểm điểm/thu hoạch…

b- Chính quyền: Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước, Bộ trưởng (VNCH : Tổng trưởng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành/huyện/xă, Ṭa án/Công an nhân dân (VNCH: An ninh quốc gia), công an khu vực/giao thông/ kinh tế/hải quan/h́nh sự… Trong phạm vi một cơ quan, lấy ví dụ trường Đại học Y khoa Huế, nơi cơ quan cũ của tôi th́ có Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng (VNCH : Khoa trưởng), Trưởng ban Tổ chức (trưởng pḥng nhân viên), biên chế (chính ngạch), Giáo tài, Giáo vụ (học vụ), cán bộ giảng (ban giảng huấn), các chủ nhiệm bộ môn, tập thể cán bộ công nhân viên. Chiêu sinh, sinh viên hệ chính qui, hệ chuyên tu, hệ tại chức “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức…” Ở bệnh viện Huế có Bí thư đảng ủy, ban Giám đốc, pḥng tổ chức, pḥng y vụ, bác sĩ, y sĩ (ngang cán sự y tế, điều dưỡng), y tá, hộ lư (y công), khoa dược (kho thuốc), khoa dinh dưỡng (nhà bếp)... Ở cơ quan xí nghiệp cũng tương tự, có Đảng ủy và chính quyền. Thủ trưởng cơ quan là Giám đốc cơ quan/xí nghiệp. 

Có 2 đặc điểm : 1- về tổ chức trong một cơ quan, xí nghiệp có 3 thành phần: Đảng ủy lănh đạo, chỉ đạo, chỉ thị, kiểm tra; ban Giám đốc, tức là chính quyền thi hành/triển khai nghị quyết, chỉ thị của Đảng; Công đoàn gồm ban Thi đua, thi đua b́nh bầu lao động xă hội chủ nghĩa, sáng kiến cải tiến đạt các danh hiệu “cá nhân xuất sắc, lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua” và ban Đời sống, phân phối tiêu chuẩn lương thực tức là các nhu yếu phẩm và mặt hàng cho cán bộ công nhân viên và đẩy mạnh phong trào lao động XHCN chăn nuôi trồng trọt (và kinh doanh!) để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống, bữa ăn. Có nhiều ngụy quyền được tạm lưu dụng phải chờ rất lâu, qua thử thách mới được làm lễ kết nạp vào công đoàn và hưởng quyền lợi, tiêu chuẩn. Hồi đó tiêu chuẩn lương thực rất quan trọng : “tiêu chuẩn cao ăn cung cấp, tiêu chuẩn thấp ăn chợ đen, tiêu chuẩn quen ăn cửa hậu, tiêu chuẩn lậu nhậu vô chừng.” Tiêu chuẩn có sâm nhung quế, tài xế, ô tô con là rất cao.

                       2- về chức năng  trong cơ quan th́ phó bí thư Đảng ủy giữ chức vụ Giám đốc tức là thủ trưởng cơ quan nhưng Bí thư đảng ủy lại là Phó giám đốc. Ở tỉnh/thành phố, Bí thư tỉnh ủy/thành ủy (thông thường cấp ủy viên trung ương đảng trở lên) là phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố, phó bí thư lại là Chủ tịch UBND v.v…sự chồng chéo thứ bực này giúp mọi đảng viên được bố trí hưởng lương chức vụ hành chánh và làm việc đảng, giải trí nghỉ ngơi trong giờ chính quyền hàng ngày khác với ở các nước ngoài mà họp đảng, đại hội đảng là việc riêng, chỉ họp thứ bảy, chủ nhật nghỉ cuối tuần. Ở Việt nam đảng CS có hơn 3 triệu đảng viên, tất cả đều là cán bộ nhà nước trong chính quyền, quốc hội, tư pháp, MTTQ, quân đội hoặc hưởng lương nghỉ hưu …

c- Xă hội : Thẻ chứng minh nhân dân (thẻ căn cước), tờ khai hộ khẩu (tờ khai gia đ́nh), hộ chiếu, công an khu vực (công an phường), tổ trưởng khu phố, chủ nhiệm hợp tác xă sản xuất/nông nghiệp, ví dụ hợp tác xă thêu ren ở Huế, tổ đội trưởng sản xuất, HTX tiêu thụ, cửa hàng mậu dịch quốc doanh, tem phiếu vải/gạo/thực phẩm. Nếu không phải là cán bộ công nhân viên nhà nước th́ ai cũng sợ người công an khu vực, ví dụ như cần chứng nhận lư lịch tốt để đi học đi thi đi làm v.v… nếu làm việc Nhà nước th́ đă có pḥng tổ chức của cơ quan chứng nhận các giấy tờ này. C̣n hộ khẩu th́ cũng như quốc tịch địa phương. “Các đắc kỳ sở” nhân dân người nào yên chỗ ở người nấy không thể tự ư đến cư ngụ hẳn ở làng xă huyện, thị trấn, thành phố khác.  Nói chung chỉ có cán bộ nhà nước chuyển công tác và diện kết hôn vợ chồng mới được chứng nhận cắt hộ khẩu cũ, nhập hộ khẩu mới; ngoài ra là tạm trú tạm vắng phải khai báo, đi thưa về tŕnh, bằng không sẽ là ở lậu sống chui, mất các quyền lợi của chế độ, c̣n nữa dù đi đâu, bận bịu đến mấy, đến ngày bầu cử cũng phải về bỏ phiếu, có công an đến nhắc nhở gia đ́nh, gia đ́nh nhắn lại cá nhân. Chế độ hộ khẩu rơ ràng là một thế mạnh, một sách lược lớn mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước quản lư tốt nhân dân đảm bảo an ninh trật tự, ổn định cuộc sống, vững tâm lao động sản xuất, an cư lạc nghiệp, xây dựng Đảng.

2) Các Tính từ.  Kính yêu, anh minh, thần thánh, quang vinh, vô địch, ưu việt, siêu việt, xuất sắc, ưu tú, tiên tiến, sáng tạo, hiện đại, vượt trội, tất yếu, bức thiết, bức xúc, nhanh nhạy, nhạy bén, từng bước, đột phá, đột xuất. Đúng đắn, hợp lư, nghiêm túc, bất cập, bài bản, nhất quán, nóng bỏng, phấn khởi, hồ hởi, chủ đạo, chủ động, chuyên chính, phản động, phản cách mạng, ngoan cố, sai trái, ác ôn…

3) Các Động từ.  Lănh đạo, quản lư, làm chủ, chỉ thị, chỉ đạo, báo cáo, qui định, đề ra, triển khai, hạch toán, kiểm toán, quản trắc, giải tŕnh, xử lư, chủ tŕ, tranh thủ, góp phần, đẩy mạnh, nâng cao, củng cố, tăng cường, tiến nhanh tiến mạnh, nhảy vọt, kiên tŕ, phấn đấu, phát huy, hạn chế, đảm bảo, bảo quản, nắm bắt, nắm vững, chốt, bám sát, bám trụ, đấu tranh, khắc phục, tháo gỡ, quán triệt. Khẳng định, thống nhất, nhất trí, quan tâm, trao đổi, tiếp thu, liên hệ. Thử thách, giác ngộ, kết nạp, sinh hoạt, phát huy, thi đua, b́nh bầu, đạt, kiểm điểm, tự phê, sơ kết, tổng kết, tham quan, giao lưu, chuyển ngữ, chiêu đăi, liên hoan, bồi dưỡng, ăn theo. Trấn áp, đẩy lùi, kéo giảm, gán ghép, đấu tố, quản giáo, quản chế, học tập, cải tạo, đánh sập…

4) Các Đặc ngữ.  Các từ ngữ kể trên khi đứng chung thành những cụm từ, thành ngữ sẽ phát huy tác dụng cách mạng và trở thành thương hiệu cầu ṭa, dấu ấn, đặc ngữ.

     4a. Các đặc ngữ buộc phải dùng, do những cụm từ tương đương ở miền Nam thiếu hoặc không c̣n thích hợp : giác ngộ cách mạng, qua thử thách kết nạp Đảng, vào biên chế nhà nước (vào chính ngạch), cắt/ chuyển/ nhập/ đăng kư hộ khẩu (xóa/ vô sổ gia đ́nh), kiểm tra hộ khẩu, viết bài thu hoạch/ bản tự kiểm/ phê b́nh và tự phê b́nh/ tờ khai lư lịch, lên pḥng tổ chức cán bộ, thi đua b́nh bầu đạt các danh hiệu, gia đ́nh 4 tốt, diện chính sách, cán bộ quản giáo, cải tạo viên, đi trại tù cải tạo/ học tập cải tạo, đền nợ máu, cải tạo công thương nghiệp, đi lao động XHCN, lao động tập thể, đi kinh tế mới, đi nghĩa vụ quân sự, đi vượt biên trái phép, bè lũ Mỹ Ngụy, bất măn chế độ, phá hoại tài sản XHCN, ao cá bác Hồ, trồng cây xanh bác Hồ…

     4b. Các đặc ngữ tùy nghi dùng xen lẫn với ngôn từ miền Nam : được nâng lương (tăng lương), chuyển công tác (đổi đi, thuyên chuyển), nhận công tác (nhận việc/ nhận nhiệm sở), công tác ở cơ quan (làm việc ở sở), đi cơ quan (đi làm, vô sở/ công sở), hưởng chế độ nghỉ hưu (về hưu), quan hệ hữu nghị, nhập viện (nằm bệnh viện), xuất viện (cho về),  tham quan (đi xem), thời kỳ quá độ (chuyển tiếp), đi liên hệ (tiếp xúc), tiếp thu, thu hoạch, khẳng định, đảm bảo (bảo đảm), giản đơn (đơn giản), chủ tŕ (trong nghĩa chủ tọa), nhất trí (đồng ư), sự cố (trong nghĩa sự việc), trao đổi, làm việc, nói ra không có lợi, quan hệ bất chính…

     4c. Các đặc ngữ đặc sản được chia ra cấp 1, 2, 3 tùy mức độ cách mạng, giáo điều, phản động.  Cấp 1 : bước đi tốt đúng hướng, đánh giá tốt, có hạch toán kinh tế, có chất lượng đạt tiêu chuẩn cao, ḿnh v́ mọi người mọi người v́ ḿnh, khắc phục khó khăn, ổn định/cải thiện đời sống, tạo của cải vật chất, làm ăn có lợi, đề xuất phương án kế hoạch, bảo quản tốt, qua kiểm tra, qua quá tŕnh t́m hiểu trao đổi/làm việc, mạnh dạn giao nhiệm vụ, kịp thời triển khai phương án, xử lư kịp thời … Cấp 2 : báo cáo cán bộ/ anh/ đồng chí/ thủ trưởng, dưới mái trường XHCN, lao động là vinh quang, học tập nghị quyết, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ, phấn đấu đạt/vượt chỉ tiêu kế hoạch trước thời hạn qui định, đạt chỉ tiêu yêu cầu, nhất trí thông qua, thống nhất quan điểm, đáng giá cao, diễn biến phức tạp…  Cấp 3 : Đảng ta; Đảng lănh đạo Nhà nước quản lư Nhân dân làm chủ; học tập tư tưởng đạo đức bác Hồ; nhờ ơn Bác, Đảng; Ư Đảng ḷng dân; được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, huyện/xă chúng tôi đă triển khai nghị quyết thi hành chỉ thị pháp lệnh của Trung ương; ban cán sự Đảng chủ đạo rà soát điều chỉnh qui hoạch, quán triệt đường lối chính sách chủ trương sáng suốt đúng đắn nhất quán mang tính chiến lược của Đảng Nhà nước; đấu tranh không khoan nhượng; củng cố và tăng cường hơn nữa sự lănh đạo của đảng; nắm vững qui luật thiên nhiên/qui luật xă hội; yêu nước là yêu XHCN, tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN; XHCN là khát vọng của thời đại và của toàn nhân dân Việt nam theo chủ thuyết Mác-Lê tư tưởng Hồ chí Minh; Việt nam lương tâm của nhân loại, đảng CSVN quang vinh muôn năm; toàn dân phấn đấu thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng…

Trong khóa học chính trị kinh tế Mác-Lê hè 1976 mở ra tại Đại Học Huế có giảng viên từ Hà nội vào, các cán bộ giảng ngụy học viên lại tiếp nhận thêm một số lớn từ ngữ cách mạng: đệ tam đệ tứ quốc tế, bôn sê vích, đấu tranh giai cấp, vô sản chuyên chính, tam đại bần cố nông, trí phú địa hào, đội tiền phong giai cấp công nhân, sợi chỉ đỏ, chủ nghĩa lư thuyết Mác-Lê vô địch, Khoa học Mác-Lê là đầu máy, là máy cái mọi khoa học, đỉnh cao trí tuệ loài người tiến bộ, con bạch tuộc 3 ṿi phong kiến, đế quốc, tư bản…

     4d. Các đặc ngữ gây bất ngờ, một số ít nghe lạ tai: tham quan có nghĩa ‘đi xem’ là từ ngữ Hán nhưng ở miền Nam v́ có tệ hại tham nhũng cho nên ‘tham quan’ (cũng từ ngữ Hán) dùng cho nghĩa quan lại tham ô. Hiện nay trên toàn quốc ‘tham quan’ có nghĩa là đi xem, nghĩa cách mạng. Thời kỳ Quá độ (qua bến) là thời kỳ chuyển tiếp, tiếng Tàu độc âm mà lại có ít nguyên âm và phụ âm cho nên ngữ vựng Tàu có rất nhiều đồng âm dị nghĩa: ở miền Nam ‘quá độ’ có nghĩa quá chừng mực, miền Nam làm ǵ cũng quá độ ví dụ ăn xài quá độ và nhiều nữa cho nên dùng nghĩa này. Hộ lư cũng từ chữ Hán, là những y công làm trong bệnh viện, người miền Nam vào bệnh viện mới nghe hiểu lầm là nghĩa ‘ủng hộ sinh lư’. Chủ nhiệm được dùng mọi nơi, ‘chủ nhiệm ủy ban kế hoạch/ bộ môn/ hợp tác xă v.v…’ở miền Nam chỉ  dùng trong ‘chủ nhiệm, chủ bút một tờ báo’. Chất lượng có nghĩa là phẩm chất, ‘Chất lượng là Quality’ theo từ điển Việt-Anh Viện Ngôn ngữ học, ví dụ sản phẩm có chất lượng cao. Tuy nhiên từ điển Hoa-Việt định nghĩa ‘chất lượng’ là phẩm chất và trọng lượng, từ điển Hán-Việt th́ định nghĩa ‘chất lượng’ là lượng của vật chất. Miền Nam không nói: Ông ấy có chất lượng và đạo đức. Hai từ ngữ ‘quản lư’ và ‘quyết định’ cũng thường được nói tắt quản, quyết : ‘Ông ấy quản giỏi, quyết nhanh, nhờ anh quyết cho là xong liền…’ Ngược lại ‘biệt phái’ là từ ngữ riêng của miền Nam: rất nhiều sĩ quan trong quân đội được biệt phái về dân sự. Cộng sản rất ghét, nghi kỵ và buộc tội nặng v́ cho rằng ‘biệt phái’ là để thi hành công tác phản động đặc biệt.  

     4e. Các đặc ngữ thời hội nhập, từ đầu thập niên 1990, trước kia là thời bao cấp. Thời kỳ hội nhập là thời kỳ mở cửa, “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. ‘Thời đại mới, diễn biến mới, ngôn từ mới’, các đặc ngữ được tạo ra để phô trương những thành tích sản xuất choáng ngợp, quản lư kinh tế hành chánh siêu việt, sai sửa sửa sai ngoạn mục nơi nầy nơi kia cũng như những biện pháp công an hữu hiệu trấn áp chống đối cách mạng chuyên chính vô sản và ‘Hoa Việt một nhà’ đang manh nha nẩy mầm lớn dần trong nhân dân từ thập kỷ 90:

*Ngữ vựng mới đại cương : Nghệ sĩ/nhà giáo ưu tú/nhân dân, khúc ruột quốc doanh ngàn dặm, Phật giáo/Công giáo/Việt kiều quốc doanh/ưu tú/nhân dân, hoa hồng đỏ hải ngoại, xóa bỏ hận thù ḥa giải dân tộc, 16 chữ vàng, 4 tốt. Phạm trù quản lư/ chuyên chở/ giải ngân. Đại gia tỷ phú đỏ, hoành tráng, qui mô vĩ mô, tự cân đối, đẩy mạnh, phong trào 3 lợi ích, bao cấp, chuyển biến, sửa sai, tồn tại, sai phạm, phản bác, phản biện, trăn trở, nóng hổi, bức xúc, nhức nhối, ùn tắc, khiên cưỡng, vấn nạn, khu vực nhạy cảm…

**Quản lư kinh tế : Tốc độ tăng trưởng quí 3 tăng vượt 71/2 %; xuất khẩu kim ngạch đạt 2 tỷ Mỹ kim tăng 7 phần trăm so với quư trước; khu công nghiệp đầu máy kinh tế, nhà máy…đă đi vào sản xuất; thái độ cầu thị; kích cầu sản xuất; động lực kinh tế tăng tốc; tập đoàn kinh tế quốc doanh nắm đấm thép của Chính phủ; dự án đường cao tốc Bắc Nam; Tây nguyên vùng nhạy cảm; đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong quan hệ đối ngoại ở thời kỳ đổi mới hội nhập. Giải phóng mặt bằng; thực hiện qui hoạch triển khai từng bước phát triển với chiều sâu tăng thu nhập cao; tháo gỡ khó khăn vướng mắc đẩy mạnh sản xuất thực hiện nghị quyết yêu cầu đặt ra; cần nhanh chóng đề ra những phương án biện pháp hợp lư…; phương án/kế hoạch tập trung kiểm tra giải quyết sẵn sàng ứng phó…; phải nói rằng qui hoạch đầu tư hợp lư phát triển và điều chỉnh kịp thời, bước đầu đang có chuyển biến tốt; đảm bảo thắng lợi nâng cao tay nghề hạn chế khó khăn tiêu cực tránh ùn tắc pḥng chống tham nhũng…

***Tự phê và sửa sai :  Quản lư cḥng chéo buông lỏng tạo kẽ hở để các tổ chức cá nhân lợi dụng tài nguyên bị băm nát, t́nh trạng lăng phí thất thoát vốn và tài sản công c̣n nghiêm trọng, giáo dục đào tạo c̣n nhiều hiện tượng tiêu cực, cải cách hành chánh và phát huy dân chủ c̣n chậm trễ, tuyển dụng người c̣n nhiều sai sót tạo kẽ hở cho những vụ chạy chọt chức tước, nhận lỗi trước nhân dân v́ đă để tham nhũng diễn ra nghiêm trọng… một số mặt yếu kém về kinh tế xă hội, đă đề ra những biện pháp khắc phục nhưng sự chuyển biến rất chậm… nơi này nơi kia trong một vài bộ phận nhất định c̣n có hiện tượng lăng phí tiêu cực, tồn tại…

****Trấn áp ḥa b́nh, dân chủ nhân quyền: Đảng ta trong sạch anh minh đạo đức; Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, do dân và v́ dân, dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra, nâng cao dân trí, lắng nghe và tiếp thu ư kiến của dân “lấy dân làm gốc”…(thông qua các ban, ủy ban, liên minh, mặt trận…) dân tham gia phản biện đối với các chính sách Nhà nước; Xây dựng lành mạnh củng cố nâng cao cơ sở Đảng; hạn chế bôi nhọ, xúc phạm danh dự cá nhân các đồng chí  lănh đạo Đảng và Nhà nước, khó làm việc; kích động nhân dân, tuyên truyền chống phá Việt nam ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc, lợi ích nhân dân; tăng cường công tác đảng trong bộ đội CSVN với mục tiêu ‘chủ động đấu tranh chống âm mưu hành động diễn biến ḥa b́nh của các thế lực thù địchquan điểm sai trái; quân đội phải tỉnh táo nhạy bén về chính trị? phân biệt rơ địch, ta, đối tượng đối tác, nắm vững bản chất, đánh giá đúng các hiện tượng, chủ động ngăn ngừa và đập tan mọi âm mưu thủ đoạn xuyên tạc chống phá của các thế lực phản động ngoan cố, bọn xấu diễn biến ḥa b́nh lợi dụng dân chủ đ̣i hỏi nhân quyền, đa nguyên đa đảng, chống đối chế độ, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’; quân đội nhân dân (bộ đội cụ Hồ) và công an nhân dân tuyệt đối trực thuộc quyền lănh đạo của bộ chính trị Trung ương Đảng; công an chỉ biết trung thành với Đảng, c̣n Đảng là c̣n ḿnh; đánh sập trang mạng/blog có nội dung xấu, văn nghệ sĩ là cán bộ nhà nước; nhiệm vụ của luật sư đoàn là bảo vệ XHCN…

Đảng CSVN chính là những người yêu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê, đưa dân tộc VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chỉ có Đảng CSVN mới đủ sức lănh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xă hội dân chủ, công bằng văn minh… nhân dân tinh lắm, nhân dân càng thấy trách nhiệm phải bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước của ḿnh… Nghĩ lại  đây là một cương lĩnh để vận động bầu cử rất tốt, người dân sẽ cho ư kiến đúng sai qua lá phiếu bầu và chống đối chế độ, âm mưu lật đổ chính quyền nếu đúng là tội rất nặng, tuy nhiên hiện nay nói chung đă biến mất trên thế giới văn minh mà ở đó người dân thực thi ‘quyền làm chủ’ đơn giản dùng lá phiếu để chọn hoặc thay đổi chính quyền hợp pháp.

Ngôn ngữ văn chương Cách mạng mang tính học hán và bài bản rất cao; các phương ngữ, đặc ngữ cách mạng được dàn dựng như những chiêu thức, thế cờ trong một bí kíp mà các cán bộ Đảng từ cấp Ủy viên bộ Chính trị, Trung ương xuống đến đảng viên địa phương thôn xă đều hăng say học thuộc, xử dụng nhuần nhuyễn ngang tài đồng sức. Thực vậy, ngoài các khóa/đợt học tập nghị quyết, chỉnh huấn… hàng ngày đảng viên dành th́ giờ họp đảng rất nhiều, luôn bận v́ các buổi họp kéo dài trong đó ai cũng phát biểu dông dài và do đó hầu như tất cả lớn nhỏ đều nói năng trơn tru bài bản v́ nội dung quanh quẩn không có bao nhiêu. Họp măi, nói măi thành quen, trở nên hoàn hảo, mở miệng là ngôn từ luận điệu cách mạng tự động tuôn ra khó cản, đặc biệt khi nói trước dân chúng: được sự quan tâm của lănh đạo tỉnh/huyện, cần nhanh chóng đề ra, có phương hướng chỉ đạo, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, tăng cường hơn nữa sự lănh đạo Đảng, hạn chế tiêu cực v.v… Ông Tổng bí thư nói với dân như thế, cán bộ cấp thấp cũng nói đúng thế như nghe đi nghe lại một dĩa hát. Năm 1976 Thủ tướng Phạm V Đồng vào Huế, có buổi nói chuyện với cán bộ giảng ngụy và cách mạng tại giảng đường Đại học Huế. Tôi háo hức chờ nghe v́ đây là một nhân vật rất quan trọng. Thủ tướng nói ngắn khoảng mười lăm phút giọng đều đều, không nhấn mạnh hùng hồn nhưng bài bản thông thường, dễ hiểu, trong môi trường Đại học mà cũng không khác cán bộ huyện xă thôn ấp nói với nhân dân: “B́nh Trị Thiên có nhiều thế mạnh, rừng vàng bể bạc, đất đai màu mỡ, mưa gió thuận ḥa, nhân dân truyền thống anh hùng chống Pháp diệt Mỹ cứu nước, lao động tập thể cần cù sáng tạo của cải vật chất XHCN, Chính phủ có hướng giải quyết tốt, phương án hợp lư, cần đẩy mạnh…” đại loại chung chung, không nghe Thủ tướng nói ǵ về vai tṛ trí thức hoặc Đại học Huế.

Trong nhân gian lại khác, nhân dân chỉ nghe, không có dịp nói cho nên nếu ăn theo, dùng ngôn ngữ cách mạng th́ ngô nghê, thiếu chính xác. Tôi lượm nhặt đây đó một vài đoạn như sau: Cô gái Huế bảo người yêu: “Anh khẩn trương gặp em ngay, anh đừng dấu em, em đă kiểm tra sự cố rồi…”. Cô gái Nam nói với bạn: “ Mày nói cái ǵ mà khiên cưỡng vậy, vô tư hổng được, tao sẽ kiến nghị với má mày cho coi…”. Anh chồng Bắc gởi thư cho vợ: “Thế là anh vào Nam kinh tế tới nay đă được 6 tháng rồi, anh quan tâm em và các con lắm… em phải quản lư và kiểm tra các bạn ấy nhé. Công việc của anh bây giờ đă được tiếp thu tốt không c̣n bị động, làm việc được nhiều chiến thắng để xông lên. Cửa hàng anh làm cũng kinh tế lắm, sản phẩm đạt được chất lượng cao trong cơ chế quảng bá và khuyến măi rất vinh quang… Tiền lương mỗi tháng anh sẽ vô tư tiếp viện cho em đều đều… t́nh trạng kinh tế gia đ́nh ḿnh rất cần được giải phóng. Chào đoàn kết.

Trong một số bài tôi viết cũng có đoạn dùng văn chương cách mạng: “…mọi người sợ xanh mắt song cũng cắn răng tiếp tục (đào cuốc) hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do đảng ủy và bệnh viện đề ra không thể thay đổi… Sơ ư bộc lộ tiêu cực th́ nhẹ nhất là lên pḥng tổ chức cán bộ viết bản tự kiểm, lưu trữ hồ sơ về tội danh ‘bất măn chế độ, xúi dục phá hoại kinh tế’… Đến kỳ thu hoạch (sắn) sơ kết phong trào cho biết thắng lợi hoàn toàn, đạt chỉ tiêu xuất sắc” (Lao động bàng môn, Đặc san YKHuế, 2006). Ở một bài khác: “Sau tháng 4/1975 nhân dân… nếu nằm viện… ăn uống phải tự lo liệu hoặc đóng tiền, tem gạo. Sự kiện này được giải thích chính đáng: lương thực, khẩu phần nhân dân (thông qua hộ khẩu) đă được Nhà nước Cộng Sản qui định rơ, quản lư tốt, có chính sách hợp lư hạch toán cân bằng, khép kín ṿng quây; vắng nhà phần ăn phải đem theo, lấy đó bù đây không dư khỏi thiếu. Ưu điểm mang tính vượt trội của chế độ: loại trừ tận gốc thất thoát lăng phí, lạm dụng tham nhũng” (Bệnh viện TU Huế, ĐS YKH 2009, ykhoahuehaingoai.com). Về Đại học YK Huế tôi có viết: “Để đánh giá giai đoạn này (1961-1967) theo phương thức ‘gia đ́nh 4 tốt’ áp dụng sau 75, tôi ghi nhận: Lănh đạo ½ tốt (v́ có dính chính trị). Ban giảng huấn 1 tốt. Sinh viên ½ tốt (v́ có xuống đường, chính trị). Quan hệ Viện 1 tốt. Tổng cộng 3 tốt vừa đủ để đạt chỉ tiêu xuất sắc (đây là những từ cách mạng về b́nh bầu thi đua, sơ tổng kết, dùng lâu quen tánh. Xin sẽ điều chỉnh dần.)”

Tôi có biết một vài người gốc ngụy khi viết hoặc nói đă vô ư dùng ngữ vững cách mạng và được bạn bè chỉnh lư. Nhưng một số từ ngữ cách mạng lại được dùng khá rộng răi v́ nhẹ nhàng vô hại, ví dụ  bà vợ đi ‘sinh hoạt’ Quốc Học/Đồng Khánh ông chồng đi ‘ăn theo’. Chữ ‘ngụy’ cũng là từ ngữ cách mạng: ngụy quân, ngụy quyền, ngụy dân, bè lũ ngụy, “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, ta xây dựng Đảng đồng bào ấm no”, tuy nhiên ‘vô lư hiện ngụy’ là tiếng Huế. Các tác giả ngụy cũ dùng ngữ vững cách mạng là có dụng ư, nhưng không ai biết chắc các cán bộ đảng viên lớn nhỏ tự dối mấy phần khi xử dụng văn chương cách mạng. 

Có những cụ bà thôn quê lại rất thành thực và tin tưởng cách mạng. Vừa qua trong tháng 10/ 2010 cùng lúc với Đại lễ Thăng long 1/10/2010 kỷ niệm 1000 năm lịch sử (1010-2010) lũ lụt tàn phá nặng miền Trung, các tỉnh Nghệ Tĩnh Trị B́nh. Đài Hà nội làm phóng sự công tác cứu trợ, một bà già ở Hà tĩnh nhận tiền, gạo ḿ và nói tuy không văn hoa nhưng cảm động, thực ḷng: “Hôm nay nhờ ơn Đảng và Nhà nước đến giúp đỡ cho mệ…”  Trong bài viết “Một đêm làng cũ” tôi đọc đoạn văn sau: Có phải sống măi như thế này đâu mà con sợ?... Giờ người ta khổ th́ ḿnh phải khổ, tới khi người sướng th́ ḿnh cũng sướng theo chớ lo chi? Bác Hồ nói: “Nhà tan cửa nát cũng ừ, đánh xong giặc Mỹ cực chừ sướng sau,” giờ đánh thắng Mỹ rồi cứ đợi mà sướng thôi con à !” Bà nội nhiễm lư thuyết của cách mạng rồi! Tôi cười thầm… (Ngô viết Trọng, ĐS. QH-ĐK, tr. 126, Bắc Cali 2007).

Ngôn ngữ cách mạng là tiếng nói pháp lệnh chính thức của các cán bộ cách mạng mọi cấp. ‘Miệng cửa quan có gang có thép’, nó mang tính sáo ngữ, cường điệu, khoa trương, cả vú, quản giáo, răn đe xử lư là sản phẩm tất yếu của nhà cầm quyền độc đoán có quan hệ chủ tớ với người đối thoại. Nó làm giàu cho ngôn ngữ Việt trong một giai đoạn nhất định, thay thế cho ngôn ngữ thường được thấy ở đâu có dân chủ tự do mà b́nh đẳng đối thoại, thuyết phục, tương kính, dung ḥa trong quan hệ đối tác là điều phải có. Dân ta tuy biết muốn sống ‘ở bầu phải dài ở ống phải tṛn’ song nói chung hồi đó các ngụy quyền cũ được lưu dụng làm cán bộ nhà nước cách mạng h́nh như cũng chẳng ai ham xử dụng ngôn ngữ này. Xổ nho, xổ tây c̣n thường nghe, ‘sáo mượn lông công’ xổ cách mạng th́ sao??? Nên hùa theo ma mặc áo giấy, nên chăng ngôn ngữ cách mạng “của CM trả CM”, ‘kính nhi viễn chi?’ V́ nó sớm muộn sẽ trở thành một tử ngữ do ngành khảo cổ học quản lư (!).

Nhà tôi sân sau một nửa lát gạch, nửa kia trồng cỏ rộng khoảng góc tư sân tennis. Năm ngoái một loại cỏ dại (?) dạng rau, đầu mút một cọng dài mang 3 lá nhỏ hơi tṛn, bằng móng tay, vẫn sống từ lâu thiểu số rải rác lẫn ḿnh trong đám cỏ vườn, đột nhiên đổi tính, mọc rậm rạp lan rộng nhanh chóng chiếm cả vườn khiến đám cỏ thông thường lá thon dài bị bóp nghẹt, chỉ c̣n sót lại một ít rẻo hẹp là c̣n thấy rơ ở b́a vườn. Tôi bực ḿnh thinh không hỏng vườn cỏ, thử vứt nhổ đám cỏ rau dại hung hăng nhưng rễ chúng chằng chịt chặt với nhau nên đành tạm để mặc, chỉ cắt ngắn khi chúng quá rậm. Cùng lúc cỏ ở ngoài công viên hoặc lề đường vẫn b́nh thường, có nơi cũng xen vào loại cỏ rau dại đó nhưng lác đác, êm ắng chỉ trong vườn nhà tôi mới xẩy hiện tượng xâm lăng kỳ lạ này. Rồi mùa đông đến tuyết phủ cả vườn. Qua xuân tuyết tan cây cỏ xanh tươi trở lại và tôi rất đỗi ngạc nhiên nhận thấy đám cỏ dại dạng rau 3 lá (ĐL,TD,HP?) mà rất hung hăn trước đó nay đột nhiên mất sức sống (?) tàn lụi dần, thu nhỏ như xưa, trả lại giang sơn cho đám cỏ lá thon dài, ở b́a hồi cư, ở giữa hồi sinh, xanh tốt tái chiếm toàn bộ vườn cũ đẹp đẽ phồn thịnh của chúng. (c̣n nữa).

 

Lê bá Vận.

 

 

  Trở về Mục Lục