HUẾ  HÀO  HOA ?

(Bản sắc con người xứ Huế)

 

Lê bá Vận

 

Nhân chi sơ. Tính bổn thiện”, người Huế sinh ra tính rất thiện, th́ cũng như con dân Việt ở ba miền Trung Nam Bắc; lớn lên trong môi trường chốn thần kinh trọng lễ giáo, các tính hướng thiện lại được củng cố thêm, đồng thời “Tính tương cận. Tập tương viễn” tiếp cận với nền văn minh vật chất ngoại lai, người dân Huế không tránh khỏi tiêm nhiễm một số tật hư thói xấu. May thay ‘tốt nhiều xấu ít’. Người Huế cũng thông minh, dí dỏm như ai, chỉ là non sông sinh tính ‘dè dặt kín đáo nhẹ nhàng’ không ồn ào phô trương biểu lộ.

 

Các nhà văn nhà thơ đă viết nhiều ca tụng Huế thơ, Huế đẹp. Các con dân Huế th́ viết bản tự kiểm về Huế “chay lai ngẳng chướng”. Tôi trước cũng có viết về Huế: “Nói ừ (được) viết chớ, đi nhớ ở đừng”. 

 

Bác sỹ Bùi Minh Đức, một con dân Huế chay đă viết về bản sắc của con người xứ Huế là “có nhiều đặc tính rất chi là Huế”:

 

1)trọng đạo lư Khổng Mạnh.

2)trọng lễ nghĩa.

3)rất tế nhị.

4)thường kín đáo.

5)đôi lúc ngang thiên cứng đầu “ngang tàng bướng bỉnh”. 

6)thích lập dị (tui đặc biệt lắm).

7)cục chướng (khi về già).

8)thích nghịch ngợm bông đùa hoang ngầm, nói lái.

9)cuộc sống cần cù, ham làm hơn ham chơi.

10)thích tự cười cợt, tự ḿnh khôi hài, điển h́nh là chuyện các Mệ Hoàng Phái

(Bùi Minh Đức “Chữ Nghĩa Tiếng Huế” 2008, ‘Bản sắc của con người xứ Huế’, tr 24-29). Tác giả nói thêm: “Nếu chúng ta càng đào sâu vào kho tàng ngôn ngữ của người Huế, chắc chắn chúng ta sẽ t́m thấy thêm nhiều đặc tính cố hữu khác của họ…”

 

Tôi ở Huế 30 năm, khắp nơi trong thành phố, những 16 nơi, ở trọ lúc đi học và khi ra làm việc trước năm 1975 ở nhà công. Trong tư thế ‘bàng quan giả tỉnh’ nhưng không hẳn là người ngoài cuộc, tôi có lối nh́n khách quan khá riêng biệt về Huế, xứ sở và con người mà bản sắc có các mặt tích cực, tiêu cực, cũng có giống và cũng có khác với các nhận xét của tác giả “Chữ Nghĩa Tiếng Huế”, chính gốc con dân Huế.

Tôi thấy người Huế có a)những tính tốt hay hiện h́nh hoàn hảo và b)những tính xấu hơi hơi, họa hoằn, hiếm hoi, hi hữu.

 

Minh họa chi tiết các bản sắc của người Huế :

 

*A. Mặt tích cực * Huế chung: hiền ḥa, hào hiệp, hăng hái, hiếu học, hiếu hạnh, hài hước.

1)Huế hiền ḥa, hiền hiền, hiền hậu, hồn hậu, ḥa hưỡn, ḥa hảo, hoan hỉ, hểu hảo, hộc hệch, hữu hạnh, hẳn hiên.

2)Huế hào hiệp, hảo hán, hành hiệp, hiếu ḥa, hướng hạ, hào hùng, hào hứng, huyền hoặc, hùng hậu.

3)Huế hăng hái, hơ hải, hối hả, hè hụi, hăm hăm hở hở, hùng hùng hổ hổ, hồng hộc hớt ha hớt hải, hữu hiệu.

4)Huế hiếu học, ham học, hay học hỏi, học hung, học hùng hục, h́ hà h́ hục học hành, học hoài học hủy; ham Huế học, hán học, hóa học, h́nh học, hội họa.

5)Huế hiếu hạnh, ḥa hiếu, hội hiếu, họ hàng ḥa hợp, hương hỏa hậu hĩ; hương hồn hiếu hỉ hương hoa, hầu hạ hỏi han; hoài hương, hành hương, hồi hưu hồi hương.

6) Huế hài hước, hân hạnh hoàng huynh, hân hoan hiền huynh, hóm hỉnh; hay hoang, hay hót, hay hù, hay hề, hay hố, ha ha hi hi hí hửng hỉ hả, hề hề hô hố huề ḥa.

       *Sở thích: hát hỏng.

7) Huế hay hát, hát hay, hát ḥ, ḥ huế, ham hút ham hát; hàn huyên, họp hành, hội họp, hiệp hội, hội hè; hí họa, hoạt họa; hùn hạp, hải hồ, hàng hải.

       *Huế nam: hào hoa

8)Huế hào hoa, huy hoàng, hảo hạng, hiển hách; hám hoa, háo hức, hú hí, hủ hỉ, hợp hoan, ḥ hẹn, hứa hẹn, hứa hôn.

       *Huế nữ: hoa hậu

9)Huế hoa hậu, h́nh hài hài ḥa, hơ hớ hây hây hồng hào, hớn hở, hớp hồn, hút hồn, hồng hơn hoa hồng, hương hơn hoa huệ.

 

*B. Mặt tiêu cực.

       * Huế chung: hàm hồ, hung hăng, hẹp ḥi, hợm hĩnh, hời hợt.

10)Huế hàm hồ, hất hàm hỗn hào, huyễn hoặc, hậm hực, hăm he, ḥ hét hả hơi, hô hoán, hoạnh họe, hà hiếp.

11)Huế hung hăng, hằm hằm, hầm hè, hạch hỏi, hầm hừ hầm hịch, hành hung, hất hậu, hành hạ, hăm hại, hoành hành.

12)Huế hẹp ḥi, hữu hạn, hay hiềm, him hím, hiểm hóc, hục hặc, hằn học, hăm hù, hàm huyết hèn hạ, hư hèn, hạ hồi hậu họan.

13)Huế hợm hĩnh, hoa ḥe, hinh hỉnh, hển(h) hển(h), hiu hiu huênh hoang hoặc huếch hoác hống hách; hả hê hăo huyền, hụt hẫng, hằng hà hậu họa.

14)Huế hời hợt, hờ hờ, hề hề, hùa hùa, hềnh hệch, hở hơi; hớ hênh, hớ hang, hở hang, hơ hỏng hư hỏng.

          *Huế nam: ham hố.

15)Huế ham hố, hau háu, hàng hai, hủ hoá, ham hốt hết, học hàm, hàng họ, hoạn hải, huê hồng; háo hức, hái hoa, hun hít, hăm hiếp, hoăn hôn, hoàn hôn, hồi hôn.

        *Huế nữ: hay hờn.

16)Huế hay hờn, hay háy, hay hận, hối hận, hồi hộp, hoảng hồn, hoảng hốt, hoàn hồn; hẩm hiu, hiu hắt, héo hắt, héo hon; hững hờ, hắt hủi, hủy hẹn, hối hôn, hủy hôn.

 

*C.Các mặt khác: (17) bệnh tật do khí hậu, do lam lũ;  (18) biến loạn do lịch sử: ;  (19) ước vọng nhiều người miền Trung: Huế hóa.

17)Huế ho hen, húng hắng, hắt hơi, hô hấp hụt hết hơi, hổn hển; hanh hanh, hâm hấp, hâm hẩm; hấp him, hấp háy; hư huyết, hoại huyết, hom hem, hốc hác, hấp hối.

18)Huế hăi hùng, hiện hồn hú hồn, hang hùm hổ huyệt, hiểm họa, hủy hoại, hành h́nh.

19)Huế hóa, hạp Huế, hơi hơi Huế, hao hao Huế, hơi hướm Huế, hẳn hoi Huế, hoàn hảo Huế, huy hiệu Huế; hợp hôn Huế.

 

Các bản sắc vừa kể trên “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” với Huế, tự chúng là nội tại, chính thống “hữu xạ tự nhiên hương”, rất chi là Huế, được đồng thuận. Đối chiếu chúng với mười đặc tính BS Bùi Minh Đức liệt kê trong “Bản sắc của con người xứ Huế” nói trên, th́ đặc tính

*1)’trọng đạo lư và 2)trọng lễ nghĩa’ tương đương với ‘Huế hiếu hạnh’;

*đặc tính 3)‘rất tế nhị và 4)thường kín đáo’ tương ứng với ‘Huế hiền ḥa, ḥa hưỡn’;

*đặc tính 5)’đôi lúc ngang bướng, 6)thích lập dị và 7)cục chướng’ cũng là ‘Huế hàm hồ, hung hăng, ḥ hét’;

*đặc tính 9)’cần cù’ thể hiện ở ‘Huế hiếu học’; và cuối cùng

*đặc tính 8)’thích bông đùa nghịch ngợm, 10)thích tự cười cợt’ chính là ‘Huế hài hước’. 

Ta phải biết người biết ḿnh, biết tự khen. Quá khứ Huế hăi hùng nhưng người Huế hiền ḥa, trai hào hoa, gái hoa hậu. Hoặc giả “cha hào hùng, con hảo hán”, hiếm khi “cha hào hoa, con ham hố”, “mẹ hấp him, con hoàng hậu”.

 

Linh khí miền sông Hương núi Ngự đă ban cho người Huế những đức tính “nhân chi sơ”, buổi ban đầu. Bàn tay con người giúp vun đắp kiện toàn bản sắc con dân Huế ngày nay thông qua “Tứ Tuyệt” biểu tượng Huế.  

Một là ‘Cung Điện Lăng Tẩm’ chi phối lối sống lễ nghĩa cổ kính. Hai là ‘Ca Huế’ cùng ‘Ḥ Huế” và phần nào ‘Nhạc Cung Đ́nh’ ảnh hưởng tâm hồn thi văn người Huế.

Ba là ‘Cầu Tràng Tiền’ sáu vài mười hai nhịp, khởi động đời sống tân tiến hướng ngoại bôn tranh.

Bốn là ‘Các cô gái Huế’ với tà áo trắng, nón che nghiêng vành, kín đáo e lệ, thẹn thùa, nền nếp, thấm ḷng. Mà nói đến các cô gái Huế là nói đến trường nữ trung học “Đồng Khánh” độc nhất vô nhị nhiều chục năm trước với các nữ sinh.

 

                               Vẻ đẹp muôn đời

 

                      Sắc nước hương trời. Vang bóng một thời.

                    Hỡi o Đồng Khánh tê ơi!

                    Tan học o rời, tôi bước theo sau.

                    Theo lên Nam Giao, (Bến Ngự,) qua Phú văn Lâu,

                    Theo (về An Cựu,) xuống Vĩ Dạ, theo qua Cầu… (Tràng Tiền),

                     Theo vô Thành Nội, theo về Gia Hội, Đông Ba.

                     Theo em cho đến tận nhà,

                      Ngắm cô gái Huế ḷng đà ngất ngây.

 

Đó là tâm trạng của các chàng trai “hào hoa nhưng lại ṇi t́nh, thấy cô Đồng Khánh chân đành bước theo”.

Hai cô Kiều khuynh quốc khuynh thành cụ Nguyễn Du mô tả cũng hàm ư dám là người Huế? nữ sinh hoa khôi Đồng Khánh một thời.

                    “Chàng Vương quen mặt ra chào,

                     Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.

                     Nguyên người trong Quảng mới ra,

                      Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh”.

                               (Kiều 2012)

Các cô gái Huế là vưu vật của Huế Tứ Tuyệt, là nét đẹp biểu hiện trong sáng, đoan trang, là nguồn cảm hứng rồi rào bất tuyệt thi văn Huế, là biểu tượng sống xao xuyến bồi hồi muôn thuở của Huế, là lư do bức xúc động viên các chàng trai “Huế Hào Hoa?”

 

 

Thừa Thiên lại dành tặng bổ túc, cho người dân Huế các đức tính “thành thực, thẳng thắn, thâm thúy, thuận thảo, thân thiết, thư thái, thương thảo, tha thứ…”, cho nam giới “thông thái, thần thông, thành thục, thông thạo thử thách, thiết thực, thức thời, thi thơ thơ thẩn …”,  cho nữ giới : “thơm tho, thon thả, thẹn thùa, thỏ thẻ thắm thiết, thanh thoát, thánh thiện, thẫn thờ, thưỡn thẹo thách thức, thưởng thức thời thượng…”  hên may nhờ thơm thảo tuy hai nhưng một của Thừa Thiên - Huế.   

 

Lê bá Vận.

 

 

 

Trở về:   Trang trước    Trang chủ