50 NĂM TỐT NGHIỆP

 

   Sau 7 năm học, đầu tiên với lớp APM trong niên khóa 1966-1967, và liên tiếp thêm 6 năm tại Đại Học Y Khoa Huế, tôi được chấm đậu kỳ thi Lâm Sàng tháng 6, 1973, rồi tŕnh luận án Tiến Sĩ Y Khoa Quốc Gia tháng 12, 1973 (h́nh bên dưới) trước khi vào trưng tập khóa 16 Y Nha Dược tại Trường Quân Y, Saigon, tháng Giêng 1974. Lớp chúng tôi thuộc khóa 7 của YK Huế.

** Hàng ngồi/ từ trái sang phải: quư Giáo Sư Vơ Đang Đài, Bùi Minh Đức, Nguyễn Văn Tự, Lê Bá Vận, Lê Văn Bách, Lê Bá Nhàn, Vũ Công Thưởng, Tôn Thất Chiểu.

** Hàng đứng/ từ trái sang phải: Bùi Cao Đẳng, Nguyễn Tấn, Đặng Ngọc Chất, Phan Quư Nam, Vĩnh Chánh, Hoàng Kim Dũng, Trần Thị Thanh Thiện, Lê V. Phú, Lê Quang Tiến, Trần Như Sum, Vơ Mậu Thiên, Trần Tiễn Ngạc, Trần Quang Hân.  

Thế hệ chúng ta lớn lên chịu nhiều thiệt tḥi, ngoại trừ mươi năm thanh b́nh tạm bợ trước và sau 1960. Theo vận nước của Miền Nam Việt Nam, khóa 7 chúng ta trải qua nhiều biến cố quan trọng. Đang học nữa năm thứ Nhất YK, Mậu Thân 1968 xẩy ra, các GS. người Đức bị giết chết, cơ sở bị hư hại, một số các giáo sư thỉnh giảng từ Saigon e ngại t́nh h́nh tại Huế không đủ ổn định để tiếp tục giảng dạy, nên các sinh viên chúng ḿnh phải vào Saigon học tiếp cho đến hè năm thứ Hai, 1969, mới trở về lại trường YK Huế. Thế nhưng mùa Hè Đỏ Lửa 1972 lại đến, cuộc chiến khốc liệt,  một vài bạn bị “đôn quân” nhập ngũ. Đến khi tốt nghiệp, khóa ḿnh lại chia bầy, kẻ vào trưng tập, kẻ được hoăn dịch; các chị lập gia đ́nh, và mất tích.

Trong cơn cuồng phong đổ xuống Miền Nam năm 1975, chúng ḿnh như những chiếc lá sớm tan tác trước cơn băo tố, để từ đó đường chia muôn ngă, đời rẻ vạn lối đi. Có những bạn vẫn sống rồi tiếp tục sống mạnh ở Việt Nam. Có những bạn khác, trong đó có tôi, chọn rời quê hương đi t́m một nơi dung thân, mưu cầu sự sống tự do cho ḿnh và hạnh phúc cho gia đ́nh. Dù vậy, trong ít lần gặp lại nhau trên quê hương, hay khi hân hạnh tiếp đón vài bạn từ trong quê hương qua chơi (trong đó có Lưu Ngọc Chấn, Đặng Ngọc Chất, Hồ văn Giảng, Dương Đ́nh Công, Trần Thị Thanh Thiện và chồng}, hoặc khi các bạn rải rác tại hải ngoại t́m đến thăm hỏi, gặp gỡ nhau, hoặc  tham dự Đại Hội YKH Hải Ngoại, bạn và tôi luôn đến với nhau trong tiếng cười rộn ràng, v́ đó là tiếng nhạc của tâm hồn đang mở cửa chào đón nhau. Chúng ta đến cho nhau những ôm choàng nồng ấm, những ánh mắt tri ngộ và những bắt tay siết chặt vào tim.   

Thật vậy, thời gian và cuộc sống với bao thăng trầm trôi nổi đă không ít th́ nhiều để lại vết tích trên mỗi chúng ta, làm h́nh hài chúng ta thay đổi, sức khỏe kém hơn, trí nhớ tồi hơn, tinh thần dễ xáo trộn… Nhưng khi ngồi bên nhau, khi xúm xít chuyện tṛ, khi cùng nâng ly rượu chúc mừng hội ngộ, chúc nhau sức khỏe, khi t́m đến với nhau v́ t́nh thương nhớ đồng môn, bạn và tôi đang cho nhau một chân t́nh, một chân hạnh phúc mà nơi đó không có sự xa cách, không có mặc cảm, không có sự giả dối. Một không gian ḥa đồng thân ái với vui đùa hồn nhiên của những ngày xưa trẻ dại, của trân quư kỷ niệm qua bao năm thân ái cùng chung một mái trường, những giờ thực tập với nhau, những lúc có nhau, bên nhau và cùng nhau. Những nụ cười từng bị giam cầm bởi bao vấn nạn trong cuộc sống, bởi những rào cản bên ni bên nớ, nay được dịp ḥa vang trong niềm vui chung. Những ánh mắt sáng long lanh trong niềm vui hạnh ngộ.

 “Bạn và tôi, gặp gỡ nhau ở nơi này,

 Đẹp biết bao, t́nh bạn chúng ta vẫn như hôm nao

Mặc cho thế sự vần xoay, ta luôn bên nhau, bạn và tôi…”

** Trích từ bản nhạc”T́nh Bạn” của BS. đàn anh Hoàng Thế Định, khóa 3

Có khi kề cà bên nhau, ḷng bạn và tôi lắng xuống, với ít nhiều xúc cảm làm ướt mắt, phải chăng là dấu hiệu của tuổi về già, hay là sự cảm thông, độ lượng - bất chấp thời gian, bất chấp chính kiến, không nề hà chuyện ruồi bu xung quanh – mà chỉ có mi và tau, trong không gian hiện hữu. Có những khoảng khắc bạn và tôi ngồi tư lự trong im lặng, điếu thuốc trên tay và ly cà phê bên cạnh, thầm nhớ đến những khuôn mặt bạn ḿnh nay đă rời bỏ cuộc chơi.  Và vô số những lần ha hả cười đến ôm bụng và chảy cả nước mắt khi nhắc với nhau những chuyện vụn vặt, chọc ghẹo nhau hồi thời sinh viên.  Nếu có được một t́nh bạn măi xanh như thuở ban đầu cũng chỉ v́ chúng ḿnh cùng chung một lớp trong 6-7 năm liên tiếp. Về sau, khi vắng tin nhau, phải chăng t́nh bạn tạm mất khi bạn và tôi ngừng quan tâm đến nhau? Phải chăng hy vọng tắt đi khi chúng ta ngưng t́m đến nhau, ngưng nh́n thấy nhau, chẳng điện thư hay hello qua cell? Vậy xin hăy mở ḷng với nhau và xích lại gần nhau trong chân t́nh.

Một nửa thế kỷ trải qua, tôi không dám quả quyết ḿnh nhớ hết tên các bạn từ năm Thứ Nhất cho đến khi ra trường. V́ khi vào APM, lớp có gần cả trăm sinh viên, lên năm thứ Nhất c̣n được trên dưới 50, nhưng khi tốt nghiệp th́ lại chưa tới 40 người, kể luôn cả những bạn ở lớp trên trụt xuống lớp ḿnh. Có một số bạn rời bỏ lớp học sau mỗi cuối hè mà tôi hoàn toàn mất tin tức! Nhưng một khi nhớ được tên th́ không thể nào quên khuôn mặt, giọng nói, đặc điểm nổi bậc của từng bạn một, từng nhóm một, nhất là những bạn cùng tốt nghiệp một lần với nhau, và những bạn cùng vào trưng tập một lần

Sau đây là tên các bạn ta sinh sống tại Việt Nam, theo bảng Chữ Cái: Vơ Bá (Saigon), Đặng Ngọc Chất (Saigon), Lưu Ngọc Chấn (Đà Nẵng), Dương Đ́nh Công (Saigon), Hồ Văn Giảng (Biên Ḥa), Đoàn Thiết Giáp (Thủ Đức. Sau 1975 đổi thành Đoàn Thế Giáp), Bùi Minh Lê (Cần Thơ), Nguyễn Lộ (Thủ Đức), Phan Quư Nam (Saigon), Lê Văn Phú (Saigon), Thái Doăn Quảng (Huế), Phạm Văn Rơ (Đà Nẵng), Nguyễn Tấn (Huế), Nguyễn Đ́nh Thảng (Đà Nẵng), Vơ Mậu Thiên (Biên Ḥa), Trần Thị Thanh Thiện (Phan Thiết), Nguyễn Trận (Saigon), Nguyễn Kim Tuệ (Huế), Trần Đ́nh Tùng (Đà Nẵng).

Cám ơn các bạn đă tạo cho tôi nhiều cơ hội nối kết t́nh thân trong 2 chuyến về thăm quê hương 2013 và 2015. Nhất là tiệc đón mừng vợ chồng chúng tôi tại tư gia bạn Chung Châu Hồ ở Thủ Đức vào giữa tháng 11, 2013, với sự có mặt của tất cả các bạn khóa 7 hành nghề tại Saigon, Thủ Đức và Biên Ḥa, kể luôn cả bạn Bùi Thị Minh Lê đến từ Cần Thơ; rồi trong tuần sau chúng ta lại tụ tập ở nhà bạn Vơ Bá ăn mừng bạn Bá hồi phục sau cơn tai biến. Tại Đà Nẵng sau đó, tôi hạnh phúc gặp các bạn sinh sống tại đây trong một buổi tiệc do anh chị Bs đàn anh đàn chị Ngô Văn Tường & Hà Thị Như Minh khoản đăi. Về Huế sau đó vài ngày, vợ chồng chúng tôi thân ái mời các bạn cùng khóa đến một tiệc hội ngộ tại nhà hàng Không Gian Xưa, với nhiều đàn anh đàn chị khác. Năm 2015, vào cuối tháng 3, 2015, từ Saigon, mười mấy chúng ḿnh chất nhau trên một chiếc xe bus thuê chạy về Cần Thơ, thăm vợ của bạn quá cố Đỗ Thanh Ba, thắp hương cúng bài vị bạn Ba, trước khi đến thăm gia đ́nh vợ chồng bạn Bùi Thị Minh Lê.

Đó là chưa kể nhiều gặp gở lẻ tẻ khác, lai rai nhậu nhẹt, tiệc nhỏ cà phê giữa ba bốn thằng bạn bên nhau nhau tại Saigon, với Công, Hồ, Nam, Chất, Tấn, Trận; tại Đà Nẵng với Chấn, Thảng, Rơ, Tùng; tại Huế với Quảng, Phụng. Vui hơn nửa khi vào cuối tháng 11, 2013, vợ chồng chúng tôi làm một chuyến du lịch đường bộ Saigon – Bảo Lộc -  Phan Thiết, đến thăm và ở lại chơi 3 ngày tại nhà bạn Trần Thị Thanh Thiện trước khi quay về lại Saigon. Do một liên hệ giữa 2 gia đ́nh, Thanh Thiện tạm ở chung trong nhà Măng tôi khi theo học 3 năm cuối tại trường TH Đồng Khánh, Huế.  Vợ chồng chúng tôi hoan hỷ đón tiếp Thanh Thiện và chồng ở nhà chúng tôi trong chuyến du lịch Mỹ và tham dự ĐH YKH Hải Ngoại.

Đáng nhớ hơn hết là giữa tháng 3, 2015, trong khi chờ sáng mai bay về lại Singapore, tôi bị một cơn đau bụng cấp tính nữa đêm phải vào BV. Hoàn Mỹ ở Saigon, và sau đó được chuyển qua BV Chợ Rẫy để mỗ. Đó là một khoẳng khắc nhớ đời, chỉ v́ không hiểu thủ tục đầu tiên, nên phải hơn 24 giờ ôm bụng nằm chờ trong đau đớn, không một mũi thuốc chống đau, không ăn uống đă đành mà c̣n không được chuyền nước biển, ngoại trừ lúc đầu tiên tại BV Hoàn Mỹ, tôi mới được chuyển vào khu giải phẫu. Bạn Nguyễn Trận hiện ra như một ông Tiên, ngay trước pḥng mỗ, đắp miếng gạc thấm nước lạnh lên môi khô của tôi, rồi lấy khăn ướt lau mặt tôi – cho tôi một cảm giác mát lạnh và dịu hiền, vô cùng thần tiên. Bạn Trận c̣n thu xếp cho tôi được chuyển đến một pḥng riêng trong khu hậu giải phẫu – một ưu ái đặc biệt trong khi các pḥng khác đều có 2-3 giường bệnh trong cùng pḥng, dù khu hậu phẫu này chuyên chữa trị cho bệnh nhân ngoại quốc. Bạn Công cùng nhiều bạn khác thay phiên nhau đến thăm tôi, kể luôn cả vài bác sĩ trẻ khác tự giới thiệu là con của những người bạn ḿnh. Bất ngờ nhất là Bs đàn em Bùi văn Minh, khóa 12 YKH, cùng con trai, mới từ Mỹ qua VN để giảng dạy và hướng dẫn các Bs VN chữa trị những chứng bệnh tim thuộc về chuyên khoa electrophysiology, cũng xẹt ngang thăm hỏi, trấn an tôi. Khi tôi bắt đầu ăn được, và theo đ̣i hỏi của tôi, bạn Công đem đến nào là cam, táo, nho và luôn cả bánh ḿ, jambon, paté, xúc xích nhăn hiệu Pháp. Trận và Công ơi, tau cám ơn 2 đứa mi nhiều lắm, và ơn này xin giữ măi trong tim. Sau khi dưỡng sức thêm 1 tuần trong khách sạn và trước khi chia tay bay về lại Hoa Kỳ, vợ chồng chúng tôi mời tất cả các bạn khóa 7 dự tiệc Thank You All, ngày 1 tháng 4, 2015, tại một nhà hàng ở Quận 1.

** Ngồi/ từ trái sang phải: Thương (bạn của Châu), BS. Mai Thu Cúc (YKH khóa 10), Thanh Thanh (vợ của bạn Hồ Văn Giảng), Châu & Chánh, Chung Châu Hồ, Phan Quư Nam.

** Đứng/ từ trái sang phải: Nguyễn Trận, Thiết (chồng của Thương), Lê văn Phú, Hồ Văn Giảng, Đặng Ngọc Chất, Nguyễn Tấn, Dương Đ́nh Công, BS. Phan Tiêu Thu (YKH khóa 9).

** Rất tiếc 2 bạn Vơ Mậu Thiên và Đoàn Thiết Giáp đến trễ. Và bạn Nguyễn Lộ bận việc không dự được.

 

Kế đây là danh sách các bạn ta ở hải ngoại: Nguyễn Chi (CA, USA), Nguyễn Tấn Cương (USA), Hoàng Kim Dũng (CA, USA), Vơ Trung Đăi (Iowa? USA), Tôn Thất Đào (CA, USA), Nguyễn Đ́nh Minh Hùng (CA, USA), Trịnh Hoàng Lan (USA?), Lê Túy Lan (Netherland), Nguyễn Duy Linh (CA, USA), Ngô Sĩ Duy Linh (CA, USA), Dương Thị Xuân Mai (CA, USA), Trần Tiễn Ngạc (CA, USA), Vơ Văn Phác (CA, USA), Trần Đ́nh Phước (FL, USA), Tôn Thất Phước (CA, USA), Lê Văn Thái (France), Trần Thị Bích Thụy (Montreal, Canada), Nguyễn Tường Thụy (LA, USA), Bùi Thạch Thuần (CA, USA), Lê Quang Tiến (Montreal, Canada), Hà Vũ Trầm (Australia), Hoàng Ngọc Vinh (Montreal, Canada), và Vĩnh Chánh (CA, USA). Chúng ḿnh khó quên và trân quư những cơ hội gặp nhau. V́ đó là những món ăn tinh thần bồi bổ và ǵn giữ t́nh bạn luôn thắm thiết.

Sau đây là những bạn vĩnh viễn không c̣n với chúng ta: Đỗ Thanh Ba (VN), Huỳnh Cầm (VN), Bùi Cao Đẳng (USA), Trần Quang Hân (USA), Chung Châu Hồ (England), Cao Quảng Phụng (VN), Trần Như Sum (VN), Lê Khắc Tánh (USA), Cao Ngọc Trản (VN). Xin hăy cùng nhau thắp nén nhang ḷng tưởng nhớ đến các bạn ấy và cầu nguyện hương hồn các bạn được thanh thản trong chốn vĩnh hằng.

Chúng ta từng chung vai gánh trách nhiệm với non sông đất nước đă nuôi dưỡng chúng ta thành con người hữu dụng. Muốn hay không muốn, một số vào trưng tập phục vụ ngành Quân Y quân đội VNCH. Đó là: Vơ Bá (BB), Đặng Ngọc Chất (Bộ Binh), Nguyễn Tấn Cương (Nhảy Dù), Hoàng Kim Dũng (BB), Bùi Cao Đẳng (ND), Đoàn Thiết Giáp (BB), Trần Quang Hân (BB), Chung Châu Hồ (Cảnh Sát), Nguyễn Đ́nh Minh Hùng (BB), Phan Quư Nam (BB), Vơ Văn Phác (Biệt Động Quân), Trần Đ́nh Phước (BB), Lê Văn Phú (BB), Bùi Thạch Thuần (BB), Lê Quang Tiến (ND), Hà Vũ Trầm (BĐQ), Nguyễn Trận (BB), Hoàng Ngọc Vinh (Thiết Giáp), và Vĩnh Chánh (ND). Viết để nhớ đến những ngày chinh chiến, phục vụ thương binh, và kế tiếp những khổ cực và đày đọa trong tù đày. Cái may mắn cho khóa 7 chúng ta là không có một bạn nào phục vụ Quân Y bị chết trong cuộc chiến, và sau đó, ngay cả trong lao tù hay khi vượt biên.

Cái ǵ của Caesar phải trả lại cho Ceasar. Tất cả chúng ta phải công nhận và cần cám ơn chế độ Miền Nam VN đă cho chúng ta một nền giáo dục nhân bản, hoàn toàn miễn phí, và một hệ thống y tế, dù chưa toàn thiện v́ thời chiến, nhưng tạm đủ để săn sóc miễn phí sức khỏe cho mọi người dân trong nước, sang hay nghèo. Bên cạnh đó, phải chăng bạn và tôi đă được tốt nghiệp 50 năm về trước, và hẳn nhiên bạn và tôi đă nhờ vào bằng cấp có được để mưu sinh rồi thăng tiến dần theo thời gian. Đây là một sự thật không thể chối căi.

Với những bạn cùng khóa 7, và tốt nghiệp cùng một thời gian, tôi luôn nhớ tên và vẫn mang h́nh ảnh của các bạn. Nay xin được chia sẻ một số h́nh ảnh quư báu lấy từ Album Lưu Niệm SV YK Huế 1967-1973, chụp trong khu thực tập Anatomy ở ĐH YK Saigon 1968, một món quà vô giá của chị Bùi Thị Minh Lê trao tặng trong chuyến đến thăm chị ở Cần Thơ 2015.

  

Hy vọng các bạn tự nh́n thấy được ḿnh và các bạn đồng khóa với ḿnh. Tuy nhiên vẫn thiếu h́nh của vài bạn, và của V. Chánh v́ “hắn” là người chụp h́nh.

 

  

 

Nay xin được chia sẻ một số nét chính về vài bạn của khóa 7 của chúng ta. Bên nớ và bên ni. Vui thôi nhé!

Trước tiên, khách quan mà nói, các bạn sống tại quê hương, gần 2 thập niên sau 1975, nhất là sau sự đổi mới quan trọng của chính sách kinh tế tự do, đa số các bạn đều thành công và có uy tín tại các địa phương ḿnh hành nghề, tuy nhiên với các bạn di chuyển vào Miền Nam sớm, như Saigon, Thủ Đức, Biên Ḥa… th́ sự thành công càng nổi bật, về cả nghề nghiệp lẫn tài chính. Thêm một lần nữa, sự thành đạt của các bạn càng minh chứng rỏ ràng nền giáo dục y khoa các bạn nhận được trước 1975 phần lớn đă dự vào sự tạo thành phẩm chất chính trong tay nghề của các bạn. Trong khi đó, nhóm bạn ở hải ngoại cũng gặp nhiều khó khăn ban đầu, với rào cản ngôn ngữ, với nền y khoa hiện đại mà ḿnh chưa biết nhiều, nay phải vừa kiếm sống vừa tập tửng đi học lại lấy cho được mảnh bằng vừa đủ để hành nghề, không dám nh́n xa và nh́n lên. Nên có bạn may mắn trở về được với nghề cũ, nhưng vẫn có người không được. Tuy nhiên không được làm bác sĩ bên này không có nghĩa là các bạn ấy bị cụt đường. Trái lại họ vẫn thành công trong những công việc khác v́ xứ sở này luôn tạo ra cơ hội đồng đều cho những người có ư chí và tầm nh́n khôn ngoan.

** Chị Bùi Thị Minh Lê trở thành một bác sĩ Giải Phẫu nổi tiếng tại Cần Thơ sau 1975. Và có lẽ chị là một bác sĩ hành nghề giải phẫu duy nhất của khóa 7, bao gồm luôn cả ở trong và ngoài nước, và trong nhiều thập niên về sau. Xin ngả nón mừng chị.

** Phan Quư Nam là người giữ chức vụ cao nhất trong khóa 7 sau khi Nam trở thành Giám Đốc BV Nguyễn Tri Phương ở Saigon. Tuy ở địa vị cao, nhưng Nam vẫn gắn bó vui chơi với bạn học cũ. Đáng ngưỡng mộ cách xử thế b́nh dị, khiêm tốn và thân ái của Nam.

** Chị Trần Thị Thanh Thiện hành nghề Sản Phụ Khoa tại Phan Thiết sau 1975 và là một bác sĩ mát tay, tài giỏi, được vô số bệnh nhân quư trọng. Chị thật xứng đáng là người đậu thủ khoa (cùng với Bùi Cao Đẳng) khi tốt nghiệp 1973. Không biết anh chị vẫn c̣n ở Phan Thiết hay định cư nước ngoài v́ có 2 con, con trai ở New Zealand, con gái ở Australia

*H́nh chụp Thanh Thiện và Châu & Chánh khi Thanh Thiện đến thăm chúng tôi tại Saigon ngày 14 tháng 12, 2013, vài ngày trước khi chúng tôi bay về lại Hoa Kỳ.

**Dương Đ́nh Công là một trong những nhân vật hàng đầu đóng góp cho sự thành lập và phát triển tốt đẹp của ĐH YK Nguyễn Ngọc Thạch, một trường Y Khoa Tư đầu tiên của TP HCM trong cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Sau khi anh được du học Pháp 2 năm, rồi tại Mỹ qua sự tài trợ của AMA, bạn Công giữ chức vụ Giám Học trong nhiều năm. V́ vậy không mấy ngạc nhiên khi nhiều con cháu thuộc thế hệ thứ 2 của YKH về sau ghi danh vào học và tốt nghiệp từ Đại Học YK Phạm Ngọc Thạch.

Trước 75, Công và tôi khá thân nhau và tôi chẳng bao giờ thắc mắc về sau sao Công không trưng tập dù anh là con trai đầu của gia đ́nh. Sau 75, Công làm việc trong Sở Y Tế TP HCM. Bất ngờ gặp tôi 2 lần sau khi tôi đi tù cải tạo và tù vượt biên, và biết tôi chưa có việc làm, lần đầu Công bảo tôi đến văn pḥng anh làm việc và đưa cho tôi giấy giới thiệu đến nhận việc tại BV Trưng Vương; lần thứ hai, Công nói, “Mi chờ ở nhà, tau sẽ cho người đem tới cho mi giấy đi làm”. Hai ngày sau, có người thừa phái đạp xe đến nhà tôi, đưa cho tôi giấy của Sở Y Tế thành phố giới thiệu tôi đến nhận việc tại BV Sùng Chính.  Một lần nữa, tôi chỉ biết cám ơn và nhớ ơn bạn giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn. Tôi hân hạnh đón mừng Công đến Mỹ 2 lần, trong đó có một lần tham dự ĐH YKH Hải Ngoại.

** Nguyễn Kim Tuệ được giao điều hành trại bệnh giải phẫu Tiết Niệu sau 1975. Chúng ḿnh có gặp nhau năm 2013 tại quán Không Gian Xưa ở Huế, nhưng có lẽ v́ không ngồi gần nhau nên không có được thăm hỏi nhau nhiều. Biết gia đ́nh bạn có nhiều con theo ngành Y của cha nên cũng ḿnh cũng vui theo.

** Lưu Ngọc Chấn là một người bạn hiền ḥa, ít nói, không bon chen và không tham vọng so với các bạn hành nghề tại Đà nẵng sau này. Trong cả 2 chuyến về Đà Nẵng, 2013 và 2015, Chấn đều t́m đến gặp tôi và đưa đón tôi đi du hí. Ngoài ra, Chấn c̣n hụt ngồi chung xe hơi do BS. Nguyễn Hữu Nam, một đàn em vô cùng dễ thương của khóa 20, đưa vợ chồng chúng tôi từ Đà Nẵng ra Huế. Bạn Chấn cũng đến thăm tôi tại Mỹ nhân một chuyến Mỹ du thăm con trai tốt nghiệp và định cư tại Mỹ.

**Ḿnh biết 2 bạn Nguyễn Lộ và Hồ Văn Giảng làm việc rất nổi tiếng và thành công ở Bệnh Viện Biên Ḥa. Lộ làm Trưởng Khoa Nhi và Giảng làm Trưởng khoa Hồi Sức & Cấp Cứu. Theo sách vở ai làm bs Nhi Khoa đều phải vừa điều trị em bé vừa chửa cho mẹ của bé luôn. C̣n bs Khoa Hồi Sức Cấp Cứu phải chửa bệnh nhân và luôn cả gia đ́nh v́ cần phải trả lời cho bao nhiêu người tranh nhau hỏi một lần?! Không biết bây giờ 2 bạn đă về hưu chưa?? Ḿnh th́ sợ Nhi khoa lắm, nhưng rất thích HSCC. Ḿnh rất thán phục Lộ và Giảng.

cid:18923449675476185617192** Vơ Mậu Thiên là một con người khiêm tốn, lặng lẽ, ít nói và h́nh như không thuộc phe nhóm nào lúc thời sinh viên. Tôi chỉ nhớ da bạn Thiên đen và có phần ngạc nhiên khi biết bạn sinh và lớn lên từ Quảng Trị v́ bạn có chữ lót – dẫu rằng Mậu cũng như là không - Khi gặp anh 2015, nghe Thiên là một thi sĩ, tôi vô cùng ngạc nhiên, tiếc ḿnh không đủ th́ giờ ghé thăm anh, luôn tiện xin anh tập thơ anh đă xuất bản. Về sau, tôi càng phục Thiên hơn nửa khi biết anh là tác giả cuốn hồi kư “Một Vài Khoẳng Khắc Trong Cuộc Đời Tôi”, với tấm h́nh Cổ Thành Quảng Trị ở b́a sách. Dù chưa biết nội dung cuốn sách, nhưng tôi mường tượng sách anh trang trải nhiều trang kư gần gũi với những mẫu truyện trong cuốn sách “Tháng Ngày Tao Loạn” của tôi xuất bản tháng 7, 2019. Nếu được, xin Thiên gởi cho Chánh một cuốn nhé. Để “giao lưu” với Thiên, Chánh gởi tặng bạn bài thơ ngắn không tên của ḿnh viết tháng Giêng, 2021:

“Có quạnh hiu không người ở lại

  Có mơ sợ tóc xơa đêm khuya

  Có nghe th́ thầm em gọi nhớ

  Biền biệt ngở ngàn khúc biệt ly?                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               

** Lê Quang Tiến, Alain Delon lúc xưa của lớp ḿnh, là một tù binh chiến tranh duy nhất trong khóa 7 chúng ta khi bị bắt tại mặt trận Phan Rang vào nữa tháng 4, 1975, cùng với bộ chỉ huy Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù. Bạn Tiến vượt biên và định cư tại Montreal, Canada. Sau khi hành nghề lại và tạm ổn định, bạn Tiến dồn nỗ lực và nhiệt t́nh cho việc giúp đỡ Thương Phế Binh QLVNCH, ngay cả trước khi bạn được bầu vào chức vụ chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Gia Đ́nh Mũ Đỏ trong nhiều nhiệm kỳ liên tiếp. Và sau 30 năm trực tiếp tổ chức đại hội giúp TPB hàng năm, trên 1 triệu Đô Canada quyên góp đă được chuyển tận tay đến hàng ngàn TPB thuộc mọi binh chủng tại quê nhà, chứ không cid:25899726119781762781574chỉ riêng TPB Nhảy Dù. Cũng v́ vây, tên tuổi của Tiến vang khắp hải ngoại, nhất là sau khi Tiến cũng có một thời gian làm chủ tịch Hội Y Sĩ Canada. Các bạn khóa 7 nè, Tiến của ngày hôm nay khác hẳn Tiến của thời sinh viên. Ngày xưa nghe Tiến nói chữ Đan Mạch trong mỗi câu. Ngày nay, bạn Tiến ăn nói rất hùng hồn, lịch sự và lưu loát, Việt – Pháp – Mỹ đề huề. Ngoài ra Tiến c̣n có biệt tài kể chuyện tiếu lâm rất lưu loát và vui đáo để. Thật đáng phục. Nếu lịch sử không xoay vần, ḿnh nghĩ chắc Tiến cũng dư sức lên đến chức thiếu tướng, hay cao hơn nửa. Viết cho vui vậy chứ Tiến nhiều lần tâm sự “chuyện giúp đỡ TPB VNCH là bổn phận và trách nhiệm lương tâm của người Việt tỵ nạn CS chúng ta tại Hải Ngoại”. Đáng nể.

 

** Bùi Thạch Thuần về hưu được 3 năm nay.  Thuần là một bạn hiền, tốt bụng và rất thảo, có ǵ ngon ở nhà thường hay chia sẻ, kêu tôi mang về nhà. Đến mùa trái cây, như thanh trà, ổi, quưt… cũng đem biếu cả thùng. Vào những dịp đặc biệt như Trung Thu hay Tết, bao giờ cũng gởi cho nhạc mẫu của tôi những món ngon do vợ làm, như bánh trung thu, bánh dẻo, lập xưởng Mai Quế Lộ, bánh chưng…Thỉnh thoảng 2 cặp vợ chồng chúng ḿnh  đi kéo ghế, uống cà phê với nhau. Như trong h́nh chụp selfie bên cạnh trong năm 2020, v́ e ngại Covid, không dám vào quán hay vào nhà, nên 2 đứa mời nhau cà phê ngay trên vỉa đường trước nhà bạn Thuần. H́nh kia cho thấy bạn ḿnh ung dung tự tại ngồi trên chiếc ghế đẩu, với nụ cười “à La Joconde”.

Biết vợ chồng Thuần vừa làm một chuyến về thăm gia đ́nh c̣n sống tại quê nhà, tôi cũng mừng và vui lây với bạn, nhất là biết Thuần có t́m gặp một số bạn cùng khóa tại Saigon.

** Nguyễn Tường Thụy được các bạn trong trường YK âu yếm gọi là “Thụy leucémie”. Khi biết ḿnh bị Leucémie, chàng chán chường bỏ học, ăn chơi, chờ chết. Nhưng về sau phép lạ xẩy ra , bệnh tự nhiên biến mất, chàng nhào đầu vào học lại, nên dù trên chúng tôi đến 3 lớp, nhưng rất chịu khó ngồi chung với khóa 7 mấy năm nên Thụy tốt nghiệp một lứa với khóa 7. Nhớ lại khi học Quân Sự Học Đường trong mùa hè, bạn Thụy xém té mấy lần v́ ôm cây súng Garant quá cao, quá dài và quá nặng. Tuy nhiên không phải v́ chiều cao mà bạn được miễn dịch, mà v́ bị cận thị quá độ. Từ Saigon (trung học tại trường Nguyễn Trăi, dưới Vũ Thành An 2 năm và trên Ngô Thụy Miên 2 năm) ra Đất Thần Kinh, 6 tháng đầu tiên bạn không hiểu tiếng Huế chút mô cả cho măi khi cặp bồ với một em người Huế. Nhớ đến bạn là phải nhớ đến bản nhạc Tà Áo Tím mà bạn đặc biệt hát rất hay làm ḿnh quá phục. Tháng 3, năm 1982, thật cảm động khi hai chúng ta xiết chặt tay, ôm choàng nhau, gặp nhau lần đầu tiên trên xứ người, khi tôi đến New Orleans để được phỏng vấn tại LSU. Cá nhân tôi phải cám ơn Thụy rất nhiều – hồi bấy giờ Thụy đang học năm thứ 2 Family Practice - khi bạn hướng dẫn và giới thiệu tôi vào gặp ông Director của chương tŕnh Residency. Tuy nhiên, sau khi được chấp nhận, tôi lại chọn một con đường khác thích hợp với hoàn cảnh gia đ́nh hơn, nên tôi không trở lại LSU. Cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n rất áy náy đă làm bạn ḿnh phật ḷng và luôn nghĩ tôi vẫn c̣n nợ bạn một lời giải thích bằng một câu truyện dài với đầy đủ chi tiết, dù trước đây bạn từng nghe qua điện thoại.

   Bạn tôi chọn New Orleans làm nơi đất lành chim đậu để hành nghề sau khi tốt nghiệp và vẫn “kiên cường” sống tại đó dù đă trải qua hurricane Katrina 2005 và Ida 2021. Trong 4 con gồm đồng đều 2 trai và 2 gái rất thành đạt, tôi “mê” nhất con gái của bạn đang là một biện lư Liên Bang tại New Orleans. Khi nào bạn sang chơi Nam Cal, cho tụi ḿnh biết để mời vợ chồng bạn dạo phố Bolsa.

*dưới đây là h́nh chụp tại sân sau nhà anh chị Lê Đ́nh Thương, nhân Đại Hội YKH HN tháng 7, 2014, tại New Jersey.

Ngồi: Thầy Nguyễn Văn Vĩnh, V. Chánh, Thầy Viện Trưởng Lê Thanh Minh Châu

Đứng: Nguyễn Tường Thụy, Vơ Đại Lợi

**Trần Tiễn Ngạc trở thành một giảng nghiệm viên trẻ sau khi tốt nghiệp 1973. Bạn Ngạc có dạy Dự Bị YK tại ĐH Khoa Học, Huế, đồng thời phụ tá về Cơ Thể Học tại ĐH YK Huế, và là một cọng sự viên đắc lực của Thầy Lê Xuân Công trong Khu Ngoại Thương tại BV Huế. Nghe kể, sau 75, bạn Ngạc được chỉ định phụ Bs. Tôn Thất Tùng mổ một ca bướu gan được chẩn đoán trước khi mổ là ung thư gan nguyên thủy. Tuy nhiên khi mổ bụng mới biết đây là ung thư gan thứ phát, di tản từ ung thư buồng trứng, nên Bs. Tùng hủy bỏ ca mổ và bạn Ngạc cũng chưa học  được thủ thuật cắt bỏ gan bằng ngón tay nổi tiếng thế giới của Bs. Tôn Thất Tùng. Cũng may, toán bác sĩ chọn bệnh nhân cho BS. Tùng mổ “biểu diễn” hoàn toàn được đào tạo từ miền Bắc nên bạn Ngạc không bị phiền nhiễu sau đó. Cũng như bao nhiêu cột đèn khác, Ngạc cũng đành bỏ Huế, trốn vào Saigon đúng lúc và cùng vượt biên chung một lần với tôi. Nhờ trời, cả 2 gia đ́nh Ngạc và Chánh cùng đến bên bờ tự do, rồi sau đó định cư tại Mỹ vào tháng 7, 1980.

 

http://www.ykhoahuehaingoai.com/images/pix-4-front-page/photo-13.jpg

** H́nh chụp trong Đại Hội YKHHN tại Montreal, ngày 22 tháng 8, 2018

Đứng/ từ trái sang phải: Hoàng Kim Dũng, Nguyễn Hào (Khóa 10/ Đức Quốc), Chánh, Đỗ Như Trang (chồng của Bích Thụy), Ngạc, Chi, Vinh – thiếu vợ chồng Tiến bận tiếp khách bàn khác.

Ngồi/ từ trái sang phải: chị Hảo, Minh Châu, Bích Thụy, Lan Anh, Mộng Thúy.

** Hoàng Kim Dũng là người duy nhất trong cả nhóm trưng tập bị ở tù trên 3 năm – có lẻ do “bị” đặc cách lên Đại Úy khi mang được mấy chục quân nhân thuộc Sư Đoàn 3 BB chạy thoát với ḿnh từ Quảng Trị về đến Đà Nẵng trong tháng 3, 1975, v́ vậy cũng là người duy nhất trong khóa 7 đến ở Mỹ dưới dạng HO, dù trong khoảng thời gian ấy anh đă có một pḥng mạch vững vàng tại Saigon. Định cư ở San Jose, vợ chồng Dũng và chúng tôi liên lạc mật thiết, gặp nhau khá nhiều lần, nhất là trong những dịp Đại Hội YKH Hải Ngoại. Sau khi vợ mất và với 2 con gái đang ở tuổi đại học, Dũng một ḿnh bươn chải nuôi con thành đạt xuất sắc – trưởng nữ tốt nghiệp Bs. Sản Phụ Khoa chuyên về Fertility từ Stanford, út nữ tốt nghiệp Bs. Nha Khoa từ UCLA. Hưu trí từ 5-6 năm trước, Dũng sống thoải mái, tiền 2 con đưa không thể xài hết nên Dũng đổ vào làm việc thiện. Bạn Dũng xứng đáng được tuyên dương “gà trống nuôi con” mà cá nhân muốn viết một bài nhưng chưa có dịp. Rất đáng ngưỡng mộ!

cid:1f41a454-a4d2-4df4-a11a-fa01d39e3469**Chị Trần Thị Bích Thụy, hoa hậu của trường YKH và siêu sao của khóa 7. Nghe nói ngày chị bước lên xe hoa về nhà chồng (không xa mô, v́ ngay sát nhà, bên kia bức tường), không thiếu người trong trường YKH, từ vài anh lớp lớn cho đến nữa tá cùng lớp, ôm hận, hờn, ghen. Có một hai người quyết chí tự tử bằng…rượu, nên sau một cơn say ơi là say, ngày mai tỉnh dậy thấy ḿnh may mắn c̣n sống, mừng quá xá!? Qua mấy thập niên hành nghề tại Montreal, chị vẫn được biết đến là một nữ bác sị mát tay, và rất mignone nên dễ hớp hồn bệnh nhân và đồng nghiệp. Anh Đỗ Doăn Trang, chồng Bích Thụy, tốt nghiệp cùng năm với vợ ḿnh, nhưng từ YK Saigon. V́ vậy, Trang & BT đă bắt một nhịp cầu thân ái giữa 2 khóa, YKH khóa 7 và YK Saigon 67-73. Có lần ngồi trên xe Mercedes do chị lái, thấy chị lái với một tay và một chân, chân kia chị vắt trên ghế xe, chúng tôi phục chị sát đất. Anh chị là những mạnh thường quân hào phóng khi được kêu gọi đóng góp cho quỹ từ thiện. H́nh cho thấy V. Chánh đang cười híp mắt v́ đứng bên cạnh người đẹp. Cả B. Thụy và V. Chánh đều mê ăn, nhưng may là cả 2 c̣n ốm, nên chắc sẽ ăn hết những món trên bàn.

*H́nh chụp vào tháng 7, 2023 tại Montreal

** Vơ văn Phác vẫn c̣n đẹp trai như hồi SV, từng được các bạn kêu giống tài tử Hồng Kông Đặng Quang Vinh (tức Alan Tang) thủ vai công tử Mẫn Văn Lân trong phim truyện “Mùa Thu Lá Bay” , ăn mặc lịch lăm v́ là một công tử bột. Phác về hưu trên một năm nay. Phác là một con người t́nh cảm, thường nhắc đến chuyện Phác chở Chánh đi học chung, đi thi chung, lên nhà Chánh ăn bún ḅ Mụ Châu từ thuở c̣n hàn vi, thường xuyên thăm hỏi cháu Bồ Câu…Rất nhiệt t́nh với Hội YKH, từng tổ chức các CME cho các bạn ḿnh đến vui chơi và gặp nhau. Không ngại chi bạc vạn làm lại vườn hoa sau nhà cho tuyệt đẹp để đón chào thầy cô và gần cả trăm anh chị em từ nhiều nơi đến Little Saigon tham dự Đại Hội YKHHN nhân dịp 50 năm thành lập trường ĐH YKH trong một buổi tiệc rất trang trọng, có luôn cả ban nhạc chơi ngoài sân. Thích dẫn vợ đi du lịch gần xa, và bao giờ cũng không quên gởi Post Card về cho bạn Chánh. Vợ chồng Phác là khách VIP của Las Vegas.

Nhân dịp Mini Reunion của YKHHN tổ chức ngày Chủ Nhật 15 tháng 5, 2022 để mừng sức khỏe quư Thầy Cô sau vụ Covid, do anh chị Vơ Văn Cầu khoảng đải, vợ chồng Vơ Văn Phác có nhă ư mừng quư Thầy Cô một buổi tiệc Tiền Mini Reunion trong đêm thứ Bảy, tại nhà hàng thanh lịch Ngọc Sương.

 

*Trong tấm h́nh chụp chung trước khi rời nhà hàng, Thầy Minh Châu chọn đứng gần 2 Minh Châu, cùng tên nhưng khác phái là: Phan Minh Châu, mẹ bề trên của Vĩnh Chánh, kế đó là Trương Minh Châu, tức là phu nhân của BS. Lê Khắc Tánh (RIP)

*Từ trái sang phải / Ngồi: Thầy Vận (Toronto, Canada), Cô Tự, Cô Thành Trai, tức phu nhân Thầy Minh Châu, Cô Đài, Thầy Đài, Chị Soa (Houston)

*Từ trái sang phải / Đứng: Phác và vợ, Chị Cầu, Cô và Thầy Lê Đ́nh Cai (San Jose), Thầy Tự (Boston), Thầy Minh Châu, Chị Phan Minh Châu, Chị Trương Minh Châu (San Francisco), Chị Nam, Chị Cẩm Quỳnh (tức phu nhân BS. Trần Quang Hân, RIP), Anh Cầu, Anh Nam và Chánh.

*Người chụp h́nh là Anh Minh, rể Thầy Vận

*Thiếu: Chị Anh Nga, đang đứng phía trước điều khiển anh phó nḥm.

 

* Vắng mặt phút chót: Chị Tâm Thường (phu nhân BS. Vơ Văn Tùng, RIP).

 

Cám ơn anh chị Vơ Văn Phác đă đem lại niềm vui lớn, nhất là cho quư Thầy Cô. Mong tiệc Tiền Mini Reunion sẽ để lại nhiều kỷ niệm khó quên cho mọi người.

** Hoàng Ngọc Vinh là người bạn thân t́nh của tôi. Vào đầu thập niên 90, nhận tin 2 bạn ḿnh, Vinh và Lê Quang Tiến,vừa hành nghề tại một nơi xa ơi là xa, và lạnh ơi là lạnh, vợ chồng chúng tôi quyết định đến thăm vợ chồng Vinh ở Forestville, và vợ chồng Tiến ở Baie Comeau, 2 thành phố cách nhau khoảng 50 miles, và cách Montreal khoảng 8 - 9 giờ lái xe, hướng về Bắc. Thật xúc động và hoan hỷ khi cả 3 đứa gặp nhau lần đầu trên xứ người, sau cả mười lăm năm rời VN. Sau 3-4 năm tạm ổn định, v́ khí hậu khắc nghiệt và bất tiện cho chuyện học hành các con, nên cả 2 gia đ́nh Vinh và Tiến lần lược trở về lại Montreal, tạo điều kiện thuận tiện cho chúng bạn đến thăm và vui chơi thường xuyên hơn. Nhà Vinh luôn mở cửa đón các bạn ḿnh, Đẳng, Ngạc, Chánh, Chi… đến chơi nhiều lần, làm sống lại kỷ niệm của nhóm bạn “phá như giặc” vừa học và chơi, trong căn pḥng riêng của Vinh tại Huế. Những lời cám ơn chân thành xin gởi đến Bà Chủ nhà luôn ch́u chồng tiếp đón nồng hậu các bạn của chồng.

** Chung Châu Hồ, tuy cùng một lớp, nhưng anh có thể là người lớn tuổi nhất, v́ anh thuộc khóa đàn anh. Có một thời gian anh rời trường YK, và sau 1969 mới thấy anh xuất hiện trong lớp chúng tôi, mang cấp bực Đại Úy Cảnh Sát, với chức vụ Đại Đội Phó Đại Đội CS Dă Chiến tại Huế. Sau khi tốt nghiệp, anh lên lon Thiếu Tá và phục vụ BV Cảnh Sát tại Saigon. 1975, anh và vợ di dân qua Pháp. Nhưng sau mươi năm, anh xin về lại VN, và hành nghề tư tại Thủ Đức. Có lẻ trong khóa 7, anh là người thành công sớm nhất, vừa làm pḥng mạch vừa mua bán đất đai khi cơn sốt địa ốc bắt đầu làm cả nước chóng mặt. Với tính rộng răi, hào sảng, cách cư xử lịch thiệp, ân cần và thân thiện, anh là chim đầu đàn của khóa 7, là niềm hân hoan đem vui nhộn và sự đoàn kết. Nhà anh là nơi tụ tập thường xuyên của các bạn đồng môn đồng khóa và cũng luôn là nơi đón tiếp “tưng bừng” những bạn phương xa về chơi. Sự ra đi quá đột ngột của anh Hồ, vào đầu năm 2016, xẩy vài ngày sau khi anh chị đến Anh Quốc để thăm 2 con của ḿnh đang du học tại đây, là một mất mác lớn khiến toàn khóa 7 chúng ḿnh sửng sốt, bàng hoàng và thương tiếc. Khóa 7 có cử bạn Lê văn Thái ở Pháp qua tận Anh Quốc, đại diện cho toàn khóa, chia buồn với tang gia và đọc bài điếu văn. Anh em Khóa 7 luôn nhớ đến anh Chung Châu Hồ như một giọt nắng đă rời xa, nhưng vẫn c̣n đâu đây với chúng tôi trong tâm cảm, để tin tưởng t́nh bạn keo sơn gắn bó khóa http://ykhoahuehaingoai.com/99do/images/ChungChauHo.jpg7 do anh xây dựng sẽ tiếp tục. Cũng v́ vậy, trong những tiệc to nhỏ sau này, các bạn bao giờ cũng dành một ghế trống ờ bàn tiệc để tưởng nhớ đến anh Chung Châu Hồ.

Cho phần kết, tôi ước ao một ngày không quá xa khóa 7 ḿnh sẽ có một lần gặp nhau. Nhất là với những bạn có các con hiện đă định cư tại hải ngoại.

Xin Ơn Trên    ǵn giữ bạn và gia đ́nh bạn

Cám ơn đời cho chúng ta vẫn c̣n có nhau.

Tôi xin lấy lời trong đoạn cuối bản nhạc “Ḍng Đời” của nhạc sĩ Nam Lộc mến tặng các bạn khóa 7 YKH của ḿnh:

“Ḍng đời trôi qua biết bao đổi thay - Nhưng tôi vẫn măi, vẫn luôn là tôi

V́ tôi đă sống với chính con tim - Dù cho phút cuối có đến với tôi

Th́ xin nhắm mắt theo áng mây trôi

Đời như chiếc lá rơi – Đường tôi vẫn cứ đi!”

**Ḍng Đời / Nguyên Khang

https://youtu.be/gA6ZIbeAIUA?si=kTZ222C7HJJcbyQF

 

 

Tháng 9, 2023.

Vĩnh Chánh

** Nguyễn Chi và Vĩnh Chánh, tháng 7, 2023, tại phi trường LAX, chờ chuyến bay qua Montreal thăm vợ chồng Hoàng Ngọc Vinh.