ĐẠO LƯ CỦA TIẾNG CƯỜI

    Lê Bá Vận

 

 Phần 1: Cười Và Nhân loại.

 Phần 2: Cười Và Người Việt.

                                                  ------

PHẦN 1

Cười Và Nhân Loại.

 

Thoát sinh ra th́ đà khóc chóe,
Trần có vui sao chẳng cười kh́ ?

(Nguyễn công Trứ, “Chữ Nhàn”)

 

 

Cười Có Đạo Lư Và Tùy Thời Cuộc. Hạnh Phúc, Đau Thương, Cay Đắng, Mất Hẳn.

 

Cười Ra Đời

Một khu vườn đầy bông hoa tươi thắm có tiếng chim hót líu lo là h́nh ảnh của một ngôi nhà ấm cúng vang tiếng cười rộn ră. Tiếng cười, nụ cười là báu vật, là khí giới mạnh mẽ mà tạo hóa đă ban cho loài người trong cuộc sống phải cam go để giành chiến thắng, ngay từ khi sinh.

 

Vừa lọt ḷng mẹ, đứa bé đă oa oa khóc. Khóc là v́ vừa trải qua những giờ phút gây thương tổn và nguy hiểm của sự sinh đẻ? Khóc là v́ từ môi trường quen thuộc ấm cúng trong ḷng mẹ, đột nhiên bị tống ra ngoài lạnh lẽo, bất trắc?… Khóc là để khởi động hô hấp, tuy nhiên sau đó được đặt nằm lại cạnh mẹ th́ bé ngưng khóc, lấy lại sự tin tưởng.

 

Và chỉ trong ṿng 3 ngày đầu bé đă biết mỉm cười. Trong giấc ngủ bé tự nhiên mỉm cười, ta nói nựng, gọi là bé bị bà mụ quở. Khi thức bé dễ cười hơn, cười một cách bản năng, cười khi được vỗ vào mông… và phải đến gần 2 tháng sau bé mới mỉm cười đáp ứng. Khoảng 3 đến 4 tháng tuổi là bé biết cười thành tiếng, khanh khách và giữ nụ cười, tiếng cười đó như hành trang bên ḿnh v́ vào đời bé bẩm sinh đă biết đạo lư khóc trước cười sau.

 

Bé có thể bắt đầu học nói từ 6 tháng tuổi, có đứa chậm ngót 2 năm chưa nói, tuy nhiên bé cười th́ chẳng phải ai dạy. Tự nhiên sinh ra là cười được, cười là ngôn ngữ chung cho nhân loại, mọi người lớn nhỏ, khác quốc gia đều hiểu và tương thông.

 

Động tác ‘cười’ ở đâu cũng được thể hiện dưới 2 h́nh thức: “cười” và “mỉm cười”. Lấy ví dụ từ một vài ngoại ngữ thông dụng đối với chúng ta để so sánh:

Tiếng Việt: “cười” và “mỉm cười”. Mỉm cười là từ ngữ kép

Tiếng Hoa: “xiào (tiếu )” và “wei xiào (vi tiếu)”. ‘Vi’ là ‘nhỏ bé’. Vi tiếu là từ ngữ kép

Tiếng Pháp: “rire” và “sourire”. ‘Sou’ có nghĩa ‘thấp, dưới’. Sourire là từ có tiền tố ‘sou’.

Tiếng Anh: “laugh” và “smile”. Hai từ ngữ này riêng biệt.

 

Mỉm Cười là nụ hoa hàm tiếu trong khi ‘cười’ là một bông hoa măn khai, lồ lộ rực rỡ. Mỉm cười c̣n là một cô bé, cười đă là một thiếu nữ vào xuân.

Nh́n ai đó mỉm cười ta thấy vành môi cong lên và kéo dài ra ngoài, nh́n môi dưới b́nh thường nằm ngang là rơ nhất, điều này ngược lại với khi ta khóc mếu, vành môi (dưới) cong xuống.

Smiley, biểu tượng khuôn mặt mỉm cười là một quả bóng vẽ 2 mắt tṛn vo hoặc bầu dục và ở dưới vẽ một nét ṿng cung dài cong lên.

 

Tại môi có nhiều cơ (bắp thịt) khiến môi có thể mím, mở, chu, chúm, trề, nhếch, bĩu… song cười và mỉm cười là nhờ 2 cơ tạo cười. Cơ tạo cười Risorius từ góc hàm dưới tai chạy ngang vào khóe miệng. Khi tác động cơ risorius kéo khóe miệng ra ngoài tạo nụ cười. Khi ta chụp ảnh tập thể, người đứng chụp thường bảo mọi người phát âm tiếng “cheese” để khóe miệng kéo ra ngoài tạo nụ cười nhiều ít. Tuy nhiên cơ risorius tạo một nụ cười không hẳn phản ánh một sự vui thích, hài ḷng thực sự. Cơ thứ hai là cơ tạo cười Zygomaticus major từ phần xương g̣ má trên cao ngoài đuôi mắt, chạy xéo xuống khóe miệng. Khi tác động cơ này kéo khóe miệng lên cao và ra sau tạo một nụ cười tươi tắn tự nhiên. Cơ zygomaticus major c̣n tạo các nếp chân quạ ở đuôi mắt và tùy cấu trúc, tạo được má lúm đồng tiền rất duyên dáng khi ta mỉm cười.

 

Tuy cùng thể hiện sự vui vẻ hài ḷng nhưng mỉm cười và cười diễn tả khác nhau.

* Mỉm cười đặc biệt không gây tiếng động, đơn giản chỉ thấy ở miệng, không nghe bằng tai. Mắt mở rộng b́nh thường nhưng ánh mắt ngời sáng hẳn. Ta hô hấp b́nh thường, vừa giữ mỉm cười vừa chuyện tṛ. Phản nghĩa của mỉm cười’ là ‘cau mày’, 2 đầu chân mày sát lại nhau. Phản nghĩa của mỉm cười cũng là “mếu”.

 

* Cười th́ ngược lại, đặc trưng ở việc phát ra tiếng động; cổ họng phát ra rất nhanh chuỗi âm thanh ngắn “hi hi, hô hô, ha ha” và khi ta đang cười th́ ngưng nói. Bụng thót giựt làm rung cả người: đầu và vai lắc , người gập lại, tay chân quờ quạng… cười ngă nghiêng, ḅ lê ḅ càng. Đôi mắt nheo (cười tít mắt) miệng mở rộng (toác miệng cười), thở ra dồn dập không kịp hít thở vào (cười ngất, hụt hơi). Tŕnh Giảo Kim đời Đường bên Tàu, cuối đời trăm tuổi, đă thích thú, cười vang hụt hơi ngă lăn ra chết. Nhậm Ngă Hành Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo với giấc mộng bá chủ vơ lâm thành tựu, “Muôn năm trường trị. Nhất thống giang hồ, quá hứng khởi cười lớn đến vỡ mạch máu thổ huyết chết đột ngột (Kim Dung “Tiếu Ngạo Giang Hồ”).  Phản nghĩa của cười là khóc, khóc hu hu.

 

Hoàn Cảnh Tiếng Cười.

Nguyên thủy cười và mỉm cười đơn giản là để biểu lộ sự hài ḷng, thích thú. Trẻ sơ sinh lọt ḷng, sau tiếng khóc ban đầu, thoát cơn nguy hiểm đă bắt đầu mỉm cười và rồi tiếng cười của bé cũng đến rất sớm.

Tuy nhiên cuộc sống văn minh ngày càng đa dạng, tâm lư và cách xử thế của con người ngày càng phức tạp do đó tiếng cười nói chung xẩy ra trong nhiều hoàn cảnh, mang nhiều ư nghĩa, thường là tốt song mặt xấu không ít.

 

*Về mặt tích cực.

Mỉm cười và cười đều thể hiện sự thích thú, hài ḷng, với điểm riêng biệt là mỉm cười quan trọng trong chào đón, thân thiện trong giao tiếp.

Cười là v́ mừng rỡ do thành công.

Lúc phi thuyền vũ trụ của cơ quan NASA Hoa Kỳ an toàn đáp xuống bề mặt sao Hỏa và gửi những tín hiệu đầu tiên về quả Đất, cả pḥng kiểm soát phi vụ đang hồi hộp ngồi theo dơi trước máy điện toán vụt đứng dậy nhảy cỡn vỗ tay reo cười cuồng nhiệt.

 

Cười do cảnh ngộ hài hước: bị chọc cười v́ những chuyện hài hước và lây tiếng cười của  đám đông. Trường tổ chức múa lân, đám học sinh cười bể bụng ḅ lê ḅ càng v́ bị ông Địa chọc cười. Đi xem văn nghệ, khán giả nhất là các cô các bà cười sặc sụa rượi nghe các danh hài giễu. Đơn giản giả giọng, bắt chước đúng cử chỉ người khác cũng gây chết cười. Một cô giáo nhái một con cá cảnh nhô miệng đớp đớp không khí, y hệt bộ điệu cá khiến cả lớp đều cười thích thú, v́ giống quá. Một câu nói dí dỏm, ư nhị khiến cười tuy nhiên một hành động đúng đắn khiến ta im lặng. Vừa rồi Thủ tướng S. Harper, Canada đến thăm hội chợ Tết Quí Tị của cộng đồng Việt Nam ở Toronto. Sau phát biểu, ông chúc tụng: “Happy New Year”, và chúc tiếp tiếng Việt “Chúc Mừng Năm Mới” giọng Việt trọ trẹ, mọi người bất ngờ cười ồ, thích thú.

 

Mỉm cười thường xẩy ra một ḿnh, khi ta nghĩ đến những điều ǵ đắc ư hoặc khôi hài. Cười cũng thế, lại lây lan và phải có bạn chia sẻ vui thích. Đây là một câu chuyện điển h́nh về cười trong văn chương, mà có rất nhiều:                      

Chuyện kể rằng sau khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh, triều đ́nh có tổ chức một cuộc lễ khao quân để mừng các tướng sĩ thắng trận. Trong số đ́nh thần có bốn ông tiến sĩ xin làm một bài thơ ca tụng chiến công của nhà vua. Ư kiến tâu lên được nhà vua chấp thuận nhưng đầu đề và vần phải do nhà vua chọn. Sau khi suy nghĩ hồi lâu, nhà vua bèn ra đầu đề “Con Cóc” và lấy vần “Bàm”. Ra đầu đề và vần xong, nhà vua lại bắt buộc tất cả bốn ông tiến sĩ phải đứng xếp hàng một, mỗi ông làm một câu, hễ ông trước làm xong bước lên thềm th́ ông sau phải ứng khẩu tiếp ngay, nếu bài thơ không thành, mỗi ông sẽ bị phạt uống một tô rượu.

Bốn ông nghè bắt đầu làm, ông thứ nhất khởi đọc:

Nghiến răng lừng biển Bắc,

Ông thứ hai tiếp theo:

Tắc lưỡi dậy trời Nam.

Hay! Hay! Hai câu này thật là hay, đúng là con cóc lại ngụ ư nói lên được cái chiến công oanh liệt của vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long do vua Chiêu Thống dẫn đường sang và đánh ch́m 500 chiến thuyền của quân Xiêm ở Kinh Xoài Mít tại miền Nam do chúa Nguyễn Ánh cầu viện về. Kể ra không kém ǵ câu: “Chép miệng nuốt ba con kiến gió. Nghiến răng chuyển động bốn phương trời” của vua Lê Thánh Tôn.

Nhưng đến ông thứ ba mới là khổ! Phải làm sao cho ông thứ tư c̣n lấy được vần “Bàm”,

nếu không, mang danh là tiến sĩ mà để bị phạt uống một tô rượu th́ nhục lắm. Bởi nghĩ thế nên ông mới buộc ḷng ứng khẩu đọc tiếp:

Ấy nó là con cóc,

Thế rồi ông thứ tư đọc luôn:

Chẳng phải quả bàm bàm.

 Khi đọc xong, nhà vua và các quan văn vơ ai nấy cũng đều ôm bụng cười muốn vỡ hội trường: “Nghiến răng lừng biển Bắc. Tắc lưỡi dậy trời Nam. Ấy nó là con cóc. Chẳng phải quả bàm bàm.”

 

Thật ra, hai ông sau không phải là kém tài hay làm thơ dở mà chính đó mới là hay, là sát nghĩa v́ cái dễ làm th́ hai ông trên đă “hứng” mất rồi. Cái khó là làm sao phải gieo được vần“Bàm” mà không bị khổ độc, nên hai ông tiến sĩ sau đành phải ứng khẩu một cách “nôm na” như vậy (trích mạng). Chú thích: bàm bàm hoặc đậu dẹt là một loại cây dây leo cứng mọc hoang dại thường được dùng trong y học cổ truyền. Đau má chàm bàm là quai bị, “mumps”.

 

Cười cũng do bị cù nhột. Tại Hồ Liễu Sơn Trang, Trương Vô Kỵ phải dùng hạ sách tháo vớ của Triệu Minh và cù vào huyệt cười ở gan bàn chân của nàng khiến Triệu Minh cười hụt hơi, phải khuất phục, và để cho Vô Kỵ thoát khỏi giếng sâu về cứu quần hùng đang lâm nạn (Kim Dung “Cô Gái Đồ Long”).

 

Cười do tác dụng hóa chất; nitrous oxide NO2 là chất khí gây cười, là “laughing gas”, tiếng lóng của Mỹ. Dùng chụp thuốc mê, NO2 gây cho bệnh nhân cảm giác phớn phở, tươi cười, có bệnh nhân cười rúc rích.

 

Cười và mỉm cười nhiều lúc để biểu lộ chí khí, khinh thường thách đố gian nguy.

“Đồng chí bước gian nan. Bền bĩ cứ kiên gan.

Bặm môi nghiến răng ta cười. Tin ngày chiến thắng sau cùng…”

Là bài hát cách mạng “Quyết Nắm Lấy Chính Quyền” rất là hay được tập hát lén lút ngay trước những ngày Cách mạng tháng 8/1945, khởi đầu âm điệu trầm và hùng khiến ta nhớ đến các câu khởi đầu điệp khúc bài hát của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và là quốc ca của Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam 1969/1976: “Vùng lên nhân dân Việt Nam anh hùng. Vùng lên xông pha vượt qua băo bùng…”

 

*Về mặt tiêu cực, cười và mỉm cười thể hiện nhiều khía cạnh tâm lư phức tạp, vô t́nh hoặc cố ư:

     a. đối với bản thân: tự măn, che đậy, bối rối, thất vọng nản chí, tự trách, gắng gượng…

     b. đối với người khác: hoài nghi, chua chát, giễu cợt, chế nhạo, mỉa mai, xem thường, khinh bỉ, tức giận…

 

Ngôn ngữ tiếng Việt rất đa dạng để diễn tả những t́nh cảm phức tạp theo hoàn cảnh, nhờ các cụm từ, thành ngữ rất phong phú:

   1)Mỉm cười e lệ, nhoẻn miệng cười thân thiện, ranh mănh, nở một nụ cười tươi tắn, duyên dáng, mê hồn...

   2)Cười đùa, khẽ, tủm tỉm, chúm chím, nửa miệng, bĩu môi, nhăn răng, khục khặc, khúc khích, gịn, h́ h́ …

      Cười, toe toét, tít mắt, ồ, phá, nắc nẻ, gịn giă, khanh khách, vang, rổn rang, ầm ĩ, rộ, ré, ngất, sằng sặc, sặc gạch, sặc sụa, hô hố, ha hả ngặt nghẽo, rượi, gập người, lăn lóc, ḅ lê ḅ càng…

      Cười x̣a, khống, trơ, trớt, mơn, góp, bao dung, buồn, duyên, t́nh, điệu, dê, híp mắt, nham nhở, cợt nhả, kh́, khà, ruồi, trừ, hề hề, hềnh hệch, khờ khạo, ngớ ngẩn, giả dối, nịnh,  gượng, khổ, cay đắng, đánh trống lảng…

      Cười mũi, giả lả, khan, mát, nhạt, nhạo, mỉa, móc, khinh bạc, khẩy, hinh hích, gằn, hăng hắc, thâm, đểu…

 

Đối chiếu với một số từ ngữ tiếng nước ngoài thông dụng:

   1-Hoa: Vi tiếu = mỉm cười. Tiếu thanh = tiếng cười. Hoan tiếu = cười sung sướng. Tiếu dung = nét mặt tươi cười. Ám tiếu = cười thầm. Đê thanh tiếu = cười tủm tỉm (đê là thấp). Sỏa tiếu = cười ngớ ngẩn, điệu… sỏa là dại khờ ngốc, cố chấp. Giả tiếu = cười giả, Tiếu hi hi = cười hi hi. Cường tiếu = cười to, Lộ xỉ nhi tiếu = cười nhăn răng; toe toét. Khách khách phát tiếu = cười như nắc nẻ. Tiếu trào = cười nhạt. tiếu = cười nhạo. Tiếu ngạo = cười kiêu căng tự đắc. Sỉ tiếu = chê cười. Đàm tiếu = chê cười. Tiếu mạ = cười mắng.

   2-Pháp: Petit rire = cười khúc khích. Gros rire = cười vang. Le rire jaune = cười gượng ép, giả dối. Le fou rire = cười như điên. Rire aux éclats =  cười ha hả. Rire à gorge deployé = cười hả họng. Être mort de rire = chết cười. Se tordre à rire = cười gập người. S’ esclaffer, se fender la gueule = cười phá, cười toét. Rire sous cape = cười thích thú không để lộ. Pince- sans- rire = cù không cười, người khôi hài mà giữ nghiêm nét mặt… 

   3-Anh: tiếng Anh có nhiều từ ngữ đơn riêng biệt để mô tả tiếng cười: Chuckle = cười kh́, cười thầm, tủm tỉm. Giggle = cười rúc rích. Titter = cười khúc khích. Snicker = cười khẩy khúc khích.  Smirk = cười ruồi. Simper = cười duyên, cười điệu, màu mè. Snigger = cười khẩy. Grin = cười toe toét. Guffaw = cười ồ, cười ha hả. Cackle = cười sằng sặc. Chortle = cười nắc nẻ.

      Ngoài ra c̣n nhiều từ ngữ kép, cụm từ, tiếng lóng: Laugh off = cười x̣a, cười trừ. Laugh at = cười nhạo. Laugh down = cười át. Laugh up one’ sleeve = cười che miệng… Laughing stock = tṛ cười. Horse laugh = cười khan, mỉa. Laughing academy = nhà thương điên, bệnh viện tâm thần. Laughing grass = cần sa. Laughing gas = NO2.  Laughing soup/water = rượu sâm banh. Liquid laugh = nôn óe. Belly laugh = cười bể bụng, không nhịn được. Smile when you say that = đó chỉ là nói đùa thôi…

 

Về danh từ có thể tiếng Việt c̣n gặp khó khăn trong một số lănh vực, song về tính từ và phó từ rất phong phú. Chúng ta có cười x̣a, gằn, khẩy. X̣a, gằn, khẩy là các từ ngữ vô nghĩa, được ghép với cười. Cười ruồi, , nắc nẻ, dùng tên các sinh vật. Cười mũi, dùng tên cơ quan. Cười khan, mát, nhạt, khống, trớt, mơn… tạo h́nh ảnh và cười hăng hắc, he he, hề hề, hềnh hệch, hinh hích, kh́ kh́, khục khặc… mô tả âm thanh diễn tả mọi khía cạnh tâm lư.

 

Cười ruồi có lẽ khó giải thích nhất? Cười ruồi (cười t́nh) là cười cho có lệ, cười vô tội vạ (Bùi Minh Đức “Từ Điển Tiếng Huế”, tr. 500, ấn bản 2009). Cười ruồi là Smirk (Từ Điển Việt Anh, Viện Ngôn Ngữ Học). Smirk là cười ngớ ngẩn hoặc tự măn, cười điệu (Từ Điển Anh Việt, Viện Ngôn Ngữ Học). Các nghĩa khác: cười ruồi là cười lặng lẽ hiền lành như/với mấy con ruồi? Không xua đuổi, không phủ nhận chẳng xác nhận dù ai khen chê, thường th́ về những vấn đề không mấy quan trọng.

Tiếng Pháp có “rire jaune”, cười (màu) vàng là cười gượng ép, giả dối. “Rire au nez de quelqu’un” là cười vào mũi ai, chế giễu thẳng vào mặt họ. Tiếng Việt chỉ nói cười mũi. Tiếng Anh có “horse laugh”, cười ngựa, là cười khan, mỉa; “belly laugh”, cười bể bụng (belly= bụng). Tiếng Việt nói cười bể bụng, cười no bụng, cười trong bụng… không nói cười bụng.

 

Đạo Lư Tiếng Cười.

Mỗi tiếng cười, nụ cười xét ra có đạo lư của chúng. Điều này thấy rơ trong thi văn, danh ngôn, tục ngữ nói đến Cười.

 

    *1.Cười Trong Thi Văn.

Cười măn nguyện,

  “Ngư ông đắc lợi tiếu hi hi”. Thơ Hán. Ông chài được lợi cười hi hi.

  “Trước đến tay không c̣n thét hỏi. Sau vào gánh nặng lại vui cười”. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

  “Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười.” Ca dao, Hát ru.

 

  Cười hàm tiếu là vẻ đẹp quyến rũ của mỹ nhân:

 “Nhụy hoa chưa nở miệng cười. Gấm nàng Ban đă lạt mùi thu dung” (Cung Oán Ngâm).

  “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Vẻ đẹp của Thúy Vân.

 “Nàng về nàng nhớ ta chăng? Ta về ta nhớ hàm răng nàng cười”. Ca dao.

 “Nhớ khi khăn mở trầu trao. Miệng th́ cười nụ biết bao nhiêu t́nh”. Ca dao.

 “Mỹ nhân nhất tiếu hoán (hoán đổi) thiên kim”.  Lư Bạch, nói về Bao Tự.

 “Nhất tiếu khuynh thành. Tái tiếu  khuynh quốc”, khiến Chu U Vương mất nước.

 “Dẫu vàng ngh́n lạng dễ cười một khi”. (Cung Oán Ngâm)

 

 Cười đùa thanh nhă hoặc hoan lạc:

  “Đào hoa y cựu tiếu đông phong”. Thôi Hộ. Hoa đào năm ngoái c̣n cười gió đông. 

  “Khi ngâm ngợi nguyệt khi cười cợt hoa”. Kiều.

  “Trăm ngh́n đổ một trận cười như không”. Kiều. Nói về Thúc Sinh.

  “Cuộc vui suốt sáng trận cười thâu đêm”. Kiều. Nói về Thúy Kiều.

 

Cười trách móc, than văn, tự giễu:

  “Chàng cười nửa miệng thiếp vui nửa ḷng”. Ca dao VN. 

  “Vân rằng chị cũng nực cười. Khéo dư nước mắt…”. Kiều.

  “Thôi cười nọ lại nhăn mày liễu. Ghẹo hoa kia lại giễu gót sen”. Cung Oán Ngâm.

  “Nói ra sợ chị em cười. Con nhà nho giáo…” Ca dao cờ bạc.

  “Trời cười thằng bé nó hay chơi. Cho hay công nợ…” Tú Xương.

  “Ai ơi xin chớ cười nhau. Chẳng qua hạnh trước mai sau khác ǵ.

  Mai nở trước mai cười hạnh muộn. Hạnh nở sau hạnh ngắm mai suy.

  Hạnh mai cười lẫn nhau chi?... Bần Nữ Thán.

 

Cười trong nghịch cảnh:

  “Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm” (Kiều).

  “Vội vàng gượng nói gượng cười cho qua”. Nói về Thúc Sinh (Kiều).

   “Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười”. Nguyễn Công Trứ.

  “Cười nên nước mắt, hát nên giọng sầu”. Cung Oán Ngâm.

  “Ville où le deuil sourit, où la joie soupire”. Pujarniscle văn sĩ Pháp, nói về Huế, thành phố   ở đó tang tóc mỉm cười, vui mừng thở dài.

 “Tiếu tựa văn nhân lạc đệ th́”. Trương Kế. Cười tợ chàng trai buổi hỏng thi”.

     “Vui chẳng dám cười cực chẳng dám than”. Ca dao. Làm dâu.

  “Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu”. Vương Hàn. Say gục sa trường cười xin chớ.

 

 Cười trong xử thế, cảm khái, hoặc nhẫn nhịn:

   “Chồng giận th́ vợ làm lành. Miệng cười chúm chím, rằng anh giận ǵ?” Đạo vợ chồng.

   “Hay dở khen chê một trận cười”. Nguyễn Khuyến.

   “Mở miệng cười tan cuộc oán thù” Phan Bội Châu.

   “Cử bôi vọng nguyệt cường vi tiếu”. Thơ Hán. Nâng chén ngắm trăng mà cười lớn.

   “Giận dẫu căm gan miệng mỉm cười”. Nguyễn Công Trứ.

  Cười nụ giấu dao, là thâm độc nhất:

  “Tiếu Lư Tàng Đao”. Cười nụ giấu dao, kế thứ 10 trong tam thập lục kế. (Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không dao. Kiều. Nói về Hoạn Thư).

 

     *2.Cười Và Danh Ngôn. (Trích dẫn).

 Cười là cần thiết cho cuộc sống:

  “Nếu tôi không cười, tôi sẽ chết”. Abrahm Lincoln.

  “Cười là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 người”. Victor Berge.

  “Khi người ta đang cười th́ thường họ không giết nhau”. Alan Alda.

  “Cười là mặt trời xua đuổi mùa đông trên mặt con người”. Victor Hugo. 

  “Hăy luôn cười khi có thể, đó là vị thuốc rẻ tiền nhất”. Lord Byron.

  “Người xứng đáng lên thiên đường là người làm cho bạn đồng hành cười”. Koran.

  “Cười là cơ sở của sự ḥa giải”. St François de Salle.

  “Lời cầu nguyện lớn nhất của chúng ta là được cười hàng ngày”. Ramtha.

  “Chúng ta không cười v́ sung sướng mà chúng ta sung sướng v́ chúng ta cười”.W.James.

  “Một ngày không cười là một ngày bị phung phí”. Charlie Chaplin.

 

Cười là khôn ngoan, giải trừ tiêu cực:

  “Nụ cười là đường cong nắn thẳng mọi sự việc”. Phillys Diller.

  “Nụ cười làm bối rối một người cau mày tiến đến gần”. Vô danh.

  “Người lạc quan cười để quên, người bi quan là người quên cười”. Tom Nansbury.

  “Hăy tự cười giễu ḿnh đầu tiên, trước khi ai đó có thể cười giễu ḿnh”. Alsa Maxwell.

  “Sự phi lư là động cơ chính của tiếng cười”. Max Beerbhom. 

  “Để cười thực sự ta phải có thể đối mặt với đau khổ và đùa với nó”. Charlie Chaplin.

  “Tôi biết v́ sao chúng ta cười. Là v́ đau thương và cười là điều duy nhất chấm dứt được đau thương ấy”. Robert A. Heinlein. 

  “Điều buồn cười về chúng ta là chính do ḿnh tự làm ra vẻ quá nghiêm trọng”. R.Neibuhr.

  “Cười quan trọng hơn vỗ tay rất nhiều. Vỗ tay hầu như là một bổn phận, cười là một tặng thưởng”. Carol Channing.

 

Cười đánh giá nhân cách:

  “Con người bộc lộ tánh t́nh qua những ǵ mà họ cho là đáng gây cười.” Goethe.

  “Không một ai đă có một lần cười nồng nhiệt và trọn vẹn lại có thể hoàn toàn là một kẻ xấu không thể hoán cải”. Thomas Carlyle.

  “Nếu bạn muốn nh́n vào tâm hồn một người, hiểu người đó th́ đừng mất công phân tích

cách thức người đó lặng im, nói hoặc khóc hoặc t́m xem người đó bị lôi cuốn đến mức nào bởi các tư tưởng cao đẹp, bạn sẽ có kết quả tốt hơn nếu bạn chỉ quan sát họ cười. Nếu họ cười tốt th́ họ là người tốt. Cười là thước đo đáng tin cậy nhất cho bản chất con người”. Feodor Dostoyevsky.

 “Một người học nhanh hơn, nhớ lâu hơn những ǵ họ cười giễu hơn là những ǵ họ chấp thuận hoặc trân trọng”. Horace.

  “Khi cười ai, chúng ta phải biết chắc là cười do họ hành động, không do họ là ǵ”. Vô danh.

  “Sự đau đớn của tôi có thể là lư do làm cho ai đó cười. Song cái cười của tôi phải không bao giờ là lư do làm cho ai đó đau đớn”. Charles Chaplin.

  “Cái cười thực sự duy nhất đến từ tuyệt vọng”. Groucho Marx.

  “Phương thuốc độc nhất cho kiêu căng là cười, và lỗi lầm độc nhất có thể gây cười là kiêu căng”. Henri Bergson.

  “An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Nguyễn Văn Vĩnh.

 

      *3.Cười Và Tục Ngữ. Tục ngữ về cười rất đa dạng và phong phú. Cười là một hiện tượng tập thể, lây lan, công cộng, không bắt buộc nhưng khó cưỡng, hiếm xẩy ra khi chúng ta một ḿnh. Mỉm cười trái lại có tính cách cá nhân, được xem như một phương tiện giao lưu và có thể xem là một bổn phận xă hội. Mỉm cười là sự hoàn hảo của cái cười.

Cười biểu hiện vui tươi:

   “Cười vui là tia nắng vào nhà”. Tục ngữ Nga.

   “Một túp lều có tiếng cười sinh sống đáng giá hơn một ṭa lâu đài đầy nước mắt”. Tàu.

   “Nụ cười giá trị ngàn tiếng nói”. Mỹ.

   “Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”. Việt Nam.

   “Nơi nào có tiếng cười, hạnh phúc ưa đến đó”. Nhật.

   “Mặt trời sau mưa đẹp biết bao và tiếng cười sau đau khổ đẹp biết bao”. Tunisia. 

   “Không ai bao giờ bị trừng phạt v́ đă làm người ta chết v́ cười”. Tàu.

   “Người mà mỉm cười thay v́ lo phiền hoặc giận dữ luôn là người mạnh nhất”. Nhật.  

  Cười và giao tiếp:

   “Đừng mở tiệm trừ phi bạn biết mỉm cười”. Do Thái. Cùng một ư: Tàu, Mỹ, Sicilian 

  Cười và cảnh giác:

   “Người cười quá nhiều là đang che dấu sầu khổ”. Ư.

   “Đừng tin tưởng vào những người hay mỉm cười”. Klingen.

   “Một khuôn mặt không bao giờ cười bộc lộ một tâm hồn tồi tệ”. Basque.

   “Cười người hôm trước hôm sau người cười”. Việt Nam.

   “Người ngay mắc cạn, đứng im vui cười”. Việt Nam.

   “Kẻ cười hôm thứ sáu có thể khóc ngày chủ nhật”. Pháp. 

“Cười đúng lúc?:

   “Đứa ngu đần sẽ cười lúc đang chết đuối”. Anh.

   “Người đi buôn thua lỗ không thể cười”. Pháp.

   “Cười người phải ngẫm đến ta”. Việt Nam.

   “Người cười sau cùng là người cười lâu/vui nhất”. Đức, Pháp.

Cười và bạn bè:

   “Những người thương bạn sẽ làm bạn khóc, những ai ghét bạn sẽ làm bạn cười”. Nga.

   “Người cười nịnh bạn là muốn thấy bạn khóc”. Ma rốc.

   “Không phải ai mỉm cười với ta đều là bạn”. Ḥa Lan.

   “Người bạn cau mày với ta tốt hơn là đứa đần mỉm cười”. Đan Mạch.

   “T́m lời khuyên ở những người làm bạn khóc, không phải ở người làm bạn cười”. Ả Rập.

Cười và thần thánh:

   “Thần thánh chỉ cười, khi người trần cầu xin giàu có”, Nhật.

   “Khi hai người nghèo giúp nhau, Chúa cười”. Wallon.

   “Chúa cười khi một tên trộm cắp bị trộm”. Ấn Độ. (“khi 2 tên trộm trộm nhau”. Mỹ).

   “Người đặt kế hoạch và Chúa cười”. Do Thái (cùng một ư: “Bàn về những chuyện của ngày mai và lũ chuột trên trần nhà sẽ bật cười”. Nhật)

   “Lấy nhau v́ t́nh là mạo hiểm, song Chúa mỉm cười”. Mỹ.

   “Khi người hấp tấp vội vă, Ác quỷ mỉm cười”. Ba Lan.

   “Khi người già lấy vợ, Thần Chết cười”. Đức. 

Cười và phụ nữ:

   “Đàn ông cười hoa, đàn bà cười nụ”. Việt Nam.

   “Đàn ông cười với tim, đàn bà chỉ cười với miệng”. Ả Rập.

   “Dẫu vàng ngàn lạng dễ cười mấy khi”. Việt Nam.

   “(Người mà) Chưa nói đă cười, chưa đi đă chạy là người vô duyên”. Việt Nam.

   “Cô dâu khóc sẽ là người vợ cười, cô dâu cười sẽ là người vợ khóc”. Đức.

   “Đàn bà cười khi họ có thể và khóc khi họ muốn/thích”. Pháp.

   “Người đàn bà cười là đă năm phần mười (1/2) nằm trong giường bạn”. Pháp

   “Đàn bà luôn cười là vợ mọi người, đàn ông luôn cười là một đứa khờ”. Tàu.

   “Người vợ cười, ví tiền khóc”. Nam Mỹ.

   “Một góa phụ giàu khóc với mắt này, cười với mắt kia”. Bồ Đào Nha.

   “Đừng bao giờ tin vào sự lộng lẫy của buổi sáng cũng như nụ cười của bà mẹ vợ”. Nhật.

Cười điên, khờ:

   “Cười không lư do là dấu hiệu thô lỗ/bất lịch sự/thiếu giáo dục”. Ả Rập.

   “ Cười nhiều, “năo nhỏ”/“kém khôn ngoan”/“kém thông minh”. Bồ Đào Nha. Và “Càng khờ càng cười”. Ấn Độ, “Cười quá nhiều phát hiện sự ngu xuẩn, nông nổi, hời hợt”. Rumania, La tinh, Mỹ…

   “Cười không đúng lúc là một ác quỉ nguy hiểm”. Hi Lạp.

Cười và Phi Châu… phản ánh hoàn cảnh mộc mạc chất phác, thực tiễn:

   “Những cái răng để cười cũng là để cắn”. Tây Phi Châu.

   “Củi trong đống củi không cười củi trong ḷ”. Kamba.

   “Một cái bát không nên cười khi quả bầu đựng nước bị vỡ”. Phi Châu.

   “Người chưa qua sông chớ nên cười người đang chết đuối”. Phi Châu.

   “Đàng trước đường trơn trợt, chớ nên cười người đă bị ngă”. Phi Châu.

   “Thà chạy trốn để bị cười c̣n hơn đối đầu nguy hiểm để được khóc”. Phi Châu.

   “Có thể cười mái nhà của người bạn, đừng cười tiện nghi nơi bạn ngủ”. Kenya.

   “Khỉ trẻ ngă mẹ khóc; khi mẹ ngă trẻ cười”. Rwanda. 

   “Một người trần truồng thường cười ai đó quần áo rách rưới”. Sudan.

   “Khi chuột cười mèo là có một lỗ hang cạnh đó”. Nigeria.

   “Khi cá mập cười với cá heo, là đang h́nh thành ư đồ ác quỉ”. Tahiti.

Cười hoàn cảnh linh tinh:

   “Dở khóc dở cười”. Việt Nam.

   “Cười như đười ươi giữ ống”. Việt Nam.

   “Nực cười châu chấu đá xe. Ngỡ rằng…” Chuyện trái khoáy, tức cười. Việt Nam.

   “Sự đời nghĩ cũng nực cười. Một con cá lội mấy người buông câu”. Việt Nam

   “Cười hở mười cái răng! Ai chê đám cưới, ai cười đám ma?” Việt Nam.

   “Người cười trước làm chước cho người cười sau”. Việt Nam.

   “Điều ǵ ta làm trong đêm ta sẽ cười trong ngày”. Mỹ.

   “Cười th́ thiên hạ cùng cười, và khóc th́ chỉ khóc một ḿnh”. Anh.

   “Không ai bao giờ khóc mà chẳng có kẻ khác cười”. Ư.

   “Nếu bạn nói sự thật quá sớm, bạn sẽ bị cười, quá chậm bạn bị xử ném đá”. Ba Tư.

   “Nếu ai đó gọi bạn là con ngựa th́ cười vào mặt họ, nếu có một người thứ hai gọi bạn là con ngựa, th́ bạn hăy suy nghĩ lại”. Hungary.

   “Ai mỉm cười là thông minh, ai cười là ngu ngốc”. Estonia.

   “Hăy cảnh giác với chủ nhà cười, linh mục khóc”. Đức.

   “Nước mắt người thừa kế là cười dưới mặt nạ”. La tinh.

   “Nói hay th́ gây cười, làm tốt th́ tạo im lặng”. Pháp.

 

Cười trong nhân tướng học.

   Giọng cười: tự nhiên, sảng khoái, âm thanh phát ra dịu dàng, không lớn quá mà không nhỏ quá ở trong cổ họng, ví dụ có tiếng cười tự nhiên là tốt, miệng mỉm cười bản tính ôn ḥa. Tiếng cười pha lẫn khốc âm là tướng cô độc buồn khổ. Cười ha hả lớn là cường tiếu, thành đạt, ư chí mạnh, dễ thành công. Cười nhếch mép không thành tiếng, khi cười thân thể không rung động là tính người thâm trầm, rộng suy tính, thành công việc xử thế.

 

   Cách cười: dáng cười tức là c̣n thêm các bộ phận khác trong thân người phụ họa. Ví dụ cười cúi đầu dễ bị trai dụ dỗ; cười mà ứa nước mắt là người tính t́nh mềm yếu, đa t́nh. Cười mà không lộ hết răng là tướng “vượng phu ích tử”, chồng con ăn nên làm ra, rất tốt, có phước.

 

   Thời điểm cười: có phù hợp không? Ví dụ “chưa nói đă cười” là tướng dâm (sách Viên Liễu Trang). Vừa nói vừa cười lạt là tướng âm độc nham hiểm. (Sách Tướng Học)

 

   Sách Tướng Pháp Phụ Nữ:

Tướng xấu: ḷng không chính: đôi mắt không nh́n thẳng, đong đưa… Cười hở lợi, đă thế lợi thâm, môi mỏng miệng rộng, cười lại không cân… Tiếng cười nghe quê kệch.

Tướng tốt: khi cười không hở lợi, miệng cười hướng lên quân tử và ngay thẳng. Miệng không quá nhỏ, mở ra th́ rất rộng, cười hở được nhiều răng (tướng tốt, không hẳn là đẹp).

 

Trẻ cười là dễ thương nhất, mới 9 tháng gặp ai cũng cười, nụ cười hồn nhiên của tuổi thơ, không hàm chứa những trắng đen của cuộc đời; đó là biểu hiện tốt của một số phận hiền ḥa, dịu cảm đối với chính ḿnh và tha nhân để thành công trong cuộc sống sau này. Những đứa trẻ hay chau mày th́ sau này khó có tâm thiện, mà v́ khó tính nên khó hạnh phúc.

 

Cười Và Dị Biệt Văn Hóa.

 Cười là ngôn ngữ chung cho nhân loại, song các dị biệt văn hóa dễ gây hiểu lầm.

Thông thường mỉm cười được nhận thức như là một t́nh cảm tốt đẹp, song lại hàm ư một diễn đạt tiêu cực và không được ưa chuộng ở một vài quốc gia. Mỉm cười quá nhiều có thể được xem là biểu tượng của sự nông cạn hoặc lừa dối. Người Nhật có thể mỉm cười khi họ lúng túng hoặc tức giận. Tại các nơi khác ở châu Á người ta có thể mỉm cười v́ ngượng ngùng và mỉm cười là dành cho bạn thân hoặc người trong gia đ́nh.

 

Ở Liên Xô cũ, mỉm cười với người lạ mặt nơi công cộng được xem là không b́nh thường, thậm chí là ứng xử khả nghi? Người Mỹ mỉm cười thoải mái với người không quen biết. Người Nga nghĩ rằng người Mỹ mỉm cười không nhằm chỗ, người Mỹ tin rằng người Nga mỉm cười không đủ.

 

Mỉm cười chưa hẳn là một tín hiệu thuận lợi. Thi vấn đáp giám khảo mỉm cười mà sau đó vẫn cho thí sinh điểm thấp. Có người cầm nhầm đồ thiên hạ, bị phát giác th́ cười trơ, chọc gái bị mắng cũng vậy. Theo văn hóa các quốc gia vùng Đông Nam Á, mỉm cười năng được dùng để che lấp các cảm xúc đau đớn hoặc bối rối. Các người Việt Nam đă kể lại hoàn cảnh bi thảm khi họ phải rời nước, nhưng chấm dứt câu chuyện với một nụ cười.

 

Ở Á châu vài nơi, như ở Nhật, người ta cười v́ một nỗi lo sợ mà họ biết là vô căn cứ hoặc cười khi vừa trải qua cơn sợ hăi. Ở các nước phương Tây, “cười” thường kết hợp với chế giễu, ví dụ chuyện nhà dễ thấy, cười người ít học vấn nhưng khoe khoang khoác lác một tấc đến trời tự phong trí tuệ siêu đẳng (đỉnh cao), tài năng siêu phàm (thần thánh), thành tích siêu việt ( đại).

 

Khi cười giễu ai là chúng ta biết chắc không có sự nguy hiểm nào và mọi người cùng cười theo. Tục ngữ Mỹ có câu: “Chúng ta hiếm khi sợ những ǵ chúng ta có thể cười”. Cười do đó rất quan trọng v́ tính xă hội, cho ta biết được ở đâu và lúc nào không c̣n nguy hiểm để cả nhóm có thể vui cười, cởi bỏ căng thẳng lo lắng.

 

Cao hơn nữa, nói về giải trừ lo lắng an nguy nước nhà, “Non nước đầy vơi có biết không?(Nguyễn Khuyến 1835-1909 “Ông Phỗng Đá”), mỗi thời mỗi khác, phải tùy thời; thời nay “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” dám là bất thức thời vụ, ngục tù. “Thế sự thăng trầm quân mạc (chớ) vấn. Thương nữ bất tri vong quốc hận” lại là châm ngôn xử thế tốt nhất.

 

Hoặc giả ở Việt Nam ta có thành ngữ “lo ḅ trắng răng” lo chuyện không đâu, không liên can, không nguy hiểm? Điển h́nh được mấy ông cách mạng dùng để dằn mặt chuyện Biển Đông căng thẳng, nhạy cảm: “Dân đừng lo. Lănh Đạo, Nhà Nước đừng lo, để Mỹ lo! Kiến trong miệng chén có ḅ đi đâu!

Bởi nhẽ:

                     “Thằng Bờm có cái quạt mo…

                     “Ông Tàu có cái quạt da,

                     Bờm ta xin đổi Hoàng Sa, ổng cười.”

 

Phỏng thơ “Vịnh Cái Quạt” của Hồ Xuân Hương. “Chúa dấu vua yêu một cái này. (Bờm khoe Bản Giốc, Hoàng Sa. Bợm Tàu dụ đổi quạt da, Bờm cười). Ta Tàu đều cười, tương ái. Cười tức là không hề có nguy hiểm.

 

Người nào cười vô cớ hoặc sai trái, nghĩa là cười khi có sự nguy hiểm thực sự được xem như điên rồ và là mối nguy của tập thể.

 

Xem ra đạo lư của cười và mỉm cười tương đồng dị biệt, tùy văn hóa và cá tính. Trên sân khấu diễn hài, lúc chọc cười cao độ, khán giả cười ngắc nghẻo, nhất là các cô các bà trong khi nhiều khán giả khác chỉ hé miệng hoặc nhếch mép mỉm cười. Bạn bè gặp mặt nói đủ thứ chuyện, kể cả chuyện tếu, cũng vậy, có kẻ cười vang sằng sặc, có người chỉ cười mỉm mặc dầu cũng rất vui vẻ. 

 

Một nhà tâm lư học Anh thuật lại chuyện một người kể một câu chuyện khôi hài cho bốn người khác giống nghe: Mỹ, Pháp, Đức và Anh. Dứt chuyện, người Mỹ vẫn thản nhiên ngồi hút x́ gà như không có chuyện ǵ xảy ra hết. Người Pháp cười một lần, người Đức hai lần, và người Anh ba lần. Nhà tâm lư học kết luận rằng: 1) Người Mỹ tự phụ, bất cứ việc ǵ ở đời ḿnh cũng hiểu cũng biết cả rồi, nên không thèm để ư đến, mới ngồi lạnh như tiền.  2) Người Pháp hiểu ngay cái hay ở chỗ nào nên thành thực cả cười. 3) Người Đức tuy chưa hiểu chỗ đáng cười, nhưng cũng cứ cười để mà cười. Người kể chuyện phải giảng giải, người Đức dù chưa hiểu rơ, lại gượng cười lần nữa. 4) C̣n người Anh thấy hai người kia cười cũng cứ cười để mà cười. Lần sau v́ gượng lịch sự mà cười. C̣n lần chót sau nghĩ chín, hiểu thấu cái hay mới bật lên cười.

 

Cười, Biểu Tượng Và Danh Nhân

Đó là các biểu tượng, các nhân vật trong văn chương, lịch sử.

*Biểu tượng cười:

Con Ḅ Cười (La Vache Qui Rit) vẽ h́nh một đầu ḅ há miệng cười là thương hiệu lâu đời và danh tiếng khắp hoàn cầu của một loại pho mát Pháp tŕnh bán những miếng pho mát h́nh tam giác sắp trong một hộp nhỏ tṛn dẹp. Ta thường gọi là “phô ma đầu ḅ”.

Hynos vẽ mặt một ông tây đen cười, hàm răng trắng bong là thương hiệu của một loại kem đánh răng rất được ưa chuộng.

Michelin vẽ một người cười toe toét chạy vừa lăn bánh xe là thương hiệu của các đại lư bán lốp xe do hăng Michelin, Pháp sản xuất.

Cả ba thương hiệu Con Ḅ Cười, Hynos và Michelin rất được quen thuộc ở Việt Nam đă lâu, từ đời Pháp thuộc.

 

*Phật Di Lặc cười. H́nh ảnh một ông Phật ngồi phanh ngực, mập, bụng to và miệng cười toe toét, nụ cười tươi bốn mùa mang lại hạnh phúc, may mắn…

*Ông Địa cười. Trong các màn múa lân ông Địa là nhân vật hướng dẫn lân làm các động tác múa. Ông Địa bụng phệ (do độn gối vải), mặc áo dài đỏ thắt lưng đen, tay phải cầm quạt giấy to phe phẩy, tay trái thường khuỳnh sau lưng, mang mặt nạ đầu tṛn, sói, miệng cười toe toét, bộ điệu hất cằm, nghênh cổ… giỡn lân, chọc cười khách xem. Lắm ông Địa gây thiên hạ níu áo nhau cười bể bụng.

 

*Ông già Nô-en cười. Tiếng ông cười “hô hô hô” chậm răi là nhăn hiệu độc đáo và trẻ em chỉ nghe đă biết ông đang ở gần. Tóc râu dài trắng như tuyết, áo bông dày cộm màu đỏ viền trắng cũng là h́nh ảnh mà chúng quen thuộc. Các trường dạy nghề “hô hô hô” cung cấp ông già Nô-en cho những thương xá ở Hoa Kỳ, Canada trong mùa Giáng Sinh. Ông đến ngồi cười giúp vui cho các khách hàng đi mua sắm và các trẻ em theo bu lại rất đông.

 

*Bao Tự cười. Chu U Vương (trị v́ 781–771 TCN) mê say nàng nhưng chưa bao giờ thấy nàng cười nên ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ thưởng ngh́n lạng vàng. Quắc Công khuyên Chu U vương đốt lửa ở Phong Hỏa Đài tại Ly Sơn đánh lừa chư hầu đến cứu. U vương làm theo. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến tiếp viện. Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. U vương vô cùng hoan hỉ v́ làm được cho nàng cười. Xong U vương lệnh cho các trấn chư hầu rút quân về v́ không có giặc. Đến khi Khuyển Nhung bên ngoài kéo vào đánh úp Cảo Kinh, U vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu bị lừa vài lần nên tưởng vua đùa, không tới nữa. U vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết.

 

* Vua Ngọa Triều cười.  Lê Long Đỉnh (986-1009). Nhà vua đặt mía trên đầu bậc tu hành là đức Tăng thống Quách Măo mà róc, rồi giả vờ sút tay dao phập vào đầu Quách Măo chảy máu ra, vua cười rầm lên. Lại bắt tù nhân trèo lên ngọn rồi đốn cây ngă, trông người rơi vua cười khanh khách thích thú…

 

*Mona Lisa cười. Nụ cười đầy bí ẩn của nàng Mona Lisa - một trong những bức tranh nổi tiếng nhất thế giới của danh họa người Italia Leonardo da Vinci (1452-1519) – vẫn măi là một ẩn số gây tranh căi cho những người làm nghệ thuật. Khuôn mặt nàng Mona Lisa trong tranh khiến người ta không thể đoán định rằng nàng có đang cười hay không. Nh́n riêng đôi mắt, bạn sẽ thấy ánh lên rất nhiều ư vui, ư lạc quan, yêu đời. Nhưng nh́n thấp xuống khoé miệng, đôi môi, ta lại thấy nàng nghiêm nghị đến kỳ lạ. Trong cái miệng đó, ta lại thấy rơ sự hồi hộp, lo lắng trong cái nhếch mép cười. Bộ mặt Mona vừa cười, vừa nghiêm nghị đă trở thành đề tài bàn căi trong rất nhiều các cuộc khẩu chiếnbút chiến.

 

*Staline cười. Cùng một lứa một thời hát bài hữu nghị…

Xa xa trên điện Kremlin, ai nở nụ cười tươi vui.

A! Staline, Staline, Staline. Chúng tôi hứa với người: đoàn kết bên người.

Diệt loài đế quốc cho nhân loại yên vui…(Trần Hoàn “Giữa phố Mạc Tư Khoa”).

 

*Hồ Chí Minh khóc và cười. Ḱa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông…

Luận Cương đến với Bác Hồ. Và người đă khóc.

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.

Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp.

Tường bên ngoài đất nước đợi mong tin…

Bác reo lên một ḿnh như nói cùng dân tộc:

Cơm áo là đây! Hạnh Phúc đây rồi!

H́nh của Đảng lồng trong h́nh của Nước.

   Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…

   Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ Quốc…

   Luận Cương của Lênin theo Người về quê Việt…

   (Chế Lan Viên “Người đi t́m h́nh của Nước”)

 

*Văn Chung cười dê. Văn Chung là danh hài cải lương nổi tiếng từ trước năm 1975. Ông kể lại: Giữa lúc sân khấu Sài G̣n có nhiều danh hài, tôi buộc phải t́m nét riêng. Vậy là tôi sáng chế ra cách diễn khác lạ và được khán giả tặng biệt hiệu hề dê và hề té.” Tiếng cười của Văn Chung “hê hê hê hê hê hê …” dê rất độc đáo.

 

*Joe Biden cười mỉa. TPO - Tối 11–10- 2012, người dân nước Mỹ đă được chứng kiến cuộc tranh luận 90 phút trực tiếp trên truyền h́nh của hai ứng viên phó tổng thống, ông Joe U.S. Vice President Biden debates Republican vice presidential nominee Ryan during the U.S. vice presidential debate in DanvilleBiden, đảng Dân Chủ, 69 tuổi và ông Paul Ryan, đảng Cộng Ḥa, 42 tuổi. Biden đă cười điệu, ngước mắt lên trần nhà và cười nhạo. Không những cười tự đại lại cười toe toét ra chiều bực bội, chủ yếu truyền tải sự bàng hoàng, hoài nghi hoặc buồn cười của ông về những điểm lư luận của đối phương.

Dù không quá bí hiểm như Mona Lisa, nhưng giới truyền thông sốt sắng t́m cách giải mă xem nụ cười của Joe Biden có hàm ư ǵ - ông cười một cách tự đại, hay khoái trá, hay mỉa mai, châm chọc, khinh thường hay chỉ đơn giản khoe hàm răng trắng bóng? Trong khi nhiều người cho rằng nụ cười 'toe toét' của Biden nhằm hạ thấp đối thủ th́ phe Cộng ḥa lập tức đổ thừa rằng ngài Phó Tổng thống đang cười nhạo trước các vấn đề hệ trọng của quốc gia.

 

Xem trên Cười quả là một vũ khí sắc bén trong các cuộc tranh luận khiến đối phương dễ lâm vào bối rối. Trước kia Cười đă làm Chu U Vương, Lê Ngọa Triều mất nước. “Vật đổi sao dời, phúc đó họa đó”, đáng tiếc chăng ngày nay giữa phố Mạc Tư Khoa không c̣n thấy xa xa trên điện Kremlin, ai nở nụ cười tươi vui và Luận Cương của Lênin “Cơm áo là đây! Hạnh Phúc đây rồi!” nay tàn tích chỉ c̣n lại các di căn xa của một khối u ác tính đă được giải phẫu cắt bỏ trọn vẹn tại nơi phát xuất.

 

 

*****

***

 

ĐẠO LƯ CỦA TIẾNG CƯỜI.

PHẦN 2

 

Cười Và Người Việt.

                            

                               “Nước nhà c̣n cái quạt mo,

                               Hoa ông (ông Tàu) gạ đổi ba ḅ chín trâu!”

                                (ca dao thời XHCN)

 

Cười Có Đạo Lư Và Tùy Thời Cuộc. Mất Hẳn, Cay Đắng, Đau Thương, Hạnh Phúc.

 

Cười Và Người An Nam Xưa.

Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, v́ phải sống dưới chế độ cai trị tham lam vô độ (do đó) chính sách phải hà khắc, bóp nghẹt, chẳng khác thời nay th́ dân ta muốn cười cũng chẳng nổi, mà c̣n sợ mang vạ vào thân. Đó là chuyện Bắc thuộc, người dân mất hẳn tiếng cười, các quan cai trị th́ không sao, thời đại nào cũng vậy.

 

Trong thời “Nam quốc sơn hà nam đế cư” cho đến khi triều nhà Nguyễn chấm dứt, con dân Việt lấy lại được tiếng cười và do bản tính thiên nhiên, vui cười thoải mái:

Vua Lê Ngọa Triều (Lê Long Đỉnh 986-1009) sử sách chép lại, đă cười trong triều đ́nh như sau: Mỗi khi ra chầu, tất sai bọn khôi hài hầu hai bên. Vua có nói câu ǵ th́ bọn ấy nhao nhao pha tṛ cười để cho loạn lời tâu việc của quan chấp chính. Ai tấu sớ điều ǵ th́ chúng nói khôi hài hay là nhại tiếng làm tṛ.

 

Nguyễn Nghiêu Trư tức là Trạng Lợn. Lúc nhỏ theo cha làm nghề thịt lợn, lại đẻ vào tháng 10 tức tháng Hợi nên đặt tên là Nguyễn Văn Trư và thường gọi là cậu Lợn, toàn gặp những sự may mắn, trùng hợp đến lạ lùng. Nghệ sỹ dân gian có lẽ đă chép thành chuyện Trạng Lợn mà ta thường đọc. Cũng có thể Trạng Lợn là một nhân vật " hư cấu", đứng tên cho các truyện cười được tập hợp lại thành một nhân vật văn học điển h́nh mang ư nghĩa trào lộng sâu sắc.

 

Nguyễn Quỳnh (1677-1748) dưới thời vua Lê chúa Trịnh. Do tính cách trào phúng nên dân gian thường đồng hóa ông vào nhân vật Trạng Quỳnh - một ông Trạng dân gian nổi tiếng với tính trào lộng.

 

Nguyễn Xiển (Xiển Bột) hậu duệ Trạng Quỳnh (chắt của Trạng Quỳnh?), nổi tiếng trong nhân gian v́ những câu chuyện cười dí dỏm, châm biếm đả kích vào những thói xấu của xă hội, những quan lại, cường hào chuyên hiếp đáp dân lành. Những câu chuyện hài hước của ông thậm chí c̣n hí lộng đến cả người lănh đạo cao nhất là nhà vua Gọi là Xiển Bột v́ ông là người làng Hoằng Bột (Thanh Hóa). Ông sống làm nghề thuốc.

 

Ba Giai - Tú Xuất. Ba Giai -Tú Xuất vào cuối thế kỷ 19 đă có một thời vang danh khắp Hà Thành về những chuyện nghịch ngợm.. Tuy nhiên Ba Giai - Tú Xuất chính xác là ai th́ chưa mấy ai từng biết đến. Có rất nhiều cuốn sách về Ba Giai – Tú Xuất. Sách nào cũng kể về những câu chuyện cười châm biếm, hài hước gọi là truyện cười hoặc giai thoại được xem là của hai nhân vật này.

 

Nguyễn Tấn Nhơn (1854-1920) tức là Thủ Thiệm người tỉnh Quảng Nam, sở hữu chủ của nhiều giai thoại. Những câu chuyện kể về ông thường có sự xuất hiện của “cái tục”, chống đối lại xă hội cũ bằng tiếng cười châm biếm, đả kích cay độc và đầy sức chiến đấu, lành mạnh, xây dựng.

 

 Nguyễn Long Phi (1884-1964), người Cà Mau. Ba Phi là một nhân vật trong văn học dân gian. Ông là nhân vật chính trong những câu chuyện kể về cuộc sống sinh hoạt thường ngày nhưng được cường điệu quá đáng (như rắn tát cá, chọi đá làm máy bay rơi, leo cây ớt té găy chân...) và được tŕnh bày một cách tự nhiên khiến người nghe hoàn toàn bất ngờ và bật cười.

 

Những sự kiện trên cho thấy người Việt Nam thích bạn bè, nghe kể chuyện trào phúng, tiếu lâm, nói chung lại là hay cười, thích được cười.

 

Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) trong bài “Ǵ cũng cười” đăng trên Đông Dương tạp chí số 6 năm 1913 viết:“An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng h́, mà dở cũng h́; quấy cũng h́. Nhăn răng h́ một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang. Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là tṛ phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi…”. Ngoài ra trong bài viết này cụ Nguyễn cũng có ư phiền hà việc ‘dân An Nam’ v́ có thói ‘ǵ cũng cười’ nên không chịu chú ư đến ư kiến người khác – nhất là ư kiến của trí thức đăng tải trên những cơ quan ngôn luận – một sự thiếu vắng ư thức dân chủ.

Lư Toét và Xă Xệ. 

Thập niên 1930 trên làng báo Việt Nam xuất hiện cặp bài trùng Lư Toét và Xă Xệ, tính cách ngây ngô chất phác giống nhau. Lư Toét h́nh vẽ nh́n nghiêng: cao, gầy g̣, tóc búi củ hành, râu ria lởm chởm, mặt mày khắc khổ, mồm rộng tới mang tai, đầu đội khăn xếp, áo dài, tay luôn cầm một cái ô, đôi giày chuyên cắp ở nách v́ sợ bị ṃn. Xă Xệ nh́n nghiêng: lùn, mập ú, đầu trọc lốc có độc một sợi tóc, má phính, dẩu mỏ, thỉnh thoảng diện áo vét đàng hoàng, ưa làm sang. H́nh ảnh hai nhân vật khôi hài Lư Toét và Xă Xệ lúc đầu xuất hiện trên báo Phong Hóa - Ngày Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn nhưng sau đó có mặt hầu hết trên các báo Việt và Pháp xuất bản ở Việt Nam lúc bấy giờ và trở thành hai nhân cách khôi hài, chất phác điển h́nh. Xă Xệ biểu thị tính cách Nam Bộ và Lư Toét đại diện Bắc Hà . là hai chức sắc làng xă Việt Nam xưa. Lại có thêm một nhân vật thứ 3 là Bang Bạnh, thỉnh thoảng xuất hiện, đại diện cho giới cầm quyền.

 

Ngày nay, trên tay bạn không thiếu những bức biếm họa không lời hoặc có lời in ở các tờ báo lớn và trong nhiều tạp chí văn hóa khác. Nhưng xem ranhững h́nh tượng hoạt kê của thời đại không thấy xuất hiện và không có h́nh ảnh hài hước thật sự đi sâu vào đời sống văn hóa của người đọc. Chưa có nhân vật biếm họa Việt Nam nào mà sống dai liên tục trên mặt báo, nổi như cồn khắp cả nước, thậm chí c̣n xuất ngoại sang tận Paris, đi vào thơ ca, nhạc, kịch, chèo... như cặp bài trùng Lư Toét và Xă Xệ. (Xă Xệ hỏi: - Nước ta ở đâu có mỏ vàng cụ nhỉ? Lư Toét: - Tôi nói ra bác biết để bác đi đào tranh tôi à?)…

 

Báo Ngày Nay đ́nh bản năm 1940, bị Pháp rút giấy phép song tôi cũng đọc được nhiều số ra hàng tuần và lúc đó c̣n nhỏ nên thích nhất là chuyện lư Toét, xă Xệ và bang Bạnh. Đọc Lư Toét, Xă Xệ làm tôi liên tưởng đến hiệp sĩ Don Quixote cao gầy và Sancho Panza mập lùn đi hành hiệp giang hồ, gặp nhiều tao ngộ khôi hài của nhà văn Cervantes (1547-1616), Tây Ban Nha). Laurel- Hardy cặp bài trùng danh hài điện ảnh Pháp nổi tiếng nhất thế giới cho đến nay, trong sự nghiệp 25 năm đă đóng trên 100 cuốn phim th́ lại một người gầy nhỏ, mặt dài cằm nhọn, người kia cao, mặt mập, bụng bự, trông h́nh dáng 2 người đă gây cười. (Stan Laurel 1890-1965, Olivier Hardy 1892-1957). Hồi đó, khoảng các năm 1940-41 tôi có một hộp 12 cây bút ch́ cu lơ (màu), trên hộp b́a cứng vẽ h́nh Laurel và Hardy cười toe toét, tôi rất thích. Don Quixote- Sancho Panza Tây Ban Nha, Lư Toét- Xă Xệ Việt Nam, Laurel- Hardy Pháp là 3 cặp bài trùng danh hài nổi tiếng trong đó cặp danh hài Pháp là có thực sự.

 

Từ ngày Nguyễn Tường Tam khai sinh nhóm Tự lực Văn đoàn th́ tiếng cười lại thay đổi muôn h́nh, bất cứ truyện ngắn hay truyện dài nào cũng có điểm tiếng cười cả. Ngọc Thỏ (tức Nhị Lang Dương Mầu Ngọc) cười oang oang. Trúc Đ́nh cười rơi cả mũi. Tam Lang cười ruồi. Nam Cao cười rung cả rốn. Nguyễn Công Hoan cười khèng khẹc. Nguyễn Tuân cười khẩy. Tô Hoài cười hồn nhiên, cười hô hô. (trích mạng)

 

   Cười Và Thời Đổi Mới.

   “Dậy! Dậy! Dậy! …

Thưa các cô, các cậu lại các anh.

Trời đă mới, người càng nên đổi mới…

   Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân”. (Phan Bội Châu “Chúc Tết Thanh Niên”)

Có ǵ tiến bộ, đổi mới, nhật nhật tân, hựu (lại) nhật tân?  Một số ư kiến như sau:

 

Người Việt Nam Không Biết Cười … Để ư mà xem, có tiếp viên nào ít cười bằng tiếp viên của Hàng Không Việt Nam không?... Xuống phi trường, những người đầu tiên bạn gặp là các công an cửa khẩu, nơi bạn tŕnh hộ chiếu. Đố bạn bắt gặp nụ cười nào ở đấy! Lấy hành lư xong, bạn sẽ gặp hải quan. Đố bạn bắt gặp nụ cười nào ở đấy!…bạn bước vào bưu điện hay ngân hàng mà xem, có nhân viên nào nhoẻn miệng cười chào bạn không?... Thú thực tôi không biết trong các ngôn ngữ khác trên thế giới, có thứ tiếng nào có số lượng từ và ngữ mô tả tiếng cười phong phú và đa dạng (như tiếng Việt) đến như vậy hay không. Tuy nhiên, bạn để ư mà xem, dù nhiều đến như vậy, trong tiếng Việt vẫn thiếu một thứ cười: Cười chào. Cười để chào. (Nguyễn Hưng Quốc “Người VN Không Biết Cười” 2010).

 

Thái Độ Và Chế Độ …Và sau khi cái loa hân hoan thông báo miền Nam đă được hoàn toàn giải phóng th́ nụ cười cũng dần biến mất ở nửa phần quê hương c̣n lại. Tự bản chất, dân Việt (chắc) không hà tiện nụ cười đâu. Họ chỉ cười không được (hay không nổi) nữa mà thôi. Câu hỏi (thật sự) cần phải đặt ra là người Việt đă đổi tính, và thôi cười tự lúc nào cà?...

 

Xem như thế, ngó bộ, c̣n rất lâu chúng ta mới có thể t́m lại được nụ cười. Và điều cần để “khôi phục” lại con người b́nh thường nơi dân tộc Việt không chỉ là sự thay đổi thái độ mà c̣n là chế độ. (Tưởng Năng Tiến “Thái Độ Và Chế Độ” 2011).

 

Lạm Bàn Về Nụ Cười Biến Mất Của Dân Ta Hiện Nay Riêng phần tôi, trộm nghĩ: về hiện tượng nụ cười biến mất trên khuôn mặt người nước ta – ở Miền Bắc từ sau năm 1954 và ở Miền Nam sau năm 1975 – cũng c̣n có đôi điều có thể lạm bàn. Câu hỏi đặt ra: gia đ́nh, trường học, và xă hội Việt Nam ngày nay có tạo hoàn cảnh cho đứa trẻ/học sinh/thành viên xă hội học được thói quen tươi cười không? Sự kiện dân ta giờ đây câm nín, vô cảm đủ cho chúng ta có câu trả lời. Theo chúng tôi nhận xét, v́ gia đ́nh Việt Nam ngày nay phần lớn sống trong t́nh trạng khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần cho nên khó thấy nụ cười trên môi cha mẹ. Thế nên con cái trong nhà phải sống trong không khí không vui tươi như thế th́ làm sao các em được học tập thói quen tươi cười…

Trong cái không khí câm nín, lạnh lùng, nghi kỵ bao phủ toàn xă hôi hiện nay e rằng hy vọng nụ cười trở lại với dân ta xem ra là bất khả. (Đào Trung Đạo “Lạm Bàn Về…” 2011).

 

Bắt Bóng : “Đây là lần đầu tiên tôi đến miền Bắc và lại đến một miền quê (làng Vĩnh Phúc, ngoại ô Hà Nội). Dù chỉ mới đến lần đầu nhưng tôi cũng dễ dàng nhận ra ngay là miền quê ở đây nghèo hơn miền quê ở trong Nam nhiều lắm. Có lẽ v́ nghèo quá nên cuộc sống cũng khó khăn v́ vậy mà trên gương mặt của những người mà tôi gặp suốt đoạn đường dài đă đi qua như luôn cau có và, đặc biệt là những người sử dụng các phương tiện di chuyển trên đường, họ như luôn sẵn sàng gây hấn với mọi người. Trên gương mặt của họ có vẻ như lúc nào cũng đang suy tính một điều ǵ đó mà điều này th́ chỉ có ông trời mới biết được... (Topa “Bắt Bóng” 2011, truyện ngắn).

 

Linh Tinh Sài G̣n. “Hải quan khá, khá lắm. Khá ở chỗ là thủ tục nhập cảnh không mất nhiều th́ giờ nữa.  Chỉ khá thôi là bởi th́ là cách đây ba năm tôi đă đọc báo thấy lời vị chủ tịch thành phố Sài G̣n cho biết là sẽ mở khóa học cười cho các nhân viên phi trường vậy mà bây giờ phim cũ quay lại, cũng toàn ánh mắt không chút thiện cảm chứ nói chi đến một mỉm cười... Nghiệm ra, thấy cũng đúng thôi...  Làm sao mà cười nỗi!... Anh công an hỏi tôi, dĩ nhiên giọng Bắc, nhưng khá nhẹ nhàng:
- Chị về lần thứ nhất?...” (Vơ thị Điềm Đạm, «Linh Tinh Sài G̣n» Bút Kư).


Xiển Bột thời nay? Có lẽ chưa thời kỳ nào mà ca dao dân ca nở rộ như thời kỳ xă hội chủ nghĩa: “Mất mùa là tại thiên tai. Được mùa nhờ bởi thiên tài Đảng ta!”. “Dù cho băo táp mưa sa.
Khách lạ đến nhà phải báo công an”. “Phong lan, phong chức, phong b́. Trong ba thứ ấy thứ ǵ quí hơn?”. “Ngày xưa Đại Tướng cầm quân. Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em!”. “Chị em du kích giỏi thay. Bắn máy bay Mỹ rớt ngay cửa ḿnh!”. “Tiếc thay cây quế c̣n soan. Để cho Hàn quốc, Đài Loan nó sờ”. “Có con mà gả chồng xa. Tháng tháng nó gởi đô la mà xài”. “Ai về qua tỉnh Nam Hà. Xem lũ đầy tớ xây nhà bê tông”. “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. “Hy sinh đời bố củng cố đời con”…

 

Mặc dầu hiện tại nhân dân có phản ứng qua các câu ca dao châm biếm, giễu cợt rất trung thực, song cũng chỉ là truyền miệng hoặc ghi chép chùng lén. Và không có những nhân vật tiêu biểu như Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Thủ Thiệm thời xưa… Đời sống khó khăn, đầy rẫy hiểm nguy đe dọa, nhất ngôn nhất sự, nhất cử nhất động của người dân đều được Ơn trên quản lư chặt chẽ, dùng “Ṿng Kim Cô Hiến Pháp Điều 4” niềng đầu, đau nhức khôn tả khiến họ mất hẳn nụ cười. Điều sau này kéo ta trở về lối sống của tổ tiên chúng ta thời Bắc thuộc, ách thống trị giáo lư ngoại lai thay thế ách cai trị ngoại bang. Tuy nhiên chẳng thể lấy thúng úp voi, vào thời đại “internet”, dân mạng vào Google đọc vô số ca dao thời XHCN kể cả lượng lớn nói về lối sinh hoạt của ông Hồ.

 

   Cười Và Miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Trước năm 1954 tôi nhiều lần đáp máy bay các hăng Cosara, Aigle d’Azur, Air Vietnam đi Đồng Hới- Huế, -Sài G̣n, -Hà Nội và từ 1954 cho đến 1975 máy bay Air Vietnam đi Huế-Sài G̣n song thú thật tôi không để ư đến thái độ các tiếp viên hàng không, chỉ nhớ là không một ai đă làm cho tôi khó chịu. Mới đây đọc một truyện ngắn trên mạng kể lại chuyện xưa t́nh cảm, th́ tôi biết chắc là trước năm 1975, các tiếp viên hàng không Việt Nam đều tươi cười với hành khách đáp máy bay, chỉ là tôi vô t́nh không để ư.

 “…Tại phi trường Pleiku bụi đỏ tôi bất ngờ gặp lại Tiểu Thơ khi tôi (quân nhân nghỉ phép) vừa ngơ ngác bước lên máy bay Air Vietnam, và khựng lại trước đôi mắt thật to của cô hôtesse de l’air (tiếng Pháp: tiếp viên phi hành) đang mỉm cười chào khách. Trong chiếc áo dài màu thiên thanh, có thêu 2 con rồng trên cổ áo, nàng đẹp như một nàng tiên…” (Phạm Tín An Ninh “Tiểu Thơ”, Jan – 2013)

 

Trước năm 1975 tôi cũng nhiều lần ra ngoại quốc, với sổ thông hành (passport, hộ chiếu) công vụ, đi Ấn Độ, Mỹ, Thái, Singapore, Úc, Phi… khi về lại Tân Sơn Nhất, Sài G̣n cũng chẳng thấy hải quan hỏi han ǵ. Đúng ra th́ hồi đó người ta không gọi hải quan mà là một từ ngữ khác, h́nh như là khám ‘đoan’ (tiếng Pháp ‘douane’ là thương chính, thuế quan, quan thuế ǵ đó, tức là hải quan bây giờ). Hải quan thời nay, thời đổi mới, th́ mặt lạnh tanh chừng nào c̣n có Việt Kiều xuất nhập cảnh “c̣n rừng c̣n củi, c̣n nước c̣n tát”. Đối với hành khách người ngoại quốc th́ họ thế nào?

 

Văn Hóa Cười Và Văn Hóa Chửi.

Trong nhân gian th́ sao? Th́ cũng một ma chứ mấy mồ! Rau nào sâu đấy. Mất nước có điềm: thay v́ mỉm cười chào đón, tại thủ đô Hà Nội xuất hiện các quán, tiệm ăn phục vụ “bún mắng, cháo chửi, phở quát…”, khách hàng cố đấm ăn xôi: “Chẳng mời chào ǵ đâu, người ta bán hàng ngon, rẻ, việc ǵ phải mời chào. Khách đến cứ chửi mắng te tua ấy, vui lắm, vui như đi xem hát ấy…!” Một người kể: Đang đứng tần ngần chọn món để gọi, ông bị chủ quán mắng ngay: “Đứng chầu mồm à? Ăn không th́ bảo?”. Ông vội vàng trả lời: “Chị cho xin một tô.” và lại bị mắng tiếp: “Tô, tô cái ǵ? Ra đây phải gọi là bát nhá!” Lại chịu đựng. Lại đứng tần ngần. Và lại nghe chủ quán mắng tiếp: “Vậy ông ăn bằng miệng hay ăn bằng tai? Ăn bằng miệng th́ ngồi xuống (nguồn mạng).

 

Bạn lại có thể hứng nghe những lời lẽ đầy tục tĩu của 1 chủ quầy hàng nếu bạn mặc cả mà không mua... Ở Bắc Mỹ, một món hàng bạn mua, đồ điện tử, áo quần, giày dép, đồ vật dụng linh tinh, nếu đem về dùng thử không vừa ư th́ trong ṿng một tháng có thể đem trả lấy đầy đủ tiền lại thoải mái. Sự khuyến măi thật là lớn lao. Nói đi th́ cũng phải nói lại, các xe khách chạy tuyến đường dài, mỗi khi dừng th́ nhân viên các quán ăn bu lại giành giựt lôi kéo hành khách vào quán trọ, quán ăn của ḿnh. Ở các bến xe, xe đ̣, xe ôm, t́nh cảnh cũng vậy. Gần sẫm tối, dọc một vài con đường lại có các chị em ta đón chờ vẫy khách…

 

Chúng ta có song hành hai văn hóa tiêu biểu, đối nghịch. Học giả Nguyễn Văn Vĩnh đă viết: “An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười…” Đó là văn hóa “cười” của dân ta mà ngày nay đă biến mất do môi trường và hoàn cảnh theo sự phân tích của các tác giả NHQuốc, TNTiến, ĐTĐạo nói trên. Nguyễn Văn Vĩnh cũng viết tiếp trong bài: “Xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô t́nh độc ác, có cái láo xược khinh người, có câu chửi người ta…” Đó là văn hóa “chửi”. Lấy chỗ này đắp chỗ kia, văn hóa chửi “practice makes perfect” (làm măi quen tay/ thành thục) th́ luôn nâng cao tay nghề, ngày càng cao siêu.

 

Điển h́nh văn hóa chửi của nhân dân là các bài “chửi mất gà”, chửi có bài bản, của người dân thôn quê miền Bắc, ngay cả các xóm nhỏ ở nơi thị thành. Một bà hàng xóm nhà tôi mất có con gà, thế mà suốt nửa tháng cứ 5g sáng, cả xóm đă phải nghe chửi. Bà ấy đi dọc đường, chửi như hát: "…Con gà nó ở nhà bà nó là con gà, nó về nhà mày nó hóa cú hóa cáo. Mày ăn con gà của bà th́ cả nhà mày đinh chân đinh tay, chết trùng tang trúng táng, từ đứa bạc đầu đến đứa tập đi, đứa ấy khiêng ra đứa khác nằm xuống, đi sông đắm đ̣, đi bộ kẹp xe.... Cha tiên nhân bố tổ sư mày"...

 

Ít ai biết rằng Huế cũng có bài chửi mất gà mà lại có đến hai ba bài, bài nào cũng dài, có vần có điệu, có đối có đáp đủ tỏ rằng, về phương diện “chưởi” Huế chẳng thua ai, có khi c̣n được đánh giá là ác mồm, ác miệng, độc địa hơn người nơi khác. Nhiều người trong chúng ta đă từng kinh hăi khi nghe kể câu chuyện “mất một con gà mà chửi suốt ba tháng trường”. Ngày nào cũng bắt ghế ra sân chửi vọng sang nhà hàng xóm, chưởi dai, chưởi dài, chưởi đến nỗi kẻ cắp chịu trời không thấu phải mua con gà khác đem trả lại: đứa mô mà bắt con gà của tau đó, nếu như là con gái th́ đúng là đứa con gái trốn chúa lộn chồng, nếu đứa ăn cắp mà là con trai, đàn ông th́ đúng là ba ḍng đi ở đợ. Tau mắng cho mà chừa, tau la cho mà nhớ...”

 

Cũng điển h́nh, Tàu hiện đang chửi Việt Nam thậm tệ những VN là quân vong ân bội nghĩa, côn đồ du đảng, xấc xược hỗn láo, phải dạy chúng một bài học… “Dùi đánh đục, đục đánh săng” chúng ta chửi đế quốc Mỹ xâm lược cướp nước - cũng là chửi thuê cho Tàu và Liên Xô - từ năm này sang năm nọ và c̣n kéo dài dài bằng những lời lẽ thóa mạ cay độc nhất khiến chúng hổ thẹn nhục nhă ngước mặt không nỗi, đành phải cút xéo về nước chẳng dám lai văng. Mất gà c̣n chửi 3 tháng huống ǵ đi cướp nước người ta! (Lũ ngu vượt biên sau năm 1975, lũ ngốc đ̣i uống rượu phạt diễn tiến ḥa b́nh, bọn xấu đ̣i xôi gấc tự do nhân quyền đa đảng, cũng chung số phận, trăm bề ô nhục).

 

Dân nghèo mất con gà quèn ư? Hàng xóm bắt trộm, chửi ba tháng. XHCN con gà đẻ trứng vàng của Bác, Đảng chúng ta mà mất ư? Chửi măn đời. Xem ra ngón vơ mồm của chúng ta thật trăm phần thần t́nh, lợi hại. Văn hóa chửi là nền tảng của văn hóa cách mạng, khủng bố tê liệt tinh thần địch thủ dù tay không, dù trội hơn ta về vơ khí, giành thắng lợi trọn vẹn. Ấy vậy mà tại các nước Âu Mỹ nhân dân cũng như chính phủ chẳng ai dám dùng loại vơ khí này để đối phó với đối phương dù thù hận đến bao nhiêu. Ai đó nhỡ chửi th́ bị dư luận lên án nặng nề, xem như quân hàm hồ, hạ cấp, kém văn hóa và tiêu tan mọi sự nghiệp, nhất là sự nghiệp chính trị. Cũng do nền giáo dục của người ta!

 

Cười Và Tôi.

Lúc tôi học đại học, xa nhà, thường ở tập thể với các bạn. Ra Hà nội học trước 1954 tôi ở tại học xá Trung Việt đường Quan Thánh cạnh Hồ Tây. Đó là một biệt thự Pháp, cỡ trung, sân vườn rộng, có lầu và vài  pḥng ngủ, mỗi pḥng chia ở cho 2 hoặc 3 sinh viên. Tất cả có chưa đến mười sinh viên, thường chỉ gặp nhau ở pḥng ăn, pḥng khách mà cũng thật vui.

 

Sau 1954 phân vĩ tuyến, vào Sài G̣n tại Cư xá Minh Mạng, Chợ Lớn, tôi ở chia pḥng 4 người khá rộng răi với các bạn miền Bắc trong đoàn sinh viên Hà Nội di cư. Tuy nhiên tôi bỏ ngang và quen như lúc ở Hà Nội, lên ở tại học xá Trung Việt đường Cá Hấp (đường Bùi Quang Chiêu) ngang chợ Bến Thành, phía bên kia bồn binh. Đó là 2 căn phố số 27 và 29 thông liền nhau, bề ngang 4m mỗi căn, có lầu. Tôi ở căn lầu, trong pḥng đôi kê sát cạnh nhau 3 dăy gồm 16 giường gỗ thấp, mỗi sinh viên mỗi giường. Toàn học xá gồm gần 30 sinh viên Huế, Quảng, kể cả trên rầm thượng dưới mái ngói nóng bức, ai đến sau phải ở. Những năm ở đó thật là vui, tṛ chuyện, cười đùa, chọc ghẹo, hài, tếu, ca hát, cờ bạc đủ thứ. Đời sống tập thể với bạn bè là thế, tạo điều kiện thật vui nhộn, cười no bụng. Tập thể đây là những 16 sinh viên trẻ tuổi, cùng gốc miền Trung mà cùng ở chung trong một căn pḥng đôi chật chội. Mà ai cũng thấy vui thích. Tính tôi ưa ở nơi ồn ào, có đông người qua lại. Các thành viên học xá Trung Việt lúc đó tất cả sau này đều thành danh trong xă hội. Tuy vậy nhiều sinh viên miền Trung vào Sài G̣n học, thích yên tĩnh, kiếm trọ nơi khác. Lại có vài người chỉ đến ở học xá ít tuần, tháng rồi dọn ra. Học xá Bùi Quang Chiêu chấm dứt hoạt động sau ngày Đại Học Huế được thành lập ở miền Trung.

 

Lúc tôi đă có gia đ́nh và có chức phận lớn, bà vợ tôi đôi lần nhắc nhở: “Sao anh hay cau mày khi nói chuyện với người ta?”. Tôi giựt ḿnh suy nghĩ lại, tự kiểm thảo, nhận thấy đó là một tật xấu mà tôi rất vô t́nh không hề tự biết v́ trong ḷng tôi vẫn thấy vui vẻ b́nh thường song lại gây khả năng ngộ nhận thiếu thân thiện. Sau đó tôi cố nhớ giữ nụ cười trên môi ít nhiều khi tṛ chuyện. Chuyện này cách đây cũng đă ngót nửa thế kỷ, mà từ đó tôi vẫn luôn nhớ trong ḷng, hết sức tránh nhíu mày, nhăn mặt.

 

Tuy cười là một biểu hiện tập thể song tôi cũng vài lần bắt gặp nghe tiếng bật cười ha hả tuy ngắn của chỉ một người trong pḥng riêng, đang xem tivi hoặc đọc truyện ǵ đó mà gặp cảnh ngộ tức cười.

 

 Mỉm Cười: 2 Đặc Trưng.

Cần phân biệt cười và mỉm cười. Ở Anh ngữ đó là 2 từ ngữ riêng biệt “laugh” và “smile”. Nh́n vào chúng như đồng loại, cọp với mèo, rắn mối và thằn lằn, tính t́nh giống nhau chỉ lớn nhỏ khác nhau. Công dụng có khi khác. Gặp nhau, mỉm cười là thân thiện, cười làm người ta tưởng lầm bị chế nhạo, như có ǵ khôi hài vô t́nh vướng trên người họ. C̣n nữa, cười th́ hầu như không bắt buộc, có khi phải cố tránh ví dụ ở những nơi và hoàn cảnh tôn nghiêm, mỉm cười lại được xem là bổn phận, do 2 đặc trưng:

 

Một là bổn phận đối với chính ḿnh. Mỉm cười làm nét mặt đẹp thêm, duyên dáng và quyến rũ, nhất là nếu ai đó có má lúm đồng tiền (mà sẽ biến mất khi cười toe toét), có hàm răng đều đặn, có khi có thêm một răng khểnh. Cười ngắc nghẻo rung cả người chỉ làm cho kẻ khác thấy tức cười v́ mồm há rộng phô bày họng, lưỡi, bộ điệu buồn cười và cười theo.

Đạo lư này chắc nàng Bao Tự của Chu U Vương nắm rơ. Bao Tự rất hiếm cười, trừ phi không cưỡng được v́ chuyện quá buồn cười, và chỉ cười ngắn thôi, nhưng chắc rằng nàng luôn mỉm cười. Đó là bí quyết làm mê hồn thiên hạ: cười mỉm.

 

Hai là bổn phận đối với người khác. Thời “kinh tế thị trường” mỉm cười là một đ̣i hỏi tiên quyết cho ngành tiếp thị. “Không biết mỉm cười, đừng mở tiệm, đừng kinh doanh…” theo tục ngữ của nhiều nước. Mỉm cười đă là cốt lơi của nền kinh doanh thương măi của Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 20, những năm 1900 trở đi, gây thân thiện, tranh thủ hảo cảm của các khách hàng dù khó tính và thương vụ nhờ đó tăng mạnh.

Mỉm cười do bản năng cá nhân, nhưng phần lớn là do giáo dục, kế hoạch, chính sách.

 

Trên các chuyến bay của hăng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi. Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài ḷng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách. Họ thật sự đă thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời (trích mạng). Người Nhật chủ trương “khách là nhất, khách nuôi nhân viên chứ không phải là chủ, phải làm sao cho vừa ḷng khách”.

 

Đ́nh công “không mỉm cười” (no smile strike/service). PNO- Ngày 11-12-2012 công đoàn các nhân viên của hăng hàng không Hồng Kông Cathay Pacific đă bỏ phiếu tán thành kế hoạch đ́nh công “work to rule” mà sẽ làm rối ren, chậm trễ hoặc thay đổi lịch tŕnh các chuyến bay trong mùa Giáng Sinh, sau vụ tranh chấp đ̣i tăng lương 5%.

Đ́nh công “work to rule” nghĩa là các nhân viên chỉ làm (tối thiểu) theo qui định trong hợp đồng lao động, không làm hơn. Cụ thể các tiếp viên hàng không Cathay Pacific đ́nh công cho biết sẽ không mỉm cười với hành khách khi chào đón, khi tiếp cận, không cung cấp một số loại đồ uống như rượu, hoặc ngừng phục vụ bữa ăn

 

Hải quan Việt Nam mang khuôn mặt lạnh tanh là do động lực lợi nhuận nghề nghiệp cá nhân. Các tiếp viên Hàng Không Việt Nam hiếm hoặc ít mỉm cười th́ theo tôi nghĩ không thể trách cứ họ. Truyền thống tính t́nh của người phụ nữ Việt Nam là e lệ kín đáo, nét mặt dù tươi nhưng nụ cười trên môi không tùy tiện. Mỗi quốc gia có thể mỗi khác.

 

 

Cười Và Tập Cười.

Từ xưa vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam là trong sự e lệ, kín đáo, giữ kẽ. Người phụ nữ ít có dịp đi ra ngoài, tiếp xúc với người lạ: “Gái thời giữ việc trong nhà. Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa”. Tuy nhiên thời thế thay đổi. Ở CHXHCN Việt Nam hiện nay, tân chính sách sáng tạo vừa dơi vừa chuột của Bề Trên là “kinh tế XHCN định hướng thị trường”, mở cửa giao lưu “mập mờ đánh lận con đen”. Kết quả sơ kết hàng nhái “định hướng” được đánh giá cao minh và khuyến măi hơn hàng thật “kinh tế thị trường” vài bậc.

 

Bún mắng, cháo chửi, phở quát… thêm vào một ḿnh một chợ, “vừa bán vừa la cũng đắt hàng! (Trần Tế Xương). Thần Tài mỉm cười với các bề trên lănh đạo, đồng thời thâm lạm, thất thoát tài nguyên quốc gia cũng như băng hoại đạo đức xă hội thật đại. Đó là ưu điểm vượt trội rơ ràng của nền “kinh tế định hướng thị trường XHCN” dù trên thực tế có thêm nụ cười làm cho chính ḿnh đẹp hẳn, là điều ai cũng mong ước.

 

Người phụ nữ Việt Nam ngày nay ra làm việc trong xă hội rất nhiều, hầu như mọi người. Theo tôi nghĩ các chị em nên học hỏi và phối hợp sự kín đáo cổ truyền với nụ cười tươi tắn trên môi, đúng cách, đúng lúc. Mỉm cười đúng điệu làm tăng vẻ đẹp yểu điệu thục nữ của các bạn rất nhiều. Điều này phải tập dần để thành thói quen mới. B́nh thường chúng ta đă nh́n vào gương để sửa nụ cười cho tươi tắn. Cười đến có nguyên nhân, tuy vậy nên tập cười lẫn mỉm cười v́ lợi ích rất nhiều.

 

Cười và mỉm cười là một biểu hiệu tâm lư đa nguyên, có tự nhiên, có cố ư, song cơ thể con người không để ư đến nguyên nhân, không phân biệt chân giả, do đó xét trên khía cạnh sinh học ‘cười’ nói chung ẩn chứa rất nhiều tác dụng bổ ích: lưu thông khí huyết, kích thích hoạt động các cơ quan trong cơ thể, giảm căng thẳng tinh thần… ‘Mỉm cười’ cường độ nhỏ, tác dụng kém nhưng thường xuyên xẩy đến. ‘Cười’ cường độ lớn, tác động mạnh, song lại hiếm xẩy; có người lắm lúc cả tuần lễ không có dịp cười. Do đó các câu lạc bộ tập cười đă được thành lập.

 

Bác sỹ y khoa Dr. Madam Kataria ở Ấn Độ đă bắt đầu vào năm 1995 chỉ với 5 người ở Mumbai; phong trào đă sớm lan ra khắp thế giới và hiện nay đă có hơn 7.000 câu lạc bộ Yoga cười ở trên 70 quốc gia. Trong Yoga cười, chúng ta có những bài tập giả bộ cười, nhờ đó có thể kéo dài tiếng cười tùy theo ư muốn thay v́ chỉ cười vài giây vài phút theo tự nhiên. Tại câu lạc bộ mỗi buổi tập cười thường gồm khoảng 20 người, kéo dài trên dưới một tiếng đồng hồ trong pḥng thể dục, cũng để tránh gây ồn ào môi trường công cộng.

 

Ở Hà Nội dưới chân tượng đài Lư Thái Tổ, CLB Yoga cười bắt đầu hoạt động từ tháng 2 với sự tham dự của đông đảo người cao tuổi. Gần 200 học viên quây thành nhiều ṿng tṛn, ở giữa là người hướng dẫn với các động tác lạ lẫm để gây được tiếng cười cho mọi người. Bắt đầu với cách vỗ tay, hít thở, các bà, các chị há mồm thật to trong vài phút, cúi xuống xoay vài ṿng nh́n nhau trân trân rồi cười phá lên

 

Bà Nguyễn Thị Thể (70 tuổi) ở phường Lư Thái Tổ, một trong những thành viên đầu tiên của CLB cho biết, tập môn thể thao này rất hiệu quả. "Tinh thần sảng khoái, đưa hết u uất trong người ra ngoài. Tôi và các thành viên ai cũng thấy ḿnh khỏe ra", bà Thể cho biết. Theo anh Lê Thanh Hoài, việc tập Yoga cười không khó như các môn Yoga khác. "Chủ yếu là người tập làm sao cười phải to, cười hết sức để lấy hơi từ bụng xen kẽ với hơi thở sâu, duy tŕ hành động vui đùa, tương tác ánh mắt để trở thành tiếng cười thực sự chứ không phải là cố rặn", anh nói.

Ảnh : Hoàng Hà

 

Ngoài Hà Nội, một số địa phương khác cũng đă nhen nhóm h́nh thành những CLB Yoga cười và thu hút nhiều người tham gia luyện tập. Hoàng Hà. “Lộng giả thành chân” ban đầu cười giả sau thành thật v́ thấy cả bọn lố bịch, như khùng. Tục ngữ Đức có câu: “Kẻ tự cù ḿnh, có thể cười theo ư muốn.”

 

Các bác sỹ trong hội Ái Hữu Đại Học Y Khoa Huế Hải Ngoại, vừa qua trao đổi e-mail  trên diễn đàn nhóm đă vạch ra cụ thể cách thức tập cười cá nhân, rất thực tiễn. Ba bác sĩ tốt nghiệp trước năm 1975 đă trao đổi 5 e-mail theo thứ tự: 1) Bs Andrew Trong Vu chuyển lên mạng bài: “Hăy mỉm cười” kèm nhiều h́nh ảnh (chú thích: Bs Andrew Trong Vu đang b́nh phục dưỡng bệnh sau mổ). 2) e-mail của Bs Dai To khuyên bạn tập cười nhiều (chú thích: Bs Dai To lại là một nhà thơ nổi tiếng, tác giả vài chục tập thơ. Ví dụ ta có thể vào Google.com để đọc các tập thơ: “Áo trắng 1975”, “Anh lính bảo vệ tự do”, tập 1,2,3 v.v…3) e-mail cám ơn của BS Andrew TV. 4) e-mail góp ư của Bs Loi Vo. 5) e-mail Bs Dai To nói về phương pháp cụ thể tập cười.

 

1) From: Andrew Trong Vu. Date: 2012/11/22
Subject: [ykhoahue] Fw: Hăy mỉm cười.

Hăy cười lên… Cho mặt thêm tươi.

Cho ḷng thêm ấm. Cho ngày thêm đẹp.

Cho hoa thêm sắc. Cho đời thêm vui!!!

 

 2) From: Dai To Subject: Re: [ykhoahue] Fw: Hăy Mỉm Cười
To: ykhoahue@yahoogroups.com
Date: Thursday, November 22, 2012, 8:10 PM

Email về nụ cười hay lắm Trọng ơi! Bạn biết cách đây 1 năm...Ḿnh TẬP CƯỜI... ngó vậy chứ không dễ đâu ! Phải quyết tâm mới được... Nhiều khi ḿnh phải CƯỜI LÉN... nhất là lúc soi gương... sợ người nhà nói ḿnh khùng... Bây giờ th́ cười dễ  rồi. Nhất là lúc nầy bạn phải t́m cách TẬP CƯỜI thật nhiều (SÁNG, TRƯA, TỐI).  Ḿnh phải biết làm BS cho chính ḿnh mới được...Vợ con bè bạn... cũng chỉ phụ mà thôi. Chúc Bạn VUI KHỎE...mau b́nh phục. Thân mến.

 

3) From: Andrew Trong Vu   To: ykhoahue@yahoogroups.com
Sent: Thursday, November 22, 2012 8:40 PM

Subject: Re: [ykhoahue] Fw: Hăy Mỉm Cười

Xin cám ơn anh Đài. Lời khuyên của anh rất chí lư.
ATV


4) 2012/11/23 Loi Vo

Dear Anh Dai.

Basically there are two kinds of smiles, HEART, or BRAIN smiles… It is extremely difficult to learn, to train how to smile...

 

5) From: Dai To   To: ykhoahue@yahoogroups.com
Sent: Friday, November 23, 2012 11:15 AM

Subject: Re: [ykhoahue] Fw: Hăy Mỉm Cười

 Bạn Lợi ơi, bạn chịu khó đọc hết Email của bạn Trọng... chúng ta sẽ thấy ư nghĩa của từng NỤ CƯỜI.

Đây ḿnh xin kể với bạn một số kinh nghiệm lúc ḿnh TẬP CƯỜI mà thôi:

--Lúc ḿnh giả cười: h́ h́. Ḿnh tự ḿnh nhắc ḿnh: mầy cười giả hả? tự nhiên cười giả trở thành cười thật.

--khi soi gương là dễ cười nhất... nếu bạn cố ư muốn có nụ cười thật. Ví dụ nhăn nhó, buồn rầu. v. v. Cũng như ḿnh tự đóng hề cho ḿnh xem thôi.

--Khi xem TV, Internet... ḿnh phải cố gắng quên hết tập trung vào câu chuyện... để t́m nụ cười hồn nhiên theo diễn giả...

--Khi có chuyện ǵ buồn bực trong gia đ́nh chẳng hạn... ḿnh liền bỏ ra ngoài nh́n mây nước, hoa v.v để t́m  xao lăng... và cảm thấy ḿnh đáng thất (tức) cười.

Và nhiều cách... để t́m nụ cười hồn nhiên lắm bạn ơi.

Có một bí mật nầy, ḿnh thường ở nhà có một ḿnh... Con người xác thịt và con người phần hồn của ḿnh... thường căi nhau trước một ư muốn hay vấn đề ǵ đó... làm ḿnh rất dễ thất cười.

Tóm lại:

---Phải là nụ cười thật: có nụ cười rồi quên đi. Nhưng cũng có những nụ cười theo măi suốt cuộc đời của ḿnh... Có lẽ ḿnh chỉ tập được nụ cười để quên đi mà thôi.

Vài ḍng xin chia xẻ với bạn cho vui. Cám ơn nhé.

 

Tôi tin rằng phương pháp tập cười của Bs Dai To là khả thi và hiệu quả. Vấn đề sức khỏe, bệnh tật tất nhiên ông bác sĩ là rành rẽ, và lại đă nghiệm chứng cho chính ḿnh. Tôi cũng có kinh nghiệm bản thân khi bà vợ nhận xét tôi hay vô t́nh cau mày, dù rất nhẹ và tôi cũng đă cố gắng khắc phục được tật xấu này. Về vấn đề các câu lạc bộ tập yoga cười th́ tôi nghĩ thu hoạch không tương xứng với công sức đầu tư. Cười lớn, hô hấp mạnh, thở ra hùn hụt mất rất nhiều hơi, có khi cười ngất không kịp thở chẳng khác ǵ thầy giáo giảng bài cả buổi học, la hét hết cả hơi, uống nhiều cốc nước, nghề bán phổi như người ta thường nói. Các ca sĩ cũng vậy, tập hát cả ngày rất mệt.

 

Đă nhiều năm, thông thường trong khi làm công việc ngành nghề ở ngoài, vài việc lặt vặt trong nhà, sau vườn, ngay cả khi tập thể dục, đi bộ v.v… tôi thường nhẩm hát những bài vui tươi, hùng ca… hoặc t́nh cảm, tân nhạc hoặc cổ nhạc, tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, nhất là những bài ca tôi biết được rất lâu từ trước, từ thời kỳ c̣n đi học. Đó cũng tương đương với mỉm cười, có tác dụng tốt cho tinh thần và sức khỏe. Hơn nữa ca hát làm ta dễ say mê (như karaoke?) và tự động hát theo bản năng, phản xạ, chứ không như mỉm cười, lắm lúc phải cố ư.

Lúc thật vắng người th́ tôi lại hát to thành tiếng và sửa đi sửa lại giọng điệu cho hay hơn, tưởng chừng như ḿnh sắp lên tŕnh diễn nơi công cộng. Hát to cũng tương đương với cười mà lại có ưu điểm gây say mê, hăng hái hát măi, tự nhiên, không hề có một chút giả tạo.

Tôi nghĩ các buổi tập hát, vừa vui vừa hay, lại có nhiều ưu điểm hơn các buổi tập cười ở câu lạc bộ.

                                               ****

                                                **

Cười, Thái Độ Xử Trí.

Con người sinh ra phải chịu các nỗi khổ “sinh lăo bệnh tử”; cuộc sống lại không phải lúc nào cũng thuận lợi, cam go thách thức chồng chất khiến chúng ta dễ lâm vào hoàn cảnh tuyệt vọng. Song tạo hóa lại ban cho chúng ta biết cười để tự cứu. “Một người không là nghèo nếu anh ta c̣n có thể cười” (Raymond Hitchcock). C̣n biết cười là vẫn c̣n hi vọng, đạo lư đó chúng ta phải quán triệt để tận khai thác. Mặt khác, Mark Twain (1835-1910), nhà văn hài hước (humorist) bậc nhất của Hoa Kỳ, tiểu thuyết gia rất sáng tạo hấp dẫn và là nhà diễn thuyết nổi tiếng lại nhắc nhở: “Cười là vũ khí tốt nhất mà con người có nhưng lại được dùng ít nhất.”

Phải làm ǵ để khắc phục sự hạn chế này? Có ba cách:

 

*Một là muốn có nhiều cơ hội để vui cười mọi người chúng ta cần đến với bạn bè, đi vào cộng đồng, tham dự sinh hoạt hội đoàn, có lối sống ḥa đồng xă hội, tránh sống biệt lập cô đơn, u buồn. Trang mạng xă hội Badoo khảo sát về cơ hội vui thích cười đùa (hội nhập xă hội, gặp mặt bạn bè…) của nhân dân 17 nước, đă công bố kết quả hôm Feb 7, 2013. Danh sách thứ tự 10 nước đứng đầu như sau: 1.Argentina; 2.Mexico; 3.Turkey; 4.Spain; 5.Germany; 6.Hoa Kỳ; 7.Italy; 8. Anh; 9.Ḥa Lan; 10.Brazil. Người Argentina ra ngoài gặp mặt vui vẻ 15 ngày mỗi tháng, Hoa Kỳ 12 ngày… Các con số trên tôi nghĩ rất cao và nhân dân các xứ tự do ấy thực sự vui vẻ. Khảo sát này chủ yếu nhắm lứa tuổi từ 20 đến 40. Người dân các nước ở xứ lạnh ít có cơ hội vùi đùa hơn.

 

*Hai là nhất là đối với các lứa tuổi trẻ; giữ thái độ tươi cười trước khó khăn thử thách phải là châm ngôn. Bài hát tiếng Pháp “Hát Lúc Hiểm Nghèo” sau đây, tôi vẫn thường hát nhẩm từ các năm 1942, 43 nói lên điều này:

Chante au danger et souris dans la peine.

Telle est la loi  des jeunes vaillants…

Va fils d’ Annam, et sans tourner la tête,

Droit sur l’avenir  fixe ton regard”.

(Hát lúc hiểm nghèo và mỉm cười trong gian khổ. Đó là luật lệ của các người trẻ tuổi can đảm… Tiến lên người con nước Nam, và không quay đầu lui. Thẳng hướng về tương lai nh́n chăm chú.)

 

Các năm trước 1945 trong phong trào thể thao, thanh niên trên toàn cơi Đông Dương người Pháp đă cho mở trường ESEPIC (école supérieure éducation physique indo chinoise) tại Phan Thiết và trường ESEJIC (école supérieure éducation jeunesse indo chinoise) tại Huế đào tạo các huấn luyện viên thể thao và thanh niên. Các thầy giáo tốt nghiệp lấy bài ca trên dạy cho các học sinh trung tiểu học hát. Tuy nhiên đây là bài ca vay mượn của hướng đạo sinh (scouts) Pháp do đó các thầy dùng chữ jeunes thay thế chữ scouts và chữ d’Annam thay thế chữ de France (nước Pháp) ở trong nguyên bản.

 

Bài hát cách mạng Quyết Nắm Lấy Chính Quyền: “Đồng chí bước gian nan. Bền bĩ cứ kiên gan. Bặm môi nghiến răng ta cười. Tin ngày chiến thắng sau cùng. Phấn đấuQuyết nắm lấy chính quyền” được tập hát lén lút ngay trước những ngày Cách mạng tháng 8/1945 tuy đượm màu đấu tranh chính trị song cũng nói lên thái độ quyết tâm giữ nụ cười trên môi để vượt mọi gian nan thử thách. Đoạn trên, các câu đầu phải nghiến răng mà hát mới phát huy tinh thần chiến đấu cách mạng.

 

*Ba là nhất là đối với các người trung niên và cao niên, có ḷng vị tha, thái độ bao dung để có thể cười tươi, ḷng thanh thản.

Điển h́nh là h́nh tượng Phật Di Lặc mặt mập, bụng to, ngồi cười toe toét:

 

        Bụng to năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ.

         Miệng lớn hay cười, cười những việc khó cười ở thế gian.

         C̣n gặp nhau th́ hăy cứ cười. Cuộc đời như nước chảy hoa trôi,

         Lợi danh như bóng mây ch́m nổi. Chỉ có t́nh thương để lại đời.”

 

                                                 *****

                         

Một năm cũ lại qua, trước thềm năm mới chúng ta hạ quyết tâm thực hiện các ước nguyện trên. Cười là biểu hiệu của Hạnh Phúc. Mỉm cười biểu hiện thân thiện, hảo cảm.

Cầu mong nhân dân Việt Nam sớm t́m lại được tiếng cười. Cầu mong Hạnh Phúc mỉm cười với dân tộc Việt Nam.

 

Lê Bá Vận

 

Mục lục 99 độ               Trang chủ YKHHN