Mục Lục

Mẹ Tôi

       Quảng Long 

      Đă từ lâu tôi ấp ủ một điều nhưng rồi ngày này qua ngày nọ, năm này sang năm khác vẫn chưa thực hiện được.  Tôi muốn viết một bài thơ thật hay để tặng mẹ kính yêu.  Tôi muốn viết một bản nhạc tuyệt vời để dâng lên đấng sinh thành dưỡng dục.

      Nhưng than ôi! cứ mỗi lần khi xúc cảm trào dâng, cứ mỗi lần từng âm thanh vang lên trong đầu, cả lúc đang suy tư cũng như trong giấc ngủ, tôi vội vă lấy giấy bút hí hoáy ghi ghi chép chép, hay ôm lấy cây đàn dạo hết cung bậc này đến âm giai khác rồi lại bất lực quẳng bút, dẹp đàn.

      Phải chăng v́ mẹ tôi không phải là bậc quốc sắc thiên hương, hoa nhường nguyệt thẹn mà chỉ là một người đàn bà b́nh thường như nhiều người đàn bà khác?  Phải chăng v́ mẹ tôi không phải là bậc anh thư nữ kiệt tài năng xuất chúng nổi bật ở trên đời mà chỉ là một người đàn bà khổ cực ngay từ thuở ấu thơ, không được học hành đến nơi đến chốn?

      Phải chăng v́ khả năng của tôi không thể làm được?  Phải chăng v́ tôi không thương yêu mẹ?  Phải chăng v́ t́nh thương của tôi đối với mẹ không được sâu đậm, dạt dào?  Phải chăng tôi không nghĩ nhiều đến mẹ, hời hợt như những thằng con vô tích sự trên đời?  Phải chăng ???

      Quả thực mẹ tôi chỉ là một người đàn bà b́nh thường.  Tuổi thơ ấu của mẹ ít có ngày vui.  Đi học được mấy năm, mẹ tôi phải nghỉ học, ra chợ buôn bán để phụ với ngoại tôi kiếm tiền sinh sống v́ đồng lương trợ giáo của ông ngoại tôi không đủ chi tiêu cho cả gia đ́nh, lại khi đổi đi nơi này, lúc chuyển đi chỗ khác.

      Đến tuổi cập kê, mẹ đi lấy chồng.  Ba tôi lúc này c̣n phải phụng dưỡng mẹ già và nuôi hai đứa cháu mồ côi – con của Bác tôi, người bị Tây bắt đi mất tích khi mới hồi cư về Huế sau một thời gian né tránh khói lửa binh đao.  V́ vậy, mẹ tôi tiếp tục buôn bán để phụ giúp chồng một tay.  Rồi tôi ra đời, rồi các em tôi, hai năm một đứa, gánh nặng gia đ́nh ngày càng chồng chất có lẽ làm mẹ chẳng có được mấy lúc thảnh thơi.  Rồi không buôn bán được nữa, mẹ ráng lo vớt rong bằm chuối, nhín bớt tiền ăn nuôi mấy con heo, bầy vịt để chia sẻ gánh nặng cho ba tôi vốn đi dạy học lương bổng cũng có hạn, nhất là v́ dạy trường tư nên ba tháng hè thu nhập vốn đă eo hẹp lại càng eo hẹp hơn.

      Dạo đó tôi c̣n nhỏ, tuổi ăn chơi nào đă biết ǵ!  Gặp lúc mẹ cáu gắt lấy làm khó chịu; khi mẹ la rầy lại tỏ ư chống báng, nào biết đâu lúc đó mẹ khổ sở v́ trong nhà chẳng c̣n lấy một xu, biết rau cháo thế nào cho cả bầy cháu, con đang tuổi ham ăn chóng lớn!

      Tôi c̣n nhớ rơ cái cảm giác khó chịu và tủi hổ mỗi khi mẹ gọi vào đưa chiếc nhẫn nhỏ xíu vừa tháo khỏi tay để đem đến tiệm cầm đồ.  Không muốn tí nào nhưng không đi không được, tôi vùng vằng cầm lấy.  Những lúc ấy tôi thật xấu hổ và giận mẹ rất nhiều v́ mẹ sai khiến những việc mà ḿnh chẳng muốn làm tí nào.  Tôi có biết đâu mẹ c̣n khổ gấp mấy lần tôi lúc ấy!  Giờ bạc đầu, nhớ lại kỷ niệm xưa, thấy giận ḿnh hết sức!  Giờ nghĩ lại thấy ḿnh bất hiếu, biết lấy ǵ gột rửa tội lỗi tày trời kia!

      Đă vậy, sống kham khổ nên thứ ǵ cũng thèm, cũng thích.  V́ vậy, mà có lúc tôi đă lén ăn cắp tiền của mẹ chỉ để mua một hộp Chickler, thứ kẹo cao su lấy từ mủ cây mà ngày ngày trên đường đi học về tôi thường dán mắt vào tủ kính tiệm bánh kẹo nh́n một cách thèm thuồng đến lạ!  Tôi có biết đâu rằng tiền đó không phải của mẹ và ngày hôm đó dù không có tiền đi chợ mẹ cũng không đụng đến tờ giấy bạc này!  Tờ giấy bạc một trăm đồng là cả một gia tài vào thời ấy, khi mà đám giỗ ông tôi, mẹ đi chợ nấu mấy mâm cúng và mời bà con cḥm xóm cũng như đồng nghiệp của ba tôi chỉ tốn mấy chục bạc.  Thế mà tôi ăn cắp chỉ để mua một hộp kẹo trị giá hai đồng!

      Ba tôi đánh đ̣n, ngọn roi mây quất xuống mông, xuống lưng, xuống chân tay tôi để lại những lằn tím sưng vù.  Mẹ không can ngăn, không che chở nhưng rồi sau cơn đ̣n, mẹ gọi tôi lại nhằn từng bụm muối vào miệng để thoa lên vết đ̣n roi!  Tôi nào biết nước mắt mẹ lưng tṛng mà cố giấu không cho con thấy!

      Mậu Thân - Lửa đạn. Cà nông vù qua, mọt chê vèo lại; bom rơi, đạn nổ khắp nơi.  Cả nhà dắt díu nhau đi lánh nạn với hai bàn tay trắng. Đến nơi trú an toàn, mẹ không màng đến mối nguy hiểm cho bản thân, tất tưởi trở về nhà chỉ để vác lên ít gạo, ít sữa cho chồng, cho con, cho cháu đỡ đói trong những ngày tản cư. Sau khi Huế được tái chiếm, không đành ḷng nh́n chồng con thiếu thốn, mẹ lại lao vào mua mua bán bán ḥng kiếm tiền để chồng con được sống sung túc đầy đủ mới cam.

      Năm 1972 – Mùa hè đỏ lửa.  Buôn bán dành dụm được ít vốn lại gặp nạn chiến tranh khiến mẹ gần như mất trắng của cải.  Lại bắt đầu từ đầu, việc ǵ mẹ cũng làm.  Bán sinh tố, bán gạo lẻ, thứ nào buôn bán được là mẹ làm, không nề hà hôm sớm.  Mẹ đứng bên chiếc xe sinh tố đến quá nửa đêm, khi trở về nhà th́ con đă yên giấc, đâu biết rằng mẹ mỏi mệt ê ẩm nhừ cả người.  Mà lúc đó tôi đâu c̣n nhỏ nữa!  Đă là học sinh Trung học đệ nhị cấp rồi chứ có phải chơi đâu!

      1975 - Lại chiến tranh. Lại tản cư.  Tản cư cho đến tận đảo Phú Quốc rồi mà vẫn không thoát!  Sau 1975, cả gia đ́nh tôi trở về Huế với hai bàn tay trắng.  Về tới nhà thấy cửa nẻo tan hoang.  Vào trong nhà thấy đồ đạc vứt lung tung bừa bộn, cái ǵ dùng được người ta đă lấy cả!  Đến đôi đũa cũng chẳng c̣n.  Tôi tiếp tục đến trường Đại học để được đi lao động!  Ba tôi tiếp tục đến trường dạy học để đổi lấy hai lon gạo một ngày.  Thế là mẹ tôi lại tất tả tay cắp chiếc nón, tay mang giỏ xách lê cùng đường cuối phố; ai mua ǵ cũng bán, ai bán ǵ cũng mua ḥng mong kiếm được chút lời nuôi con đi học.  Ấy vậy mà có lúc bán được ǵ có tí lời lại giúi cho thằng con cả vô tích sự mấy đồng để nó đi uống café!  Sinh viên ơi là sinh viên, học chi cho cao, học chi cho lắm mà hai mắt nhắm đui nhắm tít lại, ngửa tay lấy tiền mồ hôi nước mắt của mẹ già để đi ph́ phèo cà phê thuốc lá!  Nghĩ lại tôi càng thấy đáng giận, đáng khinh cho cái thằng con bất hiếu đó!

      Sau 1975, Huế thuộc tỉnh B́nh Trị Thiên. Đám dân Huế chúng tôi thường gọi đùa là tỉnh Quảng B́nh cai trị Thừa Thiên.  V́ vậy dân thừa mệnh trời chúng tôi được đặt dưới sự cai quản của không biết bao nhiêu “cán bộ” từ Quảng B́nh đổ bộ vào.  Số “cán bộ” này tha hồ mà làm t́nh làm tội đám nhân viên thuộc quyền vừa ngạo vừa cứng đầu này.  Sống không nổi, gia đ́nh tôi t́m cách vào Nam.  Tôi ở Huế với hai đứa em gái c̣n cả nhà tôi chuyển về Sa đéc.  Ở Sa đéc, bày ra một quán nhỏ bán đủ thứ trên đời. Nhắm không đủ sống, mẹ tôi lại tay xách nách mang đi Sài G̣n đóng hàng về bỏ mối chợ Long Xuyên.  Suốt ngày đi trên đường, chịu biết bao khó khăn tủi nhục với đám thuế vụ nhan nhản khắp nơi, mẹ tôi c̣n phải chịu khổ với bạn hàng.  Hàng đóng Sài G̣n về thẳng Long Xuyên, đi hết sạp này đến sạp kia bỏ mối, chiều tối mẹ mới về tới Sa đéc.  Nghỉ ngơi chưa lại sức đă lại phải thức dậy sớm ra bến xe sắp hàng mua vé lên lại Sài G̣n.  Cứ như vậy, một tối Sa đéc, một tối Sài G̣n, hai ngày đường Sài G̣n-Long Xuyên, Long Xuyên-Sa đéc, rồi lại Sa đéc-Sài G̣n, khiến tấm thân c̣ ngày càng xuống sức.  Vậy mà đâu đă yên thân, một ngày nọ, bạn hàng Long Xuyên “xù” tiền hàng khiến bao nhiêu vốn liếng dành dụm lâu nay đi đong tuốt luốt!  Vậy là cả nhà lại bươn chải t́m đường lên Sài G̣n sinh sống.  Ba tôi bỏ dạy ra lề đường vá xe đạp, mẹ tôi lại lặn lội đường sá, hàng họ nuôi mười đứa con, đứa nào cũng c̣n đi học!

      Rồi tôi chuẩn bị ra trường, cưới vợ.  Mẹ tôi lại phải thu xếp cau trầu cưới xin, nhín chút tiền cho con làm vốn.  Rồi đứa này lấy chồng, đứa kia lập gia đ́nh, một tay mẹ lo toan, tính toán.  Nhắm lại, suốt một đời, mẹ chưa được một ngày thảnh thơi.  Làm quá sinh bệnh, đầu gối sưng to, đi bác sĩ chẩn đoán bị u sụn khớp gối, thế là lên bàn mổ mấy lần.  Vậy mà mẹ vẫn tỉnh như không; vẫn nói, vẫn cười; đi mổ mà giống như đi coi xi nê! Tinh thần c̣n hơn gang thép!  Chẳng bù cho thằng con làm Bác sĩ, mổ banh bụng người ta ra th́ được c̣n bản thân ḿnh th́ thấy chiếc ống tiêm sắp đâm vào đă sợ rút cả người!

      Rồi năm 1991, em gái tôi bảo lănh cho ba mẹ tôi di cư qua Úc.  Tưởng được sung sướng đôi phần, nào ngờ mẹ lại tiếp tục ba lần bốn lượt lên bàn mổ.  Vậy mà có thằng con làm bác sĩ, mẹ cũng chẳng hỏi lấy một lời, chẳng than van một tiếng, sợ nó lo, nó buồn.  Tôi qua Úc thăm, quanh quẩn với mẹ, lúc đi chợ, khi dưới bếp không thấy mẹ hé răng than đau một tiếng.  Mẹ già lại c̣n sợ con buồn, rủ con đi chơi hết nơi này đến nơi khác.  Cái chân què đau đă đành, cái chân lành cũng đâu có yên, vậy mà mẹ dẫn con đi đảo, leo núi, nơi nào cũng lết đến, ai dám nói người handicap không tự đứng, tự đi!  Ở chơi hai tháng, thấy thỉnh thoảng mẹ vô giường nằm, để ư lắm mới biết những lúc đó mẹ đau không chịu đựng nỗi nên vô pḥng để con khỏi bận tâm!

      Rồi tin sét đánh ngang tai, mẹ tôi mang bệnh nan y, ung thư di căn. Tôi và thằng em trai làm giấy tờ xin đi thăm mẹ.  Hai anh em đến phi trường Brisbane đă thấy mẹ đứng chờ trước cửa.  Tóc tai rụng hết, người th́ xanh xao, mẹ cười nói: “Tau mới truyền thuốc hôm qua, hôm nay tái khám, nói với bác sĩ khám mau để tau đi đón con.  Ông bác sĩ lắc đầu le lưỡi nói ‘Tôi mà như bà th́ đă nằm liệt giường rồi c̣n đâu!’  Tau nói giờ chừ tau chết cũng là đủ rồi, có chi mô mà tiếc.”  Mẹ ơi, mẹ không tiếc nhưng mà con tiếc.  Suốt một đời mẹ có mấy ngày vui?  Suốt một đời mấy lúc mẹ được thảnh thơi.  Kể cả đến giờ, thằng con trai sắp làm ông ngoại rồi mà mẹ c̣n lo lắng, thăm hỏi cuộc sống mới ra sao, cần tiền mẹ gởi cho mà tiêu!  Suốt một đời me không dám ăn ngon, không dám mặc đẹp.  Mua sắm chi cho ḿnh th́ cũng đôi chút mà thôi, vậy chứ cho con th́ bao nhiêu cũng được.  Mẹ ơi, mẹ ḅn từng bó rau, làm từng cái bánh, đ̣n chả đem bỏ tiệm bán; ăn con cua con tôm sợ tốn tiền, nhưng lại hỏi con cần th́ mẹ gửi cho mấy ngàn đô mà tiêu kẻo lớn rồi, đổi đời coi khổ quá!  Mẹ sợ con mẹ khổ trong khi đời mẹ khổ gấp bội phần mà mẹ có quản đâu!

      Tôi đă từng viết nhiều bài thơ gởi tặng bóng hồng này, người đẹp nọ.  Tôi đă từng làm bao bản nhạc ca ngợi kẻ này người kia.  Vậy mà chỉ một bài thơ cho mẹ cũng nỏ, một bản nhạc cho mẹ cũng không!  Bao nhiêu lần cầm bút lại quăng, bao nhiêu phen ôm đàn rồi bỏ xuống.  Có phải v́ đối với tôi mẹ cao cả quá chăng?  Có phải v́ đối với tôi mẹ vĩ đại quá chăng khiến ng̣i bút tôi trở nên bất lực?  Có thể có, cũng có thể không.  Nhưng đối với tôi, không phải v́ mẹ cao cả quá, cũng chẳng phải mẹ là vĩ nhân mà tôi không viết được gịng chữ nào để ca ngợi mẹ.  Tôi không viết được chỉ v́ mẹ thật quá, mẹ gần gũi quá.  Mẹ b́nh thường quá nên con không c̣n câu chữ để ngợi ca.  Mẹ b́nh thường quá nên con không c̣n nốt nhạc nào để tôn vinh mẹ.  Với tôi, mẹ chỉ b́nh thường là mẹ tôi thôi!

      Khuya nay, làm xong công việc, tôi viết vội đôi hàng.  Không phải để có bài thơ hay, cũng chẳng phải để có bản nhạc du dương êm dịu ca ngợi mẹ.  Tôi không thể làm được mà có lẽ cũng không bao giờ làm được điều mà tôi ấp ủ trong suốt cả cuộc đời.  Tôi không đủ sức.  Tôi chỉ viết ra những điều tôi suy nghĩ, tôi chỉ viết ra những t́nh cảm của một đứa con đối với một bà mẹ b́nh thường.  Vậy thôi.  Vu Lan sắp về, lại một Vu Lan nữa con không được gần bên mẹ.  Con biết rằng con sẽ khóc trong ngày này cũng như bao Vu Lan trước.  Con khóc v́ vui sướng được cài lên ngực áo đoá hồng tươi thắm nhưng con cũng khóc cho con v́ nỗi buồn tủi khi xa mẹ yêu thương.  Mẹ ơi, cho dù con có lớn có già chăng mấy th́ đối với mẹ con cũng là con của mẹ.  Và mẹ ơi, cho dù tuổi đời đă bắt đầu chồng chất lên đầu, lên vai con, con cũng luôn luôn mong muốn là đứa con nhỏ của mẹ thôi.

      Mẹ tôi – măi măi là mẹ của tôi.

                                                                        Mùa Vu Lan hiếu hạnh

                                                                        Quảng Long

 

Quà Mẹ cho con

Kính dâng hương hồn mẹ yêu dấu của con.

 

Quà mẹ cho con

Là tiếng cười gịn tan trên điện thoại

Mỗi khi con gọi hỏi:

Mẹ có khỏe không?

Giọng mẹ vẫn ấm nồng:

Mẹ khỏe.

Quà mẹ cho con

Là lời khuyên nhẹ nhàng

Ráng ổn định công ăn việc làm

Mẹ vẫn thường, không có ǵ đáng lo lắng

Quà mẹ cho con

Là ngày mẹ chống gậy ra phi trường

Đón thằng con xót xa v́ mẹ bệnh.

Tiếng nói vẫn gịn tan:

Tau giờ chừ có đi cũng chẳng tiếc

Sống chừng nớ năm lo biết bao công việc

Chừ ổn rồi, đi th́ khỏe chơ răng.

Ai biết được rằng hôm qua mẹ vẫn phải nằm

Vô hóa chất để ngăn tế bào ác!

Quà mẹ cho con

Là âm giọng điềm tĩnh

Tay mẹ đau nhưng chừ đă ổn rồi

Con mới đổi đời, chớ có vội!

Lo kiếm ăn, mai mốt hẳn hay

Quà mẹ cho con

Là tiếng nói dịu dàng,

Ừ, mẹ nằm viện, nhưng chừ đă khá

Khoan hẳn đi, cứ từ từ, thong thả

Mẹ chờ con, không có chi mô

Quà mẹ cho con

Là đôi mắt sang long lanh

Khi gặp con từ sân bay thẳng vô bệnh viện.

Mẹ đỡ rồi, ăn uống được, đừng lo.

Mẹ đi vệ sinh, con muốn giúp, mẹ không cho

Để mẹ làm, mẹ c̣n làm được.

Có phải mẹ tội nghiệp cho thằng con trưởng

Không muốn cho con phải nhúng tay vào?

Quà mẹ cho con

Là bữa ăn cố nuốt

Gắng ăn thật nhiều để con thấy yên tâm

Quà mẹ cho con

Là tiếng rên khẽ khi nằm

Con có hỏi, mẹ rằng đau chút ít

Nhưng hỏi mẹ có cần phải chích?

Khẽ gật đầu: Cho mẹ mũi tiêm

Quà mẹ cho con

Là tiếng gọi nửa đêm

Cho mẹ thuốc, chừ đau nhiều quá!

Rồi nhẹ nhàng, tối ni răng nóng lạ

Cho mẹ xin miếng nước, đỡ khô môi.

Quà mẹ cho

Là vết thương lở lói trên người

Đau không nói, chỉ khẽ than rằng tanh quá!

Con biết mẹ nuốt đau vô dạ

Để bầy con khỏi lo lắng, xót ḷng.

Quà mẹ cho

Là mỗi buổi tắm xong

Con rửa ráy, thay băng vết loét.

Và quà mẹ cho

Là những ngày mẹ mệt

Mẹ cho con được tắm cho Người

Được gội đầu, được rửa ráy khắp nơi

Được kỳ cọ, được mân mê bầu vú

Của mẹ già từng nuôi lớn bầy con

Quà mẹ cho

Không c̣n chữ ví von

Cả bầu trời không sánh tṛn t́nh mẹ

Mẹ ơi mẹ, nói sao cho hết lẽ

Ngày mẹ đi, sụp đổ cả bầu trời!

Mẹ nằm kia, lặng lẽ, thảnh thơi

Như đă nói với con hôm trước

Con phải về, không ở lại được

C̣n vợ con, c̣n công việc phải làm

Có phải chăng v́ không muốn con băn khoăn

Mà mẹ vội, mẹ vội vàng cất bước

Mà mẹ đi, mẹ lặng lẽ ra đi!

Con vừa mới cho mẹ uống nước đây ń

Mới lau mặt, mới cười với mẹ đó.

Ba ngồi cạnh, mẹ c̣n ở đó.

Ba vừa ra, mẹ bỏ đi ngay!

Con trở vô, chỉ thấy h́nh hài,

C̣n tâm thức, mẹ ở cao nh́n xuống

Mẹ ơi mẹ, nụ hôn từ biệt

Trên trán Người, con thầm nhủ: Mẹ ơi

Hết nợ rồi, giờ mẹ rảnh tay rồi

Trả dứt nợ, mẹ về nơi cơi Phật!

Quà mẹ cho con:

Ba tuần quanh quẩn

Bên chân Người như đứa trẻ thơ

Mẹ dành cho con từng phút, từng giờ

Như cho trọn t́nh thương trời biển rộng.

Mẹ ơi mẹ, chừng nào con c̣n sống,

Ơn mẹ già nguyện khắc cốt ghi tâm!

Và dù cho thân ngũ ấm ră tan

Con vẫn khắc t́nh Người sâu tấc dạ!

 

Mùa Vu Lan thứ hai cài hoa trắng

Quảng Long YKH15 

 

 

  Trở về Mục Lục