Mục Lục

 

TĨNH TÂM – THIỀN

BÁT NHĂ GIAI KHÔNG

         Dr. Lư văn Hùng (Kim)   

       Sinh viên Y khoa Huế - Khóa 15

Kính tặng:

-          Dr. Tôn Thất Hứa đă vượt qua một cái ngă của chai rượu vang.

-          Một chữ “Không“ với Dr. Hồ Đăng Thuận.

-          Dr. Trần Hữu Thế với câu nói chân t́nh: “Anh chị em, chỉ cần biết có học Y khoa Huế là đủ rồi.”

-          Và các bạn học, Y khoa Huế - Khóa 15.

Trong thời đại bây giờ, con người h́nh như có quá ít thời gian, để nghĩ đến riêng cho bản thân ḿnh, do bởi quá bận rộn với cuộc sống nghề nghiệp, mà phải lao động suốt ngày, đôi khi quên cả cả hơi thở của chính ḿnh, mà chỉ biết lo làm việc, tối tăm mặt mũi với trăm ngàn công việc. Cho đến một hôm, tôi đă ngẫm nghĩ, nghe ngóng và do bởi quá bức xúc, tôi phải viết lên những thầm nghĩ của chính ḿnh.

Tôi không phải là thi sĩ, văn sĩ cũng không phải là tu sĩ, tôi chỉ là một người thầy thuốc, nên phải hành nghề, giúp đỡ, chữa trị cho người quen, kẻ lạ và ngay cho cả bản thân ḿnh. Nhưng tôi nhận định được rằng, thuốc men chỉ chữa trị được cái đau mà không chữa được cái khổ. Tôi mong được chia sẻ những thầm nghĩ của ḿnh, để cùng với mọi người, chúng ta thử lắng nghe “tiếng nói của con tim ḿnh.”

Trái tim không phải dùng để suy nghĩ, trái tim là để yêu thương và nếu trái tim có nghĩ, th́ chắc chắn nó không nghĩ như khối óc. Trái tim có cách nghĩ riêng của nó, mà nhiều khi khối óc không sao hiểu được. Con người bây giờ dùng khối óc nhiều quá! Nhiều đến nỗi người ta luôn ở trong t́nh trạng muốn điên cái đầu. Có lẽ đến lúc, chúng ta hăy lắng nghe tiếng nói của con tim ḿnh.

Dù rằng máy computer đă gắn liền thông tin liên lạc giữa các quốc gia, nối trọn ṿng trái đất, nhưng h́nh như chúng ta có quá ít thời gian để lắng nghe tiếng nói của con tim ḿnh. Chúng ta ngày càng xa nhau hơn, xa với người và xa cả với chính ḿnh. Khi chúng ta nghe được tiếng nói của con tim, th́ tâm ư sẽ quên đi những tâm niệm hẹp ḥi, đố kỵ và giúp chúng ta dễ có khả năng ḥa đồng, giúp đỡ, bố thí, làm phước, có trách nhiệm với chính ḿnh; biết thương người, thương ḿnh, thương cuộc sống và biết thưởng thức cuộc sống với chất lượng cao hơn, không phải là giàu có hơn, danh vọng hơn, thành công hơn, mà là sống có hạnh phúc hơn.

Do bởi có quá nhiều bức xúc trong cuộc sống nên tôi viết nên những ḍng chân thành, cảm nghĩ của con tim ḿnh, để được sống sảng khoái hơn. Nhưng tôi đă quên mất đi một điều rất tầm thường, đó là tôi không biết thở cho đúng cách. Tôi đă để hết tâm trí mà viết, cũng giống như các bạn đă quá chú tâm vào công việc và đă quên đi “ Phương pháp thở chánh niệm.”

Phương pháp thở chánh niệm, kết hợp với tiếng nói của con tim, sẽ làm cho tâm hồn chúng ta được hồn nhiên hơn. Nói một cách khác “ Chốn thiên đàng”  hoặc “cơi Niết bàn” thật ra là ở ngay trong tâm chúng ta mà thôi. Đúng như lời của Vua Trần Nhân Tông đă nói:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích

Đối cảm vô tâm mạc vấn thiền.

Đúng là “gia trung hữu bảo hưu tầm mích,” trong nhà đă có bảo vật quí giá rồi, mà cứ viễn vông mộng tưởng t́m kiếm ở đâu xa, để rồi tạo duyên nghiệp khổ năo. “Sinh, lăo, bệnh, tử” bắt nguồn từ cái vô minh của thập nhị nhân duyên, kết thúc bằng lăo tử và cuối cùng “cát bụi trở về với cát bụi.”

Trong suốt đời người, sự sinh tử đă xảy ra quá nhiều lần mà không một ai trong chúng ta chịu để ư đến. Thử nghĩ xem, chỉ riêng về cái tế bào máu ở trong cơ thể, mỗi giây đă có nhiều tế bào hồng cầu (red blood cell) bị hủy diệt và độ chừng cứ ba tháng, một hệ thống máu mới đă được sinh ra. Nói một cách khác “một con người mới” đă được ra đời ở trong mỗi chúng ta.

Như vậy, lúc chúng ta hít vào thở ra, th́ đă có nhiều tế bào bị hủy diệt và đă có nhiều triệu tế bào khác được sinh ra.

“Có phải mất đi là được sinh ra, phải không các bạn?”

Và nhờ đó con người được liên tục, tế bào này liên hợp với tế bào kia. Hợp rồi tan, tan rồi hợp; như cơn sóng vỗ bờ, thủy triều lên xuống. Nhưng ngẫm nghĩ cho cùng, chẳng có ǵ sinh ra, mà cũng chẳng có ǵ mất đi, hoặc ngược lại.

Tôi c̣n nhớ lúc nhỏ, đêm đêm nằm ngủ nghe mẹ tôi tụng kinh Bát nhă “Quán tự Bồ tát hành thâm, thời chiếu kiến ngũ uẫn giai không… Sắc bất dị không, không bất dị sắc…” Tôi chỉ cảm thấy êm tai mà ngủ một giấc an lành. Lớn lên được mẹ cho vào học trường nội trú ở các trường Công giáo, tôi cũng đi theo với các anh em bạn học, dự vài buổi lễ tĩnh tâm, đêm về tôi lại có giấc ngủ ngon. Như vậy, một giấc ngủ an lành đă đến với tôi, nhờ tôi có tâm ư an lạc, làm cho hơi thở được điều ḥa và ḍng máu lưu chuyển thông suốt.

Theo tôi, chúng ta nên giữ tâm ư thanh thản, đừng để cho cái tâm bị động, như  “Tâm viên ư mă.” Thực ra, sự thay đổi kiến thức dễ hơn là thay đổi cái tâm. Có một người bị mất con dao, nh́n ai cũng nghĩ sao nó giống kẻ ăn cắp dao, khi nghe th́ vẽ vời tưởng tượng đủ thứ, c̣n khi giận ai th́ mặt đỏ phừng phừng như lửa đốt, t́m mọi lư lẽ để chứng minh ḿnh là đúng, người là sai và c̣n khi sợ hăi th́ tay chân bủn rủn, rụng rời.

V́ vậy, trước hết chúng ta phải tĩnh tâm, phải có cái nh́n đặc biệt về ḿnh và phải “từ bi” với ḿnh, tức là phải biết thương yêu cái thân tâm ḿnh. Một câu ngạn ngữ Hoa Kỳ viết rằng: 

“Nếu bạn không biết yêu bạn, th́ làm sao bạn có thể thương yêu người khác được.”

“ If you don’t love yourself, how can you be able to love anybody else.”

Khi chúng ta biết thương ḿnh, thương người, thương cuộc sống, kết hợp thêm “tiếng nói tận con tim”, th́ chúng ta sẽ thấy hoàn cảnh chung quanh tốt đẹp hơn, ánh nắng sẽ tươi hơn, cơn mưa sẽ mát hơn, t́nh yêu tuyệt vời hơn và lúc đó mọi sự sẽ nhẹ nhàng, thanh thản, làm cho chúng ta dễ “ngộ” hơn. 

Nhà bác học Newton, người đă đưa ra định luật của sức hút trái đất, do bởi ông đă “ngộ” khi nh́n thấy trái táo rơi. C̣n chúng ta, ai ai cũng thấy trái táo rơi ở vườn táo, mà có ai trong chúng ta ngộ được đâu? Không lẽ, phải đợi cho đến khi ông Newton ngồi dưới gốc cây táo, th́ khi đó trái táo mới rơi!

Thế nhưng, chúng ta khó ngộ được, do bởi có quá nhiều cái “chấp ngă”. Các kinh sách không truyền dạy cách loại bỏ các bản ngă, nhưng lại khuyên chúng ta nên nh́n kỹ từ đâu mà có và khi chúng ta hiểu được nó rồi, th́ các “ngă” sẽ tự nó vốn là cái “không”. Cũng giống như khi chúng ta nh́n sợi dây, mà tưởng đó là con rắn độc, làm cho ta sợ hăi, nhưng khi nh́n kỹ, biết rơ đó chỉ là sợi đây và tự hỏi tại sao ta không “tĩnh tâm” hoặc “thiền” một chút, để nh́n cho kỹ vấn đề, có phải là hay không?

“Thiền” là điều kiện “cần”, nhưng chưa “đủ”; thiền là dùng hơi thở để điều ḥa, tức là dùng cái “thân” để chắn cái “tâm”, để cho tâm ḿnh lắng đọng lại, không bị lôi cuốn vào trăm ngàn thứ chuyện chung quanh. Con người bây giờ dùng cái “tâm” nhiều quá, càng dùng nhiều sự suy nghĩ th́ càng dễ bị rối loạn thần kinh, tạo nên nhiều cạm bẫy cho “tham-sân-si” nảy sinh và làm cho chúng ta khó có cuộc sống tĩnh lặng. Thế nên, nếu bạn đang lo lắng một điều ǵ, ngay cả lúc bạn nóng giận, th́ cách hay nhất là bạn nên “thiền” hoặc “tĩnh tâm” và phải chú ư đến hơi thở.

Do bởi cái duy nhất c̣n lại là sự hô hấp, hít vào thở ra rất là quan trọng... mà chúng ta vốn lại hay quên. Thật là may mắn cho cơ thể con người, là khi chúng ta thở hết hơi ra, th́ cơ thể lại tự động hít vào, hít không khí vào đủ rồi, th́ lại thở ra, như một cái máy tự động. Và cái điều may mắn thứ hai, là chúng ta có thể kiểm soát được hơi thở của chính bản thân ḿnh, để tạo nên sự hô hấp nhanh hay chậm tùy theo ư của ḿnh. Và điều may mắn hơn nữa, là khi trí óc ta bận để ư đến điều ǵ đó, th́ bộ năo “cùng một lúc” không thể suy nghĩ đến việc khác được. Đây là “quy tŕnh ức chế” năo bộ về phương diện sinh lư học, được giảng dạy bởi Dr. Lê văn Bách- Đại học Y khoa Huế.

Như vâỵ, chúng ta có thể kết lại một cách khoa học, đó là vừa hô hấp hít vào thở ra, vừa quan sát đến hơi thở, nên đă giúp cho bạn quên đi các chuyện buồn phiền, nhờ đó tâm trí được thanh thản. Chắc chắn các bạn đă biết, lúc các bạn đang giận dữ điều ǵ, th́ sẽ làm cho hơi thở trở nên dồn dập, huyết áp tăng và sau khi bạn bớt giận th́ huyết áp giảm xuống và hơi thở trở lại b́nh thường. Cho nên, các phương pháp “thiền” đều bắt đầu dạy cho các môn sinh phải biết kiểm soát hơi thở. Đức Phật Thích ca đă dạy cách thiền này, từ hơn hai ngàn năm trước ở trong bài kinh “ Quan niệm hơi thở”. Ngài không chỉ dạy về “lư thuyết thiền” như chánh kiến, chánh tư duy, mà c̣n dạy cả phương pháp chánh niệm, chánh định, hít vào thở ra để kiểm soát hơi thở, gọi là phương pháp thở chánh niệm.

Như vậy, khi chúng ta để cái “tâm không định kiến”, là đủ để làm cho cái tâm ta đang bị vọng động phải ngừng lại. Thật vậy, có một khoảnh khắc nào đó, “tâm” ta chợt “hồn nhiên”, không suy nghĩ, không lo âu, không toan tính; nó “trống rỗng: như chỗ không” của vũ trụ, cái đó gọi là “thiền”. Cũng giống như các đám mây kia bay đến, tạo nên muôn vàn h́nh tượng trên bầu trời xanh, nhưng khi đám mây biết rằng bầu trời không biến động, cũng không đáp ứng, th́ đám mây đó lại tự tan biến đi. Các sinh viên trước khi làm bài thi nên thiền một ít phút, tức là dùng cái tâm quan sát sự hô hấp hít vào thở ra, cho định lại cái tâm, th́ tôi tin rằng các em sẽ đạt kết quả tốt cho bài thi. Nhiều nghiên cứu khoa học ở các Đại học Y khoa nổi tiếng trên thế giới cũng khẳng định rằng: “thiền” c̣n giúp cho bệnh nhân giảm huyết áp, nên cũng góp phần vào sự trị liệu bệnh tim mạch.

“Thiền” c̣n làm tăng sức đề kháng của cơ thể, làm giảm lượng acide lactic đưa đến kết quả làm giảm sự mỏi mệt của cơ, làm giảm đi sự căng thẳng (stress ) để góp phần vào việc điều ḥa sự tiết kích thích tố adrenaline. “Thiền” giúp cho chúng ta khi hít vào một hơi dài, th́ biết ḿnh đang hít vào một hơi dài, c̣n khi thở ra th́ biết ḿnh là đang thở ra.

Tóm lại, “Thiền” là thở, và chúng ta cũng không cần bày vẽ ra nhiều kiểu thở này nọ, dễ gây hoang mang, cầu kỳ, khó thực hiện. Trong lúc ngồi thiền bạn đừng quá gắng sức, cũng đừng nóng vội, nên từ từ mà “hành thiền” để thấy cho rơ cái chữ “không” trống rỗng! Nhưng “rỗng” mà lại “đầy” của cơi vũ trụ hư không, để rồi lại theo câu kinh Bát nhă:

“ Sắc bất dị không, không bất dị sắc

Sắc tức thị không, không tức thị sắc “

“Bát nhă” không phải là cái trí thức, hoặc là sự hiểu biết, nghiên cứu, suy luận, hoặc là sự t́m kiếm từ bên ngoài mà cũng không phải là cái minh triết tích lũy của bản thân mà là sự trải nghiệm từ trong tâm của mỗi chúng ta, cho đến một lúc nào đó, tự nó nở nhụy, đơm hoa kết trái đưa đến sự “ngộ” tâm kinh. Chữ “Sắc” trong câu kinh Bát nhă có nghĩa là h́nh thể kết tụ lại, chứ “không” có nghĩa là màu sắc, hoặc sắc đẹp. Ngoài cái lo sợ lớn nhất của con người là sợ chết, bên cạnh đó c̣n có các nỗi lo sợ khác, như sợ nghèo, sợ già nua, xấu xí. Cô hoa hậu mỗi ngày đều soi gương, khi chỉ thấy có mỗi một sợi tóc bạc hoặc một cái mụn th́ đă làm cho cô ta lo sợ, khổ đau; Cô ta lo sợ rằng một ngày kia, h́nh dung đẹp đẽ đó sẽ tan biến vào cát bụi của cơi vũ trụ hư không.

C̣n chữ “Không” trong kinh Bát nhă có nghĩa là khoảng vũ trụ chân không, chứa hầu hết các phần tử cần thiết cho cuộc sống, mà các kiến trúc chính đều phát xuất từ các nguyên tố C,H,O,N. Nói cách khác C: carbon phát sinh ra lửa, H: Hydrogen phát sinh ra nước, O: oxygen phát sinh ra gió, N: nitrogen phát sinh ra cát bụi. Có phải đó là cái mà từ ngữ “Tứ đại giai không” của kinh Phật thường hay nói đến.

Tất cả chúng ta đều được sinh ra là do “Duyên sinh” chứ không phải là do sự tự tính. Do đó, khi có sự duyên sinh, th́ con người được sinh ra với h́nh sắc, thân thể, để rồi đến khi chết đi, th́ thân xác lại tan vào cát bụi của cơi hư không. Liên tục tan rồi hợp, hợp rồi tan, cho đến khi gặp lại duyên sinh. Nhưng hễ mà có “Duyên” th́ lại có “nợ”. Không có duyên th́ làm sao mà nói đến duyên nợ, thế nên nhà thơ Nguyên Du mới có câu:

“Người ơi gặp gỡ làm chi

Trăm năm biết có duyên ǵ hay không.”

Chữ “Duyên” bao gồm cả một cụm từ; duyên có thể là sự gặp gỡ, một cơ hội, một hành động, cử chỉ hoặc cũng có thể là một cái phước báu, may mắn. Chắc các bạn cũng đă có nghe qua câu nói : “Cô đó không đẹp, nhưng ăn nói có duyên” Hoặc có câu:

“Hữu duyên thiên lư năng tương ngộ

Vô duyên đối diện bất tương phùng.”

Cái hay tuyệt vời của chữ duyên là vậy đó. Nhưng mà có nó mới có sự gặp gỡ thân hữu của Đại học Y Khoa Huế. Phải không các bạn?

Tiện đây tôi xin được kể câu chuyện về chữ duyên. Trước khi xảy ra đệ nhị thế chiến, có một gia đ́nh quyền thế, giàu có ở London, Anh quốc đă dẫn theo đứa bé trai của họ, đi nghỉ mát gần một bờ hồ rộng lớn. Trong một lúc vô ư, đứa bé trai này bị ngă xuống hồ, do không biết bơi lội, nên đă vội  lớn tiếng kêu cứu. Thật là may mắn thay, ở gần bờ hồ có đứa bé trai con của một gia đ́nh nghèo khó nghe được, đă nhảy xuống hồ để cứu vớt đứa bé trai kia. Gia đ́nh giàu có quyền thế đó, liền đi đến nhà vị nông gia nghèo khó kia, để tỏ ḷng báo đáp ơn cứu sống đứa con trai của họ. Thế nhưng, vị nông gia kia chỉ nói rằng: Xin đừng nghĩ đến chuyện ân nghĩa, v́ đây chỉ là ư muốn của Thượng đế, đă tạo nên cái duyên cho đứa con trai của họ làm đẹp ḷng Thượng đế. Sau này, khi hai cậu bé trai lớn lên, th́ đứa bé trai ngày nào, con của gia đ́nh nông gia kia, đă trở thành vị bác sỹ tài ba, đó chính là Dr. Alexander Flemming và cũng là người t́m kiếm ra được kháng sinh Penicilline, cứu sống không biết bao nhiêu triệu triệu sanh linh. C̣n cậu bé trai, con nhà giàu có quyền thế đó, th́ lớn lên đă trở thành vị nguyên thủ quốc gia Anh quốc Sir. Winston Churchill- người đă trực tiếp dự phần kết thúc cuộc đệ nhị thế chiến đă giết chết hàng triệu triệu người.

Cái Nhân duyên khi mà đă xuất hiện th́ lại tạo “quả nghiệp” để rồi từ đó lại đi theo cái “Nhân quả” liên tục không ngừng. Nói như vậy th́ “Nhân” có trước hay “quả” có trước? Mới nghe th́ có vẻ như lẩm cẩm, nhưng khi hiểu rồi mới thấy sự trung thực của nó. Cũng giống như nhà bác học Albert Einstein đă có nói rằng:

“Khối lượng là năng lượng, mà năng lượng cũng chính là khối lượng.”

Để rồi từ đó, đưa ra phương tŕnh E=mc2 trong đó C là vận tốc ánh sáng di chuyển với tốc độ 300.000 km/giây. Điều này làm cho chúng ta hiểu thêm rằng khi cái tâm mà bị “động” là đă tạo quả nghiệp, cũng giống như chưa thấy mặt trời mọc mà đă thấy bầu trời hừng sáng rồi. C̣n theo La Voisier th́ lại khẳng định rằng:

“Năng lượng không bị mất đi, mà nó chỉ chuyển hóa để được ở dưới một dạng khác.”

Có phải là cả La Voisier lẫn Einstein đang nói đến chữ “Không” trong kinh Bát nhă:

“Sắc bất dị không

Không bất dị sắc

Bởi v́ khi chúng ta hiểu ra được cái “Không”, cũng như khi thấy được cái “Tướng không”, th́ đó cũng là lúc thấy được cái “Diệu Hữu” do bởi “Không” cũng là “Sắc” mà “Sắc” cũng là “Không”!

C̣n theo Hán văn, chữ “Không” gồm có:

-          Phía trên là bộ Miên có h́nh dáng của cái nắp đậy.

-          Phía dưới là bộ nhân công để diễn tả người công nhân đang làm việc.

            Cả hai bộ chữ này ghép lại tạo thành chữ “Không”. Như vậy, chữ “Không” dùng để diễn giải là có người công nhân đang hoạt động, làm việc, tức là đang tạo ra năng lượng, nhưng do bởi có một tấm nắp che đậy ở phía trên, là cho cái tâm ta không thấy rơ, nên vội dịch là không! Cũng như chúng ta đă biết là hầu hết các chuyện vui, buồn, nóng, giận, hỷ, nộ, ái, ố đều thường tạo ra năng lượng, nhiều hay ít là c̣n tùy theo mỗi trường hợp xảy ra. 

            Toàn bộ 260 chữ của bài kinh Bát nhă Ba La Mật đa tâm kinh (Prajnàpara mità hridaya sutra) mà Đại đức Trần Huyền Trang, c̣n được biết với cái tên Đường Tam Tạng, đă thêm vào năm chữ “Đệ nhất thiết khổ ách” có thể tóm gọn lại vào một chữ “Không" của Ngũ Uẩn Giai Không. Chắc chắn các bạn cũng đồng ư với tôi, không phải vô cớ mà một bản kinh với 260 chữ mà lại được truyền tụng qua hơn hai ngàn năm và được cả các nhà uyên bác Đông phương lẫn Tây phương ngưỡng mộ. Do vậy, Tâm kinh Bát nhă có thể là một bài thuốc diệu dụng để trị các chứng bệnh bất an.

            Đức Phật Thích Ca đă giảng dạy tâm kinh Bát nhă, khi Ngài đă ngoài 60 tuổi, cho vị Xá Lợi tử (Sariputra). Tâm kinh có đề cập đến vị Quán tự tại Bồ tát (Avalokitesvara Bodhisattva). Chắc các bạn cũng tự hỏi, vị Bồ tát này là ai? Đó chính là danh xưng của Đức Quán thế Âm Bồ tát, là vị Bồ tát đă giác ngộ trọn vẹn rồi, nhưng vẫn chưa muốn được trở thành Phật, bởi v́ quá nặng ḷng với chúng sanh nên nguyện rằng: “ Cho đến bao giờ chúng sanh hết ách khổ nạn, th́ mới trở thành Phật.” Cho nên cái danh xưng Bồ tát mới ngọt ngào, mới thương mến làm sao. Nhưng tại sao chúng ta lại gọi là Bồ tát, tại sao lại không gọi là “Phật Hữu t́nh”, tức là vị Phật c̣n quyến luyến với chúng sanh đang bị khổ nạn, để mà cứu giúp, an ủi như người mẹ hiền thương con. Như vậy, Quán thế Âm Bồ tát là vị Bồ tát biết lắng nghe tiếng kêu thống khổ của trần thế.

            Chắc các bạn đă biết, là nếu cần chỉ có một người biết lắng nghe ḿnh, hoặc tin rằng có ai đó sẵn sàng nghe ḿnh giải bày, giúp ḿnh không xua đuổi hoặc hắt hủi ḿnh, th́ cũng đủ làm cho tâm ta cảm thấy được an ủi được phần nào và tự đó tạo được sự tự tin, sáng suốt hơn để có những quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Cũng như một vị bác sỹ, lương y mà biết lắng nghe, thông cảm, dành th́ giờ chịu khó, để nghe bệnh nhân giải bày nỗi thống khổ đau đớn của cơn bệnh, th́ cũng đă giúp cho người bệnh giảm đi được phần nào của cơn bệnh. Và từ đó vị bác sỹ, lương y kia sẽ đưa các phương pháp trị liệu phù hợp với bệnh lư của bệnh nhân. Như vậy cũng đă thực hành được một “Hạnh” của Đức Quán Thế Âm rồi.

            Tuy rằng, Bồ tát Quán Thế Âm đôi khi c̣n xuất hiện là thân nam tử, mà đă là Bồ tát rồi th́ thị hiện dưới “dạng h́nh” nào mà chẳng được, phải không các bạn? Như vậy, nam hay nữ không c̣n là vấn đề. Nhưng thật thú vị thay! Ở trong nhân gian, các h́nh tượng của Bồ tát Quán Thế Âm lại xuất hiện dưới dạng h́nh người mẹ hiền, luôn an ủi vỗ về bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, khi có người ách khổ nạn khẩn cầu. Thế mới thấy được cái hay tuyệt vời của các vị Bồ tát, hay c̣n gọi là “Phật hữu t́nh”.

            Ngày mai, một ngày mới sẽ đến trong cuộc đời của chúng ta, mà không có một ai trong chúng ta biết được, ngày mai cuộc đời của ḿnh sẽ ra sao? Chúng ta hăy góp nhặt những giọt nước thương yêu lại để cùng nhau tạo thành cơn mưa mát, tưới lên các cây khô cằn trong sa mạc của cuộc đời này.

            V́ trang viết có hạn, nên tôi mong chia sẻ những thầm nghĩ tóm gọn của tôi với các bạn. Các cảm nghĩ của tôi có thể đúng một ít và cũng có thể là sai. Cũng giống như khi ta uống thuốc trị liệu, thuốc có thể hợp với người này, mà lại gây dị ứng với người khác. V́ vậy, nếu các bạn có đọc những ḍng chữ này, th́ xin hiểu cho, mà đừng trách, mong lắm thay!

            Thân chúc các anh chị trong Ban chấp hành Hội ái hữu Đại học Y khoa Huế- Dr. Lê văn Chỉnh, Dr. Lê đ́nh Thương, Dr. Phạm gia Khánh, Dr. Vơ văn Phác, Dr. Đồng sỹ Nam, Dr. Nguyễn tinh Châu, Dr. Vĩnh Chánh, Dr. Bùi cao Đệ, Dr. Lê văn Hùng và gia quyến một chữ “Duyên” an lành.

 

 

 

                                                                                                                                                                                  

  Trở về Mục Lục