Quư Anh Chị Em thân mến,

Ngày hôm nay, BBT thân mến mời quư Anh Chị Em đọc một bài về chuyến thăm viếng giáo hội Mông Cổ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Giáo hội Mông Cổ là một giáo hội bé nhỏ nhất của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu, với chưa đến 1,500 con chiên.

BBT Hội AHYKH Hải Ngoại

 

Ư NGHĨA CHUYẾN TÔNG DU MÔNG CỔ

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

Ngày 31 tháng 8, 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm giáo hội công giáo nước Mông Cổ trong chuyến tông du 5 ngày. Do sự hiểu biết quá hạn hẹp của ḿnh, tôi phải t́m hiểu thêm nhiều tài liệu, từ lịch sử của nước Mông Cổ nói chung và giáo hội công giáo Mông Cổ qua nhiều giai đoạn nói riêng, cho đến lịch sử truyền giáo nói chung trên thế giới, và tại Việt Nam từ bao thế kỷ trước, kể luôn cả tiểu sử của Đức Thánh Cha, để có thể hiểu phần nào nguyên nhân và ư nghĩa của chuyến tông du -  một quan tâm đặc biệt của Đức Giáo Hoàng cho một giáo hội với số con chiên ít đến nỗi tất cả cùng đứng chụp chung với Ngài trong một tấm h́nh kỷ niệm.

Nước Mông Cổ là một nước khá lớn, rộng trên 1 triệu rưởi cây số vuông, lớn hơn Việt Nam đến 4 lần rưởi. Mông Cổ là một nước lớn nhất thế giới nằm bên trong nội địa mà không tiếp giáp với biển, đồng thời có mật độ dân số thấp nhất với dưới 3 triệu rưởi dân, đa số dồn về sống tại thủ đô và vài đô thị khác, phần c̣n lại rải rác trên các cánh đồng cỏ và cao nguyên thảo mộc, với nếp sống du mục thô sơ. Khí hậu khác nghiệt với mùa lạnh kéo dài cả 9 tháng mỗi năm, nên sinh hoạt ngoài trời và giao thông có phần bị hạn chế.

Trong xây dựng nước và khai triển bờ cơi, quân Nguyên (tức Mông Cổ) cũng đă từng đánh sang Đại Việt 2 lần trong thế kỷ 13, cũng như chiếm hẳn nuớc Trung Hoa, rồi bị đồng hóa, đánh sang Trung Âu và tràn xuống các nước cận biển Địa Trung Hải và Trung Đông để trở thành một đế quốc. Trong các biến chuyển chính trị của thế kỷ 20, nước Mông Cổ chia làm 2: Nội Mông và Ngoại Mông. Nội Mông tuy là tự trị nhưng sau đó sát nhập vào Trung Hoa với đa số dân người Hán. Ngoại Mông cũng tách rời từ từ ra khỏi sự kiểm soát của Trung Hoa, rồi lại vào sự kềm kẹp của Liên Xô cho đến khi khối CS tan rả ở Âu Châu th́ Mông Cổ trở thành nước Cộng Ḥa Mông Cổ từ năm 1990.  

Về tín ngưỡng, đa số dân trong nước Mông Cổ theo Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, nhiều hệ phái Tin Lành, Mormons, Công Giáo…Thật ra Công Giáo đến với Mông Cổ từ thế kỷ 12 dưới triều đại lớn mạnh của Thành Cát Tư Hăn và các triều đại thống trị bởi các Đại Hăn nối tiếp, nhất là trong thời buổi của Marco Polo cùng với các tu sĩ tháp tùng đi trên con đường Tơ Lụa từ Ư qua Mông Cổ. Dưới chế độ CS, đạo Công Giáo coi như bị triệt tiêu. Sau 70 năm dưới chế độ CS, từ 1990, Mộng Cổ cải cách sâu rộng và chuyển hướng từ hệ thống XHCN sang hệ thống dân chủ và kinh tế thị trường tự do, và đến năm 1992 Mông Cổ bắt đầu mở cửa đón nhận các nhà truyền giáo, trong đó có Giám Mục Padilla, gốc Phi Luật Tân, người khai sinh ra (lại) giáo hội Mông Cổ, cùng 2 linh mục, một người Belgique và một người Phi Luật Tân. Sau những bước đầu vô cùng khó khăn, coi như tất cả bắt đầu từ số không, giáo hội Mông Cổ dần dần đặt được nền móng vững chắc – như lời Chúa từng phán “Anh là Phêrô - Nghĩa là Tảng Đá - Trên tảng đá này Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy”. Nhà thờ Tông Ṭa 2 Thánh Phêrô và Phaolô được xây dựng tại thủ đô Ulaanbaatar và khánh thành vào năm 2003. Một cách nào đó, giáo hội Mông Cổ đă đi vào thế giới. Một Giáo hội ngày nay tuy giới hạn về số lượng nhưng lại vĩ đại về công việc và Đức Phanxicô đă chứng kiến một giáo hội nhỏ nhất đang phát triển vững mạnh, không phải trên số lượng mà trên chất lượng trong chuyến tông du của Ngài tại đây.

Về Đức Giáo Hoàng Phanxico, ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên thuộc Ḍng Tên, một Ḍng nổi tiếng về thần học, về truyền giáo qua giáo dục. Điều này sẽ giúp Ngài mạnh dạn đưa ra những đường hướng mục vụ mới, những thay đổi lớn để nhờ đó Giáo Hội có thể sống và loan báo Tin Mừng một cách thiết thực hơn, hữu hiệu hơn. Việc lần đầu tiên một tu sỹ ḍng Tên được bầu làm Giáo hoàng chắc chắn cũng sẽ có nhiều tác động đến các nước Á Châu, như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ – những quốc gia từng là nhân chứng nhiều hay ít ảnh hưởng của các tu sỹ Ḍng Tên. Và bây giờ là Mông Cổ.

Các tu sỹ Ḍng Tên người Pháp hay Tây Ban Nha là những vị thừa sai đầu đến truyền đạo tại Á châu. Trong đó có Thánh Francis Xavier, người được biết đến như là một nhà truyền giáo lừng danh, đă tới châu Á truyền đạo đầu giữa thế kỷ 16. Với Việt Nam, không chỉ người Công giáo mà nhiều người khác c̣n biết đến một tu sỹ ḍng Tên, là linh mục Alexandre de Rhodes (hay c̣n được gọi là cha Đắc Lộ) v́ ngài đă đóng góp một phần quan trọng trong việc h́nh thành chữ Quốc ngữ. Cũng tại Việt Nam, trước 1975, các tu sỹ Ḍng Tên cũng tham gia nhiều sinh hoạt, sứ vụ như giảng dạy tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt và tại các đại học khác hay hoạt động trong lănh vực truyền thông xă hội, thành lập các đại học xá Đắc Lộ (Saigon), Xavier (Huế)…

Ngoài ra, Đức Thánh Cha đến từ Argentina, một nước thứ Ba đang phát triển, không thuộc Âu Châu, có cá tính khiêm nhường, giản dị, từng sống trong căn hộ đơn sơ và tự nấu ăn cho ḿnh, luôn đứng về phía người nghèo và luôn bảo vệ công lư, chống lại bất công, bất b́nh đẳng trong xă hội. Phải chăng đây là một trong những sứ vụ quan trọng của Giáo hội là bênh vực người nghèo, mang niềm vui đến cho những người cùng cực, thiếu thốn, nâng đỡ những người bị bỏ rơi, bị đẩy ra ngoài lề xă hội và mang niềm tin đến cho những người sống trong bóng tối. Ngài luôn đứng về phía người nghèo, dám lên tiếng bênh vực họ cũng như chỉ trích chính quyền độc tài, những bất công trong xă hội. Những điều này đă được thấy dưới triều đại Ngài khi Giáo hội đă lên tiếng và dấn thân nhiều trong việc xây dựng một xă hội b́nh đẳng, bác ái và huynh đệ hơn.

Là người chủ chiên Giáo Hội Công Giáo, Ngài biết việc truyền giáo không bao giờ dễ dàng, nhất là những bước ban đầu với nhiều khó khăn thách đố,  đ̣i hỏi đức tin, sự hy sinh trong dấn thân, ngay cả sự hy sinh tử v́ đạo của các nhà truyền giáo khai phong. Bảy mươi năm chủ nghĩa cộng sản, một chủ nghĩa cố gắng xóa bỏ kư ức lịch sử và tôn giáo, nhưng đă không thành công, tính chất vô thần vẫn tồn tại trong một thời gian dài. Khi lịch sử nước Cộng Ḥa Mông Cổ mới bắt đầu vào những năm 1990, công cuộc truyền giáo bắt đầu năm 1992, chúng ta phải hiểu mục đích cao cả của truyền giáo không phải ở con số người được rửa tội, mà không những học làm thay đổi cái nh́n và sự hiểu biết trách nhiệm liên đới đối với xă hội và tha nhân, mà c̣n phải rao giảng ḷng yêu thương, sự giúp đỡ kẻ nghèo khó, chia sẻ niềm tin, mang hy vọng đến cho những người yếm thế, cơ cực và truyền bá ánh sáng Sự Thật, loan báo Tin Mừng trong đức tin của Đấng Kitô đến mọi người, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Vậy những nhà truyền giáo đầu tiên sẽ phải bắt đầu từ đâu? Phải làm ǵ, làm việc với ai? Và ở đâu? Họ bắt đầu bằng cách nh́n xung quanh, và khi đi thăm thành phố, vào trong các hang cùng ngơ hẻm, họ thấy các người trẻ sống lang thang ngoài đường, các em bé sống ở các miệng cống gần đường ống sưởi ấm của thành phố, để có thể sống sót trong mùa đông. Họ tự nhủ: tại sao không bắt đầu với những thanh thiếu niên này, với những em bé này? Đó là nơi mọi chuyện truyền giáo bắt đầu, từ cống rănh, từ trong các ngơ hẻm nghèo khó.

Và từ đó hoạt động xă hội đầu tiên của Giáo hội bắt đầu phát triển. Các tu sĩ ḍng Salêdiêng Don Bosco, Phi Luật Tân, Nhật Bản đến, các nữ tu Hàn Quốc, Viêt Nam… các trường học, trường kỹ thuật, nhà trẻ và trung tâm trẻ em được mở ra, các nữ tu ḍng Mẹ Têrêsa chăm sóc người bệnh hoạn, người lớn tuổi, v.v. Cứ thế, hoạt động của Giáo hội tiếp tục phát triển đến ngày hôm nay.  Trong số 77 nhà truyền giáo có mặt ở Mông Cổ, hai phần ba tham gia toàn thời gian vào công việc mục vụ xă hội.

Tôi có theo dơi 2 đoạn video khá dài của 2 nhà truyền giáo Việt Nam, là linh mục Anrê Nguyễn Trung, và thầy Anrê Trần Lê Phương, cả 2 thuộc Ḍng Salêdiêng Don Bosco từ tỉnh ḍng Don Bosco Việt Nam qua Mông Cổ truyền giáo. Cha Trung đă có 22 năm và thầy Phương 19 năm truyền giáo ở Mông Cổ. Lắng nghe kỷ mới hiểu được sự vô cùng khó khăn của những bước đầu tiên của các nhà truyền giáo tại một nước hoàn toàn xa lạ này. Tuy cả hai phải qua một năm huấn luyện trước khi chính thức nhận việc, nhưng nếu không phải v́ ḷng thiết tha mến Chúa, nếu không có sự phù hộ của Chúa Thánh Thần, nếu không có ơn kêu gọi, nếu không có đức hy sinh trong đức tin và đức bác ái, nếu không có sự kiên nhẫn bền chí th́ có lẻ họ đă bỏ về nửa chừng. Nào là rào cản ngôn ngữ, sự cách biệt giữa 2 văn hóa, khí hậu khắc nghiệt, nhân sự thiếu trầm trọng, cơ sở vật chất thiếu thốn, những trở ngại từ chính quyền địa phương, nỗi cô đơn làm việc một ḿnh…

Sau 6 năm truyền giáo, cha Trung mới có con chiên đầu tiên được rửa tội  vào năm 2006- một cô giáo dạy Anh Văn- Và từ đó, sau 20 năm truyền giáo phối hợp với giáo dục, giáo xứ của cha Trung, nằm trong một thị trấn nhỏ cách thủ đô Ulaanbaatar khoảng 220 cây số về phía Bắc, và không xa quá với biên giới của 2 nước Nga và Trung Quốc, đă rửa tội được 300 kitô hữu, có một nhà thờ, một nhà xứ, một trung tâm mục vụ, một trung tâm giáo dục + kỹ thuật và một nhà tạm trú cho thanh thiếu niên ở xa thị xả, và một bệnh xá nhỏ. V́ phương tiện giao thông công cọng c̣n quá yếu, nên giáo xứ thường cho xe đưa đón các giáo dân ở xa đi nhà thờ. Một trong những trở ngại truyền giáo là rất khó theo lối sống du mục, v́ vậy chỉ tập trung được vào dân chúng sống trong thị xả.  Khi được hỏi về ơn kêu gọi, cha Trung cho biết c̣n rất khó. Trước tiên cần phải xây dựng một nền giáo dục căn bản; từ giáo dục căn bản đó mới tạo được ḷng nhân bản. Có giáo dục nhân bản rồi mới có thể nhận thức tinh thần Kitô hữu. Khi chưa có tinh thần Kitô hữu hoàn hảo th́ khó có được ơn kêu gọi. Cũng v́ vậy giáo hội Mông Cổ mới chỉ có 2 linh mục người Mông.

Thầy Trần Văn Phương là quản lư cho nhà thờ Tông Ṭa 2 Thánh Phêrô và Phaolô ở thủ đô và làm việc tại giáo phận này từ rất lâu. Thầy từng dạy trong trường kỷ thuật, và là người trách nhiệm điều hợp chương tŕnh chào đón Đức Thánh Cha trong chuyến tông Du Mông Cổ. Cách tổ chức rất đơn sơ, khiêm tốn, gần gũi, tránh tốn kém theo kiểu “cây nhà lá vườn”, thể hiện đúng tinh thần nghèo khó khi đón chào một người Cha đến với ḷng Thương Xót Mục Tử. Thầy tu bổ chiếc xe Honda cũ mèm làm phương tiện chuyên chở, nâng cao ghế sau cho Đức Thánh Cha ngồi được thoải mái v́ Ngài cao lớn , sửa lại pḥng ốc trong nhà ở, làm thêm đường đi cho xe lăn… Thầy cũng dự vào phần lo soạn các món ăn, đa số địa phương, duy chỉ có nhiều loại trái cây VN do phái đoàn giáo phẩm VN đem qua. Thầy cũng lo cho các cuộc gặp gỡ Liên Tôn, các cuộc mạn đàm với nhiều phái đoàn giáo phẩm cao cấp của những vị giáo hội gần với Mông Cổ như Phi Luật Tân, Đại Hàn, Việt Nam… cùng với cuộc gặp gỡ thân mật và rất xúc dộng với các con chiên Mông Cổ; ngay trước khi ra sân bay, Đức Thánh Cha rất hân hoan ghé thăm và khánh thành The House of Mercy, một cơ sở xă hội bao gồm một bệnh xá, dành săn sóc những người sống vỉa đường, những nạn nhân bị bạo lực hay bị lạm dụng t́nh dục. 

Đức thánh Cha nh́n thấy những điểm đó. V́ vậy sau cái chết của Đức Giám Mục Padilla vào năm 2018, Ngài bổ nhiệm linh mục thừa sai Giorgio Marengo, gốc Ư, sinh năm 1974, vào chức Giám Mục Chánh Ṭa giáo phận Ulaanbaatar vào tháng Tư, 2020. Và chỉ 2 năm sau, ngày 27 tháng 8, 2022 Giám Mục Marengo đuợc Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn phong Hồng Y Giám Quản Tổng Ṭa (không qua giai đoạn Tổng Giám Mục) – một biểu tượng nói lên ḷng cảm mến của Đức Thánh Cha đối với giáo hội Mông Cổ, và đồng thời cho thấy tầm quan trọng của Đức Thánh Cha đặt lên sứ mạng truyền giáo tại một nước xa xôi và nhỏ bé với ước mong trong một thời gian ngắn, giáo hội Mông Cổ sẽ không c̣n được kêu/xem là một giáo hội truyền giáo, mà sẽ chính thức trở thành một giáo hội Mông Cổ - do chính người Mông Cổ đảm nhận, với nhiều tu sĩ địa phương gốc Mông Cổ thay v́ chỉ có 2 vị và số con chiên Mông Cổ dưới 1,500  hiện tại, sẽ tăng theo thời gian.

Ở tuổi 47, Hồng Y Marengo là một vị Hồng Y trẻ tuổi nhất trong Giáo Hội Công Giáo Vatican, cùng một tuổi với Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla, Ba Lan (người mà sau nầy trở thành Đức Giáo Hoàng John Paul II) khi Ngài được Đức Giáo Hoàng Paul VI chọn vào Đoàn Giáo Chủ Hồng Y (College of the Cardinals). Với số tuổi c̣n trẻ, với phương pháp làm việc khôn khéo với chính quyền sở tại, với sự giao thiệp với các tôn giáo bạn dựa trên hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, đối thoại mà không phải là đối lập, Hồng Y Marengo sẽ làm tṛn nhiệm vụ được giao phó, Mông Cổ hóa giáo hội truyền giáo hiện tại để khai triển và biến đổi thành một giáo hội Mông Cổ chính thức. Cứ thế, giáo hội Mông Cổ dù tiến chậm nhưng sẽ đi vào lịch sử của giáo hội Công Giáo toàn cầu. Tuy con đường dấn thân c̣n dài, nhưng tương lai sẽ được đánh dấu bằng việc tiếp tục công việc rao giảng Tin Mừng, đồng hành thiêng liêng, đào tạo các linh mục tu sĩ địa phương, mở mang các cộng đồng giáo xứ, cũng cố ḷng Bác Ái và Đức Tin đến nhiều người dân, xây dựng các cơ sở xă hội, từ thiện, trường học, cư xá, trung tâm săn sóc trẻ em người nghèo, các bệnh xá…

Khi tiếp xúc với hàng giáo phẩm và các vị thừa sai có mặt trong chuyến tông du, Đức Phanxicô có lời chúc mừng, chia sẻ trong huấn từ, với đại ư như sau: “trong 31 năm hiện diện tại Mông Cổ, anh chị em linh mục, nam nữ tu sỹ và các nhân viên mục vụ rất thân mến, các anh chị em đă thực hiện nhiều sáng kiến đa dạng, trong nhiều lănh vực khác nhau, từ hỗ trợ xă hội giáo dục đến sức khỏe, quảng bá văn hóa. Đây là danh thiếp của anh chị em làm cho anh chị em được tôn trọng. Đây là lư do v́ sao các chính phủ, các tổ chức thế quyền không có ǵ phải lo sợ trước hoạt động loan báo Tin Mừng của giáo hội. Bởi v́ giáo hội không có một chương tŕnh nghị sự chính trị nào để theo đuổi, mà chỉ biết sức mạnh khiêm tốn của ân sủng Thiên Chúa và lời của ḷng Thương Xót và Sự Thật, có khả năng thúc đẩy việc tốt đẹp cho mọi người, với những chia sẻ và ngợi khen cho những thiện quả. Khi gặp phải những khó khăn, những mệt mỏi tạm thời hay những thất vọng khó kiểm soát, anh chị em hăy lắng ḿnh, tiếp xúc với Đức Kitô, t́m hiểu Người trong Kinh Thánh, ch́m ḿnh trong sự thinh lặng trong nhà thờ tạm, anh chị em sẽ nhận ra Người trên khuôn mặt của những người anh em ḿnh đang phục vụ, và anh chị em sẽ cảm thấy dạt dào một niềm vui trong tâm hồn. Tin Mừng không phát triển qua chiêu dụ, Tin Mừng sống mạnh và phát triển từ trong Thánh Tâm. Những anh chị em có cuộc sống cống hiến cho truyền giáo Tin Mừng, anh chị em sẽ đời đời hưởng ơn Đức Kitô trong ngàn thu”.

H́nh ảnh cùng tin tức truyền thông cho thấy chuyến tông du của Đức Phanxicô tại Mông Cổ căn bản là một chuyến thăm rất “gia đ́nh”, không rầm rộ nghi lễ ngoại giao, không có hàng ngh́n người đứng chật 2  bên đường tung hô. Đây là một chuyến tông du, không những để thừa nhận và tưởng thưởng thành tích vượt bực của sức mạnh truyền giáo đưa đến sự trưởng thành mầu nhiệm của một giáo hội trẻ chỉ mới ra đời 31 năm qua, nhưng quan trọng trên hết cho thấy sự quan tâm của người chủ chiên không bỏ sót một con cừu nào, đặc biệt với con chiên c̣n non nớt, Ngài đă ôm vào tay, vác trên vai với đầy tŕu mến và che chở. Lẻ đương nhiên người công giáo Mông Cổ quá ngạc nhiên, rất phấn khởi, rất cảm động, rất hạnh phúc và rất biết ơn khi khó tưởng tượng được Người Cha của giáo hội Công Giáo, người mục tử của cả tỷ con chiên, lại đến thăm một giáo hội chỉ có chưa đến 1,500 tín hữu. Đó là con người thật, là phong cách của Đức Phanxico khi hăy c̣n làm mục vụ tại xứ Argentina của Ngài: đến thăm từng xóm đạo, gần gũi với con chiên, t́m đến những vùng xa xôi hẻo lánh để t́m hiểu đời sống vật chất và thiêng liêng của bổn đạo… Và đây là thông điệp của Ngài cho người công giáo Mông Cổ: các anh chị em ở vùng ngoại vi xa xôi, không v́ thế mà Tôi không Đến với anh chị em- cho dù số lượng anh chị em công giáo rất khiêm nhường, nhưng chứng từ cuộc sống đạo của anh chị em, dù trong khó khăn, vẫn là một dấu hiệu hiện diện của Giáo Hội. Tấm h́nh chụp chung của Ngài với tất cả tín đồ công giáo Mông Cổ trong Nhà thờ chính ṭa mang ư nghĩa: toàn bộ giáo hội Mông Cổ sẽ vĩnh viễn ở trong một bức ảnh luôn nằm trong t́nh yêu thương của Ngài.

Khi nào đây sẽ có chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Việt Nam? Nhất là từ tháng 7, 2023 đă có quan hệ ngoại giao cấp cao giữa Vatican và chính phủ CSVN.

Với sự hiện diện của phái đoàn 6 Giám Mục VN đón tiếp, chào mừng và tiếp xúc riêng với Đức Thánh Cha tại Mông Cổ, tôi mang niềm hy vọng, ước mong giáo hội công giáo VN, không những sẽ tiếp tục ủng hộ truyền giáo tại Mông Cổ, mà c̣n khuyến khích, mở rộng, tài trợ nhiều hơn cho truyền giáo tại Mông Cổ. Để cám ơn và nhớ đến lịch sử truyền giáo và sự hy sinh vô bờ bến của các nhà truyền giáo thừa sai tại VN từ thế kỷ 16 và cả mấy trăm ngàn giáo dân tử v́ đạo, để bây giờ tỷ lệ người công giáo ở VN chiếm đến 7.2 % dân số , với gần 7.5 triệu tín đồ.

Tháng 9, 2023

Vĩnh Chánh.