Chiếc áo choàng trắng của bác sĩ

 

Cho dù một người không phải hoạt động trong lănh vực y khoa nhưng khoác lên người chiếc áo choàng trắng, nhiều người vẫn lầm tưởng người đó là bác sĩ.

Chiếc áo choàng trắng đă trở thành một phần không thể thiếu được trong h́nh ảnh của người bác sĩ cùng với ống nghe và ống cặp nhiệt.

http://ts2.mm.bing.net/th?id=H.5032178103551389&pid=1.7

Chúng ta thường quen nh́n thấy bác sĩ trong chiếc áo choàng trắng, nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao bác sĩ lại mặc áo choàng trắng?

Có nhiều giả thuyết để giải thích về nguồn gốc của chiếc áo choàng của bác sĩ.

Có một giả thuyết cho rằng từ thời xa xưa, khi y học vừa mới chào đời, c̣n phôi thai, lúc đó chưa có trường lớp để đào tạo y học, Y khoa được xem như là một lănh vực của phù thủy, pháp sư và thầy lang. Thời điểm ấy, người ta không tôn trọng những người làm trong lănh vực y học, họ dễ dàng đem các mụ phù thủy, pháp sư và thầy lang lên dàn hỏa thiêu nếu có chuyện ǵ nghi ngờ. Thời gian trôi qua, y học không c̣n dựa vào phù thủy, pháp sư và thầy lang nữa mà dựa vào những người đáng tôn trọng và đáng tin tưởng hơn gọi là "người chữa bệnh". Sau thời đại của chúa Giê-su, "người chữa bệnh" được tôn trọng mặc dù họ không có sự đào tạo chính thống. Người chữa bệnh tự học hoặc học kinh nghiệm từ những người thầy (sư phụ) chữa bệnh giỏi.  Khi những người hoạt động trong lănh vực y học bắt đầu được công nhận và tôn trọng, họ bắt đầu muốn được phân biệt với những người khác dưới lớp áo choàng riêng. V́ vậy chiếc áo choàng của bác sĩ được ra đời.

Nhưng cũng có giả thuyết khác cho rằng lịch sử của chiếc áo choàng trắng không bắt đầu từ bác sĩ. Chiếc áo choàng trắng thật sự bắt đầu dùng bởi những nhà khoa học. Do bản chất của công việc, từ mấy trăm năm trước, các nhà khoa học đă dùng áo choàng trắng để bảo vệ cơ thể họ khỏi bị tổn thương và y phục của họ khỏi bị hư hại bởi các hóa chất trong pḥng thí nghiệm. Vào giữa thế kỷ 18, các nhà khoa học đă vượt qua bác sĩ về trách nhiệm lẫn sự tin tưởng. Vào thời đó, các nhà khoa học đă chứng minh rằng nhiều loại thuốc men mà bác sĩ dùng để điều trị không có tác dụng tốt. Điều này làm thay đổi cách nh́n của mọi người về bác sĩ .Thay v́ mời bác sĩ chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh tật, người dân chuyển sự tin tưởng vào các nhà khoa học. Dĩ nhiên bác sĩ không thể để cho sự việc như vậy xảy ra. Để giành lại sự tin tưởng của bệnh nhân, bác sĩ cũng dùng chiếc áo choàng trắng làm đồng phục. Khi bệnh nhân nh́n bác sĩ trong chiếc áo choàng trắng, trông giống như nhà khoa học và làm họ an tâm hơn.

Tai sao lai chọn màu trắng? Màu trắng được chọn như là một chuẩn mực tốt cho giới y khoa. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết để nhắc nhở các bác sĩ không làm ǵ có hại cho bệnh nhân của ḿnh. Màu trắng c̣n là biểu hiện cho sự đức độ. Chúa, các vị thánh và các đấng thần linh, thường được khắc họa trong y phục trắng. Màu trắng cũng c̣n mang đến cảm giác sạch sẽ, đó là điều tuyệt đối quan trọng trong lănh vực y khoa. Màu trắng cũng c̣n tượng trưng cho sự sống và sự b́nh an. Đó là thông điệp mà người bác sĩ muốn nhắn gửi đến bệnh nhân của họ "hy vọng cho một đời sống tốt đẹp hơn, cải thiện hơn và giảm dần những đau yếu và bệnh tật." Ngoài ra, màu trắng c̣n biểu tượng cho sự kính trọng và thương cảm.

Trong thời gian đầu, màu đen được dùng thay cho màu trắng. Áo choàng đen được dùng sớm trong pḥng xét nghiệm sinh học và vi trùng học v́ những bụi bặm (chứa vi khuẩn) sẽ dễ dàng nhận thấy. Vào thời đó, phương pháp và chữa bệnh c̣n sơ đẳng nên tỉ lệ tử vong do bệnh tật và dịch bệnh rất cao. Để tôn trọng người chết bác sĩ thường mặc màu đen. Khi y học tiến bộ dần, những người nữ tu thường vào làm y tá trong bệnh viện, họ cũng mặc áo choàng đen. Khi khoa học và kỹ thuật dần dần tiến bộ, phương pháp và phương tiện điều trị tốt dần lên, tỉ lệ tử vong giảm dần xuống, sức khỏe mọi người dần dần được cải thiện, th́ màu đen trở thành màu của sự buồn bă hơn là màu để tôn trọng người chết.

Có một thời  áo choàng của bác sĩ có màu ngà (beige) v́ nó thể hiện sự tin tưởng của bệnh nhân khi đặt tính mạng họ vào tay những người có kiến thức và được đào tạo tốt.

Lúc đầu, độ dài của chiếc áo choàng biểu thị thanh danh của bác sĩ, áo choàng càng dài th́ bác sĩ đó càng có địa vị quan trọng. Ngày nay độ dài của chiếc áo choàng tùy thuộc vào sự tiện lợi của công việc, ư thích của cá nhân và qui định của từng bệnh viện hay pḥng mạch.

Chiếc áo choàng trắng được dùng trong giới y khoa ở Canada bởi bác sĩ George Armstrong (1855–1933), ông là một nhà giải phẫu ở Bệnh viện đa khoa Montreal (Montreal General Hospital ), và là chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Canada (Canadian Medical Association).

Hội bác sĩ về hệ tiêu hóa ở châu Âu đă điều tra thành viên của họ từ 15 quốc gia ở Châu Âu, và cho thấy  áo choàng trắng được sử dụng hầu hết trong bệnh viện của các quốc gia đó. Một bác sĩ cao tuổi người Anh cho rằng áo choàng trắng của bác sĩ được dùng vào những năm 1930, và phổ biến dần sau thế chiến thứ II.

Lễ mặc áo choàng trắng (White coat ceremony) thường là buổi lễ đánh dấu bước đầu vào ngành y và một số chuyên ngành liên quan đến sức khỏe, ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sinh viên mới, bác sĩ mới, long trọng khoác chiếc áo choàng trắng, để nhắc nhở họ về trách nhiệm và sự cao cả của nghề y và các nghề trong lănh vực sức khỏe.

Lễ này bắt nguồn từ trường Đại Học Y Khoa Columbia, nơi đào tạo bác sĩ và phẫu thuật viên (Columbia University's College of Physicians and Surgeons) bắt đầu vào năm 1993.

http://1.bp.blogspot.com/-fsSsvf6i2h0/Tn1Ity9OWyI/AAAAAAAAAe8/SCy-BM6_Cwc/s1600/316947_280961781931547_100000531835510_1091410_684430514_n.jpg

Một thống kê về bác sĩ và sinh viên ở bệnh viện St. Mary's và St. Charles's về đề tài "Tại sao bác sĩ mặc áo choàng trắng?" cho thấy hơn 70%  bác sĩ ở bệnh viện và sinh viên y khoa mặc áo choàng trắng trong suốt 75% thời gian làm việc của họ. Chỉ có 29% bác sĩ và sinh viên y không hề mặc áo choàng khi làm việc. 82% các bác sĩ không mặc áo choàng trắng này là bác sĩ Nhi khoa và bác sĩ Tâm lư. Các bác sĩ này không muốn mặc áo choàng trắng, v́ họ cho rằng áo choàng làm cản trở việc tiếp xúc thân thiện với bệnh nhi, hoặc gây rối loạn tinh thần bệnh nhân và gây căng thẳng ngay cả cho người nhà bệnh nhân.

Nghiên cứu này cũng điều tra bác sĩ về nguyên nhân tại sao cần phải mặc áo choàng. Dưới đây là kết quả trả lời:

·        Bệnh nhân, y tá và các bác sĩ khác có thể dễ dàng nhận ra: 25%

·        Có túi lớn để chứa các y dụng cụ như ống nghe: 23%

·        Bảo vệ trang phục bên trong: 15%

·        Nhấn mạnh vài tṛ của bác sĩ: 7%

·        Theo sự mong muốn của xă hội đối với bác sĩ: 7%

·        Bảo vệ bác sĩ khỏi nhiễm bệnh từ môi trường và bệnh nhân: 5%

·        Lan tỏa một ấn tượng về sự sạch sẽ: 5%

·        Bảo vệ bệnh nhân khỏi sự lây truyền: 3%

·        Những lư do khác : 9%

Áo choàng trắng đôi khi cũng gây ra một số phản cảm. Nhiều bệnh nhân được đo huyết áp ở bệnh viện, pḥng mạch hay trạm xá, có huyết áp cao hơn huyết áp b́nh thường đo ở nhà. Hiện tượng này gọi là "Cao huyết áp do áo choàng trắng." Có lẽ do bệnh nhân cảm thấy căng thẳng hơn trong môi trường bệnh viện và khi có nhiều người mặc áo choàng trắng chung quanh, dẫn đến tăng thêm huyết áp!

Điều này làm cho một số bác sĩ không muốn mặc áo choàng khi khám bệnh nhân ở pḥng mạch của họ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ 1/8 bác sĩ vẫn muốn mặc áo choàng trắng cổ điển của bác sĩ.

Một nghiên cứu ở Sydney (Úc) về đề tài "Cái nh́n của bệnh nhân nội trú về bác sĩ và áo choàng trắng" cho thấy bệnh nhân cho rằng bác sĩ nên giữ áo choàng trắng v́ nó làm tăng sự dễ dàng tiếp xúc và cải thiện mối liên hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Bệnh nhân cho rằng bác sĩ khi mặc áo choàng trắng làm tăng sự sạch sẽ, chuyên môn, uy tín và khoa học hơn.

Một nghiên cứu gần đây thực hiện ở Luân Đôn (Anh quốc) về đề tài "Bác sĩ có nên mặc  áo choàng trắng?" cho thấy 56.6% những bệnh nhân tham gia nghiên cứu này vẫn thích bác sĩ mặc  áo choàng. Trong khi đó chỉ có 24% bác sĩ ủng hộ chuyện giữ áo choàng trắng. Những bệnh nhân cao tuổi ủng hộ bác sĩ mặc áo choàng trắng nhiều hơn.

Có những nghiên cứu về "vi khuẩn trên áo choàng bác sĩ" tại bệnh viện Đông Birmingham cho thấy chiếc áo choàng bác sĩ không hoàn toàn sạch sẽ. Áo choàng của bác sĩ thường không được khử trùng tuyệt đối như áo choàng dùng trong pḥng phẫu thuật, v́ vậy có thể lan truyền bệnh khi bác sĩ thăm khám bệnh nhân này đến bệnh nhân khác.

Một nghiên cứu khác ở New Orleans về “Ư kiến của bệnh nhân đối với áo choàng trắng của bác sĩ", cho thấy 70% bệnh nhân thích bác sĩ mặc áo choàng trắng. Bệnh nhân tin tưởng bác sĩ nếu họ mặc áo choàng trắng hơn là họ mặc áo choàng ngắn và quần như trong pḥng mổ. 86.9% bệnh nhân vẫn thích bác sĩ mặc áo choàng dù họ biết thông tin về vấn đề lây nhiễm bệnh từ chiếc áo choàng trắng.

Vào tháng 6 năm 2009, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association (AMA)) đă bỏ phiếu để giải quyết vấn đề là có nên chấm dứt việc dùng  áo choàng trắng ở bệnh viện không? Cuối cùng vấn đề vẫn không quyết định được, và AMA đă đưa vấn đề này lên những người có thẩm quyền cao hơn để tiếp tục nghiên cứu, điều tra và quyết định.

Trong khi đó,  hệ thống Y tế Quốc gia Tân Tây Lan (Scottish National Health Service ) đă bỏ áo choàng trắng và thay bằng  áo choàng ngắn và quần (scrub), có màu sắc khác nhau tùy theo các chuyên khoa trong bệnh viện.

http://ts3.mm.bing.net/th?id=H.4957999783348426&pid=1.7

Bác sĩ làm việc ở pḥng khám bệnh Mayo (Mayo Clinic), cũng không mặc áo choàng trắng. Họ mặc y phục riêng dùng trong pḥng mạch.

Ngày nay, áo choàng trắng bác sĩ dần dần được thay thế bằng áo choàng ngắn và quần (scrub), có màu xanh hoặc lục đậm như đồng phục dùng trong pḥng phẫu thuật.

Theo một bài báo trên Today’s Surgical Nurse năm 1998, đến đầu thế kỷ 20, một bác sĩ có ảnh hưởng lớn chuyển áo choàng trắng sang màu xanh v́ ông cho rằng màu xanh trông dễ nh́n hơn. Mặc dù rất khó khẳng định việc áo choàng xanh trở nên phổ biến v́ lư do này hay không, màu xanh đặc biệt thích hợp trong việc giúp bác sĩ nh́n tốt hơn trong pḥng phẫu thuật v́ nó đối lập với màu đỏ. Màu xanh cũng dễ dàng giặt sạch máu mủ từ ca mổ hơn là màu trắng.

http://ts4.mm.bing.net/th?id=H.5025924673832123&pid=1.7

Cho dù có nhiều tranh căi quanh chiếc áo choàng trắng. Chiếc áo choàng bác sĩ vẫn giữ một vị trí tốt đẹp trong mắt nh́n của bệnh nhân. Chiếc áo choàng trắng không làm nên người bác sĩ mà chính người bác sĩ phải vun đắp, giữ ǵn h́nh tượng cao đẹp của áo choàng trong mắt mọi người trên khắp thế giới.

Đă bao nhiêu thế hệ trôi qua, biết bao bậc tiền bối, thầy cô, anh chị em đă hy sinh, cống hiến, dồn hết tâm huyết để tạo nên sự cao đẹp và thuần khiết cho chiếc áo choàng trắng. Những người của thế hệ hôm nay, nếu đă chọn chiếc áo khoác trắng để mặc suốt đời ḿnh, đă hănh diện đọc lời thề Hippocrates th́ xin đừng làm hoen ố chiếc áo trắng, xin hăy tận tụy với bệnh nhân, xin sống và làm việc trong danh dự cao cả của một người bác sĩ.

http://ts4.mm.bing.net/th?id=H.4811485569616131&pid=1.7

Calgary, Canada

Tháng 1, năm 2014

Quỳnh Hoa YKH-19

 

Tài liệu tham khảo

1-Whats Behind a Doctors Coat?

http://medical-uniforms-apparel.medical-supplies-equipment-company.com/PPF/page_ID/483/article.asp

2-The History of doctors’ Apron (White coat)

http://drdipendrapandey.wordpress.com/2013/07/02/the-history-of-doctors-apron-white-coat/

3-History of Doctors' Lab Coats

http://www.accentuniforms.com/history-of-doctors-lab-coats

4-White coat

From Wikipedia, the free encyclớpedia

http://en.wikipedia.org/wiki/White_coat

5-Why do hospital doctors wear white coats?

R Farraj Medical Student J H Baron FRCP FRCS St Mary's Hospital Medical School, London

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1293053/

6-Hospitalized patients' views on doctors and white coats

 

Gooden BR, Smith MJ, Tattersall SJ, Stockler MR. Faculty of Medicine, University of Sydney, NSW.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11587285

7-Should doctors wear white coats?

Douse J, Derrett-Smith E, Dheda K, Dilworth JP. Department of Thoracic Medicine, Royal Free Hospital NHS

Trust, Royal Free and UCL Medical School, London, UK.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1743003/

8-Patient Preferences for Doctor Attire: The White Coat's Place in the Medical Profession.

Landry M, Dornelles AC, Hayek G, Deichmann RE. The University of Queensland School of Medicine, Ochsner

Clinical School, Ochsner Clinic Foundation, New Orleans, LA.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24052762

9-Microbial flora on doctors' white coats.

 Wong D, Nye K, Họllis P.

Public Health Laboratory, East Birmingham Họspital.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1773186

 

10-Why are surgical scrubs green?

http://www.answerbag.com/q_view/1351203

 

Mục Lục 99Độ                       Trang Nhà YKHHN