Quư Anh Chị Em thân mến,

Sau phần NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH BA LÊ trong cuốn sách Chiến Tranh Quốc Cộng Tại Việt Nam 1954-1975 của GS. Lê Đ́nh Cai, BBT tự ư bỏ qua các đoạn viết về: Những Khó Khăn của TT Nguyễn Văn Thiệu, Tây Nguyên và Vùng Địa Đầu Giới Tuyến Thất Thủ, bao gồm các mục: Chuẩn Bị Kế Hoạch Đông Xuân của CS Bắc Việt + Cuộc Tổng Tấn Công Chiến Lươc Mùa Xuân 1975 / Chiến Dịch Tây Nguyên và Chiến Dịch Huế - Đà Nẵng. BBT xin tiếp tục với “Chiến Dịch Hồ Chí Minh và Sự Sụp Đổ Toàn Diện Của Miền Nam Việt Nam (09 Tháng 4, 1975 đến 30 Tháng 4, 1975) “

Thân mến, BBT Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại

 

Khi Tây nguyên và vùng điạ đầu giới tuyến coi như thất thủ. Quân đoàn II của tướng Phạm Văn Phú và quân đoàn I của tướng Ngô Quang Trưởng hoàn toàn tan ră trên đường rút chạy, cộng sản BV đă đẩy mạnh giai đoạn 3 trong kế hoạch tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 để chiếm đóng thủ đô Sài G̣n của miền Nam sớm hơn kế hoạch dự trù một năm. Chiến dịch được CSBV đặt tên là "Chiến dịch Hồ Chí Minh" (tiếp theo chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng) là chiến dịch sau cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam và cũng là chiến dịch làm sụp đổ thành tŕ cuối cùng của phe Quốc Gia trong cuộc tranh chấp Quốc-Cộng kéo dài gần 30 năm ṛng ră (1945-1975).

T́nh h́nh vào những ngày cuối và công cuộc chuẩn bị của chiến dịch Hồ Chí Minh: Như đă tŕnh bày của mục II trong đoạn I chương IV này, vào những ngày 26-3-75 đến 2-4-75, TT Thiệu đă gặp rất nhiều khó khăn về nội bộ. Tại Sài G̣n, dân tỵ nạn từ các nơi đổ về như thác từ Tây Nguyên, Đà Lạt, Nha Trang, B́nh Định.... Từ miền Trung như Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng... bằng đường hàng không và nhất là đường biển, kéo theo luôn các tàn quân từ các chiến trường Cao Nguyên và giới tuyến dồn về tạo cho thủ đô một t́nh trạng náo loạn và bất an. Thiếu tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ lại thành lập Ủy Ban Hành Động Cứu Nước ngày 26-3-75 gồm cả quân sự và dân sự, tôn giáo, đảng phái và đồng thời bầu linh mục Trần Hữu Thanh (thuộc Phong trào Nhân dân Chống tham nhũng) lên làm chủ tịch Ủy Ban. Kỳ chuẩn bị đảo chánh TT Thiệu nhưng không thực hiện được v́ Hoa Kỳ không ủng hộ (Polgar, giám đốc CIA, đă thẳng thắn cho Kỳ biết là Mỹ không ủng hộ Kỳ).

Ngày 28--3-75. Phái bộ Hoa Kỳ do TT Ford đề cử đă đến Sài G̣n để nghiên cứu t́nh h́nh. Phái đoàn gồm thống tướng Fred Weyand, tổng tham mưu trưởng quân lực Hoa Kỳ; Eric Von Marbod, chuyên viên Bộ Quốc Pḥng, phụ trách Tiếp Liệu; ông George Carver, chuyên gia T́nh Báo của Kissinger' và ông Theodore Shackley, vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của CIA cùng nhiều chuyên viên khác.

Nguyễn Tiến Hưng trong "The Palace File" có kể lại rằng: "Hôm 27-3 tức trước khi phái đoàn Weyand tới Sài G̣n, Hưng năn nỉ với Thiệu cho phép y thầm lén đưa cho họ coi những lá thư cam kết của Nixon (sẽ trả đũa CSBV khi họ vi phạm hiệp định Ba Lê, xâm lăng VNCH). TT Thiệu ngần ngừ nhưng rồi sau đồng ư (như trên đă nói đây là một yếu tố quan trọng mà lẽ ra TT Thiệu phải khai thác sớm hơn). Phái đoàn tới Sài G̣n hôm 28-3 th́ ngay chiều hôm đó Von Marbod đến thăm Hưng tại nhà riêng. Hưng đưa cho xem một số thư cam kết của Nixon. Marbod kinh ngạc, hỏi sao không cho biết sớm hơn? Rồi Marbod lấy ra 4 bức thư của Nixon đem về cho Weyand coi đển ông này tŕnh lên TT Ford. (74) (Bây giờ nếu những bức thư này có đến tay TT Ford th́ cũng đă quá chậm rồi, t́nh h́nh quân sự đă không c̣n cứu vớt được nữa, sự rút chạy ở Cao Nguyên và vùng Địa Đầu giới tuyến sẽ có tác dụng dây chuyền làm sụp đổ nhanh chóng và toàn bộ tinh thần của binh sĩ, đúng như câu nói "binh bại như sơn đảo").

Trong thời gian có mặt tại Sài G̣n, phái đoàn Weyand đă đi mọi nơi để nghiên cứu và đánh giá t́nh h́nh trực tiếp, theo dơi kỹ t́nh h́nh thất thủ cao nguyên và vùng địa đầu giới tuyến, t́nh h́nh cứu vớt dân chúng và quân nhân trên vùng biển Đông. Tướng Weyard đă bay đi Nha Trang hồi 10 giờ sáng ngày 30-3-1975 để gặp gỡ tướng Phan Văn Phú và gợi ư với tướng Phú rằng cố gắng giữ cho được từ đèo Rù Ŕ, Nha Trang trở vào; nhưng kỳ thực ông đă thấy thế nguy. CIA và DAO cho rằng t́nh h́nh về mặt quân sự đă hết phương cứu chữa, riêng đại sứ Martin th́ cho rằng nếu có thêm súng đạn, VNCH sẽ c̣n cơ thoát hiểm ít ra cũng được phân nửa miền đất phiá Nam (thuộc quân khu III và quân khu VI) (75).

Ngày 1-4-1975, tướng Weyard khuyên ông Thiệu nên lập một pḥng tuyến mới, khiêm tốn hơn, đi từ Tây Ninh đến Phan Rang nhưng nhất định phải giữ Xuân Lộc v́ mất Xuân Lộc là mất Sài G̣n. Do đó, hôm 1-4 ông Thiệu ra lệnh cho tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân đoàn III có nhiệm vụ giữ luôn Phan Rang (thuộc quân khu II, coi như đă tan ră). Tướng Toàn cử tướng Nguyễn Vĩnh Nghi ra trấn đóng ở Phan Rang. Tướng Toàn cũng cho một lữ đoàn Thiết Giáp ra tăng cường cho SĐ18BB của Lê Minh Đảo đóng ở thị trấn Xuân Lộc.

Ngày 3-4-75, hồi 5 giờ chiều, đại sứ Martin và phái đoàn vào dinh Độc Lập họp với chính phủ VNCH gồm có: Thiệu, Hương, Khiêm, Viên và Hưng.

Weyard ghi nhận những thỉnh cầu cấp thiết của quân đội VNCH, nhất là một chuỗi oanh tạc bằng pháo đài bay B-52 để tiêu diệt những tập trung lớn lao của quân đội CSBV, ngơ hầu ổn định được mặt trận.

Von Marbod nói có thể hứa viện trợ cho Không Quân VNCH những trái bom có sức công phá gần bằng B-52 là Daisy Cutter (bom cắt hoa marguetites) và CBU (Cluster bomb Unit tức bom đốt hết dưỡng khí).

Cùng ngày 3-4, Tổng thống Ford đang nghỉ mát tại Palm Spring ở tiểu bang California phải tuyên bố với báo chí: "Ông Thiệu đă quá vội vàng cho rút quân khỏi Cao Nguyên... Cũng phải nghiên cứu về việc di tản 6.000 người Mỹ c̣n đang ở Việt Nam... Theo ư tôi, đạo luật về quyền chiến tranh vẫn để cho tôi quyền dùng quân lực để di tản những người Mỹ ở bất cứ nơi nào trên thế giới." (76)

Cũng ngày 3-4, Thủ tướng Khiêm đệ đơn từ chức nại lư do về sự chống đối của các tu sĩ và sinh viên, nhưng theo Frank Snepp, lư do chính là để kịp thời thoát thân với gia đ́nh. Thiệu chấp nhận ngay lập tức v́ biết Khiêm có liên lạc với nhóm đảo chánh của Nguyễn Cao Kỳ (77).

Tưởng cũng ghi nhận thêm một tiết lộ của Phạm Huấn trong "Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975" liên quan đến TT Thiệu và Thủ tướng Khiêm (tin cậy đến mức nào th́ c̣n chờ thêm thời gian và nhân chứng).

"Số là có một số "mật ước" giữa Thiệu và Khiêm để Khiêm làm Tổng thống từ năm 1976 tức sau nhiệm kỳ của Thiệu. Nhưng giờ phút chót của năm 1974, ông Thiệu thay đổi ư kiến, âm mưu sửa đổi Hiến Pháp, quyết định "cố" thêm một nhiệm kỳ nữa, nhiệm kỳ thứ 3... 1976-1980. Thế là ông Khiêm nổi giận tung ra những "chưởng" độc địa nhất để hại ông Thiệu. Bắt đầu là vụ chở hàng lậu... có c̣i hụ Long An của bà Thiệu. Tiếp theo là tập hồ sơ tham nhũng rất dày, do ông Khiêm chuyển cho linh mục Trần Hữu Thanh "Bảo Cáo Trạng Số 1". (78)

Ngày 4-4 phái đoàn tướng Weyard trở về Mỹ. Theo Nguyễn Tiến Hưng kể lại th́ ngay sau đó không chần chờ, Weyard đă gặp TT Ford tại nơi nghỉ mát Palm Spring (Vevada) để báo cáo ngay t́nh h́nh và đưa ra cho ông ta xem 4 bức thư cam kết của Nixon. Trong đó tờ phúc tŕnh tóm lược bản báo cáo chi tiết lên TT Ford, Weyard viết:

T́nh h́nh quân sự hiện nay đang nguy ngập... Chính phủ Việt Nam đang trên bờ vực thất bại quân sự hoàn toàn. Tuy nhiên, miền Nam đang làm kế hoạch tiếp tục chống giữ với những tài nguyên c̣n lại của họ và, nếu được một thời gian để lấy lại sức, họ sẽ xây dựng lại được những khả năng của họ tới mức mà sự yểm trợ vật chất của Hoa Kỳ sẽ cho phép. Tôi tin rằng chúng ta thiếu họ món nợ yểm trợ đó... Chúng ta đă giơ tay cho nhân dân miền Nam Việt Nam và họ đă nắm lấy bàn tay ấy. Giờ đây, họ cần đến bàn tay giúp đỡ ấy nhiều hơn bao giờ hết...

Mức yểm trợ hiện nay chắc chắn sẽ đưa VNCH tới chỗ bại trận. Trong số 700 triệu mỹ kim dành cho tài khóa 1975, 150 triệu c̣n lại để dùng trong một thời gian ngắn vào một hoạt động quân sự rộng lớn; tuy nhiên, nếu muốn có một cơ hội thành công thực sự, th́ một ngân khoản phụ bổ 722 triệu mỹ kim sẽ là một nhu cầu cấp thiết ngơ hầu đưa VNCH tới một tư thế pḥng thủ tối thiểu để đương đầu với cuộc xâm lăng của BV do Nga Xô và Trung Cộng yểm trợ. Viện trợ phụ bổ Hoa Kỳ lại nằm trong cả tinh thần lẫn ư đính của hiệp định Paris; hiệp định này vẫn c̣n là một khuôn khổ thực tiễn cho một dàn xếp ḥa b́nh tại Việt Nam...

Việc xử dụng Không lực Hoa Kỳ để tăng cường khả năng của Việt Nam, làm cùn nhụt đi cuộc xâm lăng của BV, sẽ cung hiến cho chính phủ VNCH một sự trợ giúp vừa vật chất lẫn tâm lư và mang lại một sự tạm nghỉ cần thiết trên chiến trường. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thức được những tác dụng pháp lư và chính trị quan trọng chứa đựng trong việc thực thi giải pháp này....

Uy tín của Hoa Kỳ, trong cương vị một nước đồng minh, hiện đang bị thử thách tại Việt Nam. Để giữ vững được uy tín đó, ta phải làm một nỗ lực tối đa để yểm trợ nhân dân miền Nam Việt Nam trong lúc này.

Bản phân tích chi tiết hơn được tŕnh bày trong phúc tŕnh đính hậu.

Kính tŕnh. Fred C. Weyand

Trong phần chính của bản phúc tŕnh, Weyand biện hộ quân viện khẩn cấp 722 triệu MK và oanh tạc bằng B-52. Weyand nhấn mạnh rằng "hành động của Hoa Kỳ vô cùng hệ trọng cho việc phục hồi tin tưởng.

Hành động mà Hoa Kỳ có thể thực hiện ngay để đem tới một tác động lớn nhất tức th́ đối với sự nhận thức của người Việt - cả Nam lẫn Bắc - là xử dụng không lực Hoa Kỳ để chặn đứng cuộc tấn công hiện nay của Bắc Việt. Cho dù việc dùng không lực đó chỉ hạn chế vào lănh thổ miền Nam mà thôi và chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn, nó cũng sẽ tiêu diệt một phần lớn số nhân lực và tiếp liệu của lực lượng viễn chinh CSBV; và sẽ gây ra một tác dụng mạnh mẽ làm nhụt tinh thần chúng. Những cuộc oanh tạc ấy cũng sẽ khiến cho hàng ngũ lănh đạo Hà Nội phải tạm ngừng tay và suy nghĩ lại về những rủi ro có thể xảy ra - điều mà lúc này họ đang làm ngơ - khi họ vi phạm thỏa ước chính thức đă kư kết với Hoa Kỳ.

Giới lănh đạo quân sự miền Nam Việt Nam thuộc mọi giai cấp đă rất nhiều lần nêu lên tầm quan trọng của những vụ tấn công bằng B-52 đối với việc thực hiện thành công một công cuộc pḥng thủ chống lại lực lượng có ưu thế của địch quân, và quan điểm này có thể biện hộ hợp lư về mặt quân sự.

Trong khi họp với Ford, theo Von Marbod, Weyand thúc dục ông giúp đỡ cho Sài G̣n một cơ hội cuối cùng bằng cách dùng trở lại không lực Mỹ. Nhưng Kissinger đă phản đối và nói với Ford: "Nếu Tổng thống làm như thế, dân chúng Mỹ sẽ xuống đường nữa". Điều này lọt vào tai Ford v́ ông ta đang sửa soạn ra ứng cử năm sau. (79)

Trong thời gian đó, TT Thiệu lại cử ông Nguyễn Bá Cẩn, chủ tịch Hạ Nghị Viện, thành lập một "nội các chiến tranh" thay Thủ tướng Khiêm ngày 5-4-75; nhưng măi cho đến ngày 14-4, tân nội các mới được tŕnh lên Tổng thống. Nguyễn Tiến Hưng vẫn được lưu giữ với chức vụ tổng trưởng Kế Hoạch và Phát Triển Kinh Tế.

Ngày 14-4 ngoại trưởng Vương Văn Bắc từ Luân Đôn gửi về một công điện cho TT Thiệu báo tin rằng quốc vương Khalid (kế vị vua Faisal bị ám sát chết) của Ả Rập Saudi đă đồng ư cho VNCH vay tiền như lời hứa của phụ vương ông. Theo ư kiến của Hưng:

"Việc thương thuyết mượn tiền của Saudi phải cần có thời gian ít ra cũng 4 tháng, cho nên lúc này, ông Thiệu phải xúc tiến ngay kế hoạch "vay viện trợ" để tránh cái quyết định "không" của Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 19 tới. Hưng đề nghị VNCH nên thương thuyết với Hoa Kỳ để vay tiền và dùng ngân khoản của Saudi làm tiền thế chân. "Trong t́nh trạng chống đối ở Hoa Kỳ hiện nay, ta có thể nói với người Mỹ là chỉ mượn tiền của họ thay v́ viện trợ để họ khỏi tiếp tục bỏ phiếu "không"... Ta cũng cần phải làm một cái ǵ để giữ vững tinh thần quân dân của ta ở đây nữa". (80)

Thiệu chỉ thị cho Hưng thảo ngay một lá thư gửi cho TT Ford đề nghị vay 3 tỷ trong khuôn khổ "vay viện trợ" chia ra mỗi năm 1 tỷ, và Hưng sẽ phải lên đường đi Washington ngay cho kịp thời.

Nhiệm vụ của Hưng là t́m cách tŕ hoăn việc bỏ phiếu của Quốc Hội ngày 19 tới và đề nghị vay tiền.

Cùng lúc đó th́ tại Washington ngày 14-4, Ủy ban Ngoại Giao Thượng Viện đă yêu cầu TT Ford "để thảo luận về t́nh h́nh Đông Nam Á". Đây là sự hăn hữu ít khi xảy ra. Phiá hành pháp có Ford, Kissinger và Scowcroft (cố vấn an ninh) tham dự. Buổi họp diễn ra trong bầu không khí nghiêm trọng. Theo ông Ford, ư định của các thượng nghị sĩ đă rơ ràng: "Chúng tôi bằng ḷng chấp thuận một ngân khoản lớn để di tản, nhưng viện trợ quân sự th́ một cắc bạc cũng không". Nghị sĩ Frank Church cho rằng Hoa Kỳ sẽ bị rắc rối lớn nếu định di tản tất cả người Việt thân Mỹ sang Hoa Kỳ. Nghị sĩ Joseph Biden tuyên bố: "Tôi sẽ bỏ phiếu thuận để cấp bất cứ ngân khoản nào cho việc người Mỹ di tản ra khỏi Việt Nam, nhưng tôi không muốn số tiền đó dính líu đến việc di tản người Việt." (81)

Tuyệt vọng khi thấy việc cứu xét viện trợ của QH Hoa Kỳ ngày càng xa vời khi Hưng đang ở Hoa Thịnh Đốn để t́m cách vận động, tác giả "The Palace File" ghi lại:

Trong lúc cùng đường, anh muốn loan báo chương tŕnh vay tiền "Freedom loan" trên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) để khích lệ quân dân bên nhà. Người bạn của anh, Lê Văn, đă sắp xếp giờ để phỏng vấn anh trên đài.

Hưng thức gần suốt đêm để chuẩn bị cho những ǵ anh sẽ nói. Sáng ngày 18 tháng 4, vào lúc sửa soạn phát thanh th́ Lê Văn đưa cho anh tin các hăng thông tấn đánh đi cho hay Ủy Ban Quốc Pḥng Thượng Viện vừa bỏ phiếu chống lại việc tăng quân viện cho VNCH! Ủy ban Bang Giao Quốc Tế cũng vừa chấp thuận dự luật cho quyền Tổng thống Ford xử dụng quân đội Hoa Kỳ để di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Thế là kế hoạch của Hưng tan ra mây khói. Không c̣n ai để kêu cứu nữa. Ông Ford đă quyết định bỏ Việt Nam. Ông Henri Kissinger tuyên bố: "Cuộc bàn căi về Việt Nam nay đă chấm dứt. Ngành Hành Pháp Hoa Kỳ đă chấp nhận bản án của Quốc Hội, không hiềm thù, không biện minh và cũng không kháng cáo". Mối lo ngại của Hoa Kỳ bây giờ là vấn đề di tản. TT Ford bổ nhiệm Dean Brown thuộc bộ Ngoại Giao đứng đầu Lực Lượng Đặc Nhiệm Di Tản.

Ngày 17-4, Kissinger gửi công điện tối mật cho đại sứ Martin ra lệnh xúc tiến ngay việc di tản người Mỹ ra khỏi Sài G̣n. Công điện đó đọc như sau:

Người nhận: Martin

Độ mật: Tối mật, xem xong hủy liền

Ủy ban Liên Bộ vừa duyệt xét xong t́nh h́nh miền Nam Việt Nam. Báo tin cho đại sứ hay rằng hầu như chẳng có ai muốn di tản người Việt Nam cả, và quan điểm chung của giới quân sự Bộ Quốc Pḥng, và CIA là phải ra đi thật mau và ngay bây giờ. Nhiệm vụ của chúng ta - ông và tôi - lúc này là tránh đừng để sự hoảng hốt xảy ra ở cả Sài G̣n lẫn Washington, và tôi biết ông hiểu rơ điều này hơn ai hết...

Tôi yêu cầu đại sứ thi hành ngay và Bộ sẽ làm tất cả những ǵ có thể làm được để yểm trợ. Đại sứ sẽ nhận được một công điện nữa theo đường giây thông thường để xác nhận công điện này cùng với một số những câu hỏi và chỉ thị liên quan đến vấn đề di tản.

Kissinger

Như vậy là chỉ thị tối cao đă rơ: không di tản người Việt Nam, mà chỉ rút số nhân viên Hoa Kỳ ra khỏi Sài G̣n gấp (Ai trong chúng ta di tản được thực đă do số phận run rủi). (82)

BBT: Xin các bạn thưởng thức bản nhạc Em C̣n Nhớ Mùa Xuân của NS. Ngô Thụy Miên qua giọng ca của Sĩ Phú. Và đón đọc các phần kế tiếp vào những cuối tuần của tháng 4, 2023.

 

https://youtu.be/gPlRrWFX05k