CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM

(09 tháng 4, 1975 – 30 tháng 4, 1975)

 

BBT xin đăng phần kế tiếp của ngày 31 tháng 3, 2023)

Trước đà tiến quân của CSBV và trước sự sụp đổ nhanh chóng của phe quốc gia tại Cao nguyên và vùng địa đầu giới tuyến, Bộ Chính Trị CSBV nhận định theo phiên họp ngày 25-3-75 rằng:

Cuộc tổng tiến công chiến lược của ta đă bắt đầu với chiến dịch Tây Nguyên. Thời cơ chiến lược mới đă đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam, Bộ chính trị trung ương: tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Sài G̣n trước mùa mưa. Nắm thời cơ địch đang rút lui chiến lược, tiêu diệt và làm tan ră quân đoàn I ngụy và đại bộ phận quân đoàn II, không cho chúng rút về cụm lại chung quanh Sài G̣n.

Đại tướng Văn Tiến Dũng kể tiếp: Ngày 25-03, Bộ Chính Trị điện cho chúng tôi biết: quyết định đă tập trung ba sư đoàn chủ lực và đơn vị binh khí kỹ thuật lấy ở đường số 7 và đường số 21 về địa bàn Ban Mê Thuột nhanh chóng chấn chỉnh, sẵn sàng cơ động chuẩn bị đánh giải phóng Sài G̣n, gấp rút triển khai mọi công tác để trong ṿng một tháng có thể thực hiện được phương án nói trên. Bức điện c̣n viết:

"Như vậy, ta vẫn thực hiện kế hoạch giải phóng Sài G̣n vào mùa khô v́ c̣n gần hai tháng nữa mới mưa lớn và một khi lực lượng ta đă áp xuống gần Sài G̣n th́ dù mùa mưa cũng không trở ngại lắm. Ta phải t́m mọi cách khắc phục khó khăn. T́nh h́nh đang chuyển biến, sẽ có sáng tạo mới....

T́nh h́nh hiện nay đang phát triển rất nhanh. Đây là một bước nhảy vọt. Lúc này tranh thủ thời gian và nắm thời cơ là quyết định lắm."

Ngoài ra Bộ Chính Trị CSBV c̣n cho thành lập Hội Đồng Chi Viện Chiến Trường do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch.

Ngày 27-3 Văn Tiến Dũng cho lệnh thành lập quân đoàn III gồm các sư đoàn 10, 320, 316 và trao nhiệm vụ tư lệnh quân đoàn cho thiếu tướng Vũ Lăng và cử đại tá Nguyễn Hiệp làm chính ủy Quân đoàn.

Ngày 28-3 ông Lê Đức Thọ rời Hà Nội, đáp máy bay vào Đồng Hới rồi t́m đường lên Tây Nguyên để phổ biến nghị quyết của Bộ Chính Trị. Nhưng ngày 31-3, cả ông Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng ở Buôn Mê Thuật đều nhận được điện văn hỏa tốc của ông Lê Duẩn yêu cầu không họp ở Tây Nguyên nữa mà vào Nam Bộ gặp ông Phạm Hùng họp ngay trong đó.

Ngày 3-4, Văn Tiến Dũng đến cơ quan của bộ chỉ huy miền Nam ở phiá Tây thị trấn Lộc Ninh.

Ngày 7-4, đại tướng Dũng dự họp với Trung ương Cục và Quân ủy miền Nam.

Trong buổi họp có Phạm Hùng, bí thư Đảng bộ Miền Nam, Nguyễn Văn Linh, Trần Nam Trung, Trần Văn Trà, Phan Văn Đáng, Vơ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Xô, trung tướng Lê Đức Anh, thiếu tướng Lê Văn Tưởng, thiếu tướng Đồng Văn Cống, thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, đại tá Lương Văn Nho và một số cán bộ tham mưu, chính trị, hậu cần... Trung tướng Đinh Đức Thiện cũng có họp.

Cũng chiều ngày 7-4, theo lời kể của đại tướng Văn Tiến Dũng th́ "chúng tôi đang họp th́ một chiếc xe gắn máy đến đỗ ngoài sân, chở một đồng chí người dong dỏng cao, mặc áo sơ mi mầu xanh da trời, quần ka-ki, đầu đội mũ cứng bộ đội, vai đeo một chiếc xà cột to, bằng da màu đen. Chúng tôi nhận ra ngay đó là đồng chí Lê Đức Thọ. Cả pḥng họp náo động, vui lên, mọi người đứng dậy..."

 

Ngày 8-4, trong cuộc họp gồm đủ Trung ương Cục, Quân ủy Miền và Bộ tư lệnh B-2, có thêm một số cán bộ của Bộ tổng tư lệnh tham dự. Lê Đức Thọ phổ biến nội dung nghị quyết của Bộ Chính Trị (ngày 25-3-75 ở Hà Nội) và cuối cùng Thọ phổ biến quyết định của Bộ Chính Trị về việc thành lập bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài G̣n-Gia Định gồm có:

Đại tướng Văn Tiến Dũng: Tư lệnh; Phạm Hùng: Chính ủy; Trần Văn Trà: Phó tư lệnh; Lê Đức Anh: Phó tư lệnh (chỉ huy cánh quân phiá Tây-Nam Sài G̣n); Lê Trọng Tấn: Phó tư lệnh (chỉ huy cánh quân phiá Đông); Đinh Đức Thiện: Phó tư lệnh (phụ trách hậu cần); Lê Quang Ḥa: Phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị của Bộ chỉ huy chiến dịch). Lê Ngọc Hiền: Tham mưu trưởng (phụ trách tác chiến) - (theo tài liệu của Văn Tiến Dũng, sđd, tr 187-188).

Trong thời gian bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài G̣n - Gia Định được thành lập th́ cũng là lúc mà tướng Nguyễn Vĩnh Nghi (VNCH) được bổ nhiệm chỉ huy mặt trận bảo vệ Phan Rang (Ninh Thuận). Sau khi quân đoàn II tan ră, Ninh Thuận và B́nh Thuận được sát nhập vào quân đoàn III dưới quyền tư lệnh của tướng Nguyễn Văn Toàn. Ninh Thuận c̣n là quê hương, nơi sinh trưởng của TT Nguyễn Văn Thiệu nên được chính quyền coi như một tỉnh trọng yếu cần phải bảo vệ đến cùng. Giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ trong sách "Những ngày cuối cùng của VNCH" đă kể lại chi tiết đầy đủ về cách bố pḥng và sự thất thủ của mặt trận Phan Rang mà ông gọi là "Lá chắn Ninh Thuận" (sđd, tr. 315- 322), chúng tôi xin chỉ lược lại những điểm chính yếu:

Đến ngày 7-4-75, Nguyễn Vĩnh Nghi đă có ở Phan Rang một số quân quan trọng gồm:

Sư đoàn 2BB trừ trung đoàn 6 được giao về giữ Phan Thiết, do chuẩn tướng Nhật chỉ huy.

Lữ đoàn 2 Dù do đại tá Lưỡng chỉ huy (đúng ra là đại tá Nguyễn Thu Lương, GS Ngữ ghi nhầm là Lưỡng)

Liên đoàn 31 BĐQ do đại tá Biết chỉ huy.

Sư đoàn 6 Không quân do đại tá Phạm Ngọc Sang chỉ huy (đúng ra là chuẩn tướng. GS Ngữ ghi nhầm là đại tá).

Ngoài ra c̣n có một trung đoàn Kỵ Binh, các lực lượng pháo binh yểm trợ.

Lực lượng Hải quân cũng được gọi đến để yểm trợ cho chiến trường Phan Rang, đóng dọc theo các băi biển Ninh Chữ và Cà Ná.

Tất cả đều được đặt dưới quyền Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III do thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ huy, đóng ở phi trường Thanh Sơn gần Tháp Chàm.

Sau khi nghiên cứu và quan sát địa thế vùng này, tướng Nghi tiên liệu VC có thể tấn công Phan Rang bằng hai ngă phiá Bắc và phiá Tây nên ông đă bố trí quân ngăn chặn như sau:

Ngă phiá Bắc, từ hướng Nha Trang đi theo quốc lộ I, có khúc từ Bà Rau đến Rừng Dừa qua quận Du Long là nằm giữa hai triền núi hẹp, lại có nhiều cầu cống và sông rạch nên là nơi để pḥng thủ. Có thể dùng Bộ binh để giữ các cầu này với sự yểm trợ của Không quân và Pháo binh.

Đây là một hướng tiến quân của địch quan trọng nên Nguyễn Vĩnh Nghi đă để lữ đoàn Dù và liên đoàn Biệt Động Quân là hai binh chủng tinh nhuệ lo việc trấn giữ. Các lực lượng này đóng dọc theo quốc lộ I từ Du Long về đến Phan Rang.

Ngă phiá Tây đi từ Đà Lạt xuống theo quốc lộ 11 th́ có thể trấn giữ ở đèo Ngoạn Mục. Ông giao mặt này thuộc trung đoàn 4 thuộc sư đoàn 2 lo việc pḥng giữ, trung đoàn này chưa chuyển quân lên đến đèo Ngoạn Mục mà chỉ đóng ở Tân Mỹ đến Tháp Chàm mà thôi.

Nguyễn Vĩnh Nghi cũng tổ chức khu vực Phan Rang, Tháp Chàm thành một căn cứ pḥng thủ với những kho dự trữ bom đạn, hầm tránh pháo kích chắc chắn, trung đoàn 5 thuộc sư đoàn 2 được giao cho việc pḥng thủ căn cứ Tháp Chàm, nơi có bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn III trấn đóng cùng với những lực lượng của Không quân và Địa phương quân sẵn có ở khu vực này.

Để bảo vệ căn cứ này ông đă cho đóng quân thành một ṿng đai bán kính 21km chung quanh phi trường và điều động lực lượng Biệt Kích Dù Lôi Hổ, một lực lượng rất thiện chiến trên chiến trường rừng núi và du kích chiến, các ngọn đồi chiến lược bao quanh căn cứ trong ṿng bán kính từ 20 đến 30km.

Đến ngày 10-4-75, các đơn vị đă bố trí và chuẩn bị các công sự pḥng thủ theo đúng lệnh hành quân trên.

Sáng sớm ngày 14-4, cộng quân tấn công một số cứ điểm của BĐQ ở Du Long, BĐQ trong lúc hoảng hốt đă bỏ một vị trí nên quân Dù lại phải chiếm lại vào sáng hôm sau.

Tối ngày 14-4, Nguyễn Vĩnh Nghi họp với các tư lệnh và chỉ huy trưởng các lực lượng dưới quyền để bàn về kế hoạch củng cố pḥng tuyến Du Long.

Đột nhiên lúc 3 giờ sáng ngày 15-4-75, Không quân báo cáo là có 200 chiến xa VC yểm trợ Bộ binh tiến vào đến địa phận Ninh Thuận theo quốc lộ số I. Nghi rất ngạc nghiên v́ Không quân đă phá hết cầu th́ xe tăng VC làm sao mà vào nhanh thế được.

Sáng ngày 16-4, đại quân VC bắt đầu tấn công thị xă Phan Rang và phi trường Tháp Chàm (cũng gọi là phi trường Thanh Sơn v́ phi trường này ở quận lỵ Thanh Sơn) bằng nhiều cánh, bọc ngang hông 2 tuyến pḥng thủ các vị trí này.

Các đơn vị SĐ2BB, lữ đoàn Dù, liên đoàn 31 BĐQ, SĐ6KQ cùng các đơn vị yểm trợ đă anh dũng đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch dù phải chiến đấu với một lực lượng gấp đôi của cộng quân. Cuối cùng, trước áp lực ngày càng dữ dội của địch, tướng Nguyễn Vĩnh Nghi phải cho lệnh lui quân. Ông ra lệnh đại tá Lương mang hai đại đội Dù ở Thanh Sơn đến đánh mở đường cho Bộ Tư Lệnh Tiền Phương rút lui xuống Cà Ná. Tổng số người ở Bộ Tư Lệnh khoảng 300 người định rút lui theo quốc lộ 11.

20 giờ đêm ngày 16-4, đoàn người lặng lẽ vượt qua quốc lộ 11 để băng đồng đi về phiá Nam nhưng khi đến một con suối nhỏ th́ bị cộng quân phát hiện, lực lượng Dù đi trước mở đường đă vượt thoát được trong khi trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang và đa số sĩ quan thuộc bộ tư lệnh Tiền Phương đều bị bắt giữ.

Phan Rang thất thủ vào lúc 20 giờ ngày 16-4 kéo theo luôn sự thất thủ của Phan Thiết, B́nh Thuận (18-4) và B́nh Tuy 23-4.

Trở lại với chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 75, như chúng ta đă biết chiến dịch này gồm 3 đợt tiến công (đợt đánh Tây Nguyên, đợt đánh vùng địa đầu giới tuyến) và đợt tiến công thứ ba và cũng là đợt chính mang tên "Chiến dịch giải phóng Sài G̣n - Gia Định" (nhưng qua ngày 14-4-75, bộ tư lệnh Chiến Dịch đă đề nghị Bộ chính trị cho phép đổi tên thành "Chiến dịch Hồ Chí Minh").

Chiến dịch HCM diễn ra theo ba giai đoạn:

-Giai đoạn 1: (từ 9-4-75 đến 20-4-75) nhằm tấn công các tỉnh ṿng ngoài Sài G̣n. –

-Giai đoan 2: (từ 26-4-75 đến 28-4-75) nhằm tấn công các pḥng tuyến bao quanh Sài G̣n

-Giai đoạn 3: (từ 29-4 đến 30-4-75) nhắm chiếm đóng toàn bộ thủ đô Sài G̣n của VNCH.

Trước khi tŕnh bày diễn tiến của "chiến dịch Hồ Chí Minh", xin nhắc đến một biến cố xảy ra sáng hôm 8-4-75 đă làm cho nhân dân Sài G̣n xôn xao hoang mang cực độ, đó là cuộc ném bom dinh Độc Lập của trung úy Phi công Nguyễn Thành Trung. Trong một phi vụ ném bom vào cộng quân, Trung đă lợi dụng, bay thẳng từ Biên Ḥa về Sài G̣n và đă ném hai qủa bom xuống ngay dinh Độc Lập, nơi ở và làm việc của TT Thiệu. Sau đó Trung bay thẳng về sân bay Phước B́nh thuộc tỉnh Phước Long và hạ cánh chiếc F-5E xuống an toàn. Trung được phong quân hàm đại úy phi công của cộng quân sau thành tích này. Sự việc này đă tạo nhiều bối rối và lo lắng cho TT Thiệu không ít (khi xảy ra vụ ném bom nay, người viết đang ở gần ngay nhà thờ Đức Bà gần trung tâm Bưu Điện đô thành và cũng như mọi người, đă phải nằm rạp xuống đất để tránh bom). Ngay sau đó, ông Thiệu lên đài truyền h́nh ra lệnh giới nghiêm 24/24 và tuyên bố "Tôi và gia đ́nh vẫn b́nh yên. Tôi cương quyết tiếp tục điều khiển quốc gia. Tôi cho rằng cuộc ném bom vừa rồi chỉ là hành động đơn độc của một nhóm người muốn ám sát tôi để thay đổi chế độ hợp hiến hợp pháp này".

1.- Giai đoạn 1:

Tiến đánh ṿng đai bên ngoài Sài G̣n (kéo dài 12 ngày, từ 9 đến 20-4-75)

Xuân Lộc là thị xă của tỉnh Long Khánh, nằm trên quốc lộ I, trước ngă ba Dầu Giây là điểm nối với quốc lộ 20 đi Đà Lạt, chỉ cách Sài G̣n 80 cây số. Xuân Lộc là điểm chốt quan trọng trong hệ thống pḥng thủ Sài G̣n về mạn Bắc. Bộ tổng tham mưu VNCH đă thực hiện kế hoạch bảo vệ Sài G̣n bằng ba tuyến pḥng ngự:

           - Ṿng ngoài: bao gồm các tỉnh Tây Ninh, B́nh Dương, Biên Ḥa, Long Khánh và Phước Tuy (phiá Bắc) và các tỉnh Tiền Giang (phiá Nam).

- Ṿng giữa: bao gồm các tỉnh Gia Định, Hậu Nghĩa và Long An.

- Trung tâm: tức thủ đô Sài G̣n.

Ở ṿng ngoài có 3 sư đoàn Bộ Binh số 5, 18 và 25 trấn đóng. Ngoài ra một sư đoàn Không Quân đóng ở Biên Ḥa để yểm trợ cho các cuộc hành quân ở trong vùng (về phiá Bắc), c̣n ở phiá Nam có sư đoàn 7 và 9 trấn giữ. Ở ṿng giữa có sư đoàn 22 và 23 di tản từ B́nh Định và Cao Nguyên về; cùng các lực lượng trừ bị như TQLC, Dù, ĐPQ, Nghĩa Quân tổng cộng độ 4 sư đoàn; ngoài ra có sư đoàn 5 Không Quân, 3 liên giang đoàn đóng ở Nhà Bè cùng với bộ chỉ huy Vùng III Duyên Hải với 6 giang đoàn và 3 chiến hạm. Vùng trung tâm tức thủ đô Sài G̣n có lữ đoàn Dù, lữ đoàn An Ninh Phủ TT, 2 tiểu đoàn Công Vụ, 2 tiểu đoàn Quân Cảnh, 20 đại đội Cảnh Sát Dă Chiến và 30.000 cảnh sát khác. Tổng cộng lên đến 10 sư đoàn, cũng được sự yểm trợ thêm của 12 thiết đoàn, 5 liên đoàn BĐQ, 33 tiểu đoàn Pháo Binh.

Như đă biết, Xuân Lộc là điểm chốt trọng yếu bảo vệ cửa ngơ vào Sài G̣n nên được giao cho SĐ18 thiện chiến của tướng Lê Minh Đảo, cộng thêm các đơn vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân thuộc tiểu khu Long Khánh do đại tá tỉnh trưởng Phạm Văn Phúc chỉ huy, có lữ đoàn 3 Kỵ Binh yểm trợ. Tổng cộng chừng 15.000 người với đầy đủ vơ khí, cộng thêm sự yểm trợ Không Quân ở Biên Ḥa. Đại tướng CSBV là Văn Tiến Dũng đă bố trí quân đoàn 4 (thuộc B-2) SĐ 7 và SĐ 1 (tức 341 cũ ở Bắc vào), thêm SĐ6 (của quân khu 5) đển tấn công Xuân Lộc, số quân lên tới 40.000 người (với tỷ lệ 4 chọi 1.5, nghiêng về phiá cộng quân).

- Khoảng 5 giờ 30 sáng ngày 9-4-75: khi các tín đồ Công Giáo đang dự lễ ở nhà thờ và các bạn hàng bắt đầu họp chợ th́ VC bắt đầu nă trọng pháo vào khu vực nhà thờ và chợ Xuân Lộc. Nhà thờ bị xập liền và khu chợ cũng tan nát nên các tín đồ đang dự lễ và các bạn hàng ra chợ sớm ít người thoát chết. Đồng thời địch cũng pháo dữ dội vào BTL sư đoàn 18 và tiểu khu Xuân Lộc.

Sau đó cộng quân có chiến xa yểm trợ bắt đầu tấn công tỉnh lỵ bằng hai ngă: làng Thương Phế Binh và ngă ba Cua Heo.

Theo lệnh điều quân của tướng tư lệnh mặt trận Hoàng Cầm th́ 2 trung đoàn 5 và 7 tấn công khu hành chánh nơi có ṭa hành chánh tỉnh và cũng là nơi tiểu khu quân sự trấn đóng; SĐ1 tấn công vào khu Bắc và Tây Bắc thị xă; trung đoàn 209 đóng chốt ở ngă ba Dầy Giây để chặn đường tiếp viện của quân đội VNCH từ ngă Biên Ḥa tới. Đồng thời từ hướng Đông, một đơn vị lớn được lệnh tấn công căn cứ của trung đoàn 43.

Đó là chiến thuật bao vây chia cắt của VC thường đem áp dụng ở các mặt trận tại miền Nam Việt Nam.

V́ bị tấn công bất ngờ nên các đơn vị tiền phương của VC đă lọt được vào tỉnh lỵ Xuân Lộc ngay. Nhưng BTL SĐ18BB và đại tá tỉnh trưởng Phạm Văn Phúc, cũng cố gắng dùng các lực lượng dưới quyền chia quân ngăn giữ. Đồng thời SĐ18 cũng gọi pháo binh từ các nơi bắn hơn 400 trái đại bác vào nơi địch bị cầm chân khiến một số lớn bộ đội bị thiệt mạng. Tuy nhiên đến 17 giờ th́ lực lượng pḥng thủ tiểu khu và ṭa tỉnh trưởng phải rút ra phiá BTL SĐ18, v́ bị áp lực pháo và bộ binh địch quá mạnh, trung tâm TruyềnTin của tỉnh và căn cứ hỏa lực Núi Thị cũng bị VC tràn ngập.

Bộ tư lệnh SĐ18 đánh điện yêu cầu tiếp viện, Bộ Tổng Tham Mưu cho lữ đoàn 1 Dù và hai chiến đoàn Đặc Nhiệm 315, 322 lên tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc.

Tiểu đoàn 18 VC ở khu vực Tây Bắc tỉnh lỵ, đă bị lữ đoàn Dù cô lập trong một vườn chuối rộng không quá 400m2 và chỉ c̣n độ 30 người.

Hai chiến đoàn Đặc Biệt cũng vào giải vây cho các đơn vị VNCH đang cố thủ trong thị xă và BTL SĐ18, tạo một thế gọng kềm trong đánh ra ngoài đánh vào.

T́nh h́nh phiá VC trở nên bi đát v́ bị thiệt hại nặng nề nhưng bộ tư lệnh mặt trận vẫn ra lệnh cố thủ. Đảng ủy đă họp và đưa ra nghị quyết:

"Giữ được trận địa Xuân Lộc một ngày th́ Xuân Lộc được giải phóng sớm một ngày, giảm bớt được sự hy sinh đổ máu. Dù c̣n một người, trận địa cũng không thể mất. Phải giữ trận địa này bằng mọi giá."

Richard Nixon trong "No More Vietnams" ghi nhận rằng dù với quân số áp đảo "nhưng QĐ/VNCH trong Xuân Lộc, có viện binh từ Biên Ḥa được trực thăng vận tới, thêm phi cơ oanh tạc yểm trợ, chống cự mănh liệt ở ngay giữa và ngoài thị xă. Trong hai ngày đầu 9 và 10 tháng 4, quân VNCH đă hạ được 1.200 bộ đội cộng sản.

Để nắm thế chủ động, BTL QĐIII đă cho lệnh xử dụng trực thăng đổ bộ lữ đoàn 1 Dù cùng với tiểu đoàn 3 Pháo Binh Dù xuống mặt trận Xuân Lộc ở phiá Đông Nam thị xă ngày 10-4-75.

Sáng ngày 11-4, VC lại tấn công mạnh vào hậu cứ của một trung tâm trực thuộc SĐ18 tại vùng phụ cận Xuân Lộc, lực lượng pḥng thủ đă đẩy lui được địch quân. Địch để lại 133 xác, 32 vũ khí đủ loại và 2 chiến xa bị bắn cháy.

Cùng ngày hôm đó, Không quân VNCH oanh tạc vị trí địch tại 5 km Đông Bắc tỉnh lỵ, hạ 80 cộng quân và bắn cháy 4 chiến xa cùng 4 xe Motolova.

Sau 3 ngày chiến đấu, Lực lượng VNCH đánh bung VC ra khỏi tỉnh lỵ và đến trưa 11-4, cũng nhổ được chốt Dầu Giây.

Ngày 12-4 lực lượng VC tràn ngập căn cứ VNCH tại ngọn đồi 309 và tấn công 2 tiểu đoàn Địa Phương Quân 304, 324 đóng tại Suối Cụt. Quân đội VNCH đă chống trả dữ dội.

Cùng ngày hôm đó, một đơn vị thuộc trung đoàn 52, sư đoàn 18 tại cầu Gia Lưu ở phiá Tây Xuân Lộc và ở Suối Tre, 1km Tây Bắc Xuân Lộc cũng bị tấn công.

Trong các trận này, VC bị hạ 236 tên, 62 vũ khí đủ loại bị tịch thu. Quân đội VNCH có 22 tử thương, 79 bị thương.

Ngày 13-4, các đơn vị VC lại mở các cuộc tấn công mạnh vào Xuân Lộc. Lúc 9:30, VC pháo kích 200 đạn trọng pháo đủ loại vào tỉnh lỵ. Và đến 16:30 ngày hôm đó, bộ binh VC có chiến xa yểm trợ đă tấn công các vị trí VNCH tại phiá Bắc tỉnh lỵ.  Cũng trong ngày hôm đó, bộ binh SĐ18 cũng đánh lui một cuộc tấn công của địch tại 1km Tây Bắc tỉnh lỵ.

Tổng cộng trong ngày 13-4-1975, VC bị hạ 243 tên.

Ngày 14-4, VC đổi hướng tấn công, lực lượng cấp sư đoàn đă tấn công trung đoàn 52 tại Túc Trưng, Kiệm Tân. Đồng thời tấn công trung đoàn 48 ở Tân Phong và trung đoàn 43 ở núi Thị. Nghĩa là thay v́ tấn công vào tỉnh lỵ, VC tấn công các căn cứ ở ngoài để mở rộng vùng kiểm soát và tránh một cuộc tấn công của VNCH từ phiá sau đánh vào.

Ngày 16-4, căn cứ Túc Trưng phải rút v́ áp lực của VC quá mạnh. Đồng thời VC cũng tái chiếm ngă ba Dầu Giây để tiếp tục cô lập Xuân Lộc. Sau đó VC quay lại tấn công vào tỉnh lỵ và căn cứ của trung đoàn 52 tại suối Gia Kiệm. V́ quân số của VC quá mạnh nên Không quân đă thả bom CBU ở khu vực Dầu Giây. Bom CBU là một loại bom khi nổ hút hết dưỡng khí nên làm những người ở trong khu vực bán kính 1km sẽ bị chết ngạt ngay. Người chết không bị một vết thương, nằm ngă, miệng mở rộng, tay bóp chặt vào cổ như bị nghẹt thở, đang cố muốn hút những mẩu dưỡng khí cuối cùng.

Ngày 17-4, bộ tư lệnh Quân đoàn III đă cho chiến đoàn 8 của SĐ5 cùng một đơn vị thiết kỵ của lữ đoàn 111 Kỵ Binh lên tăng cường cho chiến trường Xuân Lộc.

V́ không lấy nổi Xuân Lộc, bộ tư lệnh VC thay đổi chiến lược. Họ để một số đơn vị nhỏ cầm chân quân đội VNCH tại Xuân Lộc, rồi di chuyển các đơn vị lớn đánh sâu vào ṿng đai pḥng thủ đô thành Sài G̣n. Chiến tuyến đầu tiên bị áp lực VC nặng là Trảng Bom, kế đó là nhiều mũi tấn công khác chĩa vào tỉnh Biên Ḥa.

Để cứu Biên Ḥa và nhất là căn cứ Long B́nh, nơi c̣n dự trữ nhiều quân dụng, bộ tư lệnh Quân Đoàn III đă ra lệnh rút quân khỏi Xuân Lộc ngày 20-4-75. Trong cuộc rút quân này, đại tá Phúc, tỉnh trưởng Long Khánh đă đi đoạn hậu để bảo vệ cho đoàn di tản nhưng không may ông đụng phải ḿn của VC và tử trận (Đó là theo ghi nhận của GS Nguyễn Khắc Ngữ, c̣n theo nguồn tin của người viết, người tử trận không phải là đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng, mà là trung tá Tiểu khu phó Lê Quang Đ́nh (Xem Phần Phụ lục của Khúc quanh định mệnh, tr.263-270, của cùng tác giả, Nxb Đăng Tŕnh, California, 2022)

Tin cửa ngơ Xuân Lộc đă bị chọc thủng khiến Sài G̣n lo lắng cực độ và cũng là một trong những lư do khiến TT Thiệu tuyên bố từ chức vào ngày hôm sau 21-4-1975.

Trong khi đó, các mặt trận khác ở ṿng đai ngoài ở Đông Bắc như Phan Rang đă thất thủ ngày 16-4, Phan Thiết ngày 18-4, B́nh Tuy ngày 23-4 (như đă đề cập ở phần trên). Ở phiá Bắc ṿng đai ngoài, tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh SĐ5BB trấn đóng ở Lai Khê (B́nh Dương đă chặn được sức tiến của binh đoàn CSBV từ mạn Bắc và giữ vững cho đến ngày Dương Văn Minh đầu hàng. Về hướng Tây Bắc của ṿng đai ngoài ở mặt trận Tây Ninh có SĐ25BB của tướng Lư Ṭng Bá (bản doanh đóng ở Đồng Dù, quận Củ Chi, tỉnh Hậu nghĩa, bảo vệ vững vàng cho đến ngày 17- 4 khi đại quân CSBV tấn công vào Sài G̣n, pḥng tuyến này mới tan vỡ. Mặt trận ở phiá Tây ṿng đai ngoài là Mộc Hóa thuộc tỉnh Kiến Tường thuộc quân khu IV của tướng Nguyễn Khoa Nam, vẫn không có ǵ suy chuyển. Mặt trận ṿng ngoài ở phiá Nam (Bến Tranh - Tân An) trên quốc lộ 4 vẫn giữ vững an ninh do SĐ7 thuộc QĐ IV và SĐ22 thuộc QĐ II (củng cố lại từ cuộc rút chạy ở Cao nguyên) lo việc bảo vệ. Trần Văn Trà trong hồi kư của ông ta có đoạn viết: "Ngày 9-4, sư đoàn 5 (VC) tấn công vào thị trấn Thủ Thừa và thị xă Long An không thành công v́ SĐ7 và 22 của Ngụy có pḥng bị sẵn trong công sự kiên cố ra sức chống cự, c̣n sư đoàn ta th́ chỉ có bộ binh và được chi viện yếu..."

Từ ngày 20 đến ngày 25-04-75, t́nh h́nh chiến sự yên lặng một cách lạ thường. Frank Snepp kể lại trong "Decent Interval" rằng: "Ngay từ hôm 17-4, một nhân viên thượng thặng của CIA người Việt đă mật báo với tôi rằng: trong cuộc họp ngày 14-4, Văn Tiến Dũng đă ấn định cuộc tổng tiến công và đánh chiếm Sài G̣n phải được hoàn tất trước ngày sinh nhật HCM (tức ngày 19-5) nhưng ông xin Hà Nội cho hoăn lại ít ngày v́ lư do thuần túy chiến thuật. Bởi v́ SĐ18BB của VNCH ở Xuân Lộc chống cự mạnh không ngờ, tướng Nghi ở Phan Rang cũng thế, và quân đoàn I của CSBV vào Nam chưa kịp, không thể sớm hơn trước ngày 25-4."

Chính Trần Văn Trà cũng xác nhận điều này: V́ c̣n nhiều1 quân đoàn chưa kịp vào Nam để tham gia cuộc tổng tấn công Sài G̣n như QĐ I đóng ở Ninh B́nh (Bắc Việt), QĐ 2 c̣n đang bận đánh chiếm Phan Rang, Phan Thiết, B́nh Tuy; QĐ 3 từ Tây Nguyên xuống chưa đủ... Trong điện số 07, anh Ba tức Lê Duẩn đă chỉ đạo "Tôi đă bàn với anh Văn (tức Vơ Nguyên Giáp), nhận thấy cần chuẩn bị thêm mấy ngày nữa, đến khi phần lớn lực lượng của QĐ 3 và QĐ 1 (cả bộ binh và binh khí kỹ thuật) đến nơi sẽ bắt đầu cuộc tấn công lớn, chưa nên làm ngay bây giờ."

 

BBT sẽ tiếp tục đăng tiếp Giai Doạn 2 trong kỳ tới.

Bây giờ xin các bạn thưởng thức bản nhạc Saigon Ơi Vĩnh Biệt của NS Nam Lộc do ca sĩ  Ngọc Lan tŕnh bày

https://youtu.be/AbdGbelEBjY

 

 

Attachments area

Preview YouTube video Sài G̣n Ơi! Vĩnh Biệt - NGỌC LAN ( nhạc chất lượng cao lossless)

https://i.ytimg.com/vi/AbdGbelEBjY/mqdefault.jpg

https://ssl.gstatic.com/docs/doclist/images/mediatype/icon_2_youtube_x16.png