Kể chuyện du lịch từ Mỹ đến Âu và Á châu

Phạm Đ́nh Dương YKH-8

Phần II:  Du lịch Âu Châu

Nước Anh cổ kính và sương mù

Sau khi bay khoảng 9 tiếng đồng hồ, gia đ́nh chúng tôi đặt chân xuống nước Anh trong sương mù ở phi trường Heathrow. Trên đường dẫn về trung tâm thành phố, London trông cổ kính và lạnh lùng với cái lạnh khoảng 7 độ C; mũi tôi bắt đầu có phản ứng khó chịu, hắt hơi và ho từng cơn v́ nước dăi từ mũi chảy xuống gây phản xạ.

Làm thủ tục xong ở khách sạn Novotel, chúng tôi thả bộ đi t́m chỗ ăn uống ở đầu đường. Thú thực, tôi chán ăn đồ ăn phương Tây quá, dù sự thực việc ăn uống là thói quen khẩu vị tùy theo mỗi dân tộc, chứ không phải là chê người ta. Trước đó, ở Las Vegas, San Diego và San Francisco, chúng tôi đă mấy lần ăn đồ Tây ở khách sạn rồi nên đến Anh th́ chán ơi là chán v́ càng khó t́m ra tiệm ăn Á châu như Việt hay Tàu.

Thành phố Luân Đôn với những ṭa nhà nối tiếp nhau dọc đường mang nét xưa cổ, lâu đời và có màu trắng đục hay vàng đục nên có vẻ buồn bă đơn điệu và không năng động như ở Mỹ. Nếu ban ngày London hầu như trầm mặc lặng lẽ bao nhiêu th́ ngược lại ban đêm London sống động và tráng lệ bấy nhiêu. Thành phố như cô gái đẹp xuống phố trong bộ quần áo mới tinh vừa sang trọng vừa trang nhă! Chúng tôi đi bộ từ khách sạn trên đường Lambeth và qua cầu cùng tên gọi, quẹo phải đi dọc theo bờ sông Thames hướng về cầu Westminster và đi qua những cơ quan chính trị quan trọng của nước Anh như Thượng Nghị Viện, điện Westminster cùng thắng cảnh nổi tiếng là Tháp đồng hồ Big Ben v. v. cũng như nh́n rơ London’s eye treo cao ở phía đối diện. Ṿng tṛn này nếu không có ánh sáng chan ḥa th́ có lẽ không có ǵ đặc sắc, nhưng thật ra đó là ṿng đu quay cho những người muốn thưởng ngoạn toàn cảnh London! Dù trời đêm mùa đông khá lạnh, chúng tôi và vợ chồng con trai bồng cháu bé rảo bước qua điện Westminster đang đóng cửa im ĺm nhưng bên ngoài được đội cảnh sát canh gác cẩn thận với chướng ngại vật sẵn sàng.  Đúng là thời khủng bố, nên ở đâu cũng phải canh gác nghiêm ngặt!

Khác với Úc, thành phố đóng cửa sớm hơn nhiều, c̣n ở đây trai thanh gái lịch dập d́u không ngớt, dù đă 12 giờ khuya. Cả gia đ́nh chúng tôi đă tận mắt nh́n xuống toàn cảnh London lấp lánh trong ánh sáng khi lên ăn uống ở đỉnh cao nhất của ṭa nhà The rooftop tower of London. Sau đó, lúc về khách sạn chúng tôi nhắm hướng đi lên cây cầu nổi tiếng của Anh là cầu tháp London (the tower bridge) nhưng trước khi đến th́ phải chui qua cái hầm với tên gọi chỉ nghe là nổi da gà “the dead men’s hole” mà thoạt đầu tôi ngại không muốn chui qua nhưng cũng qua, dù sợ vu vơ một điều ǵ đó không hay cho ḿnh trong chuyến du lịch chăng?

    

Ngày kế tiếp, chúng tôi vào xem bên trong Viện Bảo Tàng Anh quốc (The British Museum). Đó là một ṭa lâu đài rộng lớn với kiến trúc cổ điển như hầu hết những lâu đài ở nước Anh với nhiều hạng mục và các nền văn hoá khác nhau được trưng bày, nhưng so với Viện Bảo Tàng Vatican th́ không phong phú bằng. Trái lại có những cái làm ḿnh bực, như khi đến pḥng giới thiệu nước Trung Hoa thấy trưng bày cái ảnh họ Mao to tướng với lời tâng bốc “người hiện đại hóa nước Trung Hoa” th́ tôi bỏ đi và đến chỗ khác v́ lẽ ra đó là công Đặng Tiểu B́nh! Chẳng lẽ người Tàu đă nhờ nước Anh giúp “đánh bóng” Mao lănh tụ của họ trong khi họ Mao đă nhúng tay vào máu của hằng trăm triệu thần dân của ông ta chăng? Nếu nói ông ta là người đầu tiên đem chủ nghĩa CS áp đặt lên cả nước Tàu và gây ra những đại họa cho dân tộc ông ta th́ đúng với sự thật lịch sử, chứ hiện đại hóa th́ không!

    

Trở lại London lần hai sau khi đi chơi Ư và Hy Lạp, chúng tôi c̣n đi thăm điện Buckingham và Kensington. Sở dĩ như thế v́ phi trường Heathrow là phi trường trung chuyển cho chuyến bay tiếp qua Hongkong về sau. Điện Buckingham được bao bọc bởi ba công viên mà Hyde Park là rộng lớn nhất. Chúng tôi đi bộ cả cây số mới đến gần và nh́n vào cung điện được lính canh gác ngày đêm. Chúng tôi cũng có đến điện Kensington để xem h́nh ảnh về Công nương Diana thời c̣n sống ở đây nhưng tôi không hào hứng cho lắm, trừ bà xă và con dâu có lẽ cùng phái nữ nên đồng cảm với số kiếp “hồng nhan bạc mệnh” chăng?

Chúng tôi đă đi qua quảng trường Trafalgar hay c̣n gọi là quảng trường “bộ tứ sư tử” v́ có tượng điêu khắc 4 con sư tử đặt bốn hướng trên cái nền bằng đá cao gần 2 thước. Rất nhiều du khách thích chụp ảnh ở đây đến nỗi phải nhờ người công kênh lên nền đá mới chụp được.

Nước Ư với Venice, thành phố thơ mộng

Sau khi lưu lại nước Anh trong bốn ngày ba đêm, chúng tôi lên đường đi Ư Đại Lợi, từ phi trường Gatwick. Mưa bay mù mịt dọc đường đi, có lẽ xa hơn phi trường Heathrow (nằm ở phía Đông) c̣n phi trường trên nằm phía Nam kể từ trung tâm London. Phi cơ bay gần 4 tiếng đồng hồ mới đáp xuống phi trường quốc tế Marco Polo và từ nơi đây đáp thuyền gọi là water taxi về Venezia (Venice) cách 12 cây số. Venezia trước kia là tỉnh sau trở thành thành phố với dân số khoảng độ 800 ngàn người, gồm 6 khu vực hay quận chia ra: Cannaregio, Castello, San Marco,  Dorsoduro,  San Polo và Santa Croce. Venezia gồm hơn 100 ḥn đảo, 150 kênh đào phụ và độ 400 cây cầu. Chúng tôi đến ở khách sạn Palazzo Veneziano, vùng Dorsoduro. Đây là một trong những khách sạn tiện nghi nhất, cũng không thua kém ǵ Caesars Palace (Las Vegas)!

 

Những ngày đêm ở đây thật tuyệt vời khi thưởng ngoạn khung cảnh cực kỳ thơ mộng với người tấp nập ở trên c̣n ở dưới, thuyền ngược xuôi chở du khách lướt sóng. Những cây cầu ngăn ngắn bắc qua các ḍng kênh xinh xắn với màu nước xanh trong vắt, thấy tận đáy! Nước này bắt nguồn từ biển Adriatic giáp phía Bắc nước Ư, ăn thông với Địa Trung Hải. Thông tin cho biết hàng năm có đến 20 triệu người đến du lịch Venezia, vượt cả Las Vegas. Dù đi mùa đông lạnh lẽo nhưng chúng tôi cũng phải chen chúc lúc chụp h́nh ở trên cầu.

Đến Roma và thăm Ṭa Thánh Vatican

Sau vài ngày lưu lại đây, chúng tôi đáp tàu lửa đi Roma, thủ đô nước Ư. Tàu lửa này rất thoáng đăng và sạch sẽ. Khách sạn chúng tôi thuê ở trung tâm thành phố, chỉ cách Vatican hơn 1 cây số. Chúng tôi đi thăm Viện Bảo Tàng Vatican (Musei Vaticani), trong đó ngoài những cổ vật từ nhiều nền văn minh khác nhau c̣n chiêm ngưỡng những hoạ phẩm cổ điển trên trần của các đại họa sĩ như Michelangelo cùng Rafaello và cũng trưng bày một số hoạ phẩm hiện đại của 2 họa sĩ thời danh là Salvador Dali và Marc Chagal. Sau đó, xếp hàng vào thăm nguyện đường nổi tiếng Sistine Chapel bên trong ṭa thánh Vatican.

 

 

Tiếp theo, chúng tôi c̣n đi thăm Colosseum hay đấu trường La Mă nay chỉ c̣n di tích để lại với thành quách đổ nát mà không tái tạo nhưng cũng là điểm thu hút du khách của ngành du lịch Ư. Sau đó chúng tôi cùng thả bộ đến các dăy phố kề cận để xem có đồ ǵ rẻ th́ mua làm kỷ niệm. Tuy nhiên, đồ giày dép, túi xách, nữ trang cũng như mỹ phẩm của Ư thuộc loại nổi tiếng thế giới nên giá khá cao!

Ngoài ra, Ư c̣n có nhiều tượng đài cổ xưa, tương tự nước Anh nhưng có lẽ lâu đời hơn v́ Đế Quốc La Mă một thời tung hoành thế giới, trong khi nhiều thế kỷ về sau nước Anh mới ngoi lên chiếm vị trí này. Do đó, tôi nghĩ quảng trường Trafalgar bên Anh có lẽ đă lấy mô h́nh quảng trường ở Ư làm mẫu với 4 sư tử 4 hướng nhưng xây cao nên trông đồ sộ, nguy nga chứ không thấp và ít nổi bật như ở đây.

Hy Lạp, đất nước của ba tổ sư triết học Tây phương

Từ phi trường nước Ư, chúng tôi đáp máy bay đi Hy Lạp, chỉ mất không đầy 2 tiếng đồng hồ là đặt chân đến Nhă Điển (Athenes) thủ đô nước Hy Lạp. Dọc đường dẫn về thành phố, chúng tôi thấy nhà cửa thưa thớt và đất đai khô cằn. Hoá ra 80% diện tích Hy Lạp là núi và chỉ có hơn 10 triệu dân. Đặc biệt suốt dọc đường hầu như không thấy một tấm bảng quảng cáo nào ghi bằng Anh ngữ, giống bên nước Ư. Hai nước này không mặn mà với Anh ngữ, nhất là Ư. Chỉ tại phi trường, bến tàu hay ga xe lửa mới phải ghi tiếng Anh, những từ tối cần thiết như Entry (vào) – Exit (ra) nơi đến - nơi đi v. v.  c̣n những chỗ khác trên nước Ư và Hy Lạp th́ rất hiếm thấy bảng hiệu ghi bằng Anh ngữ! Tưởng cũng nên nhắc lại là Đức và Nhật là hai nước cũng có tinh thần tự trọng cao, không xử dụng tiếng Anh. Phải chăng họ coi ngôn ngữ (một thành phần của văn hoá) như nền tảng của quốc thể phải được chính họ tôn trọng và bảo vệ? C̣n ở VN hiện nay, Anh ngữ tràn lan lấn át cả Việt ngữ mà thời VNCH trước 1975 cũng không hề có chuyện như vậy! Và Hoa ngữ cũng có dịp tràn lan!

Đây là nước ngập trong nợ nần và Liên Âu phải đổ tiền vào để cứu nguy v́ Hy Lạp là 1 trong những thành viên tổ chức Liên Âu nhưng có khuynh hướng xă hội chủ nghĩa mà đảng XHCN là 1 trong 2 đảng chính tại đây.  Chúng tôi thuê khách sạn gần phi trường hơn là thành phố nên phải đi xuống phố bằng taxi, chứ không đi bộ nhiều đến rạc cẳng như ở London! Di tích Acropolis là địa điểm du lịch đầu tiên của chúng tôi và đă từng vang bóng một thời gồm những ṭa thành cổ tạo thành trung tâm vừa có mục đích quân sự pḥng thủ vừa có tính cách tôn giáo của Nhă Điển, được xây dựng trên đồi cao, trước Công Nguyên. Toàn bộ khu vực được gọi là thành phố - quốc gia hay nhà nước - thành phố (city-state) của nước Hy Lạp thời cổ xưa! Ngày nay, các ṭa cổ thành chỉ c̣n lại những cây cột thẳng đứng vươn lên trời, c̣n tất cả di tích là một đống đổ nát, trơ trọi cũng như ngổn ngang những mảnh vỡ gạch đá trên mặt đất. Trong khu vực Acropolis này c̣n có đền thờ Parthenon, thờ nữ thần Athena, vị thần bảo hộ thành Nhă Điển (Athenes). Do đó, có phần chắc là tên thành phố có nguồn gốc từ tên nữ thần Athena chăng?

    

Đứng trước cảnh hoang tàn đổ nát này, tự nhiên tôi bỗng nhại thơ theo bài thơ “Điêu Tàn”của Chế Lan Viên, một người Việt thương vay khóc mướn cho dân Chiêm Thành mất nước nhưng ở đây là khóc cho cuộc bể dâu: hưng thịnh rồi suy vong hay đời là vô thường (Phật pháp):

Một ngày lạnh thị thành ta cất bước

về đây xem non nước Hy Lạp xưa

ôi những thành quách đền đài đổ nát

phơi lạnh lùng hoang phế kệ nắng mưa!

Santorini, đảo T́nh Yêu

Rời thủ đô Nhă Điển, chúng tôi đi du lịch đảo Santorini của Hy Lạp, cách đất liền khoảng 200 cây số. Phi cơ bay chỉ 30 phút là đến nơi. Thấy thân máy bay có in chữ Bombardier, tôi lầm tưởng chẳng lẽ đây là phi cơ oanh tạc được biến chế thành máy bay dân sự hay sao nhưng thật ra không phải mà là tên chiếc phi cơ dân sự Bombardier của hăng hàng không dân sự Olympic, bao thầu cộng việc chuyên chở hành khách từ Nhă Điển ra đảo Santorini và ngược lại.

    

Trước đây đảo này có tên cũ là Thera nhưng tên mới là Thira c̣n Fira là thủ phủ hay thị trấn chính. Dù vậy, tên thường dùng vẫn là Santorini.  Đây là đảo lớn nhất trong chuỗi đảo Cyclades, chỉ khoảng 56 cây số vuông. Từ cách nay khoảng hơn 3,500 năm đă xảy ra hiện tượng núi lửa phun trào và địa h́nh đă thay đổi kể từ đó rồi ổn định cho đến hiện thời. Santorini đă trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của Hy Lạp. Có lẽ v́ núi lửa phun trào mà Santorini đặc biệt có 3 loại băi biển: đen, trắng, đỏ tùy màu cát biển. Với dân số trên đảo là 13,500 người (kiểm tra năm 2001),  nhưng đảo Santorini có khá nhiều nhà thờ Chính thống giáo, không những chỉ là địa điểm tôn giáo mà c̣n là dấu tích văn hóa của Hy Lạp.  Để xây dựng các ṭa nhà hay khách sạn dọc theo sườn đồi cheo leo, người ta nuôi rất nhiều lừa để dùng chúng vào việc vận chuyển vật liệu xây cất, v́ đường hẹp có đoạn chỉ đủ cho người di chuyển theo hàng dọc nên xe cộ không thể nào nhúc nhích được, đừng nói là lăn bánh! Đây phải gọi là đảo của t́nh yêu đôi lứa, những người trẻ đang yêu hay ḥ hẹn, kể cả giới già hay trung niên muốn hâm nóng lại t́nh yêu vợ chồng. Phần lớn nhà cửa đều có màu trắng xen lẫn một ít nhà màu xanh tuyệt đẹp như tranh vẽ hay trong giấc mơ. Đúng là thiên đường hay bồng lai hạ giới! Nếu ai muốn vào khách sạn với hai tay không cho khoẻ th́ hăy điện thoại trước cho khách sạn để họ cho người ra khiêng vào vali hành lư của ḿnh, chứ không th́ cũng khá mệt, nhất là giới già … lỏng gối run chân v́ dễ bị té… găy xương như chơi!

Santorini, đảo T́nh Yêu

chỉ một lần thăm, nhớ rất nhiều

phong cảnh tuyệt vời như tranh vẽ

trời xanh biển biếc sáng trưa chiều!

sương trắng lung linh trong nắng sớm

trưa hồng ấm áp, hồn như phiêu…

chiều vàng gió thổi mây bay lại

đảo này thơ mộng biết bao nhiêu!

(Không phải thơ Đường nhưng t́nh yêu phải… thủy chung một vần.)

 

Phần III    Du lịch Á châu

Từ Hy Lạp… đến Hong Kong

Dù “Ngày vui qua mau” ở chốn tuyệt trần này, chúng tôi cũng phải đến lúc phải chia tay và về lại Nhă Điển rồi từ đây bay về London cho kịp chuyến bay của hăng Virgin qua Hong Kong tối ngày 27- 01-18. Một kỷ niệm đáng nhớ ở Hy Lạp ngày cuối cùng là uống thử loại Greek coffee xem ngon dở thế nào, hóa ra như uống… cám cà phê vậy. (Không biết có giống cà phê cát Thổ Nhĩ Kỳ?) mà ḿnh không dám nói và không thể nói là ngon được!  Đoạn đường từ London đến Hong Kong cũng khá dài khoảng gần 10 ngàn cây số, bay lâu đến 11 giờ mới đến nên tôi đâm ra ṭ ṃ mà theo dơi từng chặng trên màn truyền h́nh của phi cơ. Có lẽ v́ tránh núi Hy Mă Lạp Sơn của Tây Tạng, phi cơ bay chéo góc hai lần từa tựa như h́nh zigzag (chữ chi) bắt đầu từ không phận Dingxi và bay ṿng qua Longnan (cũng của Trung Quốc) rồi mới bay thẳng hướng về Hong Kong?

Đặt chân xuống Hương Cảng, chúng tôi thuê xe về khách sạn Cordis, một ṭa nhà có vẻ mới và lắp kiếng, so với những nhà cao tầng chung quanh xây tường nhiều hơn. Điều khó chịu nhất là thấy tượng điêu khắc h́nh ảnh vệ binh cầm Mao tuyển và tượng công nông Tàu ở ngay pḥng tiếp tân, dù ghi chú ra vẻ muốn làm người dân Hong Kong an tâm rằng “thời tuổi trẻ u mê” (tóm tắt đại ư)… một đi không trở lại.  Thô kệch nhất là tượng 2 người đàn ông Á châu hay Hoa trần truồng ngồi bệt xuống đất với 2 đôi chân có h́nh dạng chữ V ngược!

Phải chăng Trung Cộng đang chuẩn bị thuần hóa Hương Cảng theo từng giai đoạn bằng phương pháp tâm lư, nhất là để tránh cho giới trẻ bị kích động? (Sợ tuổi trẻ bị kích động nhưng kích động họ cũng là thủ đoạn CS luôn áp dụng để lợi dụng giới trẻ tối đa). Tâm lư là cho dân chúng làm quen trước với những h́nh ảnh tầm thường nhất của đại lục rồi sau đó mới tuyên truyền hầu chuyển hóa từ từ. Tôi chợt liên tưởng đến người trẻ Hoàng Chí Phong, lănh tụ cuộc biểu t́nh “dù” đ̣i hỏi dân chủ ở Hong Kong. H́nh như ngày chúng tôi đến đây là lúc anh hùng trẻ tuổi Hoàng Chí Phong bị ra ṭa xét xử và đi tù?

Hong Kong thừa hưởng hệ thống cai trị bằng luật pháp mà Anh Quốc để lại cho ḥn đảo này. Mạng lưới giao thông hiện đại và rất quy củ, có khá nhiều đường cao tốc xuôi ngược.  Đường hỏa xa càng tuyệt vời, hơn hẳn Úc và nhiều nước phương Tây khác. Độc đáo là đi xe lửa rất an toàn, nếu không muốn nói là tuyệt đối an toàn khi có 2 lớp cửa kiếng dày cùng lúc tự động mở ra - đóng vào cho hành khách lên xuống. Đó là 1 lớp cửa kiếng của toa xe lửa và 1 lớp cửa kiếng của nhà ga! (nghe nói ở bên Singapore cũng vậy). Ngay việc đến cổng (gate) chờ để vào phi cơ, hành khách cũng phải đáp xe lửa mới đến đuợc v́ phi trường mới xây rất rộng lớn, nên không thể đi bộ!

 

Những ngày ở đây cũng như bên Anh, trời mưa bay bay và sương mù lăng đăng khắp thành phố. Nhất là lúc chúng tôi đi dây cáp (sea-land-air cable tour) để lên thăm tượng Phật Tian Tan (Thiên Đàn) bằng đồng cao nhất châu Á trước cửa Chùa Po Lin, tọa lạc tại Ngong Ping,  đảo Lantau mà phải leo lên 300 bậc thang. Đi xe dây cáp kiếng, chung quanh sương mù trắng xóa, không thấy ǵ bên ngoài. Khi đó, tôi cứ nghĩ là nếu có trục trặc kỹ thuật như bị kẹt hay đứt dây cáp th́ trực thăng cũng không thể nào bay được mà cứu chúng tôi! Bước xuống trước khuôn viên tôn nghiêm của Chùa Po Lin, không khí lạnh do sương mù dày đặc làm tôi hơi khó chịu nhưng cũng c̣n cố sức leo hết bậc để văn cảnh Chùa! Thật là một danh lam của Hương Cảng!

 

Nhiều người như chúng tôi cứ tưởng mua áo quần hay mỹ phẩm v. v.  ở Hong Kong th́ chắc giá rẻ nhưng thật ra c̣n đắt hơn ở Úc. Phần lớn đồ mỹ phẩm ở đây là của Đại Hàn, đang chiếm lĩnh thị trường Hong Kông. Như thế cũng đủ biết dân Hàn giỏi làm kinh tế, biết cạnh tranh vượt cả người Hoa Hong Kong vốn có “máu” kinh doanh hạng đầu châu Á! Ở đây 2 đêm 2 ngày, chúng tôi gửi lại một số hành lư ở khách sạn để đáp phà qua Macau, cách Hong Kong về phía Tây Nam độ 65 cây số.

Macau, thủ đô bài bạc châu Á

Macau hay Macao hoặc Áo Môn từng là thuộc địa Bồ Đào Nha từ 1862 và kể từ 1999 trở thành một trong hai Đặc khu Hành Chánh cùng với Hong Kong của Trung Quốc. Theo đó, hai đặc khu này được tự trị kiểu “một quốc gia, hai chế độ” trong ṿng 50 năm nhưng thực tế, Trung Cộng không tôn trọng ǵ những điều họ cam kết mà ngược lại đang can thiệp trực tiếp bằng cách kiểm soát việc bầu cử hội đồng Đặc Khu để hạn chế tự do dần dần, không được trệch ra khỏi quỹ đạo chế độ độc đảng CS chuyên chế.

 

Diện tích Macau có khoảng 115 cây số vuông với số dân hơn nửa triệu người mà đa số người Hoa và một số rất ít người Bồ Đào Nha sinh sống. Chúng tôi đến ở khu có khách sạn Galaxy, cũng tiện nghi như Las Vegas nhưng được thuê với giá ưu đăi như bên đó để lấy ḷng người trước rồi sẽ… “cạo sạch” sau, dù chúng tôi không hề thử thời vận qua tṛ cờ bạc? Trên khắp ḥn đảo này, người ta đang xây dựng những ṭa nhà cao tầng với nhiều khu riêng biệt, chứ không tập trung một chỗ như Las Vegas. Họ có vẻ muốn cạnh tranh với ṣng bài quốc tế Mỹ qua các ṣng bài và thương hiệu buôn bán đang hoạt động và có lẽ muốn qua mặt cũng không biết chừng, qua những công tŕnh đang thực hiện? Dù có nhiều ṣng bạc ở ngay phố Macau là khu cũ nhưng họ đang tất bật dựng lên khu mới với những ṣng bạc lớn và hiện đại hơn hẳn khu cũ.  Họ đang nuôi tham vọng thay Mỹ kéo con bạc quốc tế về đây chăng? Phải đến Macau mới thấy người Hoa có máu mê cờ bạc vào hạng đệ nhất thiên hạ. Đại đa số người Tàu có thể lên đến 99. 90 % lao vào cuộc “sát phạt đỏ đen” ở đây mà không thấy một mống người nước ngoài nào cả. Họa chăng là lèo tèo vài người Nhật hay Đại Hàn? Cạnh tranh thế này làm sao nước mạnh, dân giàu khi chỉ trông mong vào máu ăn thua của dân Tàu? Ngoài khu tổng hợp ṣng bài và cửa hàng của khách sạn Galaxy, c̣n có The Parisian mô phỏng Paris, The Venetian mô phỏng Venice và có cả City of Dreams của tỷ phú Úc Packer v. v.

    

(Một điểm khác biệt lớn giữa người Tây phương và Đông phương là đa số dân Tây chơi bài là để giải trí và kỹ nghệ bài bạc là kỹ nghệ giải trí, do giới cựu chiến binh nắm giữ một phần. Đó là ở Úc. Tất nhiên cũng có người nghiện cờ bạc nhưng số đó rất ít. Mỗi cuối tuần, họ thường trích ra 100 hay 200 đồng đến chơi bài ở câu lạc bộ gọi là RSL và thua hay được đều trở về nhà, thơ thới hân hoan, lên giường ngủ… thẳng cẳng (?), chứ không nóng mặt hay tham lam mà t́m cách gỡ lại như dân Á châu bên Đông phương).    

Xe chở chúng tôi qua cầu đi thăm thành phố Macau ở bên kia để xem cho biết sinh hoạt b́nh thường của cư dân địa phương. Đường phố nhỏ như Hội An và những cửa hàng trông không được trật tự cho lắm với màu đỏ làm nhức mắt v́ người Hoa có thói quen tin màu này đem lại vận đỏ cho họ. Điều vô lư đáng chú ư là mua bất cứ thứ ǵ, người mua phải trả tiền bằng đô la Hong Kong và được thối tiền Pataca của Macau nhưng lấy tiền thối này để trả tiền mua hàng th́ bị từ chối!

Không ngờ Macau là địa điểm của nhiều loại hoạt động từ thể thao cho đến văn hóa, hiện đại xen lẫn truyền thống. Có cuộc đua xe thể thao gọi là Macau Grand Prix tháng 11 hàng năm, Marathon quốc tế Macau tháng 12, lễ hội âm nhạc quốc tế tháng 10 hay 11 và lễ hội nghệ thuật Macau tháng Ba v. v. Bất ngờ hơn nữa là có đám rước Chúa chịu khổ nạn (Christ’s passion) diễn hành hàng năm từ nhà thờ thánh Augustin đến nhà thờ chánh ṭa vào khoảng tháng 2. Macau là xă hội từng dung hợp hai nền văn hóa Trung Hoa và Bồ nhưng h́nh như thực dân Bồ không tha thiết với việc áp đặt ảnh hưởng của họ lên bán đảo này nên dấu ấn của Bồ mờ nhạt, chẳng để lại ǵ đáng giá như Anh đối với Hong Kong!

 

Tiếp đến chúng tôi đi xem di tích nổi tiếng nhất là nhà thờ Mater Dei (Mẹ Thiên Chúa) quen gọi nhà thờ Thánh Paul nằm trên một đồi cao, cách phố chưa đầy 500 thước. Di tích này là điểm thu hút rất đông du khách Tây phương. Thật ra, khu di tích tổng hợp trên gồm cả trường đại học thánh Paul (đại chủng viện của Ḍng Tên đúng hơn) và nhà thờ đều bị cháy năm 1835 và vẫn để y vậy làm di tích cho đến nay.  Đó là một trong 25 địa điểm thuộc khu lịch sử của Macau được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2005. Điều tôi thắc mắc là tại sao cháy năm 1835 mà vẫn không được xây dựng lại? Theo thiển ư là v́ trung tâm truyền giáo Á châu này có dính dáng đến Ḍng Tên mà Ḍng Tên có lịch sử rất long đong v́ bị nghi kỵ muốn vượt thẩm quyền của Vatican, không những từng bị Ṭa Thánh cấm mà c̣n bị nhiều nước Tây phương cấm hoạt động một thời gian, trong đó Bồ Đào Nha là nước đi đầu! Một giáo sĩ người Ư nổi danh nhất Ḍng Tên là Matteo Ricci (h́nh dưới), tên Hán Việt là Lợi Mă Đậu, nói tiếng Hoa rất thành thạo và là người Tây phương đầu tiên vào Tử Cấm Thành Trung Hoa thời Minh Thần Tông và được hoàng đế vời vào giúp việc vẽ bản đồ. Đó là bản đồ “Khôn Dư Vạn Quốc Toàn Đồ” (Carta geografica complete di tutti I Regni del Mondo có nghĩa là bản đồ đầy đủ tất cả vương quốc trên thế giới) bằng Hoa ngữ sớm nhất, vẽ bao quát thế giới thời đó.

 

Trước khi chuẩn bị rời Macau, chúng tôi đi thăm Viện Bảo Tàng Macau nằm trên ngọn đồi khá lớn, kế cận nhà thờ và trường thánh Paul. Tượng Matteo Ricci được đặt ở đầu đường dẫn lên Viện Bảo Tàng. Tôi không biết toàn bộ khu vực này sẽ tồn tại được bao lâu khi thuộc hoàn toàn vào trong ṿng kiểm soát chặt chẽ của Trung Cộng?

Đây là chặng du lịch cuối cùng, chúng tôi trở lại Hong Kong để về Úc tối ngày 03-03-18 và ngày 4 đă có mặt ở sân bay Melbourne rồi từ đây bay thêm một giờ đến Sydney. Nghĩ mà giật ḿnh khi chúng tôi “bay” qua khoảng hơn 45 ngàn cây số, ngồi trong phi cơ gần 50 giờ đồng hồ, dù không liên tục nhưng điều đó không phải là chuyện đơn giản đối với sức khỏe người già như chúng tôi và đáng nói hơn nữa là cháu bé c̣n bú sữa mẹ. Tôi vốn không tin tuyệt đối vào vật chất và khả năng (của con người) v́ tôi nghĩ hai “phạm trù” đó có tính hữu hạn mà sự rủi ro là vô hạn! Nhất là sau khi về nhà một ngày th́ nghe tin hai phi cơ liên tiếp, một ở Nga và một ở Iran rơi với gần 200 người rủi ro chết thảm!

Thật là nhờ Ơn Trên mà chuyến du lịch của chúng tôi b́nh an vô sự từ đầu đến cuối! Xin muôn vàn cảm tạ Hồng ân Chúa Trời!

Xin thưa vài lời cuối:

Thực t́nh, không biết tôi viết đến đây có ǵ làm quư anh chị em bực ḿnh không v́ tôi thú thật rất ngại kể lể chuyện ḿnh như câu ngạn ngữ của Pháp “cái tôi là cái đáng ghét” (le moi est hássable). Thành thử nếu có điều ǵ thất thố, không làm vừa ḷng quư vị, xin rộng lượng bỏ qua cho. Xin chân thành đa tạ.

 

Phạm Đ́nh Dương

Sydney (ngày 15. 03. 18)

 

Trở về Mục Lục 99Độ