EM TÔI

 

Em sinh ra đời trong sự chờ đợi của cả gia đ́nh, nhất là ba mẹ, v́ trước đó, mẹ đă hạ sinh một dây năm người con gái. Mặc dù đứa con gái thứ năm chào đời trong tiếng vỗ tay của ba, v́ ba vui mừng được NGŨ LONG CÔNG CHÚA, nhưng trong ánh mắt ba mẹ vẫn thèm khát một đứa con trai nối dơi tông đường như quan niệm của người Việt từ khai thiên lập địa đến bây giờ.

Em chào đời khi tôi đă vào tuổi dậy th́, đă biết vui với niềm vui của ba mẹ, đă biết chia xẻ những lo âu khắc khoải của gia đ́nh, dù rằng lúc ấy chị em tôi sống trong nhung lụa, là những thiên kim tiểu thư của thế kỷ 20 !!!

Em chào đời trong niềm vui tột cùng của cha mẹ, v́ em là đứa con trai được cả gia đ́nh mong đợi từ lâu. Ba đặt tên em là THANH B̀NH, ngoài ư nghĩa tượng trưng cho t́nh yêu của ba mẹ là hai chữ T & B kết hợp, ba c̣n muốn lấy tên tôi làm chữ lót cho em, mong muốn sau này em giống người chị cả, chăm chỉ học hành để làm rạng danh tổ tông. Đặt tên em là THANH B̀NH, ba c̣n muốn cuộc đời em b́nh yên, phẳng lặng, sống như ba mẹ đă sống, lúc nào cũng lấy chữ ĐẠO ĐỨC làm đầu.

Em lớn lên trong sự yêu thương của cả gia đ́nh, trong đó, tôi là chị cả nên việc chăm sóc em, tôi cũng có phần tham gia, dù hầu hết mọi việc đều do người giúp việc đảm trách, nhưng với thiên chức phụ nữ trong người con gái tuổi dậy th́, tôi thỉnh thoảng cũng bồng bế, chăm chút em thay mẹ....

 

Vậy mà cuộc đời em không hề b́nh yên, không hề phẳng lặng. Vừa chào đời được vài tháng th́ biến cố Mậu Thân ập đến. Cả gia đ́nh chúng ta nháo nhác chạy loạn, đến tá túc vào một khách sạn ở trung tâm thành phố có hầm chống pháo kích. Tôi bồng em thay mẹ, v́ lúc đó mẹ mới sinh dậy c̣n non ngày, lại sợ quá nên tinh thần và thể chất không c̣n vững vàng nữa. Và cũng v́ quá sợ nên nguồn sữa không c̣n. Em khóc ngằn ngặt v́ khát sữa, tôi phải bồng em trên tay, vừa dỗ dành, vừa t́m người có con nhỏ để em được bú nhờ....

Rồi thời gian cũng trôi qua, em dần dần lớn khôn trong sự đùm bọc của cha mẹ và t́nh yêu thương của năm người chị. Càng lớn, em càng đẹp trai và thông minh, càng làm ba mẹ hănh diện về đứa con trai muộn màng của gia đ́nh.

 

Biến cố 1975 ập đến như một cơn lốc, cuốn phăng tất cả. Gia đ́nh ḿnh từ một cuộc sống êm đềm, nhàn hạ, phải bước vào một khúc ngoặt mới. Từ một quư phu nhân, mẹ phải bươn chải ra chợ, mua mua, bán bán, chạy gạo từng bữa để cứu lấy cái gia đ́nh nheo nhóc người đều ở tuổi ăn tuổi học. Ba sau khi " học tập cải tạo " về nhà sống như một chiếc bóng, ngoài việc dạy dỗ về văn hóa cho con cái, ba đâu có phụ mẹ trong việc kinh tế gia đ́nh, dù ba học rất giỏi, nói tiếng Pháp và tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, và cũng từng xuất ngoại nhiều lần để tu nghiệp. Tôi tốt nghiệp Đại học Y Khoa th́ được bổ nhiệm về một nơi khỉ ho c̣ gáy, lương cũng chỉ đủ ăn mà sống, nào có mong mỏi ǵ phụ giúp ba mẹ nuôi em. Nhiều lúc hiếm hoi lên thăm nhà, thấy mẹ sai em đi mua từng kư gạo, ḷng tôi như muối xát, nhưng chúng ta làm ǵ được trong hoàn cảnh này. Rồi đến bữa ăn, nh́n mẹ phân chia cơm cho các phần ăn, tôi quay đi quẹt nước mắt lặng thầm. Một chút cơm, cộng thêm bo bo, là thức ăn ở Nga người ta cho ngựa ăn, nhập về Việt Nam trở thành khẩu phần ăn cho con người !!!! Nhưng bo bo nào có được ăn cho no đủ ???

Thiếu thốn vật chất, nhưng em vẫn cố gắng học. Em xanh xao, c̣n đâu h́nh ảnh một thiếu niên da trắng môi đỏ ngày nào. Em không than van, chỉ biết chăm chút học, hầu mong có một tương lai trong sáng hơn hiện tại của em.

 

Rồi tôi bỏ việc, sau lần tranh căi nẩy lửa với cái gọi là "Tập thể lănh đạo bệnh viện". Tôi ra đi, tương lai phía trước là một ẩn số, nhưng tôi mang theo niềm hy vọng của tuổi thanh niên, hy vọng ḿnh sẽ t́m thấy một cái ǵ đó tốt hơn hiện tại.

Vào đất Saigon, không nhà cửa, không tiền bạc, xin việc ở đâu cũng khó khăn v́ không có quen biết, hay ít ra cũng có cái gọi là THỦ TỤC ĐẦU TIÊN. Nhưng tôi không nản ḷng. Cha mẹ đă truyền cho tôi bản năng bất khuất, không gục ngă trước nghịch cảnh cuộc đời. Tôi làm bất cứ việc ǵ có thể, và lương thiện, để nuôi sống bản thân và nuôi sống chồng con. Trời không khép cánh cửa với bất cứ ai, nên dần dần, tôi cũng bắt dầu dành dụm được những số tiền c̣m cơi, gửi về giúp cha mẹ nuôi em ăn học. Tôi không hối hận với quyết định bỏ việc của ḿnh...

 

Noi gương tôi, em thi vào trường Đại Học Y Khoa Huế. Cay đắng thay, gia đ́nh ḿnh được xếp vào loại ưu tiên 11(tức là gia đ́nh NGỤY QUYỀN) chỉ trên hai bậc so với bảng xếp ưu tiên của xă hội lúc bấy giờ. Như vậy, nếu con của các gia đ́nh có công cách mạng hay liệt sĩ, chỉ cần 1 điểm là đậu vào trường Y, th́ em phải cần đến 11 điểm. Một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức, nhưng em vẫn cố gắng vượt qua. Nhưng có phải như vậy là xong đâu ???!!! Giấy báo trúng tuyển bị nhân viên trường ém lại, để nếu em tôi không nhập học đúng kỳ hạn th́ chỗ học của em có phải thuộc về một cá nhân nào đó thuộc diện "con ông cháu cha" rồi không? Tội nghiệp mẹ tôi, bà chưa từng đến cơ quan công quyền nào, nhưng v́ con, bà phải chạy lên trường hỏi hết chỗ này đến chỗ khác, cho đến lúc họ phải "ḷi" ra giấy báo trúng tuyển của em tôi bà mới chịu thôi.

Nhưng cũng chưa hết !!!! Đến ngày khám sức khỏe, họ lại viện lư do em bị cao huyết áp, không đủ sức khỏe để theo học. Lạy vong hồn Giáo Sư Lê Văn Bách, người thầy khả kính của nhiều thế hệ sinh viên chúng tôi, thấy chuyện bất b́nh, nên đă trực tiếp can thiệp. Thầy tế nhị, can thiệp một cách nhẹ nhàng bằng cách cho em tôi về nghỉ một ngày, đến ngày sau khám sức khỏe lại. Sự can thiệp kịp lúc của Thầy đă giúp cho em vượt qua cửa ải cuối cùng để trở thành sinh viên trường Đại Học Y Khoa Huế !!!

 

Em bước chân vào cổng trường Đại học, mang theo hoài băo của người thanh niên, mang theo niềm hy vọng cho cả gia đ́nh, dù rằng chúng ta sống trong thiếu thốn, nhưng không đầu hàng trước số phận nghiệt ngă của cuộc đời dành cho gia đ́nh ḿnh. Tôi biết em phải cố gắng rất nhiều, cố gắng hơn các bạn đồng trang lứa nhưng có hoàn cảnh gia đ́nh tốt hơn chúng ta. Em lên lớp đều đặn từng năm một, cũng như tôi luôn cố gắng dành dụm ít nhiều gửi về cho ba mẹ phụ nuôi em. Tôi muốn em phải ăn học tời bờ tới bến, c̣n làm gương cho hai đứa em trai c̣n nhỏ của gia đ́nh sau này nữa. Những lần em đi thực tập, mẹ viết thư vô Saigon cầu cứu (v́ lúc ấy phương tiện liên lạc chỉ có thư bưu điện, chứ không phổ biến điện thoại như bây giờ). Tôi phải t́m mọi cách giúp mẹ, giúp em. May mắn cho tôi gặp người chồng tốt, anh sẵn sàng chia xẻ với tôi những khó khăn của gia đ́nh, không bao giờ ngăn cản hay cằn nhằn. Anh cũng hết ḷng thương yêu cậu em vợ ngoan ngoăn, hiền lành, học giỏi.

Em ra trường, không có được một cánh cửa tốt đẹp nào mở ra chào đón em, v́ chúng ta không có TIỀN, cũng không là CON ÔNG CHÁU CHA, th́ làm ǵ em có được một nhiệm sở ưu tiên. Thời may, lúc ấy có một người quen cho biết, tại Dalat đang thiếu Bác sĩ, mẹ lại vội vàng nhờ người ấy giới thiệu cho em gặp ông Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp Y Tế Lâm Đồng lúc bấy giờ. Có lẽ ông Trời không đóng cửa lại cho bất cứ ai, nên nếu Trời đóng cánh cửa này th́ sẽ mở ra cánh cửa khác, nên em được nhận vào làm. Ba mẹ và gia đ́nh mừng không bút nào tả xiết, thôi th́ có việc là may mắn rồi. Em lên Dalat, đúng nguyện vọng của ba, v́ ba từng làm Trưởng Ty ở đó vào thập niên 60. Bây giờ ba muốn em làm rạng danh tổ tông tại miền đất ba đă từng làm việc và sinh sống lâu dài.

 

Tội nghiệp em, chưa từng sống xa nhà, chưa từng rời ṿng tay cha mẹ, cho dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, vẫn ở trong ṿng tay ấm áp của gia đ́nh. Vậy mà bây giờ v́ sinh kế, em phải xa tổ ấm, bay về một miền đất xa lạ, cũng chưa biết có phải miền đất hứa hay không? Những tháng ngày đầu tiên xa nhà ấy, em phải sống nhờ tại nhà một người bạn vong niên của ba. Hai bác cũng rất tốt, nhưng hoàn cảnh kinh tế lúc bấy giờ ai cũng khó khăn như nhau mà. Em sống với hai bác, đóng góp phần lương ít ỏi của em cho hai bác để cùng sinh hoạt gia đ́nh. Những bữa cơm đạm bạc, không làm em nhụt chí. Những buổi sáng đói ḷng đi làm v́ trong nồi không c̣n cơm nguội (quy định gia đ́nh buổi sáng là cá nhân tự lo).

 

Tôi lên Dalat thăm em. Thời gian đó làm sao tôi dám nghĩ đến một chuyến đi Dalat mà du lịch. Thời may, có một bệnh nhân rất thương mến tôi, dù tôi không phải là một Bác sĩ làm việc tại các bệnh viện của nhà nước, mà chỉ là một bác sĩ gia đ́nh, mời tôi đi cùng gia đ́nh họ lên Dalat, tôi mới dám lợi dụng hoàn cảnh đó lên thăm em và thay cha mẹ nói lời cám ơn hai bác như là ân nhân của gia đ́nh ḿnh. Cùng ăn cơm với bạn, tôi chợt thắt ḷng khi nghĩ đến em và những bữa cơm rau dưa. Tự nhiên tôi không thể nào nuốt trôi những món sơn hào hải vị đang được bày biện trên bàn do người khách thết đăi tôi.

Sáng hôm sau, tôi ghé nhà thăm hai bác và kêu em ra ngoài. Dắt em vào một tiệm ăn khá nổi tiếng ở Dalat, nh́n vẻ mặt ngơ ngác của em mà ḷng tôi như muối xát. Tôi âu yếm nói với em : "Beau ưng ăn chi th́ kêu đi" Em ngần ngừ như không muốn tin vào những ǵ đang xảy ra với hai chị em (Beau là tên thường gọi ở nhà của em, theo tiếng Pháp có nghĩa là đẹp)

Tôi thay em kêu món ăn. Nh́n em ăn ngon lành, loáng một cái là hết ngay tô phở, tôi kêu thêm cho em một phần bánh ḿ. Em không khách sáo, không từ chối, vui vẻ ăn hết phần tôi gọi thêm. Rồi nói một cách chân thật : Em no rồi, chị đừng kêu thêm nữa nghe. Tội nghiệp em tôi !!!!!

Chị em bịn rịn chia tay nhau, tôi đưa cho em một số tiền nhỏ, bằng một tháng lương của em. Em từ chối : Em đi làm rồi, có lương mà, chị c̣n phải nuôi hai cháu. Tôi bảo: Không, cứ cầm, mai mốt giàu rồi cho lại chị gấp 10 lần. Nước mắt đă trào lên mi, tôi quay đi...

Rồi thấy em hàng ngày phải cuốc bộ đi làm, đường Dalat th́ dốc, tôi thương quá. Lại bàn với ba mẹ, kiếm một chiếc xe gắn máy cũ, mua cho em làm phương tiện. Nhận được chiếc xe gắn máy, em nâng niu như bảo vật, trong khi với bao nhiêu người khác, nó chỉ là đồ phế thải. Thương em quá !!!

Em dành dụm, tằn tiện từ đồng lương ít ỏi, và những cas trực đêm thay cho đồng nghiệp có điều kiện hơn, v́ em sống độc thân, nên một khoảng thời gian sau, em mua được chiếc xe Dream mới. Đối với em đúng là một giấc mơ tuyệt đẹp.

 

Em thường hay tâm sự với tôi, em muốn làm có tiền để phụ tôi giúp cha mẹ già. Tôi thường gạt đi, v́ tôi sợ... Sợ mục đích kiếm tiền sẽ xóa mờ Y đức, đó là điều tôi cũng như cả gia đ́nh không bao giờ muốn. Tôi khuyên em hăy cứ sống cho tốt, để khỏi phụ ḷng mong mỏi của cha mẹ và gia tộc. Hơn nữa, điều tôi băn khoăn là muốn em sớm lập gia đ́nh, để ổn định cuộc sống, cho ba mẹ tôi yên ḷng và có cháu nội, như tập quán muôn đời của đất nước ḿnh.

Em trải qua một vài mối t́nh, nhưng h́nh như có duyên nhưng không có nợ, nên chia tay mà không có lư do chính đáng. Cho đến ngày em gặp Thư, người vợ của em bây giờ... Thư không đẹp, nhưng hiền thục. Có điều Thư vụng dại. Nhưng trên hết, Thư yêu em thật ḷng. Ba mẹ chưa kịp mừng vui th́ mẹ mắc cơn bạo bệnh qua đời trong thời gian rất ngắn, bỏ lại cho các con và ba nhiều tiếc nuối. Nhất là em, em khóc ngất bên quan tài mẹ, ḷng muôn vàn ân hận v́ chưa lo cho mẹ một ngày nào sung sướng. Tội nghiệp em tôi......

Ngày cưới em, tôi lại phải thay mặt mẹ để lo chu toàn cho đám cưới của em. Em tự lo mọi chuyện, chu đáo vẹn toàn. Đám cưới không xa hoa lộng lẫy, nhưng ấm cúng. Tôi thấy yên ḷng.

Có vợ rồi có con, vợ em không tháo vát và có phần vụng dại nên mọi chuyện em lại phải lo tất cả. Nhưng bù lại, Thư hiền thục và thương yêu chồng con hết ḷng. Em thường hay nói với tôi : Khi nào chị rảnh lên Dalat với em khoảng nửa tháng, bày cho Thư nấu ăn với nhé. Thương em, tôi hứa hẹn, nhưng công việc cứ cuốn trôi, nên đành lỗi hẹn cho đến ngày hôm nay, để trong ḷng tôi vẫn ray rứt một nỗi niềm...

Nhiều lúc có dịp em về Saigon công tác, ghé nhà ăn cơm, nh́n em ăn ngon lành và nói chân thật: Nấu như ri mới là nấu chứ, tôi thương em đến xót xa. Nhưng làm sao bây giờ khi tôi cũng có gia đ́nh riêng, cũng phải lo cơm áo gạo tiền, phải lo cho con ăn học.

 

Làm việc một thời gian, cũng không chịu nổi sự kèn cựa trong công việc, em xin nghỉ việc ra ngoài hành nghề tự do như tôi. Tôi không ủng hộ, cũng không phản đối, v́ tôi hiểu bản tính em cũng cương nghị như tôi, không chịu luồn cúi, không khuất phục trước cường quyền. Em hành nghề Y ở ngoài, mềm mỏng, đạo đức nên bệnh nhân thương mến, và t́m đến với em khá đông. Nhờ vậy, cuộc sống của em tuy vất vả, nhưng khá hơn.

Ngày em muốn xây tổ ấm, em tâm sự với tôi là em đă dành dụm được một số tiền vừa phải, nhưng sợ chưa đủ. Tôi khuyến khích em, cứ xây nhà mà ở, có an cư mới lạc nghiệp, nếu thiếu tôi sẵn sàng cho em mượn, rồi sau đó dần dần em sẽ trả lại cho tôi. Được như cởi tấc ḷng, em quyết định xây dựng một ngôi nhà khang trang, ấm cúng cho tiểu gia đ́nh của em, để thỉnh thoảng đón ba vào Dalat ở chơi vài tháng. Ngôi nhà hoàn thành trong niềm hân hoan của em và của cả gia đ́nh..

Bệnh nhân vẫn t́m đến em rất đông. Em được mọi người xướng danh là BÁC SĨ CỦA NGƯỜI NGHÈO. Có những bệnh nhân t́m đến em trong bộ áo quần lam , em dịu dàng hỏi người ấy làm nghề ǵ. Khi biết họ rất nghèo, em biếu không cả tiền khám bệnh lẫn thuốc men. Bởi vậy, khi lên Dalat, hỏi nhà BS B́nh là ai cũng biết. Tôi hănh diện v́ điều này, v́ em làm đúng theo y đức của các Giáo sư đă dạy bảo, không ham danh lợi phù phiếm xa hoa.

Có một lần em điện thoại cho tôi, nói có một bệnh viện tư muốn mời em hợp tác, em hỏi ư kiến tôi có nên không. Tôi trả lời thẳng thừng với em: Người Giám Đốc bệnh viện này chị biết. Hắn ta không có đạo đức, là một tay gian hùng, thượng đội hạ đạp, do đó em không nên hợp tác. Em nghe lời tôi, từ chối lời mời hấp dẫn đó. Thương em quá !!

 

Những tưởng cuộc đời bằng phẳng, ngờ đâu em bị nhiều stress từ trong cuộc sống. Em âm thầm chịu đựng, không dám nói với gia đ́nh, sợ ba buồn, sợ chị em buồn. Em tâm sự với bạn bè, nhất là những người bạn thân của em. Tôi có ngờ đâu được sự thể lại như thế, chứ nếu em cho tôi biết, bằng mọi cách, tôi sẽ giúp em giải tỏa mọi vấn đề, đâu để xảy ra một kết cục quá bi thảm như ngày hôm nay !!!!

Những stress trong cuộc sống đă làm em lên cơn nhồi máu cơ tim, tính mạng chỉ ngàn cân treo sợi tóc. Tôi vận dụng hết mọi khả năng có thể, và nhất là nhờ một người bạn đồng môn là Thạch Nguyễn, em đă được cứu sống một cách diệu kỳ. Bạn bè em vẫn nói: Mạng mi to lắm mới thoát khỏi lưỡi hái tử thần đó...,

Vậy đó, vậy mà tôi chỉ cứu em được một lần. Tôi vẫn không thể vượt qua số phận đă an bài, nên lần thứ hai, em không thể vượt qua định mệnh nghiệt ngă mà tạo hóa đă dành cho em. Em bị choáng khi leo lên để quét mạng nhện trên trần nhà, cơn choáng đó làm em mất phản xạ tự vệ. Do vậy đầu em đập xuống sàn nhà, và tai họa khủng khiếp đă xảy ra : EM BỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NĂO !!!!

Tin dữ bay đến khi tôi đang ở Đà nẵng. Tôi điện thoại khắp nơi cầu cứu. Các bạn đồng môn hết ḷng giúp đỡ em, nhưng làm sao chúng ta vượt qua định mệnh một lần nữa ???

Em hôn mê, không kịp trăn trối nhiều. Chỉ có khoảng tỉnh giữa hai cơn hôn mê, em chỉ có vài lời trăn trối với vợ em rằng: "Anh bị chấn thương đầu, nên nếu không qua khỏi, th́ em thiêu rồi rải tro cốt của anh chứ đừng chôn" Trời ơi !! Ngay cả quan niệm này, em cũng học theo tôi, v́ b́nh sinh, tôi vẫn thường tâm sự với em rằng, nếu tôi chết đi, tôi sẽ thiêu thân xác của ḿnh thành tro bụi, rồi rải tro cốt của ḿnh, v́ tôi không muốn làm phiền những người thân của ḿnh phải thăm viếng, chăm sóc mộ phần rất rắc rối và phức tạp. Vậy mà những lời tâm t́nh đó đă ứng nghiệm vào em !!!!

 

Thương em quá !! Mới điện thoại tâm t́nh với nhau đó, khi em biết tôi có ư định đi Mỹ để tham dự Đai Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại, em đă buột miệng nói với tôi rằng: " Em cũng ước ao có một chuyến đi như vậy chị à !! " Tôi liền nói với em: "Vậy lần này đi với chị, có chị đi cùng sẽ vui hơn v́ các anh chi em đồng môn biết chị nhiều, vui lắm, sắp xếp mà đi nhé. Chị sẽ xin giấy mời của các anh gửi về cho Beau". Em hào hứng, xin tôi vài ngày suy nghĩ. Vậy mà em từ chối với một lư do rất dễ thương : "Em muốn đi lắm chị à, nhưng em đi như vậy th́ tội cho Thư, thôi để số tiền đó em đưa Thư đi Singapore vài ngày rồi về chị ạ".

Vậy đó, bây giờ th́ không c̣n chuyến đi nào thực hiện được nữa rồi. Em đă từ giă cơi tạm, về nơi chốn yên b́nh của cơi vĩnh hằng, bỏ lại trần gian vợ dại con thơ, bỏ lại chị em. Vành khăn tang trắng tôi quấn lên đầu, khóc cho em, nước mắt chỉ tràn ra ngoài, nhưng trong ḷng nổi sóng. Tại sao vậy em, em bỏ đi khi tuổi đời chưa bước vào tuổi NGŨ THẬP TRI THIÊN MỆNH mà. Hai đứa con em, mắt nai ngơ ngác, nh́n mọi người chung quanh khóc mà không thể h́nh dung nỗi bất hạnh trong tương lai. Hai đứa quấn lấy tôi, mặc dù không hề gần gũi, nhưng máu mủ t́nh thâm, và linh cảm của chúng nó là cha chúng nó rất yêu quư tôi. Tôi ôm hai cháu vào ḷng, không dám khóc, nhưng muối xát trong ḷng đến xót xa....

Nh́n trên bàn thờ, h́nh ảnh em trẻ trung, với hàng chữ HƯỞNG DƯƠNG.... tôi đau không thể nào tả xiết được. Không ngôn từ nào có thể nói lên giúp tôi nỗi đau tận cùng này. Đứa cháu nhỏ thỏ thẻ bên tai tôi : "Cô Ty ơi !! Cô Ty ở lại với con đi, cô Ty đừng về, con sợ lắm. Ba bỏ con rồi phải không cô Ty ??"

Tôi nghẹn ngào, không biết phải trả lời ra sao nữa !!!

 

Từ đây, khi gia đ́nh có dịp gặp nhau trong ngày giỗ cha mẹ, hay ngày vui của gia đ́nh, sẽ không c̣n tiếng cười rộn ră của em, ḥa lẫn vào niềm vui đoàn tụ gia đ́nh. Sẽ không c̣n những cuộc điện thoại em vấn an tôi hàng tuần. Tôi có c̣n chăng cảm giác háo hức lên Dalat, để gặp em, nấu cho em ăn, hay chị em tâm sự cùng nhau nhiều điều trong cuộc sống. Hết !! Tất cả đă chấm hết. Một dấu chấm hết phũ phàng !!!!

Chiều trên Hồ Tuyền Lâm. Hoàng hôn đă phủ một màu xám, chỉ c̣n chút ánh sáng mặt trời le lói phía đường chân trời. Cả gia đ́nh, bằng hữu thân thương của em trên một chiếc thuyền chạy ra giữa ḍng. Ḷng hồ phẳng lặng. Tro cốt của em được vợ em rải xuống, đúng như ư nguyện của em. Em sẽ vĩnh viễn nằm lại nơi này, không buồn phiền, không sân hận. Chỉ c̣n nỗi đau buồn trong ḷng người ở lại mà thôi......

HĂY YÊN NGHỈ NHÉ EM !!!! 

 

BS MAI BĂNG THANH

 

(Viết cho đứa em thân thương, vắn số, BS MAI HỮU THANH B̀NH, cựu sinh viên Đại Học Y Khoa Huế)

Tháng 5 /2013

 

 

Mục Lục 99Độ                          Trang Nhà YKHHN