Quư Anh Chị Em thân mến,

Mục 99 Độ hân hạnh giới thiệu bài “NỮ UBER của XỨ HUẾ” của tác giả Minh Nguyệt

Chị Minh Nguyệt, em gái của Bs. Bảo Tiên, bạn đồng môn của chúng ta, là tác giả nhiều bài viết và là người từng nhận giải thưởng Danh Dự Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo.

BBT chân thành cám ơn tác giả Minh Nguyệt và mong sẽ nhận được nhiều bài của chị để Mục 99 Độ thêm phong phú.

NỮ UBER của XỨ HUẾ

***

Thời tôi mới qua Mỹ, có người quen cứ dặn lui dặn tới:

-Khi ai hỏi làm nghề chi, đừng nói làm nails, thay vào đó nói là làm tóc....Chứ nếu nói làm nails họ khinh.

Tôi nghe mà buồn lắm, v́ nói láo th́ tôi không quen, mà bị họ khinh chỉ v́ làm nails th́ ḿnh cũng không muốn.

Biết làm răng chừ? Thôi tránh gặp “mấy người dị ứng nghề Nails” cho khoẻ, khỏi mang thêm tội nói láo.

Lúc c̣n ở Việt nam, tôi làm tài xế Taxi.

Cũng "Kinh qua gian khổ" nhiều năm, tự hào ḿnh có "tay lái lụa" hơn hẳn các nam đồng nghiệp. Thế mà qua Mỹ thi lư thuyết đậu cái một, mà thi thực hành trầy trật đến cú thứ ba mới.....đậu vớt. Ai cũng nói người lái xe quen cái tật ở VN là đến bảng Stop cứ rề rề rồi vọt luôn, không hề ngừng hẳn; lúc quẹo trái, quẹo phải hay đổi lane không thèm quay qua nh́n, chỉ nh́n kiếng mà thôi.

Qua đây, thỉnh thoảng có mấy người khách ṭ ṃ "điều tra lư lịch" hay hỏi:

- “Vậy hồi c̣n ở bên Việt Nam, cô làm nghề ǵ?”

Tôi trả lời tỉnh queo:

-“Tài xế Tắc-xi.”

Họ không tin, cứ hỏi lui hỏi tới:

- “Cô nói đùa chứ làm sao cô làm được cái nghề nguy hiểm đó?”

Tôi phải lấy mấy cái h́nh chụp trong đồng phục lái xe và chiếc xe số 6 của ḿnh cho họ coi th́ họ mới chịu tin.

Thời đó đàn bà con gái biết lái xe ở thành phố Huế hiếm lắm; cả khoá tôi học chỉ có vỏn vẹn 5 “người đẹp” chớ mấy! Cả trường lái xe đếm không đủ trên mười ngón tay nữa là! Ra trường đậu bằng lái rồi, khỏi phải xin xỏ, năn nỉ ỉ ôi chi hết, đi ngă trước, ngă sau “chùi lót”, tự nhiên tôi được “mời” vô lái xe cho công ty ATC. Chả là công ty này muốn chơi nổi, có tài xế là người đẹp xứ Thần Kinh.

Tức cười có lần một ông khách từ miền Nam ra thăm xứ Huế, ông nói giọng Bắc, chắc Bắc Kỳ Di cư 54, hỏi tôi:

-"Cô có biết tại sao người đất Thần Kinh mà cứ măi không giàu lên được không?"

Tôi tỏ ư không biết. Ông mới giải thích kèm nụ cười:

-"Th́ người Thần Kinh mà".

Ngôn ngữ ở VN sau này gọi người điên là bị thần kinh.

Làm nghề Taxi có đủ vui buồn sướng khổ.

Có ngày gặp khách vừa đẹp vừa thơm lừng lựng, ăn mặc th́ mát hơn gió bờ sông, lại rộng răi cho tiền típ hào phóng. Nhưng cũng có ngày, khách kẹo hơn kẹo kéo bị “lại đường” vừa dơ, vừa hôi, vừa xấu, vừa khó, vừa kiết nữa chứ. (khổ ghê!!!)

Kỷ niệm về những năm lái xe Taxi th́ nhiều lắm, nhưng có một kỷ niệm vui vui mà tôi không bao giờ quên.

Như mọi ngày, bắt đầu nhận ca th́ tôi đậu xe trong sân của khách sạn Century. Người khách vẫy xe từ sảnh của khách sạn, muốn tôi đưa qua Đập Đá. Tui nghĩ “Đây qua Đập đá có mấy bước mà răng không đi bộ cho khoẻ?” mới hỏi:

-Chú tới chỗ mô ở Đập Đá để con đưa đi?

-Tôi muốn tới chợ Vĩ Dạ.

-Chú muốn mua đồ?

-Không, tôi t́m người.

-Người nớ tên chi?

-Người đó tên Hoa hồi xưa gia đ́nh có gian hàng ở chợ Vĩ Dạ.

-Hồi xưa là cách chừ lâu mau rồi chú?

-Hơn ba chục năm rồi.

Tôi đậu xe ở cái nhà hàng quen nằm trong hẻm, rồi đi bộ với ông khách tới chợ. Tôi nói:

-Chắc phải t́m mấy bà "già già" mà hỏi, chơ mấy O “sồn sồn” th́ ngắm cho vui thôi, họ không biết chuyện của chú hơn 30 năm trước mô, hỏi chi cho mất th́ giờ. (V́ chú đồng ư trả tiền giờ, nên tôi không muốn chú mất th́ giờ vô ích!)

Sau khi hỏi lui hỏi tới cũng gần chục “bà già chợ” th́ t́m ra manh mối của người mà chú muốn t́m. Hồi xưa gia đ́nh bà có gian hàng ở chợ, nhưng giờ th́ bà nghỉ bán rồi, và nhà ở không xa chợ mấy.

Đi ngoằn ngoèo qua mấy con đường xóm theo cái “bản đồ” tui vẽ theo lời của một bà cụ bán rau, cuối cùng tui cũng t́m ra ngôi nhà có “giàn hoa leo Ti-gôn”.

Chú nhờ tôi vào nhà hỏi coi có đúng ngôi nhà ḿnh muốn t́m. Tiếp tôi là người đàn ông lớn tuổi:

-Đúng nhà bà Hoa đây cô, nhưng hôm nay nhà có kỵ bên ngoại, cách đây có 2 xóm thôi, nên bà đi qua đó rồi. Cô vô ngồi đợi để tui biểu tụi nhỏ kêu về, hay cô muốn chạy qua đó th́ tui chỉ đường cho.

Ông khách không muốn đợi, nên chúng tôi xin địa chỉ ở nhà ngoại, và trước khi tới đó, ông khách muốn đi mua ít quà trước đă.. Ṭ ṃ tôi hỏi:

-Rứa người nớ là răng với chú?

-Hồi c̣n trẻ, hai gia đ́nh quen nhau, tôi yêu thầm người đó.. Chỉ là yêu thầm thôi. Sau đó tôi đi lính, chiến tranh mà cô, không hề gặp lại. Nhưng lúc nào tôi cũng nhớ đến người xưa, lần này có dịp đến Huế, nên tôi muốn đến thăm, coi như t́nh bạn vậy mà.

Tôi hỏi lại:

-Rứa nếu không t́m ra được bà, chú có buồn không?

-Buồn chứ cô. Thật ra tôi có về Huế một vài lần, nhưng không lần nào t́m được, tới lần ni th́ tôi nhứt quyết t́m cho ra.

Tôi lên giọng “tra trắng”:

-Chú à, t́m người xưa th́ phải kiên nhẫn chơ. Mất thời giờ một chút nhưng t́m được mới thấy quư. Bởi rứa Nguyễn Bá Học mới nói “Đường đi khó, không khó v́ ngăn sông cách núi, mà khó v́ ḷng người ngại núi e sông” đó chú nờ....

Ông khách cười hiền lành:

-Cô đă đi t́m ai chưa, mà nói lư sự dữ rứa?

-Dạ chưa. Ai t́m con th́ có, chớ con chưa t́m ai cả tề… (Trạng ghê!)

À, tôi quên nói, là ông khách ni nói được cả tiếng Huế, lẫn tiếng Nam. Ban đầu th́ ông nói giọng Nam, nhưng nói chuyện một hồi với tôi th́ ông xổ giọng Huế rặt, Huế chay...rất chuẩn.

Ḷng ṿng qua chợ Đông Ba, ghé tiệm bánh Bảo Thạnh, cho ông mua mấy hộp bánh, trà, chúng tôi quay trở lại chợ Vĩ Dạ..

Tôi đi trước, ông đi sau (chắc nhờ tôi….đỡ đạn!).

Đứng ngay cửa là người phụ nữ đứng tuổi, bà cao hơn tôi h́nh dung, (v́ ông khách tôi người trung b́nh thôi), tóc búi (như mạ tôi hay búi tóc đằng sau cho gọn gàng); khuôn mặt đẹp phúc hậu, đầy đặn, tươi cười nói lớn:

-Ui chào, nghe có người hỏi, mà không biết là ai, hồi năy thấy xe taxi chạy qua, tui nói với chị Na “Ai mà giống Ngân quá, cặp mắt nh́n không làm răng “lạc” được". Th́ chừ đúng là Ngân rồi.

Tôi trở ra xe, ngồi chờ khách của ḿnh trở về mà ḷng bâng khuâng. Tôi vui v́ đă giúp ông t́m ra được người xưa, c̣n ông nghĩ chi th́ tôi không biết.

Trên đường trở về, trông ông có vẻ lặng lẽ hơn. Tôi hỏi:

-Răng chú? Gặp người xưa rồi, chừ có thất vọng không?

-Không cô à. Người xưa thuộc về kư ức, ḿnh sống với hiện tại nhiều hơn chứ. Tuy nhiên, có khi đừng gặp th́ hay hơn, để ḿnh cứ giữ măi h́nh bóng xưa, không bị thất vọng v́ thực tại đổi thay.

Trước khi chia tay ông nói:

-Cô có biết nhạc sĩ viết bài “Tôi Đưa Em Sang Sông” mà hồi năy ngồi trên xe cô nghe không?

Tôi nói:

-Dạ, biết chớ , nhạc sĩ Nhật Ngân, nhưng con không biết mặt.

Ông nói:

-Tôi là nhạc sĩ Nhật Ngân đây.

Tôi cười, bán tín bán nghi (Tính tui đa nghi mà. Ông ni có "trạng" không ri hè? Thấy ḿnh cù lần nên giả đ̣ làm người nổi tiếng để làm oai với ḿnh?) nhưng cũng lịch sự nói:

-Rất hân hạnh được biết nhạc sĩ.

Măi đến sau này khi tôi sang tới Mỹ, trong một lần coi dĩa nhạc của Paris by Night, chương tŕnh dành riêng cho nhạc sĩ Nhật Ngân. Tôi nghĩ thầm: “Ông nhạc sĩ ni ngó quen quen, không biết ḿnh gặp ông chỗ mô?” Tới lúc ông kể lần ông về Huế đi t́m người bạn gái cũ, và ông nhắc lại có người khuyên ông “T́m người th́ phải kiên nhẫn chú à” th́ tôi mới sực nhớ lại chuyện cũ.

Đúng là ḿnh hân hạnh được gặp người nhạc sĩ của bài hát ḿnh yêu thích “Tôi Đưa Em Sang Sông."

****************

Hết trích.

Minh Nguyệt Graves