TỬ ĐẠO và GIẾT ĐẠO

Thuở trung học và đại học, vài bạn ngang lứa hỏi “mi thuộc ḍng dơi vua chúa nhưng v́ sao lại có đạo Công giáo?”Tôi đọc được ư các bạn nghĩ v́ Măng tôi trở lại đạo sau khi chồng chết nên cho tôi theo đạo với bà. V́ vây bao giờ tôi cũng hănh diện trả lời “Theo ḿnh biết th́ đại gia đ́nh bên Nội của ḿnh theo Công Giáo từ thời Ông Sơ lận…” Về sau, những ông bà lớn tuổi cũng có những thắc mắc tương tự, nhưng họ nói trại ra cách khác “anh là con cháu Hoàng Phái phải không, nhưng thấy anh đi nhà thờ. Vậy xin hỏi anh theo đạo vợ có phải không??” Tôi vui vẻ trả lời “Dạ, em là Công giáo thuộc đời thứ 5 trong đại gia đ́nh bên Nội của em”. Nhiều người vô cùng ngạc nhiên khi nghe đến 5 đời Công giáo trong một đại gia đ́nh Hoàng Tộc nhà Nguyễn có tiếng đi bắt đạo, xử tội hay hành quyết những linh mục thừa sai và giáo dân theo đạo. Một đôi khi vài người tỏ ư muốn biết câu chuyện đầu đuôi trúng trật như thế nào, nhưng tôi chỉ cười hoặc cùng lắm kể câu chuyện một cách sơ sài, không đi sâu vào chi tiết.

Biết được tháng 6, 2023 này, giáo hội Công Giáo Việt Nam tổ chức kỷ niệm lần thứ 35 năm ngày Đại Lễ Phong Thánh cho 117 Tử Đạo Việt Nam do chính Đức Giáo Hoàng John Paul II chính thức tuyên bố và chủ lễ tại Vatican vào ngày 19 tháng 6, 1988, tôi cảm thấy đây là thời gian chính chắn nhất để tiết lộ cội nguồn 5 đời công giáo của nhánh gia phả ông Sơ của ḍng họ tôi.

Theo phả tộc nhà Nguyễn, tập gia phả pḥng 15,  Ông Sơ tôi là Hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Thanh, tự Gián Trang, hiệu Quân Đ́nh, tước Trấn Biên Quận Công, là con thứ 51 của Đức Thánh Tổ Minh Mạng và quư nhân Lê Thị Lộc. Ông Cố Nội tôi là công tử Nguyễn Phúc Hường Điệp (tức Vĩnh), từng là Tri Phủ huyện Phú Vang, Thừa Thiên năm 1877, sau đó là Đại Sứ Chánh Tế, thay Vua cúng lạy lăng tẩm các tiên vương. Ông Nội tôi là Hoàng thân Nguyễn Phúc Ưng Đằng, làm quan phiên dịch Hán – Nôm và Pháp Ngữ của Triều Đ́nh. Sang đời Ba tôi, Ông Nguyễn Phúc Bửu Tiếp, sinh năm 1904, được Ông Nội tôi cho theo Tây học. Măng của tôi trở lại đạo khi Ba Măng tôi lấy nhau năm 1934.

          Gần cả năm sau khi được sinh ra tại làng Mỹ Chánh trong thời loạn ly chạy giặc, tôi được rửa tội tại nhà thơ Phủ Cam, Huế. Ba tôi đă mất khi tôi chỉ được 4 tháng trong bụng mẹ. Căn nhà gia đ́nh Măng và anh chị em chúng tôi sống nằm trong vườn nhà Ông Bà Nội, cách nhà thờ Phủ Cam không quá một cây số. Và trong những lần đại gia đ́nh con cháu họp mừng tuổi Ông Bà Nội, tôi nghe người lớn kể câu chuyện “đời xưa” – một câu chuyện được lập đi lập lại nhiều lần – v́ sao ḍng họ tôi trở thành Công giáo.

          Một trong những lư do Vua Gia Long không chọn cháu đích tôn, là con trai của Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Cảnh sau khi Hoàng Tử Cảnh mất, làm người kế vị v́ sợ ảnh hưởng lớn của Pháp. V́ vậy Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, tức là vua Minh Mạnh sau này, được lên ngôi sau khi vua Gia Long băng hà năm 1820. Vua Minh Mạng cùng chia sẻ quan điểm hạn chế cảm t́nh với người Pháp như vua Cha, thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, khước từ quan hệ chính thức với phương Tây, bài xích Ki Tô Giáo, cấm người ngoại quốc vào giảng đạo trong nước…Ban đầu triều đ́nh vua Minh Mạng có xử dụng nhiều giáo sĩ dịch tài liệu tiếng Pháp tại kinh đô Huế ḥng ngăn chặn việc giảng đạo của họ ở các vùng xa. Thấy sự bành trướng của Ki Tô Giáo không thể kiểm soát, vua Minh Mạng đành ra sắc lệnh nghiêm cấm đạo, càng lúc càng khắc nghiệt, cưỡng chế các tín đồ công giáo phải bỏ đạo, các linh mục giáo sĩ truyền giáo bị bắt bớ, cầm tù, lưu đày hay hành quyết. Sắc lệnh này tiếp tục qua triều đại của vua Thiệu Trị cho đến hết đời vua Tự Đức, năm 1883.

          Trong bối cảnh t́nh h́nh khó khăn của nước Đại Nam Quốc đương thời, Ông Sơ Miên Thanh, với tước Trấn Biên Quận Công, là một trong những quan thần được giao trọng trách đi t́m bắt, xử tội các giám mục, linh mục ngoại quốc, linh mục người Việt, thầy giảng cùng bầy con chiên. Theo tài liệu lịch sử của Đại Nam Quốc trải dài từ 1838 cho đến 1945, có khoảng từ 130 ngàn đến 300 ngàn người Ki Tô giáo bị chết v́ đạo, chưa kể hàng trăm ngàn người khác bị chịu khổ h́nh, bỏ tù hay lưu đày, gia đ́nh tan nát, tài sản tịch biên…

          Câu chuyện “đời xưa” chính thức bắt đầu từ khi Ông Sơ Trấn Biên ngă bệnh sau khi đám thuộc hạ thưa bẩm cho quan lớn biết có những cánh hoa trắng mọc lên từ mộ chôn một vị linh mục thừa sai vừa bị hành quyết khoảng mươi ngày trước. Bệnh Ông trở nặng dần, dù có đầy đủ thuốc thang. Nghe kể rằng, biết trước ḿnh sẽ khó qua khỏi cơn bệnh, và nhất là trong ḷng ḿnh đang có một chuyển biến tâm linh diệu kỳ, Ông Sơ cho mời một linh mục (không nghe kể rỏ linh mục người ngoại quốc hay người Việt) trong nhà lao ra bàn chuyện. Cả hai người to nhỏ trong pḥng riêng, và nhiều lần như vậy trong mấy ngày liên tiếp. Trong một đêm không lâu sau đó, Ông Sơ cho triệu tập tất cả đàn con và cháu, rồi trước mặt họ, Ông tuyên bố nhận được ơn trên soi sáng giúp cho Ông trở lại đạo. Ông mời vị linh mục vào làm phép bí tích rửa tội cho Ông, ngay trong cùng đêm và trước mặt đại gia đ́nh. Đồng thời Ông cũng lên tiếng cho phép các em trai, em gái, cùng các con của ḿnh tự do chọn tín ngưỡng, không nhất quyết phải theo Ông nếu chưa có đức tin. Về sau, cá nhân tôi nhận biết và từng gặp gở vài Ông Chú, em Ông Nội tôi không vào đạo Công giáo, nhưng biết rỏ 2-3 Bà Cô cùng cả gia đ́nh đều Công giáo.

          Trước đây tôi không bao giờ dám hỏi hay tự t́m hiểu Triều Đ́nh và Ban hội Nguyễn Phước Tộc có biết câu chuyện trở lại đạo của tộc họ Trấn Biên, và ông Cố Nội, ông Nội của tôi có bị trừng phạt, giáng chức không. Tuy nhiên, chỉ cần nh́n vào chức vụ của Ông Cố Nội, từ Tri Phủ có quyền hành trong tay, về sau chuyển qua coi việc cúng tế các tiên vương, một chức vụ chuyên về nghi lễ không quyền hành. C̣n Ông Nội tôi làm quan Lục Phẩm chuyên về phiên dịch trong hệ giai chế từ Cửu Phẩm tới Nhất Phẩm. Bằng chứng trên cho thấy chuyện trở lại đạo của phả tộc Trấn Biên không ít th́ nhiều có ảnh không tốt đến sự nghiệp của Ông Cố Nội và ông Nội của tôi.

          C̣n Ba tôi, ông Nguyễn Phúc Bủu Tiếp, th́ sao? Cũng như các anh chị trong nhà, Ba tôi được rửa tôi từ khi c̣n nhỏ, lớn lên trong tinh thần Công giáo, và chân chính chống chính sách thực dân của Pháp dù theo Tây học. Ba tôi bị Cộng Sản cho người mưu sát khi c̣n tại chức Giám Đốc B́nh Dân Học Vụ B́nh Trị Thiên ở Huế, tháng 7, 1946. Sau đây là phần trích trong bài “Đằng Sau Mặt Trăng” – một tự truyện của tôi vể 3 đời của gia đ́nh ḿnh Vào thời gian chia đôi đất nước của hiệp định Geneve 1954, Măng tôi th́nh ĺnh đến nơi họp, và đến trễ. Đang đứng bên ngoài chổ họp trong chiều tối, t́nh cờ Măng nghe tiếng các người bên trong pḥng đang bàn tán về ḿnh “Thằng Tiếp không chịu ra ngoài Bắc làm việc theo chỉ thị cấp trên, nên chúng ta đă xử lư nó rồi. Cái thứ công giáo đó chỉ làm hư danh cách mạng thôi. Nay c̣n con Liễu (tên của Măng tôi), ráng chờ coi nó có chịu tập kết hay không, rồi sẽ quyết định”. Nghe vậy, Măng tôi lạnh cả xương sống, từ từ rời căn nhà họp không một tiếng động. Từ đó, bà dứt khoát cắt đứt mọi liên lạc. Khi nghe kể chuyện này, tôi hỏi Măng phải chăng Ba chết do cộng sản ra lệnh thủ tiêu, rồi sau đó lại dàn dựng một lễ an táng long trọng kiểu nhà nước để mà mắt thiên hạ, Măng tôi trả lời đúng như vậy.  Bà cũng xác nhận ông bà chỉ là những người quốc gia chống Pháp v́ yêu nước, chưa bao giờ là đảng viên cộng sản…”

          V́ khác chính kiến hay v́ mấy đời gốc gác Công Giáo mà Ba tôi bị Cộng Sản mưu sát c̣n tùy thuộc vào góc nh́n của từng người. Nhưng chắc chắn đây không thể là một cái chết tử đạo. Vậy đối với trường hợp linh mục Phanxicô XavierTrương Bửu Diệp bị Việt Minh sát hại năm 1946, và sắp được giáo hội phong thánh trong tương lai gần, sẽ nói lên cái ǵ?! Và đối với hàng trăm thanh thiếu niên trốn trong nhà thờ Phủ Cam trong biến cố mậu Thân 1968 bị Việt Cộng bắt dẫn đi và sau đó thi thể của họ được t́m thấy tại khu núi Đá Mài?! Hay với linh mục Gioan Baotixita Bửu Đồng, người chú họ của một nhánh thuộc ḍng Trấn Biên, bị VC chôn sống trong cùng thời gian, cùng một chỗ với linh mục Micae Hoàng Ngọc Bang và hai sư huynh ḍng La San, mà thi thể được t́m thấy gần cả hai năm sau??. Chủ trương chống đạo Công giáo, áp bức đe dọa, giết người Công giáo, luôn là chính sách hàng đầu của Cộng sản vô thần. Hỏi v́ sao cả triệu người dân Miền Bắc, trong đó người Công giáo chiếm trên 75 % từ Hà Nội, Hải Pḥng, Bùi Chu Phát Diệm, Thanh Hóa, Thái B́nh, Bắc Ninh…  phải di cư vào Nam, tức đă có câu trả lời. Và chính sách này không bao giờ ngưng, chỉ thay đổi h́nh thức tinh vi hơn thôi. Với CS, thế quyền và thần quyền không thể sống chung, v́ vậy họ luôn mưu toan t́m cách áp đảo, buộc tội, đánh phá tín ngưỡng, nhất là với Thiên Chúa Giáo.

  

          Sự nghiệp tốt hay xấu của ông Cố Nội và ông Nội tôi thật sự không c̣n là vấn đề quan trọng. Ngay cái chết của Ba tôi cũng thôi là một thao thức âm ỷ theo thời gian. Cũng vậy, phải chăng câu chuyện “đời xưa” mà tôi cùng các anh chị trong gia đ́nh và các anh em con bác con chú từng nghe là một câu chuyện thật 100% hay chỉ vài phần trăm?! Hay phải chăng đó là một câu truyện được truyền miệng và sơn bóng có tính cách huyền thọai?! Nhưng với tôi, đây thật sự là một câu chuyện cổ tích vô cùng quư báu, sống sót qua chiều dài của 5 đời: Miêng Hường Ưng Bửu Vĩnh, xứng đáng được tuyên xưng. Tôi biết rỏ ràng trong hiện tại, câu chuyện cổ tích đă và đang tiếp tục truyền qua cho các đời sau, các thế hệ sau. Ánh sáng đức tin cuối đời của ông Sơ Trấn Biên Quận Công đang tiếp tục soi sáng đời thứ 6, là thế hệ của các con tôi và các con của những anh chị em bà con họ Nội của tôi; và đời thứ 7, là thế hệ của cháu tôi và các cháu của những anh chị em gịng họ Nội của tôi; luôn cả thế hệ thứ 8 là chắc của các anh chị của bên Nội của tôi... Và tôi tin tưởng mănh liệt ơn sũng của Chúa đă đổ xuống cho gia đ́nh bé nhỏ của tôi cùng toàn thể đại gia đ́nh của Ông Sơ Trấn Biên Quận Công, và ánh sáng đức tin sẽ tiếp tục thắp sáng trong nhiều thế hệ nối tiếp.

          Oái ăm thay phải có giết đạo th́ mới có tử v́ đạo. Dưới một cái nh́n độ lượng, có nên chăng nghĩ đến sự tha thứ cho những kẻ giết đạo cũng bởi hành động bắt đạo, giết đạo của họ đă khiến cho một số người phải chết v́ đức tin tôn giáo và trở nên Thánh tử đạo.

          Tử đạo, giết đạo, bắt đạo… là một phần quan trọng của nền móng tạo dựng lịch sử Giáo Hội Công Giáo nói chung và của Giáo Hội Việt Nam nói riêng, từ thuở sơ khỏi cho tận bây giờ, như tại các nước Cộng Sản hay các nước độc tài, Hồi Giáo. Sự thật luôn cho thấy càng cấm đạo th́ đạo càng được phát truyền nhanh v́ đức tin mănh liệt vào Chúa; càng bắt đạo th́ đạo càng sống mạnh trong ḷng người thờ phụng Chúa. Chỉ có cầu nguyện, tính hy sinh, đức tin, sống đạo và sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, giúp chúng ta vững mạnh vượt qua mọi thử thách, đau đớn tinh thần và thể xác. 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam đáng cho chúng ta vinh danh và đặt ḷng tin, qua cầu nguyện với các vị Thánh Tử đạo, cho quê hương Việt Nam chóng thoát khỏi xiềng xích quỷ đỏ.

          Who ever eats my flesh and drinks my blood has eternal life.

 

Vĩnh Chánh

Tháng 6, 2023

 

Nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên

Nơi an nghỉ của Cha F.X Trương Bửu Diệp

Nằm trong khuôn viên của nhà thờ Tắc Sậy, Bạc Liêu