Bác Sĩ Trần Xuân Dũng, thuộc Quân Y Thủy Quân Lục Chiến, Y Sĩ  Thiếu Tá, nguyên Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn 2 Quân Y / Sư Đoàn 2 Bộ Binh (Quảng Ngăi), từ trần bất ngờ sau khi bị viêm phổi, vào ngày 30 tháng 5, 2023 tại Melbourne, Australia, hưởng thọ 83 tuổi. Dưới đây là bài viết của Vĩnh Chánh về BS. Trần Xuân Dũng, một trong 7 bài tưởng nhớ đến BS. Dũng, đăng trong Tập San Y Sĩ Canada, số 229, vừa xuất bản tháng 9, 2023.

BÁC SĨ TRẦN XUÂN DŨNG

MỘT ĐÀN ANH ĐÁNG KÍNH

 

        Tôi bắt đầu biết đến BS. Trần Xuân Dũng vào khoảng gần cuối thập niên của đầu của thế kỷ 21 sau khi đọc được mấy bài của tác giả trên mạng lưới và lai rai qua Tập San Y Sĩ Canada, và biết đó là một đàn anh từng phục vụ trong Quân Y Thủy Quân Lục Chiến. Lời văn đượm vẻ khí khái của một tinh thần bất khuất, nhất là từ một số bài thơ và những câu truyện ngắn.

          Giữa năm 2013, t́nh cờ được một bạn cho đọc ké cuốn “Y Sĩ Với Nàng Thơ” – một chủ đề được chính BS. Trần Xuân Dũng đề xướng và kêu gọi đóng góp trong đại hội y sĩ thế giới 2011 - tôi nhận thấy các bậc trưởng thượng, các niên trưởng, quư đàn anh với đa số từng là những quân y sĩ trong mọi binh chủng, có thật nhiều tài hoa thi phú. Thật đáng nể! 100 tác giả, theo lời tựa của BS. Phạm Hữu Trác “không hẹn mà gặp, cùng chung một căn cước tương đối đồng nhất là nghề thầy thuốc, sinh hoạt trong một khoảng dài thời gian ba chục năm trên tờ Tập San Y Sĩ, tụ họp lại trên trang giấy trắng này…Xin người đọc đừng trông đợi một sự đồng hành, cũng đừng t́m trong sách một đề tài chung. Họ là những tấm ḷng trên không gian rộng và thời gian dài… Họ dùng ngôn ngữ, âm điệu, ư tưởng để tạo ấn tượng cảm giác. Như những nét vẽ trên một bức họa, có những màu sắc để người xem tranh chấm phá cho ḿnh, xin t́m trong thơ những góc trống tâm cảm thường dành cho người đọc tham gia vào sáng tạo”. Phải chăng tập thơ “Y Sĩ Với Nàng Thơ” nói trên cùng lời tựa đă đánh động khả năng sáng tạo và thúc đẩy cá nhân tôi trải bày tâm tư trên trang giấy, với bài viết đầu tay “Tháng Ngày Tao Loạn”.

          “Không hẹn mà găp” - xin được lập lại một câu viết trên của BS. Trác, khi vào năm 2017 đến thăm Bác Sĩ Hoàng Ngọc Vinh ở Montreal, người bạn thân từ thủa sinh viên YK ngoài Huế, tôi t́m thấy và đọc bài “Thương Vong Các Y Sĩ TQLC” của tác giả Trần Xuân Dũng, nằm kế bài “Tôi Đi Nhảy Dù” của ḿnh trong Tập San Y Sĩ “Quên Ḿnh Cứu Người” xuất bản tháng 5, 2017. Một bất ngờ rất thú vị, đánh dấu một liên hệ tâm linh nào đó đang phôi thai giữa người đàn anh tên tuổi và thằng em đang chập chững vào đời?!

                   “Hồn linh c̣n vương trên tóc bạc

                     Anh nhớ sa trường, em có hay”

  

Thấm thoát vài năm sau, nhân biết chị Trần Tường Vi Bảo Anh đi Úc thăm anh ḿnh, tôi nhờ chị mang cuốc sách “Tháng Ngày Tao Loạn” của ḿnh vừa xuất bản tháng 7, 2019, tặng BS. Trần Xuân Dũng sống tại Melbourne. Tháng 9 cùng năm, tôi nhận sách của BS. Dũng tặng ngược lại cho ḿnh, không phải một cuốn sách mà đến 2 cuốn. Cuốn “Sống Chẳng C̣n Quê” (dài 696 trang) và “Văn Học Quân Đội”(khổ lớn, gồm có 630 trang). Cả 2 cuốn sánh luôn chiếm vị trí trân trọng  trên kệ tường, ngay trước mặt mỗi khi tôi ngồi gơ viết bài. Ngoài tôi, anh Dũng c̣n gởi thêm mấy cuốn Văn Học Quân Đội nhờ tôi trao tặng cho Viện Bảo Tàng Lịch Sử Quân Lực VNCH ở Little Saigon. 

          Tôi chọn cuốn “Sống Chẳng C̣n Quê” đọc trước v́ cái đầu đề hấp dẫn – với ư nghĩ hầu như đa số người tỵ nạn CS chúng ta hiện sống tại hải ngoại đều một ḷng nghĩ như thế!? Cuốn sách là một tự truyện viết về thân thế gia đ́nh cha mẹ, 3 anh em Trần Xuân Ninh, Trần Xuân Dũng và Trần Tường Vi, từng lớn lên và sinh sống ở Vinh, đă phải ĺa bỏ nơi chôn nhau cắt rốn t́m đường lên Hà Nội, rồi sau đó vào Nam ngay sau khi hiệp định Genève. Cả 3 anh em hết sức cố gắng học hành, v́ thương thân phụ cực khổ nuôi 3 con khi thân mẫu lại mất sớm. Anh Cả là Bác Sĩ Trần Xuân Ninh tốt nghiệp YK Saigon năm 1963, về sau trở thành một Giảng Sư về môn Giải Phẫu Nhi Khoa; em kế là Bác Sĩ Trần Xuân Dũng tốt nghiệp YK Saigon 1965, sau đó trưng tập và t́nh nguyện phục vụ Quân Y Thủy Quân Lục Chiến; em gái Trần Tường Vi tốt nghiệp Nữ Hộ Sinh Quốc Gia Saigon năm 1968.

Khi gia nhập Quân Y TQLC, BS. Trần Xuân Dũng được đưa về làm Y Sĩ Trưởng TĐ 4 TQLC một thời gian khá lâu rồi qua phục vụ các TĐ 3 TQLC và TĐ 6 TQLC trước khi trở thành Y Sĩ Trưởng Chiến Đoàn B TQLC vào cuối tháng Giêng 1968. V́ vậy BS. Dũng đă tham gia trận đánh Mậu Thâu 1968 với Chiến Đoàn B tại Tân Sơn Nhất, Saigon và tỉnh Gia Định. Gần nửa năm sau, anh lại được thuyên chuyển ra Quảng Ngăi làm Đại Đội Trưởng ĐĐ 2 Quân Y, về sau trở thành Tiểu Đoàn 2 Quân Y khi đơn vị Bộ Binh được nâng cấp lên Sư Đoàn 2 BB. Tại đây thật đúng số trời, anh lại có mặt trong cuộc chống trả đợt tấn công Mậu Thân lần 2 khi VC manh nha đánh phá thị xả Quảng Ngăi nhưng rút lui sau một đêm bị thiệt hại nặng và không thành công. Và sau đó anh trở thành Y Sĩ Trưởng của Tiểu Doàn 2 Quân Y với cấp bực Thiếu Tá.

          Khi Anh được thuyên chuyển về phục vụ Trường Quân Y, BS. Dũng viết “Nay tôi đă về trường Quân Y Saigon, công việc tương đối nhàn…Năm 1973, tôi lập gia đ́nh với Cô Sẻ, một thiếu nữ mảnh mai, sinh tại Hội An. Song thân nàng đều chính gốc Quảng Nam”. Hay là chổ này, trong một câu viết rất đơn giản, anh nhẹ nhàng giới thiệu ngắn gọn về người bạn phối ngẫu, với một chút kín đáo giữ riêng cho ḿnh. Tôi đoán chừng có lẽ anh từng gặp chị trong thời gian anh làm việc ở Quảng Ngăi và trở thành vợ chồng trong khi anh thuyên chuyển vào Saigon.

Trong khi đa số các bác sĩ đồng nghiệp đều có pḥng mạch tư, anh vẫn đạp xe đạp và sau này đi xe mobilette cũ rích đi làm việc. Anh viết “Tôi mang cấp bực Thiếu Tá, lương khoảng 40.000 đồng mỗi tháng. Một bác sĩ làm pḥng mạch tư, trước và sau giờ làm việc, có thể kiếm được 200.000 đồng mỗi tháng, hay hơn nữa”. Một bạn đồng nghiệp trẻ nói “Anh Dũng ạ. Anh hiện đă lập gia đ́nh. Nghèo quá không nên”. Có người nhờ anh coi giùm pḥng mạch của họ khi đi vắng, anh vui vẻ nhận làm vào những giờ nghỉ và được các đồng nghiệp đưa nguyên số tiền khám bệnh. Đồng thời, anh Dũng c̣n xin trực gát thêm tại Bệnh Viện V́ Dân và Bệnh Viện Nhi Đồng, ngoài những giờ làm việc tại Trường Quân Y.

Tháng ngày tại trường Quân Y rồi cũng qua nhanh, dù có đôi chút đụng chạm. T́nh h́nh đất nước đến hồi cận tử. Ngày Chủ Nhật, 27 tháng 4, 1975, BS. Trần Xuân Dũng gặp mặt Đại Tá Hoàng Cơ Lân tại trường Quân Y trong pḥng trực của ḿnh. Sáng sớm ngày thứ Hai, 28 tháng 4, 1975, Đại Tá Hoàng Cơ Lân gọi điện thoại, với lời đối thoại như sau “Đại Tá Lân: Sáng thứ Hai sẽ phải có lễ chào cờ vào lúc 7 giờ. Ư toi thế nào? - Tôi trả lời: Tôi đề nghị ḿnh nên hủy bỏ buổi lễ chào cờ sáng thứ Hai này. Lư do: Việt Cộng pháo kích nhiều. Một trái có thể rơi vào vũ đ́nh trường bất cứ khi nào.Số sinh viên và sĩ quan, hạ sĩ quan cũng như các khóa sinh sẽ bị tử vong, thương vong rất nhiều. Xin Đại Tá quyết định – Ông ngưng một phút rồi nói: Ừ thôi! Moi quyết định theo ư toi. Toi hủy bỏ buổi lễ chào cờ đi – Tôi đáp: Tuân lệnh. Đại Tá Chỉ huy trưởng buông máy xuống…Như vậy tôi là người sĩ quan trực cuối cùng của Trường Quân Y. Và cũng là người nói chuyện cuối cùng với Chỉ huy Trưởng cũng như nhận lệnh của Đại Tá Hoàng Cơ Lân, một cấp chỉ huy đáng kính, trước khi mất nước”

Đến chiều này 29 tháng 4, 1975, anh cho biết “vợ tôi bắt đầu chuyển bụng…Tôi định chở vợ tôi bằng cách cho ngồi sau chiếc xe Mobilette cũ rích… đến BV Từ Dũ…Lúc 6 giờ sáng ngày 30 tháng 4, 1975, Tường Vi xuống t́m tôi báo tin cho biết: vợ tôi đă sinh rồi, lúc 5 giờ. Một bé gái… Tới 10 giờ sáng, ngày 30 tháng 4 Dương Văn Minh lên tiếng đầu hàng. Thế là hết”.

Một ngày vui với một mầm sống vừa vương lên với ánh sáng b́nh minh. Nhưng oái ăm thay đó cũng là một ngày buồn, một ngày đen tối, vĩnh viễn trở thành ngày quốc hận.

Giống như bao nhiêu quân nhân khác, BS. Trần Xuân Dũng vào trại tù cải tạo, cũng bị bầm dập, chà đạp nhân phẩm, đói khổ, lao động chân tay. Cũng nh́n những cảnh trái tai gai mắt, của những tên trở cờ, antenne… Cũng chứng kiến nhiều cái chết của tù trốn trại bị án tử h́nh, hay tù bị chết v́ bệnh không có thuốc chửa. Hay những bệnh tâm thần, trầm cảm do tuyệt vọng, mất hy vọng trong tương lai, mất niềm tin vào người thân, đưa đẩy bạn tù t́m đến quyên sinh…

Tôi ngạc nhiên, cảm thấy gần gủi với anh Dũng một cách tự nhiên khi nh́n  h́nh 4 chiếc lược anh làm tặng vợ, 2 con gái và cô em gái Tường Vi của ḿnh trong thời gian ở tù-- V́ chính cá nhân tôi cũng từng làm chiếc lược tặng vợ ḿnh khi ở tù . Trong khi trên chiếc lược tôi chỉ đơn giản khắc tên vợ ḿnh, anh Dũng lại khắc 1 câu thơ t́nh tứ “Gởi nhớ thương về trên tóc em”. Thật lăng mạn và t́nh tứ!

 

Sau khi ra khỏi ra khỏi tù cải tạo vào năm 1978, anh Dũng được cho làm bác sĩ tại một pḥng y tế phường ở Saigon. Tại đây anh có dịp chửa bệnh cho một thiếu nữ đang bị lên cơn suyễn nặng và tiếp tục điều trị cho cô ta trong nhiều lần sau đó. Khi biết được cha của cô hiện đang tù đày ngoài Miền Bắc, anh cố t́nh viết nhiều toa thuốc gồm những thứ thuốc thông thường nhưng rất cần thiết cho người trong tù, để cô ta lănh thuốc từ dược pḥng nơi anh làm việc và gởi, đem ra cho cha ḿnh. Chính sự chửa trị “mát tay” và sự giúp đở vô t́nh nhưng rất nhân đạo của anh đă động ḷng thân mẫu của cô bệnh nhân, để cuối cùng bà sắp xếp cho con gái bị suyễn kinh niên của ḿnh vượt biên cùng một lần với gia đ́nh vợ chồng anh cùng 2 con gái Chim Khuyên và Vàng Anh. Chuyến đi song suốt, tàu đến Mă Lai vào tháng 6, 1978. Tháng 8 cùng năm, gia đ́nh anh chị chọn nước Úc làm miền Đất Hứa.

Như có bàn tay nhiệm mầu sắp đặt, đời sống gia đ́nh anh chị ổn định dần, nhất là sau khi anh bắt đầu hành nghề bác sĩ tư vào năm 1984 tại Melbourne. Theo thời gian, Chim Khuyên tốt nghiệp Dược Sĩ, em gái Vàng Anh tốt nghiệp trường Luật, và con trai út Xuân Vũ, sinh năm 1987 trên đất nước tự do, tốt nghiệp Nha Sĩ. Cây lớn mạnh thành cổ thụ, mọc rể, cành lá sum sê. Gia đ́nh vui hưởng hạnh phúc. T́nh thân ái nở rộ giữa các anh em đồng môn, đồng nghiệp, giữa các đồng đội và các cựu quân nhân. Trong hơn 4 thập niên xây dựng sự đoàn kết và t́nh tương ái của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, BS. Trần Xuân Dũng trở thành một khuôn mặt quư mến, từng đóng góp ư kiến, bài viết, vần thơ… cho nhiều nhóm bạn thân hữu, nhiều diễn đàn xa gần. Anh từng được vinh danh là người bác sĩ “nghèo” nhất Úc Châu – Thật đáng khâm phục -  Nhưng tôi cũng hiểu, bên cạnh, anh rất “giàu” về t́nh yêu quê hương đất nước, t́nh đồng đội, t́nh chiến hữu, t́nh nhân ái, t́nh người với người, t́nh yêu mến phục vụ bệnh nhân… Cũng v́ vậy anh đă nhận lại bao nhiêu sự thương mến của biết bao đồng hương, bệnh nhân, đồng nghiệp và người thân quen.

Qua sáng kiến và cố vấn của người anh là anh Trần Xuân Ninh, bấy giờ đang ở năm cuối Nội Trú 1963, một người từng có sở thích làm báo từ khi c̣n ở trường Trung Học Chu Văn An, một nhóm sinh viên ṇng cốt trường YK Saigon quyết định thành lập một tờ báo riêng cho toàn trường. Vậy là Báo T́nh Thương được ra đời và chính anh Trần Xuân Dũng hân hạnh được bầu làm Tổng Thư Kư đầu tiên của tờ báo khi anh gần cuối năm thứ Năm Y Khoa. Sự kiện này giúp tôi hiểu v́ sao chuyện viết lách, làm thơ rỏ ràng không phải là một vấn đề với BS. Dũng. Anh đam mê với công việc rao truyền văn chương và lịch sử, nên khi tôi nghe được chuyện vợ anh phải thế chấp căn nhà để lấy tiền cho anh in cuốn “Chiến Sử Thủy Quân Lục Chiến”, tôi ngưỡng mộ anh bốn, năm th́ thán phục chị đến sáu, bảy. BS. Trần Xuân Dũng hoàn tất tập thơ Sử “Như Sóng Thần Lên” sớm sủa vào năm 1990, sau đó là cuốn “Chiến Sử Thủy Quân Lục Chiến” vào năm 1995, c̣n trước cả cuốn sách tương tự của binh chủng Nhảy Dù của tôi, rồi cuốn “Quân Y Quân Lực Việt Nam Cọng Ḥa” vào năm 2000, tập thơ “Nhị Thập Bát Tú” năm 2015.  Về sau “Chiến Sử Thủy Quân Lục Chiến” được chính con trai út Trần Xuân Vũ dịch qua tiếng Anh, và “Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa” dịch qua song ngữ Anh Pháp. Biết bao nhiêu tâm trí và đam mê đổ hết vào đây!?

Tương tự như tập thơ “Y Sĩ Với Nàng Thơ”, tác giả của “Văn Học Quân Đội” gom khoảng 42 bài viết từ những quân nhân gồm đủ mọi nghành, từ tác chiến cho đến yểm trợ, bao gồm cả quân y…mong nói lên, không những tinh thần chiến đấu dũng cảm, ḷng hy sinh vô bờ bến của các chiến sĩ Miền Nam, mà c̣n cho thấy tinh thần thượng vơ, cá tính nhân đạo của những người cầm súng chống xâm lăng. Đó thật sự là sự khác biệt quan trọng làm thấy rỏ làn ranh phân biệt giữa con người sống tự do, có nhân tính, dựa trên nền tản tử tế từ giáo dục gia đ́nh của Miền Nam, và con người cộng sản với mưu mô thâm độc, được nuôi dưỡng trong hận thù vô sản với mục đích giết và giết để cưởng hiếp chiếm đoạt tất cả cho chủ nghĩa của chúng. Đây là một tác phẩm rất giá trị không những về lịch sử quân đội nói chung, về Thủy Quân Lục Chiến nói riêng mà c̣n về văn học.

Về sau, tôi cũng đọc vài bài thơ của anh Dũng, thưa thớt dần theo thời gian,  trong Tập San Y Sĩ, như “Khóc Y Sĩ Dù Hoàng Ngọc Khôi” – Khiêm cung, tài đức nhiều vô kể, Lời tiếc thương Anh khóc tứ bề -  “Hoa Sen và Giai Nhân” – Hoa Sen được ví như Giai Nhân, ngày đẹp như tranh, đêm tuyệt trần – Thiếu Nữ Bên Hồ Sen– Búp Sen e ấp cạnh nền xanh, Đêm về, trinh bạch t́nh dâng hiến, Sớm biệt, liêu trai dạ chẳng đành – tôi mường tượng anh bắt đầu t́m về cái tinh khiết nhẹ nhàng và hương gió đồng nội trong tuổi già. Nhất là khi tôi nh́n thấy những tấm h́nh chụp nông trại rộng lớn của cháu Vũ với cảnh những thiên nga bơi trong hồ, những con ḅ b́nh an gặm cỏ trong bải cỏ thênh thang, và nhất là hồ Sen khá rộng với bông Sen màu cánh sen và lá Sen xanh to tươi tốt. Đúng vậy, cháu Xuân Vũ đă tạo dựng một quê hương nhỏ Việt Nam cho cha mẹ dưỡng già. Tôi chia sẻ niềm vui cùng Anh khi biết về sau Anh t́m thấy sự đam mê trong chơi đàn Tây Ban Nha với loại nhậc Flamenco và ch́m đắm trong nhiếp ảnh với máy ảnh luôn đeo trước ngực và một tập ảnh đen trắng nghệ thuật – Khói Mây Quên Bẵng Duyên Phàm Trước – in tặng cho nhóm bạn thân. Phải chăng “Quên Bẵng Duyên Phàm Trước” nói lên chặng đường đời anh sẳn sàng nuông bỏ?!

         Tôi t́m thấy bài thơ “Bức Tượng Thương Tiếc Nghĩa Trang Quân Đội” được đăng nhiều nơi, trong Tập San Y Sĩ, trong “Y Sĩ Với Nàng Thơ”, trong “Văn Học Quân Đội” và trên nhiều diễn đàn thân hữu. Tôi cho đây là một trong những bài thơ BS. Trần Xuân Dũng đắc ư nhất, và bài thơ dễ dàng gây xúc cảm cho độc giả.

Đêm tráng sĩ qua sông lần vĩnh biệt

Tưởng đang c̣n cuộc rượu lúc tàn canh.

 

Làm sao mà không xúc động thương tiếc những người chết trận v́ không có ǵ cao quư hơn khi chết trận. Chết trận là chết không một than văn, không một ai oán. Không có lấy một lời trân trối cho người yêu, không một lời xin lỗi với vợ dại con thơ. Người lính chết thật sự là những anh hùng đă đi vào huyết sử của dân tộc, là hồn thiêng của sông núi, là huyền thoại của đất nước. Họ vĩnh viễn là cánh gió tung bay trên vạn nẻo đường đất nước.

Đêm sâu em nghe rờn rợn - Mắt Anh rực lá Quốc Kỳ - Hănh diện đền ơn Tổ Quốc – Chiến trường nào Anh ra đi?”

            Cho đến cuối cuộc đời, BS. Trần Xuân Dũng chứng tỏ ḿnh là một con người chính trực, nhân hậu với nụ cười hiền lành luôn nở trên môi. Một con người trước sau như một, trong một dáng người roi roi khiêm tốn, không màng đến danh lợi. Anh là một bác sĩ công tâm, một quân y sĩ thanh liêm, đầy nhiệt huyết với Tổ Quốc, một chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến hết ḿnh với anh em đồng đội, làm trọn nhiệm vụ với các thương binh. Một Sĩ Quan Quân Y thâm niên duy nhất c̣n lại làm việc tại trường Quân Y cho đến phút chót. Với gia đ́nh, Anh là một người chồng lư tưởng, lo toan chu đáo cho vợ con; và một người cha gương mẫu, hiểu biết, nhận được sự thương mến và kính phục từ các con.

          Em Vĩnh Chánh viết bài này như một lời ngưỡng mộ gởi đến niên trưởng đáng kính BS. Trần Xuân Dũng. Dù chưa một lần hân hạnh “diện ngộ và hàn huyên” với Anh.

Em xin thành kính phân ưu với phu nhân BS. Trần Xuân Dũng và gia đ́nh. Cầu mong phu nhân và gia đ́nh bảo trọng.

Em cũng xin chia buồn với BS. Trần Xuân Ninh và chị Trần Tường Vi.

Em Vĩnh Chánh cũng xin chia buồn với Ban Biên Tập  “Tập San Y Sĩ Canada” v́ sự mất mát của một cọng tác viên thâm niên và thân quư.

Em xin cùng được thắp nén nhang ḷng, cầu nguyện hương hồn Bác Sĩ Trần Xuân Dũng vĩnh viễn b́nh an trong cơi vĩnh hằng, sau khi “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo – Thảnh thơi thơ túi rượu bầu”

          Cho phần kết, đàn em xin mượn mấy vần thơ “Xin B́nh Yên Cuối Đời”của Bác Sĩ Trang Châu để tưởng nhớ đến anh Dũng – mỗi khi nh́n thấy sao băng trong đêm – một Đàn Anh xứng đáng để thương tiếc.

“Đôi mắt, ngày xưa trừng nh́n biên ải

            Quắt hận thù khi đồng đội vùi thây

            Từng giận người đi, sầu người ở lại

            Giờ, đêm về xin làm ánh sao bay”

 

Em Vĩnh Chánh - Quân Y Nhảy Dù

Tháng 6, 2023, California.