VỆT ÁO CHINH NHÂN

Mấy ngày hôm nay gần Tết, chạy xe thồ được kha khá, nh́n lại chiếc áo lính cũ sờn vai, Tâm có ư t́m một chiếc áo lính khác để mặc, nếu có loại rằn ri th́ tốt, loại vải này mặc bền và lại ít bắt nắng. Vừa thả một người khách xuống khu Chợ Cũ, nơi này, người dân thường mang những món hàng linh tinh cũ, mới như quần áo, vật dụng trong nhà, sách vở, radio, cassette… bày bán trên vỉa hè. Tâm ngồi trên xe chạy rề rề dọc theo lề đường, nh́n kẻ bán người mua, để ư xem có cái áo lính nào ưng ư, mua về thay đổi mặc. Khi đến đầu con hẻm nhỏ, Tâm nh́n thấy một đôi giày lính, một chiếc áo rằn ri, một cà mên, và bi đông đựng nước cùng vài món lặt vặt khác được đặt trên tấm nhựa tri trên nền xi măng, phía sau là một người đàn bà lớn tuổi, ngồi chống tay lên cằm, nh́n người qua lại. Tâm dựng xe vào vỉa hè, ngồi xuống trước mặt cụ, hai tay cầm chiếc áo rằn ri ngắm nghía trước sau, Tâm nh́n kỹ vết cháy xém ở góc cổ áo, đai vai. Trên túi áo, bảng tên thêu bằng chỉ đen đă bị tháo g nhưng vẫn c̣n để lại dấu mờ chữ LINH đen nhạt. Cánh tay trái vẫn c̣n huy hiệu "Đầu Cọp Đen". Tâm nh́n chiếc áo một hồi rồi khựng lại, hai tay run run cầm chiếc áo áp lên mặt cho đến khi bà cụ cất tiếng hỏi:

-  "Anh có sao không?"  Tâm mới tỉnh lại. Anh hỏi:

-  "Cụ ơi, ở đâu mà cụ có những món đồ cũ này quư quá cụ!". Bà trả lời:

-  "Đồ này của con dâu tôi, chồng nó đi tù. Nó ở nhà vất v nuôi con, đồ đạc trong nhà bán dần, nhưng nó không chịu bán những đồ kỷ niệm của chồng nó. Hôm nay, nó bệnh nằm liệt giường, nhà gần hết gạo, tôi mang những món này bán để mua gạo nấu cơm cho nó và thằng cháu tôi, bệnh mà ăn độn bo bo hoài th́ bao giờ mới hết bệnh".

Nghe xong, Tâm đứng lên, xích qua một bên, đút tay vào túi quần lục hết tiền trong túi, trong đó xấp tiền sáng nay vợ đưa để mua gạo, Tâm xếp chung lại ngay ngắn, ngồi xuống trước bà cụ, đưa xấp tiền rồi nói:

-  "Con chỉ có ít tiền để xin chiếc áo này mà thôi, xin cụ nhận lấy".

Sau đó, Tâm cầm chiếc áo, vội dắt xe sang bên kia đường, đứng ở sau gốc cây quan sát bà cụ. Bà cụ cứ loay hoay ngồi đếm xấp tiền nhiều lần, bà tỏ v ngạc nhiên, sau đó nh́n qua lại nhiều lần, rồi đứng lên, đi tới, đi lui như t́m kiếm một người nào đó, rồi bà ngồi xuống, chăm chú nh́n nhng người đi qua, nhiều lần như thế. Cuối cùng, bà nhỏm dậy, xếp lại các món đồ, túm vào trong tấm nhựa, đứng lên đi chầm chậm vào ngơ hẻm. Lúc này Tâm vội dắt xe theo sau bà một khoảng cách để bà không thấy. Đến cuối hẻm, trước một nhà nhỏ tối tăm, bà đẩy cửa bước vào. Tâm muốn theo vào nhà, nhưng dừng lại, suy nghĩ một hồi rồi dắt xe ra hẻm.

Tâm định mang chiếc áo về nhà treo trên vách tường để ngắm, nhưng mới ra đầu hẻm th́ anh lại có người khách khác cần chở đi. Trong ngày ấy, mỗi lần thả khách xuống, lái xe về nhà, dọc đường lại có khách khác cần đi. Hôm ấy, Tâm chạy xe cho tới chiều tối mới về nhà. Vợ Tâm nh́n anh dáng v phờ phạc nhưng miệng anh vẫn nở nụ cười tươi. Nàng như muốn hỏi một điều ǵ, th́ anh vội nói: "Ăn cơm xong anh sẽ kể một chuyện xưa cho nghe".

Cơm nước xong, vợ trải chiếc chiếu lên phản gỗ, cô con gái duy nhất, Mi Mi cũng xin ngồi chung với mẹ để hóng chuyện. Tâm mang chiếc áo rằn ri vừa mới "mua" sáng nay. Anh chỉ vết cháy xém ở cổ áo và cầu vai, bảng tên người chủ chiếc áo mà anh với người này có một dấu ấn kỷ niệm trong một trận đánh anh không bao giờ quên. Tâm kể:

Măn khóa trường Hạ Sĩ Quan và khóa huấn luyện Biệt Động Quân, Tâm được phép về thăm gia đ́nh rồi sau đó theo sự vụ lệnh, lên cao nguyên đến bộ chỉ huy liên đoàn nhận chỉ thị ra đơn vị. Ở đó hai ngày, anh được một chuyến trực thăng đưa đến một doanh trại một đại đội biên pḥng đóng trên một ngọn đồi cao đơn độc giữa cánh rừng bạt ngàn cây lá, gần biên giới Cao Miên. Sau thủ tục tŕnh diện với vị chỉ huy trưởng đơn vị trong bầu không khí thân mật với những cái bắt tay chào đón “người mới” của các chiến hữu khác, cái bắt tay cuối là Thiếu úy Linh thật là chặt để dẫn anh về trung đội của ông ấy.

Từ một thư sinh ở tuổi mộng mơ nơi phố thị, học xong đệ nhất cấp, nghỉ học ra đi làm, say mê công việc nên qua bao mùa pháo nổ, vẫn chưa rờ cổ tay ai, chợt nhớ thời gian sẽ một mai, muốn t́m người bạn gái để sánh vai khi đơn lẻ, th́ giấy gọi nhập ngũ gửi đến. Bây giờ đă thành người lính thú "trấn thủ lưu đồn" trên một ngọn đồi heo hút xa xăm mà trên bản đồ thông thường chưa có một chấm nhỏ nào để ghi sự hiện hữu của nó trong rừng xanh biên giới này.

Ngọn đồi mọc lên giữa những cánh rừng bạt ngàn cây lá. Xa xa, rải rác vài ngọn núi đá vôi màu tim tím vượt lên như vài cánh hoa nhọn nhô cao trên dải lục b́nh mênh mông trong một gịng sông trầm miên lưu tốc trong mùa khô hạn nắng.

Trên đồi, buổi sáng sớm mai, khi tia nắng chiếu qua màn sương lên góc trời in h́nh rẽ quạt, nghe tiếng chim hót vang trên các ṿm cây khóm lá, hít thở không khí ban sơ, chào đón b́nh minh cho một ngày mới. Trưa vàng, cơn nắng hanh hao, hâm nóng ngọn gió Lào ấp vào thân thể, anh em chia phiên nhau xuống con suối dưới chân đồi, ngâm ḿnh trong ḍng nước mát. Chiều về, nắng nhạt liêu xiêu, nh́n làn khói lam chiều từ những bản mường người Bahnar, J’rai khuất lấp trong khoảng rừng hoang mông muội, u uẩn như trong giấc mơ tháng năm chưa vội vàng trở dậy. Đêm tới, ngắm sao trời lấp lánh, những đêm trăng nở dập dềnh trên ngọn lá, những làn mây vông vang bay theo gió nhẹ như mảng lụa soa vàng lướt êm trên nền trời xanh, đẩy đưa trí tưởng tượng lang thang theo dải ngân hà. Càng về khuya, những cánh hoa mở rộng, toát ra mùi hương nưng nức theo làn gió nhẹ lướt qua những cảnh đời phong sương, trên ngọn đồi côi cút quanh năm hiu quạnh, trống vắng, xa xăm như một cơi "nắng mai ai biết, mưa chiều ai hay".

Đại úy Long, chỉ huy đơn vị, xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân, nhiều kinh nghiệm, dày dạn chiến trường nên ông được chỉ định “đóng chốt” trên đồi này như là một đội quân tiền phương của tiểu đoàn làm mũi chắn, ngăn chận và kiểm soát đường chuyển quân của bộ đội Bắc phương từ phía Bắc và từ Cao Miên xâm nhập vào vùng đất Tây Nguyên. V́ thế, đơn vị này là một cái "gai" mọc trước tầm mắt Bắc quân cần phải "nhổ" đi.

Quyết định đóng quân trên một đồi chiến lược gần biên giới Cao Miên đă được Liên đoàn, Tiểu đoàn và Đại úy Long chuẩn bị từ lâu. Họ đă quan sát bằng máy bay quanh khu rừng nhiều lần và trực tiếp nhảy xuống đồi bằng trực thăng để thị sát địa h́nh, địa thế, trong nhiều ngày trên ngọn đồi để đặt kế hoạch đóng quân và chiến thuật pḥng thủ khi địch tấn công.

H́nh thể ngọn đồi, mặt sau là sườn đá gần thẳng đứng, hai bên đồi độ dốc cao có nhiều khối đá vôi mọc lởm chởm, lên xuống khó khăn. Mặt trước đồi là dải rừng thấp, thoai thoải xuống tới chân đồi giáp với một con suối rộng bao quanh ba mặt sườn đồi. Ban ngày, binh sĩ trên đồi dùng ống nḥm quan sát toàn cảnh khu rừng có thể phát hiện được mục tiêu tấn công và đường di chuyển tiến quân của địch, họ sẽ báo về tiểu đoàn dùng pháo binh và xin máy bay thanh toán địch quân. Phối hợp các yếu tố địa h́nh và chiến thuật… Đối phương muốn tấn công đồi này họ chỉ tiến quân hướng mặt trước triền đồi trong bóng tối, ban đêm với chiến thuật tiền pháo hậu xung (pháo kích trước tấn công sau) và phải lội qua ḍng suối chắn ngang mặt trước mới tiến quân lên chiếm được đồi.

Đại đội được trực thăng vận xuống đỉnh đồi trong một đêm tối, sau khi phân bố các vị trí đóng quân của từng trung, tiểu đội như đă định trước, rồi nghỉ ngơi. Qua hôm sau Đ/úy Long cùng các binh lính đào giao thông hào, hầm công sự, hố cá nhân… chủ yếu là ở lưng chừng đồi làm nơi pḥng thủ chính để núp, tránh đạn pháo khi địch tấn công. Ở đỉnh đồi ông cho xây trại, dựng lều, trạm gác, cắm cờ, gắn máy điện, đèn trên…  Ban ngày, một số binh sĩ sinh hoạt, quan sát toàn cảnh khu rừng. Chiều tối, đốt vài đống củi cho đám khói bay cao, điện đèn sáng quanh lều trên đỉnh, ngụy trang như là nơi sinh hoạt của đơn vị để làm mục tiêu chính khi đối phương pháo kích tấn công.

Hàng ngày, tất cả binh sĩ trong đơn vị phải ăn cơm sớm trước xế chiều, đợi khi trời tối di chuyển về lưng đồi nằm rải theo vị trí đội h́nh trên miệng giao thông hào, hố cá nhân đă định sẵn. Khi nghe tiếng pháo của địch là lăn xuống hầm núp đạn, pḥng th. Đ/úy Long đặt các hỏa lực, súng cối, đại liên, trung liên hướng ṇng v ḍng suối nơi địch tiến quân, những tay súng cá nhân, lựu đạn sẽ do các binh sĩ nằm trong các công sự gần bờ suối, chờ lúc địch b́ bơm lội qua suối là đồng loạt khai hỏa.

Với cá tính cẩn trọng, đ/úy Long đặt cách mỗi trung đội lúc chạng vạng tối phải luân phiên nhau qua bên kia suối nằm phục kích, khi phát hiện địch tấn công, các binh sĩ phải hướng về phía đối phương bắn những tràng đạn thật gịn, xong rút nhanh qua bờ suối về hầm pḥng thủ, mục đích là làm chậm bước tiến quân của địch để phía ḿnh có thời gian đối phó.

Đúng như đă tiên liệu, một đêm tối trời, địch quân tấn công. Pháo nổ dữ dội trên đỉnh đồi (nơi đó không c̣n có ai). Bên kia suối, trung đội của Thiếu úy Linh bắn những tràng đạn về hướng địch rồi mau chóng rút lui. Sau khi qua bờ suối, kiểm lại quân số, thiếu ba người: Trung sĩ Tâm và hai binh sĩ khác. Th/úy Linh vội bốc máy truyền tin gọi Đại úy Long xin được trở lại bờ suối bên kia cứu 3 người lính.

-  “A lô! Thùy Linh gọi Thanh Long, 3 đứa con kẹt bên kia suối. Tôi phải qua cứu!”  Đáp:

-  “Địch đă đến gần, không được trở lại suối, Tao sắp cho "nổ!"!” Trả lời:

-  “Tôi phải cứu "con cái tôi"!” Đáp:

-  Mày mà quay lại suối, tao đưa mày ra ṭa án quân sự!

Mặc kệ, Thiếu úy Linh thảy ống nghe vào máy, rồi ngoắc hai người lính kế bên chạy ngược về hướng suối, một toán lính cùng chạy theo. Đến bờ suối, lấp ló ánh hỏa châu, Linh thấy hai người lính cơng Tâm vẫn c̣n đứng bên kia bờ, không c̣n sức lội qua suối. Linh gọi hai người lính khỏe cơng Tâm lội về thật nhanh, c̣n Linh quay lại hướng địch, vừa đi lui vừa nhả đạn, toán lính trên bờ cũng bắn qua yểm trợ. Đến khi Tâm qua được bờ suối, Th/úy Linh mới lội nhanh về. Vừa lên khỏi bờ th́ Linh bị trúng đạn ngă xuống, toán lính gần đó vội vực lên, cơng Linh chạy vào hầm núp đạn. Linh thiếp đi, không c̣n nghe tiếng pháo, đại liên, súng cá nhân… nổ rền cùng với tiếng gào thét của những kẻ bị trúng đạn vang lên từ ḷng suối trong tối đen.

Sáng hôm sau, nơi chiến trường vẫn c̣n dày đặc mùi tử khí, làn khói chiến trận đêm qua vẫn c̣n âm ỉ trong những bụi cây cành lá. Quanh suối, những tổn thất về nhân mạng và vũ khí c̣n để lại trên bờ suối, nhiều vết máu rơi rớt trên đường rút lui của đối phương.

Về phía đại đội, Th. /úy Linh bị thương một bên cổ và vai, máu thấm ra miếng vải băng trắng trở màu đen thẫm. Trung sĩ Tâm bị đạn vào mông và bốn binh sĩ khác bị thương do những mảnh đạn pháo kích của địch. Không có ai tử thương.

Đại úy Long đến sân đậu máy bay trực thăng thăm Th/úy Linh và năm thương binh khác đang nằm trên những chiếc băng ca chờ chở về bệnh xá hậu phương. Linh mở mắt nh́n Đ/úy Long nói:

-  “Trong trận đánh tối qua, tôi có lỗi với Đại úy. Tôi xin chịu sự trừng phạt về lỗi đó." Ông trả lời:

-  “Thôi, ḿnh đă thắng, tôi cầu chúc anh mau b́nh phục." Nói xong, máy truyền tin reng reng, Đại úy Long bắt máy nói chuyện, xong, ông quay lại nắm chặt từng bàn tay, chúc lành từng người thương binh rồi giơ tay chào chung toàn thể trước khi vội vă chạy đi lo công việc khác.

Sau ngày xuất viện, Thiếu úy Linh được chuyển đến một đơn vị tác chiến khác. Trung sĩ Tâm vết thương tuy lành nhưng c̣n gây nhức được cử đến đơn vị hậu cứ. Đ/úy Long, chỉ huy đại đội được huy chương, về lại tiểu đoàn.

Thời gian xa nhau ban đầu, Th/úy Linh và Tâm c̣n thư từ qua lại, hỏi thăm tin tức nhau. Về sau, chiến trận càng ngày càng ác liệt, hành quân liên miên, rày đây mai đó, ra trận giữa ḥn đạn, mũi tên dành nhau sự sống, thời gian chỉ c̣n nghĩ đến gia đ́nh,vợ con hoặc người t́nh, đâu c̣n cho những đồng đội ở miền xa. Bẵng tin nhau đă lâu, hôm nay nhờ chiếc áo lính cũ này, Tâm mới biết được nơi ở gia đ́nh của người ân nhân thuở trước.

Chuyện vừa dứt, bé Mi Mi hỏi:

-  “Ông Thiếu úy ấy cứu ba phải hông?  Ông ấy bây giờ ở đâu?” Đáp:

-  “Ừ! Ông ấy cứu ba, hiện nay ông đang ở tù”. Mi nói:

-  “Ba phải giúp ông và gia đ́nh ông đó nha!” Đáp:

-  “Ba sẽ nhờ đến má và con cùng giúp về việc này.”

Sáng hôm sau, vợ chồng Tâm mang cháo và thức ăn đến nhà bà cụ hôm qua, xin gặp bà Th/úy Linh (lúc đi tù đă là thiếu tá). Bà cụ nhận ra Tâm, người mua chiếc áo lính hôm qua. Như hiểu ư, bà không ngần ngại dẫn vợ chồng Tâm đến chiếc giường bà Linh đang nằm. Tâm kể lại kỷ niệm xưa của ḿnh và ông Linh ngoài mặt trận. Rồi, vợ chồng Tâm xin được làm người em trong gia đ́nh. Những ngày sau, Tâm cùng vợ hoặc con gái mang thức ăn, thuốc men cho bà Linh, và bánh kẹo cho cậu con trai tên Khoa của ông bà. Hai đứa, Khoa và Mi mới gặp nhau, thân mật như đă quen nhau từ trước.

Sau khi khỏi bệnh, bà Linh lại ra chợ, mua qua bán lại những món đồ lặt vặt, nhưng vẫn không đủ sống, tiền bạc càng cạn kiệt. Vợ Tâm làm việc trong một tiệm bánh của người chú, chị đề nghị Tâm mua cho bà Linh một tủ gương và một cái bàn đặt "ké" ở một quán cà phê góc vỉa hè của người chị ruột Tâm. Vợ Tâm mua bánh trong tiệm của ḿnh làm với giá rẻ, cung cấp cho bà Linh ngồi bán. Không ngờ sự kết hợp giữa bánh và cà phê, quán càng ngày càng đông khách. Từ đó, bữa cơm gia đ́nh bà Linh giảm bớt lượng bo bo, bà cụ đỡ lo cho hàm răng già nhai những hột tṛn dai cứng.

Những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Khoa xin phép mẹ nhờ chú Tâm mua vài xấp vé số để bán kiếm tiền. Chú Tâm cũng mua thêm vài xấp vé số khác cho cô con gái Mi Mi của ḿnh để hai anh em cùng đi bán. Hai đứa thường tới những nơi có quán xá, nơi ăn nhậu, rạp cinê đông người… chia nhau đi bán vé, hẹn chỗ gặp nhau. Tuy nhỏ hơn Khoa hai tuổi, nhưng Mi Mi lanh lẹ hơn. Mỗi lần đến chỗ hẹn, Mi đă bán gần hết vé, c̣n Khoa xấp vé vẫn c̣n đầy tay, Mi Mi dành lấy xấp dày hơn đi nhiều ṿng là bán hết vé. Hôm nào vé bán hết, về sớm, hai anh em đi xe buưt về quán của mẹ ăn bánh, uống nước ngọt được "miễn phí". Hôm nào về trễ th́ hai anh em ghé mua bắp luộc, bánh cam, bánh tiêu… ở vỉa hè. Ăn xong đón xe buưt mỗi đứa chia tay về nhà. Bù lại việc bán dùm vé số, Khoa chỉ cho Mi những bài học khó. Từ đó, việc học của Mi Mi đă tiến bộ hơn trước nhiều.

Thời gian rồi cũng chóng qua. Những trại tù “cải tạo” bắt đầu cho thân nhân thăm nuôi. Nhờ sự giúp đỡ của Tâm làm thủ tục giấy tờ đi thăm nuôi tù, bà Linh ra Bắc thăm chồng tận rừng núi Hoàng Liên Sơn ngoài Bắc. Gặp chồng tại trại tù, bà nói về sức khỏe của bà cụ, hoàn cảnh gia đ́nh, sự giúp đỡ của vợ chồng chú Tâm. Bà chỉ gói kẹo và nói: "Thằng Khoa đi bán vé số để dành tiền mua kẹo cho anh đấy!"  Nghe đến đây, tự dưng ông Linh khựng lại, ngồi bất động, mắt nh́n xuống thật buồn.

Về lại nhà bà Linh bệnh nặng, nằm trên giường kể cho Khoa nghe về chuyến đi, chuyện lên trại gặp ba, đưa món quà bánh kẹo của con cho ba, Khoa vui mừng, xin mẹ cho tăng thêm giờ đi bán vé số để có thêm tiền mua quần áo lạnh cho ba, mùa đông sắp tới và thêm lộ phí cho Khoa cùng theo phụ mẹ để được gặp ba trong lần thăm kế tiếp.

 Sau nhiều năm tù tội, ông Linh được phóng thích, về lại nhà với một thân h́nh lêu khêu như cây sậy, ông cám ơn vợ chồng Tâm và những người đă giúp gia đ́nh ông. Ông t́m việc phụ thợ hồ, sau đó những nghề lao động khác để sống c̣n cho đến khi có chương tŕnh HO (Humanitarian Operation).

Thêm một lần nữa, Tâm giúp chở Ông Linh  đi làm thủ tục, đơn từ xin định cư Hoa Kỳ. Có nơi cần phải "bôi trơn" về tiền bạc, Tâm đều ứng phí, chi đủ để mau có kết quả. Càng gần đến ngày đi định cư th́ Khoa và Mi Mi càng lúc càng buồn. Khoa dành nhiều thời gian đi bán vé số cùng Mi Mi để có tiền học thêm tiếng Anh. Thời gian rảnh, Khoa đạp xe chở Mi Mi đi học rồi đón về. Ngày nghỉ, sau buổi bán vé số hai đứa rủ nhau đi lang thang trên phố.

 Ngày đi, có bà nội và gia đ́nh Tâm tiễn đưa tại phi trường. Xong thủ tục đổi vé máy bay, khi cả nhà ngồi nói chuyện, Mi và Khoa kéo nhau ra xa đứng gần nhau, dáng vẻ buồn thiu. Ông Linh đi đến hai đứa, dang hai tay ra choàng vai mỗi đứa, dẫn đến trước bà cụ và hai gia đ́nh, Ông nh́n Khoa và Mi Mi hỏi: "Hai con không muốn xa nhau, th́ sau này có muốn sống cùng nhau không?". Cả hai cùng nói: "Dạ!"  Ông Linh hỏi ư kiến vợ chồng Tâm có đồng ư tác hợp cho chúng nó không? Vợ chồng Tâm gật đầu. Ông Linh nh́n mọi người rồi nói như một lời tuyên bố: "Đây là một Đám Hỏi tại Phi Trường," vừa dứt lời th́ loa phóng thanh kêu mọi người đi định cư phải ra cổng để lên máy bay.

Đến Hoa Kỳ, Ông Linh đi học khóa cán sự điện tử (Electronic Technician), sau khi măn khóa, ông xin được việc làm. Bà Linh được nhận vào làm ở một xưởng may gần nhà. Khoa tiếp tục học đại học về vi tính (computer) và làm thủ tục bảo lănh cho Mi Mi. Một thời gian sau, Mi Mi đến Hoa Kỳ đoàn tụ cùng Khoa. Mi Mi vừa học vừa đi làm. Vợ chồng Khoa Mi Mi bảo lănh cho ông bà Tâm theo diện đoàn tụ với con cái.

Một buổi chiều xuân ấm áp, trong vườn sau của vợ chồng Mi-Khoa, hai ông lăo ngồi đối diện nhau nhấm nháp ly trà, ôn lại kỷ niệm những trận đánh của một thời chinh chiến thuở đất nước c̣n chia cách. Hai bà già ngồi kế bên nhau, kể chuyện về những người phụ nữ lấy chồng chiến binh cũng đă gánh một phần chiến trường trên đôi vai người cô phụ, những chuyện "thở dài" trong thời “hậu giải phóng", đói no thời bao cấp. Chuyện kể của bốn người râm ran đến tai một cặp vợ chồng trẻ ngồi gần đó, đang đùa giỡn với một bé gái xinh xinh. Chợt nghe Khoa lên tiếng rao hàng: "Ai mua vé số, hô… hô. . . hông!"  Mi Mi nối tiếp giọng rao của chồng: "Ai mua vé số  hô. . . hô. . . hông. . . hông…hông!!!". Giọng rao láy thêm khúc sau ngân nga kéo dài, kéo dài. . . trong veo như tiếng chuông pha lê có ai vừa mới gơ. Bé Li Li mỗi lần nghe tiếng mẹ rao hàng kéo dài, nó bật ra một tràng cười nắc nẻ vui tươi. Tiếng cười trẻ thơ, hồn nhiên, ngây ngất của đứa cháu gái đă mang niềm vui bao la cho ông bà nội, ngoại.

Bà Linh nh́n cháu, nghe tiếng cười của bé, bà nhớ lại tiếng cười của bà trong lần đầu tiên đi thăm chồng bị tù ngoài miền Bắc.

Đường đến trại quanh co nằm sâu trong dăy núi Hoàng Liên Sơn. Sau một cơn gió lớn, cây cối ngă đổ che chắn lối đi, vài khoảng đường phải đi bộ. Đi xa không quen mà vai vác túi đồ thăm nuôi, bà Linh tưởng như nhiều lần gần gục ngă trên đường ngập trong đám mây mù lăng đăng lượn qua triền núi. Chân mỏi ră rời, ngồi nghỉ dưới gốc cây, những giọt mồ hôi trên hai bên thái dương chảy xuống khuôn mặt mệt mỏi qua ngọn gió chưa kịp khô mà ư nghĩ “sắp được gặp chồng” thoáng qua trong đầu như một động lực kích hoạt bước chân đi. Đứng dậy đi, đến lúc mỏi lại nghỉ, rồi cứ đi, rồi chân mỏi, nhiều lần như thế cùng với nhóm người đàn bà, đồng hành, đồng cảnh thăm nuôi chồng, dắt d́u nhau rồi cũng đến được cổng trại tù.

Trong pḥng thăm nuôi, nh́n qua song cửa sổ, bà thấy dáng người chồng với thân thể xơ xác từ cổng trại đi ra, dang hai tay bấu vào thanh cửa, áp mặt vào song, ḷng đau như ct, bà bật ra tiếng nấc. Gă cán bộ trại khuôn mặt c̣n non, nước da xanh dờn, đứng gần đó lên tiếng:

- “Đảng và Nhà Nước đă cho bà cái ân huệ được thăm phạm nhân”, bà phải vui lên, nếu bà khóc, chúng tôi sẽ ngừng việc thăm nuôi này và không cho bà gặp chồng nữa”.

Nghe câu “Không cho bà gặp chồng” như một luồng điện chạy dọc theo sống lưng, bà ngưng ngay tiếng nấc, lấy tay áo chậm lên đôi mắt, xong lấy ngón tay trỏ rờ lại, đôi mắt bà đă ráo honh. Bà nh́n gă bộ đội cười: h́ h́ như một kẻ vô hồn, cho đến lúc ông bước vào cửa pḥng thăm nuôi, bà vẫn c̣n cười h́ h́, ông nh́n bà trân trối, ông gọi nhỏ tiếng “Ḿnh!”, lúc ấy bà mới chợt tỉnh lại.

Nghĩ miên man thuở đi thăm nuôi chồng tù tội, Linh mím chặt đôi môi, cảm nhận như có một vị mặn nào ươn ướt len qua hai bên khóe mắt, bà vội chạy qua bồng đứa cháu gái, áp mặt vào cái má phúng phính của bé như che dấu một niềm cảm xúc riêng tư không muốn ai biết.

Đêm ấy, nằm bên chồng, ông Linh nói:                                                                                                                       -  “ Hồi chiều khi nghe các con rao bán vé số, anh biết em khóc!”. Bà trả lời:                                                                         -  “Em xúc động”. Ông hỏi:                                                                                                                                                  -  “Sao lúc đi thăm anh nơi pḥng thăm nuôi tù ngoài Bắc, anh không thấy em khóc mà anh thấy em cười h́ h́, không xúc động sao?” Bà trả lời:                                                                                                                         -  “Anh này hỏi ǵ mà khó quá, anh c̣n nhớ câu thơ của một thi nhân nào đó viết “ Cười là tiếng khóc khô không lệ” hông!”                                                                                                        

Rồi hai ông bà đều cười rúc rích. Một lát sau, nghe tiếng ngáy đều một phía bên tai. Trong giấc ngủ chập chờn, bà mơ màng như đang đi trong đám mây mờ quyện quấn bước chân trên đoạn đường quanh theo sườn núi, những làn gió lướt qua cành cây kẽ lá trên ṿm cây bạch dương bên đường phát ra âm thanh như tiếng “đàn c̣” réo rắc trong rừng núi bạc ngàn Hoàng Liên Sơn cao thẳm nơi vùng Việt Bắc thuở xa xưa “gánh gạo” thăm chồng. Tiếng “đàn c̣” réo rắc càng lúc càng lớn, càng gần bên tai bà làm bà tỉnh giấc, hai tay bà quờ quạng trên tấm vải trải giường, bà mở mắt nh́n ánh đèn ngủ lờ mờ trên trần nhà. Bà Linh bà xoay người qua, bên kia, chồng bà đang nằm ngủ, nét mặt hồn nhiên, miệng vẫn c̣n phát ra tiếng ngáy đều đều, hai tay bà ôm bờ vai chồng xiết chặt, khẽ gọi: “Ḿnh ơi!”

Lữ Long Phước

 

   *Trở về mục lục 99 độ: http://ykhoahuehaingoai.com/99do/99doIndex.htm