Mục Lục

 

Giọng Huế trên đất nước Hoa Anh Đào
 

       Mai Băng Thanh YKH12


   Đi xa mới nhớ quê nhà….. Khi c̣n ở Việt Nam, dù đang sống tại Sài G̣n, tôi cũng không h́nh dung rơ ràng được nỗi nhớ Huế như thế nào?
Mùa xuân năm nay, như thường lệ, tôi qua Nhật để thăm gia đ́nh con gái. Ở Tokyo đă được hai tháng, thời gian đă quá dài đối với tôi, v́ tôi vẫn không thích nghi được cuộc sống ở xứ người. Tôi đă muốn bay về, nhưng v́ sắp đến có dịp họp mặt của một nhóm Việt kiều ở Tokyo nên con tôi tha thiết mời tôi ở lại để dự buổi họp mặt này.

Một buổi sáng tháng tư, trời vẫn c̣n rất lạnh, dù ánh nắng mặt trời rạng rỡ, tôi đi cùng con gái đến một nhà hàng do một Việt kiều làm chủ. Tại đây, tuy chỉ mới hơn 8 giờ sáng, nhưng nhiều người đă tụ họp lại, đứng tụm 5, tụm 3. Cứ thấy một người khách vào là tất cả chào mời nồng nhiệt, như đă từng quen biết từ lâu. Trong buổi họp mặt ấy, nhiều Việt kiều của nhiều thế hệ, nhiều ngành nghề, nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả chúng tôi cùng chung một Tổ quốc Việt Nam. Chúng tôi gặp nhau tay bắt mặt mừng v́ chung nhau một t́nh cảm của người Việt xa xứ.




Biết tôi là người Huế nên ban tổ chức giới thiệu cho tôi một người đồng hương. Anh là người gốc Huế, đi du học từ thập niên 70, sau đó lập gia đ́nh với một phụ nữ Nhật và định cư từ gần 40 năm nay tai Tokyo, nhưng giọng Huế của anh vẫn c̣n nguyên vẹn, không hề pha tạp những chất giọng khác.
Anh gặp tôi là người đồng hương Huế, anh mừng rỡ không sao tả xiết và cứ như vậy hàn huyên tâm sự không thể dứt được.
Về phần tôi, một cảm giác thật tuyệt vời! Nơi xứ lạ quê người nghe một người nói giọng Huế, tôi có cảm giác như ḿnh đang thả bộ trên đường Lê Lợi nh́n ngắm sông Hương và tâm t́nh với một người bạn. Và mặc dù mới gặp anh ấy lần đầu, nhưng tôi vẫn có cảm giác như quen biết đă từ lâu.
Anh hỏi tôi nhiều chuyện về quê nhà mà quên rằng tôi cũng là một người xa Huế, tuy c̣n sống trên đất mẹ, nhưng vẫn xa Huế đến ngh́n trùng.

Hàn huyên tâm sự th́ ra anh là em một người bạn của chồng tôi thời đại học, t́nh bạn do vậy lại càng dễ khắng khít thêm. Anh nhớ lại những ngày c̣n cắp sách đến trường, mang phù hiệu của học sinh Quốc Học, nhớ con đường Lê Lợi rợp ràng tà áo trắng Đồng Khánh, nhớ cầu Trường Tiền, sông Hương, núi Ngự, và nhớ những lần hẹn ḥ với bạn gái trên đồi Thiên An… Anh nhớ rất nhiều và câu chuyện gần như không muốn dứt.
Đến phần liên hoan văn nghệ, tôi được ban tổ chức mời tham gia v́ họ vẫn nghe tiếng con gái Huế vốn có “công dung ngôn hạnh” vẹn toàn (dù bây giờ tôi đă vào tuổi U 60, đă có cháu nội ngoại đầy đủ) Giữa khung cảnh xa lạ ở đất khách quê người, tôi cất giọng hát “Quê hương em nghèo lắm ai ơi! Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn …” Tôi cảm động nh́n xuống hội trường, thấy mọi người im phăng phắc lắng nghe, và cảm nhận h́nh như ḿnh đă hát hay hơn, v́ tôi đă hát bằng cả tấm ḷng thương nhớ về quê hương, thương nhớ về Huế …
Tiếng vỗ tay vang lên khi tôi vừa dứt tiếng hát, làm tôi sực tỉnh một cơn mơ về với Huế thân yêu của ḿnh.
Buổi họp mặt đầu xuân ở Tokyo được tổ chức vào đúng dịp hoa Anh Đào nở. Nhắc tới mùa xuân ở Nhật là người ta h́nh dung ra mùa hoa Anh Đào. Cứ hằng năm vào mùa xuân, khoảng từ đầu tháng 3 (ở vùng phía nam nhiệt đới như Okinawa) đến đầu tháng 5 (ở vùng phía bắc lạnh giá như Hokkaido, Aomori) th́ hoa Anh Đào nở khắp đường phố, khắp công viên. Riêng ở Tokyo th́ vào khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 là hoa Anh Đào nở rộ. Do vậy, nên buổi họp mặt hôm nay được chọn vào thời điểm rực rở sắc hoa Anh Đào. Bên ngoài cửa sổ, là những cánh hoa Anh Đào đang khoe sắc tươi thắm như tô điểm thêm cho khung cảnh ấm cúng t́nh đồng bào, t́nh quê hương của những người con Việt xa xứ.

Chiều hôm ấy, chia tay với những người bạn mới, luyến lưu trao đổi nhau địa chỉ và trong ḷng ai cũng ghi nhớ một buổi hạnh ngộ thật dịu êm.
Rồi tôi và gia đ́nh con gái ra công viên Shinjuku để ngắm hoa Anh Đào đang nở rộ. Người dân Nhật Bản cứ hằng năm lại mong chờ đến mùa xuân, mùa ấm áp sau một mùa đông dài lạnh lẽo. Mùa xuân Nhật thật tươi đẹp sắc hoa. Họ thường tụ tập bạn bè, hay những cặp t́nh nhân, những đôi vợ chồng hoặc từng gia đ́nh cùng nhau đi ngắm hoa. Những nhóm người đó thường mang theo thức ăn, rượu, vừa ngắm hoa, vừa thưởng thức rượu Sakê.
Công viên sạch và đẹp như được trải một thảm cỏ xanh ŕ, dưới ánh nắng mặt trời rực rỡ và thời tiết vẫn rất lạnh. Một cơn gió thoảng qua làm xác hoa rơi lả tả như một cơn mưa tuyết tạo cho người thưởng ngoạn một cảm xúc tuyệt vời.
Trong công viên có những hồ nhân tạo, tạo nên cảnh quan Anh Đào soi bóng nước thật đẹp và lộng lẩy. Những “rừng” hoa Anh Đào với ba sắc màu: trắng, hồng và hồng cánh sen như trong cảnh thần tiên.Nhưng sâu thẳm trong ḷng tôi, con đường Lê Lợi rợp bóng cây và những tà áo dài như đàn bướm trắng bay lượn th́ không có cảnh đẹp nào sánh kịp.
Đang mơ màng với cảm giác lâng lâng c̣n đọng lại của buổi hạnh ngộ vừa qua th́ tôi nghe một giọng Huế c̣n ngọng nghị

“Ru ri, ru rít, ru răm
Mẹ em buôn quưt ba năm chưa về ….à …ơi ….”


Tôi giật ḿnh ngó quanh, đứa cháu ngoại của tôi đang vỗ về con gấu bông và hát ru như rứa. Tôi ngạc nhiên đến bất ngờ, cháu vừa hơn 3 tuổi nhưng chưa hề nói được tiếng Việt và v́ hoàn cảnh, cháu phải đi nhà trẻ từ lúc 5 tháng tuổi, nên không hề biết tiếng Việt.
Vậy mà bây giờ, cháu lại hát ru, dù tiếng hát ru c̣n ngọng nghịu nhưng rặc âm sắc Huế. Th́ ra tiếng hát ru của tôi trong những thời gian ngắn ngủi cận kề bên cháu đă in sâu vào tâm trí non nớt của cháu. Vào lúc này, ngay giữa công viên ở Tokyo, cháu đă hát ru bằng một giọng Huế rất dễ thương.

Tôi bàng hoàng, nhớ Huế đến da diết, ḷng nhủ ḷng ”Lần này trở về nước, tôi phải về thăm Huế thôi!

BS. Mai Băng Thanh (Tokyo tháng 4 năm 2009)

 

   Trở về Mục Lục