Đoản khúc yêu thương

 

 

M

ỗi buổi sáng mở mắt thức dậy, thấy ánh b́nh minh e ấp qua khung cửa sổ, tôi biết ḿnh vẫn c̣n đang hiện hữu trên cơi đời này. Chợt nhớ một câu t́nh cờ đọc trên net:

Cám ơn đời cho tôi thêm một ngày để sống.

Tôi có thêm một ngày nữa để yêu thương.

Một ngày để sống !!!!! Thật là một câu có quá nhiều ư nghĩa đối với riêng tôi. Thời gian gần đây tôi suy kiệt, tàn tạ v́ hóa chất. Những chất thuốc độc hại lần lượt được bơm vào cơ thể của tôi theo định kỳ, đă khiến tôi trở thành một con người hoàn toàn khác. Làn da trắng hồng mịn màng, nay xạm ngắt và sần sùi lên. Từ một con người năng động, tháo vát, lo toan tất cả mọi chuyện trong ngoài, th́ nay tôi chỉ c̣n là một cành hoa chùm gửi không hơn không kém. Mọi việc tôi không thể tự ḿnh làm được mà phải nhờ đến sự trợ giúp của chồng con. Ngày qua ngày, ít khi nào tôi rời được chiếc giường trừ khi có những nhu cầu cần thiết. Nhiều lúc tôi muốn vùng dậy, và tôi vùng dậy thật. Tôi ra sân, cầm cây chổi để quét, nhưng vừa hết một khoảnh sân nhỏ là tôi cũng vừa hết sinh khí trong người. Tôi cố gắng hít thở chút không khí trong bầu trời cao trong xanh, nhưng những hơi thở ngắn và dồn dập chỉ làm tôi mệt thêm. Vậy là tôi lại phải trở về chiếc giường quen thuộc của ḿnh trong mấy tháng vừa qua.

Cứ mỗi ba tuần, tôi lại phải trở vào bệnh viện. Mỗi lần vào bệnh viện, thấy mọi người đông đúc, qua lại nườm nượp như đi hội chợ khiến tôi không thể không chạnh ḷng. Những nét mặt lo lắng của thân nhân, nét tiều tụy, xơ xác của bệnh nhân mang những căn bệnh nan y của thế kỷ làm tôi tiêu tan hết nghị lực, tiêu tan hết những ư nghĩ lạc quan mà tôi cố gắng tạo ra trong thời gian dưỡng bệnh sau mỗi lần hóa trị. Những chiếc đầu trọc v́ rụng hết tóc, có khi được che dấu dưới một chiếc khăn hay cái mũ, nhưng cũng có người để trần trụi như chẳng thèm quan tâm đến thế giới bên ngoài. Qua lại trước mặt tôi là những h́nh dáng xanh xao, vơ vàng, làn da xạm ngắt. Tôi cố nén tiếng nấc trong cổ họng, và che dấu cảm xúc của gương mặt ḿnh dưới chiếc khẩu trang. Những ḍng nước mắt cứ ngập ngừng nơi khóe mắt, chỉ chực có dịp là sẽ tuôn trào ra như ḍng thác , không ǵ ngăn cản được. Tôi không muốn khóc nữa. Tôi phải đè nén tất cả cảm xúc của ḿnh. Bạn bè tôi khi điện thoại về thăm tôi, họ không cho phép tôi khóc. Mấy cô bạn nói với tôi rằng: "Mi không được khóc, mi phải cười lên v́ mi là người luôn muốn đem niềm vui đến cho mọi người mà". Rồi có người lại nói bằng một giọng nghẹn ngào: "Ráng lên Thanh, ráng lên". Vậy làm sao tôi có quyền khóc được.

Chờ đợi để được vào pḥng vô hóa chất là thời gian đầy cực h́nh. Bao nhiêu thủ tục phiền toái h́nh như vẫn không bao giờ sửa đổi được tiếp tục làm cho những bệnh nhân như chúng tôi bị hành xác.

Tôi đứng vật vạ nơi hành lang trước pḥng khám, chờ đợi y tá gọi đến tên ḿnh để được vào tái khám. Không có được một ngoại lệ hay ưu tiên nào cho bất cứ ai trừ những người thân thuộc của những người có chức quyền hay sự gửi gắm nào đó . Các bệnh nhân mang căn bệnh thế kỷ như tôi có nhiều người không chịu đựng nổi phải ngồi bệt xuống đất. Những chiếc ghế ít ỏi sắp theo vài hàng trước pḥng khám không thể nào đủ cho những bệnh nhân như chúng tôi ngồi. Nhiều người ngồi lên bậc cầu thang, luôn luôn bị những người bảo vệ đuổi. Nhưng đuổi rồi th́ chúng tôi biết ngồi đâu, đứng đâu ??? Tôi không ngồi bệt được v́ vết thương ở bụng đang kèm theo cái túi hậu môn nhân tạo lúc nào cũng kè kè bên tôi như một phần thân thể của ḿnh. Nhiều lúc may mắn, được một người nào đó nh́n thấy vẻ đau đớn của tôi dù tôi đă che dấu dưới cái khẩu trang, họ đă chủ động nhường cho tôi cái ghế họ đang ngồi và như vậy là họ tiếp tục đứng thay tôi. Tôi lí nhí cám ơn người tốt bụng đó.

Chưa hết, khi đă được kêu tên vào khám, tôi không thể nào được phép quên "thủ tục đầu tiên" (các bạn cứ nói lái 2 chữ đầu tiên , có nghĩa là "tiền đâu"). Chiếc phong b́ được tôi nhẹ nhàng đưa vào túi áo blouse cho người đồng nghiệp, và sự b́nh thản đón nhận nó của người đồng nghiệp làm tôi thoáng bàng hoàng. Thật ra sự việc này tôi nhờ sự mách nước của người đi trước, nhưng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng khi nó trở thành thông lệ rất đỗi b́nh thường trong cuộc sống này. Y đức ???!!!! Chúng tôi được đào tạo thành những Bác sĩ, cũng chẳng Thầy Cô nào nhắc nhở chúng tôi về lời thề Hippocrates, nhưng trong ḷng mỗi chúng tôi, ai nấy đều tâm niệm về y đức là phải như thế nào, và tất cả chúng tôi đều rất hănh diện về cái nghề rất đỗi cao quư này. Cũng chẳng bao giờ cần thiết phải hô hào khẩu hiệu suông: Lương y như từ mẫu, th́ chúng tôi cũng đă làm hết sức ḿnh rồi. Vậy mà .....

Khám xong, tôi lại phải tiếp tục chờ đợi. Chờ đợi người y tá phát toa thuốc, để xuống đóng tiền ở khoa Dược rồi lănh thuốc. Con dâu tôi lại phải tiếp tục ngoại giao về cái gọi là "thủ tục đầu tiên" để sớm nhận toa thuốc, cho tôi kịp vào thuốc trong ngày.

Chờ đợi, tiếp tục chờ đợi .... Những phút giây trôi qua chầm chậm, chầm chậm như trêu ngươi. Tôi mệt mỏi, muốn nhắm mắt, muốn buông xuôi tất cả, nhưng rồi ánh mắt người bạn đời dơi theo bước chân tôi, tiếng khóc nấc của đứa cháu ngoại nói chưa tṛn tiếng Việt: "Nhại không chết nha", tiếng bạn bè khắp bốn phương trời: Ráng lên Thanh, ráng lên, Thanh phải ráng, phải chịu đựng nhé, không được buông xuôi ..... làm ḷng tôi mềm nhũn ra. Tôi như muốn tan vào không gian đậm đặc mùi hóa chất độc hại. Cái không gian quanh tôi không có màu trắng sáng, mà là một màu xỉn của nhiều chất dơ bẩn đọng lại từ ngày này qua tháng nọ. Mùi của thuốc độc, mùi của chất thải, của những h́nh hài nằm trên giường bệnh không được vệ sinh đúng mức làm tôi buồn nôn. Tôi cố gắng kềm nén mọi cảm xúc để ḥa nhập vào cái thế giới của căn bệnh nan y này ........

Rồi cũng qua được thời gian chờ đợi. Tôi bước vào pḥng bệnh để vào hóa chất. Lại cái " thủ tục đầu tiên "Nhẹ nhàng đưa tay vào túi mấy người y tá chuẩn bị thuốc cho tôi, tôi thấy ḷng ḿnh trĩu nặng. Trách ai bây giờ ?? Trách ḿnh ư ??? Không, dù muốn hay không tôi vẫn phải theo guồng máy của xă hội. Mọi người đều phải làm thủ tục như tôi mà !!! Tôi đâu thể một ḿnh đi bên lề cuộc sống được.

Mỗi lần vào hóa chất, tôi được ngồi trên một cái ghế. Chung quanh tôi mọi người đều an vị trên chiếc ghế giản đơn đó. Nghe tiếng nôn ọe của những bệnh nhân cùng pḥng, tôi thoáng rùng ḿnh và tự hỏi: Ḿnh sẽ ra sao đây ???

Chiếc kim tiêm được người y tá ghim vào cánh tay yếu đuối của tôi. Bàn tay tôi run rẩy, chất thuốc chảy vào cơ thể làm tôi đau buốt dọc theo đường tĩnh mạch của cánh tay. Tôi mím môi, cắn chặt hai hàm răng lại, không muốn nghĩ đến bất cứ điều ǵ, chỉ mong hai tiếng đồng hồ này trôi qua cho nhanh.

Chuyền xong chai thuốc, tôi đứng dậy không vững. Con tôi d́u tôi ra khỏi bệnh viện. Bước chầm chậm trên từng bậc thang, tôi cố gắng để khỏi nh́n thấy sự lo lắng của con. Tôi cố cười với con: Mẹ khỏe, không sao đâu, để mẹ tự bước đi. Cho đến lúc bước chân được lên chiếc taxi, tôi mới buông ra một tiếng thở dài mà tôi cố nén. Quai hàm tôi bị cứng lại, cánh tay đau buốt do những tác dụng phụ của hóa chất. Tôi nói không tṛn chữ, nhưng ơn Trời, vậy là qua thêm một lần nữa rồi ....

Chồng tôi đón tôi ở cửa nhà rồi d́u tôi vào chiếc giường quen thuộc. Anh luôn miệng hỏi tôi: Có sao không, có mệt không?? Tôi cố trả lời bằng chiếc quai hàm cứng ngắc và tiếng nói không tṛn chữ: Không, không sao, em khỏe mà .... Và sau tiếng khỏe là tôi nhắm chặt đôi mắt lại để không phải nh́n thấy nét mặt lo lắng của người thân.

Tôi cố tự an ủi rằng, tôi c̣n hạnh phúc hơn hàng ngàn, hàng triệu người khác mắc phải căn bệnh như tôi. Trong thời gian nằm bệnh, tôi nhận được biết bao nhiêu lời thăm hỏi khắp bốn phương trời. Email, điện thoại, ghé thăm tận nhà .... nhiều nhiều nữa. Bạn bè thay nhau nấu cháo, soup, mang đến cho tôi .... Rồi những món quà đầy ân t́nh của các bạn gửi trao cho tôi, làm sao tôi không cảm động ?? Mail viết của các anh chị Y Khoa Huế hải ngoại : EM PHẢI SỐNG V̀ CHÚNG TÔI MUỐN NHƯ VẬY. Làm sao tôi quên được ân t́nh sâu nặng đến như vậy. Rồi tác giả bài ĐỒNG CẢM đăng trong trang web Y Khoa Huế hải ngoại: TÔI CẢM THẤY THƯƠNG CHỊ TỪ ĐÓ ...

thư viết tay của một vị Giáo Sư Bác sĩ đă giảng dạy về chuyên môn cho tôi của thời áo trắng Y khoa Huế như tiếp thêm cho tôi những liều thuốc bổ, đánh bật khỏi cơ thể tôi những tế bào ung thư ác tính.

Ôi, những t́nh cảm của gia đ́nh, của Thầy Cô, bạn bè, của anh chị em đồng môn ... như tiếp thêm cho tôi những luồng sinh khí, nghị lực giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời này.

Tôi muốn mượn lời của người đàn anh đồng môn đă gửi gắm:

"Ḿnh cũng đă kinh qua đoạn đường các bạn đang đi, đă biết những cơn đau xé ruột, những suy trụy tinh thần, những nỗi cô đơn, và vị mặn của nước mắt. Không vị thuốc nào cao quư bằng một nụ cười, một cái vỗ vai nhè nhẹ, một ánh mắt nh́n, một lời thăm hỏi ... Và bây giờ mới biết được ư nghĩa của hai tiếng cám ơn, cám ơn c̣n được cho sống, cám ơn cuộc sống hàng ngày, cám ơn bè bạn từ những cử chỉ, từng tiếng nói, và cám ơn c̣n có cơ hội chia xẻ nỗi đau. Cũng qua cơn đau, mới biết được không ǵ tàn nhẫn bằng sự lăng quên, sự hờ hững ...."

Cho nên tôi muốn thêm vào câu nói t́nh cờ đọc trên net:

"Cám ơn đời cho tôi thêm một ngày để sống.

Tôi có thêm một ngày nữa để yêu thương

Và để được yêu thương.

 

                  BS MAI BĂNG THANH

                  Tháng 1 năm 2012